1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cao Luo'ng

Chủ đề trong 'Sở thích' bởi Angelique, 30/04/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Angelique

    Angelique Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/04/2001
    Bài viết:
    940
    Đã được thích:
    0
    Ngọ nguậy là xực


    Bài cuoa Michael Dorgan
    Biên tập viên Mercury News

    BẮC KINH - Từ chú chim seo xoàng xĩnh nằm kềnh trong món cháo gạo 2 mỹ kim một bát, đến món óc múc ra ăn tươi nuốt sống trong chiếc sọ khỉ hơn 100 mỹ kim một bộ, ơo nước Trung Quốc này gần như bất cứ con gì bơi được, bò được, bay được là không thoát sự tiêu thụ cuoa con người.

    Ngày nay chính phuo đang muốn tiết giaom việc tàn sát các loài thú rừng mà số phận thường là nằm kẹp giữa hai đầu đũa. Xin chúc quý ngài may mắn! Vào lúc xứ sơo này đang ơo giai đoạn thịnh vượng mới, có đồng ra đồng vào ruong rỉnh.lại thêm những niềm tin kỳ bí vào các thứ cao lương mỹ vị, thì chắc chắn thịt thà chim chóc thú rừng vẫn cứ nằm đầy rẫy trong các thực đơn Trung Quốc.

    Bổ âm, bổ dương

    Chẳng hạn rất nhiều con dân Trung Quốc vẫn cứ nghĩ rằng ăn óc khỉ sẽ làm cho họ thông minh như Tôn Ngộ Không. Hoặc sơi ngầu pín chó (tức món ********* chó.thường là hầm hay tiềm.) sẽ làm cho nam giới được cường dương bổ thận, đang uo ê sầu muộn hóa cứng cooi hung hăng, mà nữ giới sơi vào cũng bổ âm chẳng kém. Nhiều người lại còn tin là ăn con trút, một loài thú hiếm chuyên ăn kiến, sẽ ngăn ngừa được và chữa trị được cao bệnh ung thư.

    Nói về giá cao những món đặc saon này, ông chuo hiệu Tangrenjie, một hiệu ăn đông khách ơo Bắc Kinh, nơi bán món thịt trút với giá khoaong 85 mỹ kim một cân Anh, giaoi thích cho biết là "Cũng còn tùy theo quý khách muốn xài bao nhiều tiền." Ông chuo hiệu cho hay "Chao hạn rắn hổ thì 450 yuan một jin (yuan là đồng Hoa tệ, jin là đơn vị 'cân' cuoa người Hoa, tính ra là 55 mỹ kim một cân Anh rắn hổ). Còn nếu quý khách muốn uống rượu mật rắn pha máu rắn, chỉ cần thêm 60 yuan nữa."

    Cuoa chuột và rắn

    Số lượng tiêu thụ thịt rừng làm cho người ta choáng váng. Một cơ quan chính phuo ước lượng rằng riêng thịt rắn tiêu thụ mỗi ngày tại Quaong Châu, miền Nam Trung Quốc, là 10 tấn. Tại Thượng Haoi, mỗi ngày vào khoaong 2.75 tấn.

    Số lượng tiêu thụ thịt rắn nhiều như thế làm cho số rắn ngoài thiên nhiên kiệt quệ, đưa đến sự gia tăng bộc phát cuoa chuột. Nhưng chuột cũng lại là một thứ mỹ vị dọn trên bàn cuoa những người sành ăn tại Trung Quốc.

    Tám hiệu cao lâu chuyên dọn món đặc saon thịt chuột tại làng Luofeng tỉnh Quaong Đông lúc nào cũng chật ních thực khách vào kéo ghế. Chuột làng này nổi tiếng là ngọt thịt, vì cái giống gậm nhấm ơo đây lại chuyên sơi các thứ cây trái địa phương. Con số ước lượng gần đây cho biết mỗi ngày tại Luofeng tiêu thụ đến gần nưoa tấn thịt chuột.

    Biệt đãi cán bộ

    Và tại Trung Quốc, thịt rừng không phaoi là một thứ hương vị xa lạ gì. Gần nưoa số 22,000 thị dân trao lời cuộc thăm dò toàn quốc vào mùa thu năm ngoái cho biết họ đã có sơi qua các món chim trời và thịt rừng, trong đó có cao chim hạc, thiên nga, rắn, cá sấu, nai và gấu. Bốn phần năm số người ấy đồng ý ăn thịt rừng là tàn phá môi sinh, nhưng hơn một phần ba nói rằng họ không lưu tâm.

    "Tui đi cao lâu xực thịt rừng hoài hoài," anh Nie, 37 tuổi, quaon lý một công ty Hồng Kông tại Bắc Kinh cho biết (nhưng vì chợt có những chuyện tế nhị trong vấn đề này, nên anh yêu cầu chỉ nêu tên họ mà thôi).

    "Thịt rừng xực nhiều, vì hai lý do," họ Nie giaoi thích. "Lý do thứ nhất, tui nghĩ thịt rừng rất tốt cho sức khooe, hương vị lại đậm đà. Lý do thứ hai là tui phaoi đãi khách. Khách đây thường là các cán bộ nhân viên nhà nước, đãi họ những thứ càng hiếm thì họ cho là họ càng được quý. Đó, cách thức làm ăn ơo đây là như vậy."

    Càng hiếm càng quý

    Những ai muốn ăn thịt rừng không khó. Cuộc nghiên cứu cuoa nhà cầm quyền với một nhóm mẫu gồm 1,381 tiệm ăn trong khắp nước, cho thấy kết quao là nưoa số tiệm ăn đều có dọn thịt rừng. Trong những món họ làm thịt cho khách sơi, có cao những thú vật rất hiếm ơo Trung Quốc, những loại kỳ nhông khổng lồ, loại hươu sika, những loại khỉ rhesus.

    Trong một văn phòng ơo Bắc Kinh, trên tường treo những tấm bích chương in hình loại chim diệc có mào ibis, giống chim mà nhà cầm quyền Trung Quốc đang cố giaoi cứu để khooi bị tuyệt chuong, Phó Tổng Thư Ký Hiệp Hội Baoo Tồn Thiên Nhiên Trung Quốc, ông Li Yuming kêu trời về việc tàn sát thú rừng trong đất nước ông.

    "Đã rất lâu nay, không hề có luật lệ nào baoo vệ hoang cầm dã thú tại Trung Quốc, vì thế ý thức dân chúng rất thấp," ông Li Yuming than vãn. "Mãi đến cuối thập niên 1980, Trung Quốc mới bắt đầu có những nỗ lực baoo vệ muông thú. Tôi nghĩ điều quan trọng là chính phuo phaoi nới rộng phạm vi quaon lý 'dân số' muông thú, tăng cường công tác thông tin giáo dục cho công chúng."

    Hy vọng moong manh

    Trong những tháng gần đây, nhà cầm quyền trung ương và nhà cầm quyền các tỉnh đã mơo rộng danh sách các loài thú được baoo vệ, đẩy mạnh công tác kiểm tra các tiệm ăn để ngăn ngừa việc dọn thịt thú rừng, triệt hạ việc săn bẫy, chận bắt những vụ buôn lậu thú rừng. Tuần trước, Hiệp Hội cuoa ông Li, cơ sơo hàng đầu cuoa chính phuo trong công tác baoo tồn thiên nhiên, đã đưa ra lời kêu gọi khắp toàn quốc về việc đừng ăn thịt thú rừng.

    Ông Li nhìn nhận rằng có một số thú vật có những giá trị y khoa và dinh dưỡng đặc biệt, ông uong hộ ý kiến cho nuôi những loài ấy để tiêu thụ. Tuy nhiên cơ quan cuoa ông đang cố khuyến khích đừng ăn thịt dã thú bằng cách nhấn mạnh vào những hiểm nguy trong vấn đề sức khooe.

    Ví dụ tuần này, cơ quan cuoa ông công bố cho biết trong số 45 con khỉ vừa tịch thu được gần đây trên đường chuyển tới các tiệm ăn ơo Bắc Kinh, một số bị lao và bị viêm gan hepatitis B. Gần nưoa số này được báo cáo có mang vi khuẩn bệnh kiết l.

    Ông Li cho biết nhiều loại dã thú hiện đang sinh trươong trong những môi sinh ô nhiễm, ngoài ra, vì thiếu súng nên những tay săn lậu cũng còn giết thú rừng bằng cách đánh bao thuốc độc.

    Ông Li nói rằng ông hy vọng "Một khi người dân Trung Quốc ý thức được việc ăn thịt dã thú là không tốt cho sức khooe, họ sẽ ngưng, không ăn nữa."

    Chuyển dịch: Nguyễn Bá Trạc.






    ANGELIQUE
  2. Guest

    Guest Guest

    Bào ngư đang hiếm dần
    Bài cuoa Joshua L. Kwan -- Biên tập viên Mercury News
    SANTA CATALINA ISLAND - Daniel Morse xăm soi luồn mình qua một lỗ cửa hẹp rồi nằm sấp xuống chiếc sàn lót nệm của một chiếc tiềm thủy đĩnh cỏn con màu vàng. Nhìn qua những khuôn cửa nhỏ bằng plexiglass, nhà thủy sinh vật học này gõ nhẹ vào những vách thép dày nửa inch của chiếc tiềm thủy đĩnh. David Slater, người tài công, cũng luồn vào và ngồi trên một chiếc ghế đẩu bắc ngang qua đôi chân của Morse. Cửa nắp được khóa kín lại và chiếc tiềm thủy đĩnh được cần trục đưa xuống nước.
    Cuộc tìm kiếm bắt đầu
    Trong một tiếng rưỡi đồng hồ sắp tới, Morse sẽ lướt qua 24,000 bộ vuông của đáy biển ở phía đông của nơi đây để kiếm tìm con bào ngư trắng, một ứng viên chính thức đang trở thành một loài không sương sống dưới biển đầu tiên được đưa vào danh sách những loài bị nguy cơ tuyệt giống của liên bang.
    Peter Haaker, một nhà thủy sinh vật học của cơ quan Ngư Thú California, cho hay: "Trước kia chúng ta những tưởng rằng đại dương là một kho vô tận. Nhưng vụ khẩn cấp này cho thấy là chúng ta đang gặp khó khăn. Loài bào ngư cũng giống như một con chim yến trong ***g. Mọi chuyện dưới biển đã sai đi rồi và có một chuyện gì đó không đúng đang xảy ra."
    Những nỗ lực để cứu loài bào ngư cũng có một mục đích khoa học vượt qua khỏi cả ước muốn bảo tồn loài này nữa.
    Cấu trúc kết tinh của chiếc vỏ của nó chẳng hạn, cũng có một trình tự giống như một con chip điện tử vậy. Và thành phần cũng như độ vững chắc của chiếc vỏ ấy cũng đã thu hút được trí tưởng tượng của các nhà nghiên cứu đang đi tìm những chất liệu y khoa mới.
    Bây giờ, các nhà sinh vật học của chính phủ và của đại học California tại Santa Barbara đang kết hợp với nhau để ngăn chặn vụ tuyệt chủng của con bào ngư trắng. Kevin Lafferty, một nhà thủy sinh vật học của cơ quan Nghiên cứu Địa Chất Hoa Kỳ và Morse, một giáo sư của đại học nói trên, đang cầm đầu một nhóm gồm 11 chuyên viên về bào ngư trong một chuyến hải hành hai tuần lễ ở ngoài khơi miền nam California.
    Một công tác tốn kém
    Với giá 7,000 đồng một ngày, họ đã thuê mướn một chiếc tiềm thủy đĩnh lẹ làng nhưng cũ rỉ, từng đi khắp hoàn cầu để kiếm tìm những sinh vật dưới biển và những kho tàng bị chôn vùi. Kho tàng của nhóm này bây giờ là con số ước lượng khoảng từ 600 đến 1,200 con bào ngư trắng còn sống sót.
    Điều làm cho người ta lo ngại hơn cả con số nói trên nữa là sự hiếm có những con bào ngư non, mà sự thiếu vắng của chúng cho thấy là đã có một vụ thiếu khả năng sinh sản. Không giống như loài người, có thể bắt đầu bằng hai cá nhân rồi sinh sôi nẩy nở vô cùng tận, loài bào ngư cần có sự gần gụi về cơ thể và rất nhiều may mắn. Trong một mùa sanh, những con cái có thể nhả ra 1 triệu trứng và những con đực có thể nhả ra 10 triệu tinh trùng. Nhưng những con vật hầu như bất động này cần phải ở cách một con khác trong vòng 3 bộ và phải hoàn toàn trông cậy vào giòng nước biển mới có thể hoàn tất mỹ mãn được cuộc gặp gỡ ấy. Trong cả cuộc đời một con bào ngư - khoảng 40 năm - người ta chỉ trông chờ rằng nó sinh sản được một hoặc hai con nhỏ mà thôi.
    Hiện đang có 8 loại bào ngư sống dọc theo vùng duyên hải Thái Bình Dương. Kể từ năm 1996, mọi vụ vớt bào ngư trắng đều là phi pháp. Việc vớt một vài loại bào ngư khác vẫn còn được phép, chẳng hạn những người thợ lặn tài tử, không trang bị đồ lặn, vẫn có thể được vớt một số hạn chế là 4 con bào ngư đỏ một ngày.
    Bào ngư đã bị vớt kiệt ra sao
    Thủ phạm gây ra tình trạng nguy vong cho loài bào ngư trắng chính là việc lưới vớt quá mức. Năm 1972, một số lượng cao điểm là 144,000 pound bào ngư trắng đã được đưa vào bờ. Sáu năm sau, tổng số lưới được chỉ có vài ngàn pound mà thôi.
    Những người thợ lặn thương mại đã làm cho từng vùng đáy biển sạch trơn, làm tê liệt cơ hội của loài này trong cuộc sổ xố sinh sản. Người ta cứ tưởng rằng số lượng bào ngư sẽ tăng vọt trở lại với vụ hạn chế săn bắt. Nhưng một vài con còn sót lại đã bị cách nhau quá xa để có thể tạo ra được những thế hệ mới.
    Đã có một thời, loại bào ngư trắng - được khám phá ra năm 1940 - được coi là loại khó có thể tuyệt giống nhất trong các loại bào ngư. Bào ngư trắng ưa ở những vách đá sâu nhất, tới 200 bộ bên dưới mặt nước, và xa hẳn tầm tay với của loài người - ít nữa là cũng đến khi những bộ đồ lặn tân tiến được nghĩ ra.
    Được ưa chuộng vì thịt nó mềm và ngọt, bào ngư trắng có giá hơn hết thảy các loại bào ngư khác. Khi tiếng tăm của nó đã được truyền tụng trong giới sành ăn, nó đã bị những người thợ lặn săn bắt không ngưng nghỉ. Bây giờ thì chỉ còn có loại bào ngư đỏ và nó cũng được bán với giá 30 đồng một pound.
    Ông Morse cho hay: "Khi tôi còn nhỏ, tôi nhớ là đã trông thấy những chiếc tàu chất cao có ngọn những con bào ngư. Hồi ấy, tôi không biết chúng là con gì nhưng cũng đã biết rằng ta không thể nào rút của biển cả lên bất cứ thứ gì với mức độ ấy được."
    Hãy cứ hỏi một nhà bảo tồn tại sao ông ta lại dồn thời giờ để cứu cấp cho những con ốc biển nhầy nhớt ấy, ta sẽ được nghe (một bài học) về trách nhiệm. Haaker, một người mang một chiếc khóa thắt lưng bằng bạc có hình một con bào ngư, cho hay: "Chúng ta có bổn phận phải là những người giữ gìn những tài nguyên của chúng ta."
    Căn nguyên của cuộc nghiên cứu
    Hãy đặt câu hỏi ấy với Morse, một học giả, và ông sẽ đưa ta quay trở về chỗ khởi thủy của công trình nghiên cứu của ông.
    Năm 1977, ông Morse đang tìm kiếm một đề tài thích hợp nào đó để nghiên cứu. Ông cần phải có một cái gì đó vừa nhiều lại vừa ở gần. Con bào ngư đã đáp ứng được những điều kiện này.
    Bằng cách rút ra những sự so sánh với loài nhuyễn thể, ông Morse đã muốn đi được vào bên trong sự phát triển của loài người và tìm được đúng những điểm tiếp nhận xúc giác của loài bào ngư, là những điểm được kích thích trong thời gian tăng trưởng ban đầu. Bằng cách theo dõi những hóa chất ấy cho đến những mầm gene đặc biệt, ông Morse đã có thể liên hệ được những cái bất thường với những mảnh bị thiếu hoặc bị lộn xộn trong trình tự của mầm gene của loài bào ngư.
    Ông Morse cho hay: "Lối đi của hóa chất trong loài nhuyễn thể và loài người cũng tương tự nhưng đã được xử dụng một cách hơi khác nhau."
    Tiếp đó, ông quay qua chú tâm đến chiếc vỏ. Cách vi cấu kết tinh của một chiếc vỏ bào ngư cũng khá giống với cách cấu trúc mắt lưới của một con chip điện tử. Thực vậy, một con bào ngư kiểm soát việc hình thành chiếc vỏ của nó còn chính xác hơn cả việc loài người điều chỉnh được những đồ tiện tử vi ti, theo lời ông Morse.
    Ông Morse cũng còn là chủ tịch của Trung tâm Kỹ thuật Thủy Sinh vật học của đại học UC Santa Barbara. Ông cho hay: "Con bào ngư đã có được một bộ máy để định vị trí khoáng chất ở một qui mô nhỏ đến mức mà con người không thể nào chế ra giống được như vậy. Những chất đạm đã kiểm soát tiến trình ấy và chúng tôi đang hy vọng sẽ đúc khuôn (clone) được những mầm gene tạo ra ám hiệu cho chất đạm này."
    Ông Morse đã hình dung ra vụ chế ngự được bộ máy sinh học ấy và áp dụng nó vào dây chuyền sản xuất những vi tinh thể từ tính (magnetic nano-crystal) dùng trong những máy chứa bộ nhớ (của điện toán).
    Chiếc vỏ bào ngư cũng thu hút được sự chú tâm của việc nghiên cứu về y học nữa. Những bài học rút ra được từ chiếc vỏ bào ngư có thể cải thiện được việc cấy nhân tạo. Những vật lạ đưa vào cơ thể con người thường khi rã ra và những vẩn bụi có hại được tạo thành, khiến cho một chỗ nhược nào đó bị sưng tấy lên. Chiếc vỏ bào ngư lại khác, và khá thích hợp với con người, mà không những vậy còn có tính chất kích thích sự tăng trưởng của xương. Trong lúc chiếc xương tự tân tạo thì mảnh vỏ bào ngư được cấy vào sẽ được dần dần thay thế. Ngay cả khi mảnh vỏ ấy tan đi để cho lớp xương mới thay thế thì sự kết cấu của nó cũng vẫn còn được giữ nguyên vẹn.
    Chiếc chìa khóa cho sự vững chắc của chiếc vỏ là một chất đạm có tác dụng như một chất keo "super glue" có thể kéo căng ra. Những tinh thể calcium carbonate nhỏ xíu được gắn vào chỗ như thể những viên gạch trên một bức tường. Chất đạm này đã khiến cho chiếc vỏ được vững chắc thêm gấp 3,000 lần.
    Ông Morse cho hay: "Chúng tôi mới chỉ bắt đầu cạo được mặt ngoài của những bí mật của con bào ngư mà thôi." Điều này đã đưa ông đến công tác hiện đang làm, là bảo tồn loài bào ngư trắng.
    Nằm trong chiếc tiềm thủy đĩnh, ông Morse đã lượn qua một giải núi đá mọc đầy những rong rêu. Vùng này nằm cách đảo Catalina 500 thước, vốn trước đây có đầy bào ngư trắng rải rác dưới đáy biển. Thay vì vậy, các nhà nghiên cứu chỉ thấy một khoảng môi sinh rộng lớn vắng bóng con bào ngư.
    Trên một miếng giấy, ông Morse đã kiểm kê lại tất cả những loài cây cỏ và cá trong môi trường này. Một chiếc máy thâu video gắn ở mũi tầu cũng thu hình mọi vật. Sau chuyến đi, ông Morse sẽ kiểm điểm lại những điều ghi chú và sẽ cho chạy lại cuốn video thâu toàn bộ chuyến đi để tính toán và phân loại đặc điểm của những gì sống trong môi trường ấy.
    Nếu ông tìm thấy được một con bào như thì ông có thể ghi lại được vị trí chính xác của nó bằng cách gửi một tín hiệu vô tuyến cho chiếc tàu mẹ, trên đó có gắn một máy định vị trí Global Positioning System (GPS). Hai tia laser đỏ gắn trên chiếc tiềm thủy đĩnh sẽ giúp ông đo được chiều dài của chiếc vỏ mà không cần phải đụng chạm tới con bào ngư.
    Mỗi ngày, chiếc tiềm thủy đĩnh đều lặn xuống biển từ năm đến bảy lần và chở theo một cặp khoa học gia và tài công luân phiên nhau.
    Các khoa học gia đang theo đuổi hai đường lối song hành để gia tăng con số bào ngư. Một cách là làm ông mối bà mai và đưa hai con bào ngư sống lẻ loi vào cặp với nhau. Những người thợ lặn sẽ vớt những con đực từ những nơi cô lập để đưa về gần kề những con cái. Một cách khác nữa là vớt một vài con bào ngư đem về để khởi đầu một chương trình chăn nuôi.
    Sinh sản chỉ là một phần dễ dàng của công tác. Trong phòng thí nghiệm, ông Morse đã xác định và tinh-khiết-hóa được dấu hiệu hóa học thúc dục các con bào ngư đẻ trứng. Ông cũng đã tạo ra được chất hóa học báo hiệu cho những ấu trùng bào ngư phải lột xác. Dưới những điều kiện được kiểm soát - một giòng nước lạnh 51 độ - vụ tinh trùng đi vào được trái trứng đã đạt được mức gần như 100 phần trăm. Hầu hết công việc của ông Morse bây giờ đã trở thành phương thức tiêu chuẩn tại những trại nuôi bào ngư đỏ.
    Phần khó khăn
    Cái khó khăn là ở chỗ tìm và cậy được con vật ra khỏi vách đá. Những người thợ lặn ở vùng biển sâu phải được trang bị một lưỡi bẩy trong tay. Nhưng nhà sinh vật học ấy cũng trước hết phải coi xem nên bắt cóc con bào ngư trắng nào. Con nào không sống gần những láng giềng sẽ được nậy lên trước. Nhưng nếu có một chùm nhỏ síu dính với nhau thì sao? Liệu chúng có thể tự sống một mình được không hay là cả chùm phải đưa về cho người chăn sóc? Trong hiện trạng, các khoa học gia chắc hẳn sẽ sung sướng lắm nếu gặp phải điều nan giải ấy.
    Khi ông Morse lên khỏi mặt biển trong chiếc tàu được cần trục kéo lên, gương mặt của ông vừa có vẻ thất vọng vừa vui mừng. Trong chuyến lặn này, ông đã tìm thấy hai chiếc vỏ không - và chiếc vỏ mà ông mang theo khỏi mặt nước là của con bào ngư đỏ. Lượn sát đáy biển nào có khác gì cái háo hức trong một chuyến bay?
    Ông Morse đã mau chóng được yêu cầu thuật lại chuyến lặn. Ông đã thấy gì? Ông mang lên được loại sò ốc nào? Có cách cấu trúc về đá nào có triển vọng không? Bây giờ chúng ta nên đi đâu?
    Họ xúm nhau lại để vạch đường đi sắp tới cho chiếc tiềm thủy đĩnh. Một tài công và một nhà sinh vật học khác lại chui vào bên trong chiếc tiềm thủy đĩnh màu vàng. Và cuộc tìm kiếm lại tiếp tục.

    ON AND ON AND ON

Chia sẻ trang này