1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cao thủ tình trường :)) ---> Phổ biến kiến thức :))

Chủ đề trong '1981 Gà -Hà Nội' bởi Nokia8890, 17/03/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Nokia8890

    Nokia8890 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/04/2001
    Bài viết:
    7.668
    Đã được thích:
    0
    Sự khác biệt giữa cái ghen của hai giới
    Một chuyên gia người Anh cho rằng phụ nữ quá chung thuỷ nên đàn ông ít có dịp ghen. Nhưng khi ghen thì các ông vô cùng kinh dị. Đối tượng để họ xả hận không phải là tình địch mà là vợ, người yêu. Dưới đây là một số khác biệt giữa cái ghen của hai giới.
    Theo thời gian, phụ nữ làm vợ luôn bị tàn phai nhan sắc và họ luôn lo âu mặc cảm trước những cô gái xinh đẹp. Khi người chồng ngoại tình, phản ứng của phụ nữ là so sánh giữa mình và tình địch. Họ có thể tấn công cô ta.
    Còn đàn ông luôn ích kỷ muốn vợ và cả người tình của mình phải chung thuỷ tuyệt đối. Với bản chất tham lam đó, họ khác phụ nữ là chẳng cần biết tình địch hấp dẫn cỡ nào, chỉ luôn tra khảo vợ, nhân tình là tại sao lại bị quyến rũ. Họ sẽ kiểm soát vợ một cách ngặt nghèo hơn. Một số ít đàn ông can đảm lắm mới dám đi tìm tình địch để rửa mối nhục bị mọc sừng.
    Phụ nữ sau trận đòn ghen thì lập tức lui về củng cố hậu phương của mình, còn đàn ông... thì đừng hòng. Nếu là vợ thì họ không chịu tha thứ, còn người yêu thì... để xem sao đã.
    Nhiều người đã nói, có yêu mới ghen, song hậu quả của hành động này thật tai hại, đúng như câu ngạn ngữ: "Khi sự ghen tuông bước vào nhà, hạnh phúc sẽ ra đi và bất hạnh hớn hở chạy vào ngự trị".
    [​IMG]
    Một thời yêu dấu đã qua có thật em muốn quay về?
  2. Nokia8890

    Nokia8890 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/04/2001
    Bài viết:
    7.668
    Đã được thích:
    0
    Nghệ thuật ứng xử
    Lời nói trong giao tiếp:
    Trong cuộc sống hàng ngày, những lời nói trong giao tiếp là những lời nói bạn trao đổi với những người thân và bạn bè về nguyện vọng, thành công và thất bại của mình trong đường đời. Vậy bạn nên nói năng như thế nào để thể hiện được sự thân thiết, được người nghe vui vẻ hưởng ứng chứ không làm tổn thương hoặc xúc phạm người nghe?
    Bạn gái hãy chú ý đến mấy điều sau:
    Bình đẳng:
    Trò chuyện với một người cũng như với nhiều người, bạn nhớ phải giữ thái độ bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Trong những cuộc trò chuyện phải tạo sự vui vẻ từ hai phía, không nên thao thao bất tuyệt, nếu thấy người nghe không muốn nghe thì thôi nói, vì không cẩn thận sẽ là bạn nói cho bạn nghe. Trong trường hợp bạn muốn kể cho bạn mình nghe nội dung một bộ phim hay mà bạn vừa xem xong, nếu bạn đó không hứng thú lắm, bạn nên chấm dứt ngay chủ đề đang nói. Lúc trò chuyện không nên mải mê biểu đạt ý nghĩ của mình, mà nên quan sát, xem người cùng chuyện với mình có hưởng ứng, lắng nghe những điều mình đang nói không.
    Nhiệt tình và khiêm tốn:
    Cùng một ý kiến nhưng cách biểu đạt khác nhau sẽ có kết quả khác nhau. Những lời nói khiêm tốn kiểu bàn bạc dễ dàng được chấp nhận hơn là những câu nói mang tính mệnh lệnh, tự phụ.
    Kiên nhẫn:
    Có nhiều người hay nói nhiều khi nói về một vấn đề gì đó họ nói đi nói lại nhiều lần, người nghe thuộc lòng rồi mà vẫn chưa chịu thôi. ở những trường hợp như vậy, bạn không nên dùng những từ ngữ thô lỗ làm họ tự ái, mà hãy kiên nhẫn nghe hoặc tìm lý do nào đó để chấm dứt câu chuyện với họ. Ví dụ như mẹ bạn nhắc đi nhắc lại nhiều lần chỉ mỗi việc bạn nên mang thêm áo len đề phòng trời trở gió khi đi ra ngoài phố, ở vào trường hợp đó tốt nhất bạn nên làm theo lời mẹ và nhanh chóng rời đi. Có nhà văn đã từng nói "Hãy yêu cầu nhiều ở họ nhưng cũng phải tôn trọng họ nhiều hơn". Tóm lại, trong giao tiếp bạn nhớ hãy tôn trọng mọi người và tất nhiên mọi người sẽ tôn trọng lại bạn.
    Đôi điều trong nghệ thuật giao tiếp
    Để lôi cuốn người nghe khi nói chuyện, bạn gái cũng cần phải có kinh nghiệm. Trên thực tế bạn phải tiếp xúc với rất nhiều người ở nhiều trường hợp khác nhau, vậy làm thế nào để mọi cuộc nói chuyện của bạn diễn ra một cách tự nhiên, lời nói thân mật và có hiệu quả. Với nhiều bạn gái điều mất lịch sự và có đó thật không dễ dàng. Dưới đây chúng tôi giới thiệu vài nét về nghệ thuật nói chuyện để bạn gái tham khảo:
    Cách vào đề
    Bạn có thể nói về mọi chuyện đang xảy ra xung quanh. Khi lần đầu tiên gặp người lạ trên một chuyến tàu hoặc ở một buổi dạ hội, bạn muốn làm quen nhưng không biết bắt đầu như thế nào, bạn hãy quan sát cảnh vật xung quanh, tất cả những gì đập vào mắt bạn cũng có thể thành chủ đề để bạn gợi chuyện như tấm biển quảng cáo, khách du lịch đến thăm quan... Nếu bạn đến chơi nhà người quen, bạn nhìn thấy tấm ảnh đứa trẻ, bạn có thể kể hoặc hỏi những câu chuyện vui về những đứa trẻ trong gia đình bạn và người bạn mình, hay nói về màu sắc, giá cả, kiểu dáng chiếc áo bạn mới mua... Hầu hết những sự việc xảy ra trước mắt mọi đều có thể gây sự chú ý và là những đề tài gợi chuyện rất dễ dàng. Ngoài những việc diễn ra xung quanh, bạn có thể gợi chuyện xoay quanh một chủ đề như thơ ca, cách làm thơ, vần thơ, thể thơ...

    Tạo không khí vui vẻ trong lúc nói chuyện

    Trong một cuộc nói chuyện, trước khi bạn đề cập đến một đề tài gì đó, bạn phải có sự tích lũy và trao đổi kiến thức về đề tài đó để làm cho câu chuyện rôm rả, vui vẻ, nhẹ nhàng và hấp dẫn người nghe. Ví dụ, khi bạn kể về những câu chuyện ngộ nghĩnh bạn đã từng gặp, bạn hãy kể tự nhiên, không gây hại cho người nghe mà vẫn đem lại những tiếng cười thoải mái, bên cạnh đó bạn cũng có thể kể những mẩu chuyện cười của bạn mình nhưng không làm tổn thương đến bạn đó. Bạn cũng có thể nói về gia đình mình, về kinh nghiệm nấu nướng, chợ búa, thể thao... hoặc những vấn đề thời sự nóng hổi, đó là những điều luôn hấp dẫn và lôi cuốn mọi người.
    Để lời nói thêm trau truốt
    Chào bạn, xin lỗi bạn, mời bạn... những lời nói lịch sự nhưng thân thiết như những giọt mưa mùa xuân, ánh nắng ban mai thật là đẹp đẽ, những lời nói đẹp thể hiện bản chất của con người tốt đẹp. Để những lời nói thường ngày của bạn gây ấn tượng tốt cho mọi người xung quanh, bạn hãy nhớ :
    Lời nói và giọng nói
    Khi nói chuyện, giọng nói của bạn nên thay đổi cho phù hợp với môi trường hoàn cảnh và vị thế của bạn. Ngữ điệu, giọng nói có thể lên cao xuống thấp, để làm sao người nghe lọt tai mà không phật lòng. Khi nói chuyện với người lớn tuổi, bạn phải nói năng nghiêm túc không đùa cợt hoặc tự nhiên quá như không có ai khác ngoài bạn. Khi nói chuyện với những người cùng lứa tuổi với bạn, bạn có thể thoải mái hơn nhưng không được nói năng kiêu căng, bừa bãi. Với những người nhỏ tuổi hơn mình, bạn không nên coi mình là người trên mà quá tự kiêu, lên giọng dạy đời. Khi cùng bạn bè nói về một vấn đề gì đó, nên dùng những lời lẽ mang tính thảo luận, bàn bạc chứ không nên gay gắt hoặc đưa ra kết luận bắt người khác phải nghe theo.

    Biểu lộ tình cảm và cử chỉ qua lời nói

    Lời nói là công cụ để ta biểu đạt ý nghĩ của bản thân, nên việc biểu lộ tình cảm và cử chỉ trong khi nói chuyện với bạn bè và người thân rất quan trọng. Trước tiên sắc thái tình cảm và cử chỉ phải phù hợp với nội dung diễn đạt. Nếu câu nói của bạn là đồng ý, cử chỉ thay cho lời nói là cái gật đầu. Khi nói chuyện có nhiều bạn có thói quen lấy tay vuốt tóc, ngoáy mũi, sờ tai, rung đùi, những thói quen này không đẹp, không nên có ở các bạn gái.
    Hãy dùng những từ ngữ đẹp
    Trong cuộc sống, khi nói chuyện, bạn gái nên dùng những từ đồng nghĩa gây ấn tượng tốt. Như bạn không nên dùng từ "chết", mà dùng từ "mất", "qua đời"; dùng từ "hỏng mắt" chứ không đùng từ "mù mắt".
    Chân thành và thẳng thắn trong lời nói
    Khi nói chuyện phải chân thành và thẳng thắn, nhưng thẳng thắn không có nghĩa là nghĩ gì nói nấy, nói năng bừa bãi không suy nghĩ. Tuy nhiên cũng có những trường hợp đặc biệt không nhất thiết phải nói thật lòng để tránh làm mất lòng bạn mình. Ví dụ như khi bạn đến chơi nhà người bạn thân, gia đình đang chuẩn bị ăn cơm, gia đình mời bạn cùng ăn, nếu bạn chối, cách tốt nhất là nói "Cám ơn, mình ăn cơm rồi". Khi bạn đến thăm người ốm, bạn biết bệnh tình của người ốm rất trầm trọng, nhưng không thể thật thà nói rằng "Bệnh của bạn nặng lắm, không qua khỏi được đâu". Bạn nhớ không nên nhắc đến bệnh tình của người ốm, hãy an ủi người ốm, khuyên họ giữ gìn sức khỏe để mau chóng lành bệnh.
    Lời nói ngắn gọn
    Khi bạn nói chuyện, phải chọn từ ngữ ngắn gọn dễ hiểu, tránh tình trạng dùng những từ ngữ dài dòng lê thê không lành mạnh. Khi nói điều gì bạn phải biết đích xác mới nên nói; và nhớ chọn lọc từ ngữ một cách chuẩn xác. Để chứng tỏ mình là người có "khoa nói", bạn phải chú ý đến logic và trật tự của câu.
    Hấp dẫn người nghe bằng thái độ của bạn
    Tôi thường nghe nhiều người nói rằng "Tôi không cần biết bạn đó có trình độ học vấn như thế nào, cũng không cần biết lời nói của bạn đó có lý hay không, nhưng tôi thấy thái độ của bạn đó không tốt, tôi không còn muốn nói chuyện với bạn đó nữa". Nếu bạn có thái độ không tốt trong lúc nói chuyện, người nghe sẽ không thích tiếp xúc với bạn. Vậy phải có thái độ như thế nào đây:
    Hãy tạo hứng thú cho người nói
    Khi có người nói chuyện với bạn, bạn phải chú ý lắng nghe và nhìn vào người đang đối thoại, nếu bạn nhìn đi chỗ khác hoặc chú tâm làm việc khác không để ý nghe, thì chính bạn sẽ làm cụt hứng người nói chuyện, cùng bạn và làm họ không vui. Nếu bạn nói chuyện với nhiều người, bạn không nên chỉ tập trung vào một hai người trong số đông đó mà hãy nói chuyện cùng mọi người.
    Hãy thân thiện với mọi người
    Khi nói chuyện bạn hãy tỏ ra là người nhiệt tình, niềm nở với mọi người, như vậy mọi người mới thích thú và thoải mái khi nói chuyện với bạn. Khi nói chuyện nếu bạn không thích nghe hoặc không đồng ý với cách suy nghĩ của bạn mình, bạn không nên tỏ thái độ khó chịu, mà phải tỏ ra thân thiện bởi vì bạn không thể vì một sự bất đồng ý kiến mà làm mất tình cảm giữa hai người. Bạn tôn trọng bạn mình, nhưng điều đó không cản trở việc bạn nêu ý kiến khác nhau giữa hai người.

    Thoải mái, vui vẻ, hài hước

    Nụ cười hiền dịu, ấm áp là chiếc chìa khóa mở cửa trái tim tất cả mọi người. Những nụ cười ấm áp chân thành, những ánh mắt sống động tươi vui, những giọng nói êm dịu sẽ làm cho cuộc nói chuyện thêm sôi nổi, sẽ đem lại cho mọi người những khoảnh khắc vui vẻ. Đặc biệt những câu chuyện đi cùng những giọng nói hài hước sẽ làm cho mọi người sảng khoái và xóa hết những nỗi lo âu, phiền muộn và quên hết những khó khăn vất vả trong cuộc sống hàng ngày.
    Khiêm tốn, lịch sự
    Khiêm tốn không phải là làm khách, nó là sự tôn trọng người đang đối thoại cùng bạn. Bạn tôn trọng họ, quan tâm đến họ chứ không làm tổn thương đến họ, hãy nghiêm khắc với mình.
    [​IMG]
    Một thời yêu dấu đã qua có thật em muốn quay về?
  3. Nokia8890

    Nokia8890 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/04/2001
    Bài viết:
    7.668
    Đã được thích:
    0
    Nghệ thuật ứng xử
    Lời nói trong giao tiếp:
    Trong cuộc sống hàng ngày, những lời nói trong giao tiếp là những lời nói bạn trao đổi với những người thân và bạn bè về nguyện vọng, thành công và thất bại của mình trong đường đời. Vậy bạn nên nói năng như thế nào để thể hiện được sự thân thiết, được người nghe vui vẻ hưởng ứng chứ không làm tổn thương hoặc xúc phạm người nghe?
    Bạn gái hãy chú ý đến mấy điều sau:
    Bình đẳng:
    Trò chuyện với một người cũng như với nhiều người, bạn nhớ phải giữ thái độ bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Trong những cuộc trò chuyện phải tạo sự vui vẻ từ hai phía, không nên thao thao bất tuyệt, nếu thấy người nghe không muốn nghe thì thôi nói, vì không cẩn thận sẽ là bạn nói cho bạn nghe. Trong trường hợp bạn muốn kể cho bạn mình nghe nội dung một bộ phim hay mà bạn vừa xem xong, nếu bạn đó không hứng thú lắm, bạn nên chấm dứt ngay chủ đề đang nói. Lúc trò chuyện không nên mải mê biểu đạt ý nghĩ của mình, mà nên quan sát, xem người cùng chuyện với mình có hưởng ứng, lắng nghe những điều mình đang nói không.
    Nhiệt tình và khiêm tốn:
    Cùng một ý kiến nhưng cách biểu đạt khác nhau sẽ có kết quả khác nhau. Những lời nói khiêm tốn kiểu bàn bạc dễ dàng được chấp nhận hơn là những câu nói mang tính mệnh lệnh, tự phụ.
    Kiên nhẫn:
    Có nhiều người hay nói nhiều khi nói về một vấn đề gì đó họ nói đi nói lại nhiều lần, người nghe thuộc lòng rồi mà vẫn chưa chịu thôi. ở những trường hợp như vậy, bạn không nên dùng những từ ngữ thô lỗ làm họ tự ái, mà hãy kiên nhẫn nghe hoặc tìm lý do nào đó để chấm dứt câu chuyện với họ. Ví dụ như mẹ bạn nhắc đi nhắc lại nhiều lần chỉ mỗi việc bạn nên mang thêm áo len đề phòng trời trở gió khi đi ra ngoài phố, ở vào trường hợp đó tốt nhất bạn nên làm theo lời mẹ và nhanh chóng rời đi. Có nhà văn đã từng nói "Hãy yêu cầu nhiều ở họ nhưng cũng phải tôn trọng họ nhiều hơn". Tóm lại, trong giao tiếp bạn nhớ hãy tôn trọng mọi người và tất nhiên mọi người sẽ tôn trọng lại bạn.
    Đôi điều trong nghệ thuật giao tiếp
    Để lôi cuốn người nghe khi nói chuyện, bạn gái cũng cần phải có kinh nghiệm. Trên thực tế bạn phải tiếp xúc với rất nhiều người ở nhiều trường hợp khác nhau, vậy làm thế nào để mọi cuộc nói chuyện của bạn diễn ra một cách tự nhiên, lời nói thân mật và có hiệu quả. Với nhiều bạn gái điều mất lịch sự và có đó thật không dễ dàng. Dưới đây chúng tôi giới thiệu vài nét về nghệ thuật nói chuyện để bạn gái tham khảo:
    Cách vào đề
    Bạn có thể nói về mọi chuyện đang xảy ra xung quanh. Khi lần đầu tiên gặp người lạ trên một chuyến tàu hoặc ở một buổi dạ hội, bạn muốn làm quen nhưng không biết bắt đầu như thế nào, bạn hãy quan sát cảnh vật xung quanh, tất cả những gì đập vào mắt bạn cũng có thể thành chủ đề để bạn gợi chuyện như tấm biển quảng cáo, khách du lịch đến thăm quan... Nếu bạn đến chơi nhà người quen, bạn nhìn thấy tấm ảnh đứa trẻ, bạn có thể kể hoặc hỏi những câu chuyện vui về những đứa trẻ trong gia đình bạn và người bạn mình, hay nói về màu sắc, giá cả, kiểu dáng chiếc áo bạn mới mua... Hầu hết những sự việc xảy ra trước mắt mọi đều có thể gây sự chú ý và là những đề tài gợi chuyện rất dễ dàng. Ngoài những việc diễn ra xung quanh, bạn có thể gợi chuyện xoay quanh một chủ đề như thơ ca, cách làm thơ, vần thơ, thể thơ...

    Tạo không khí vui vẻ trong lúc nói chuyện

    Trong một cuộc nói chuyện, trước khi bạn đề cập đến một đề tài gì đó, bạn phải có sự tích lũy và trao đổi kiến thức về đề tài đó để làm cho câu chuyện rôm rả, vui vẻ, nhẹ nhàng và hấp dẫn người nghe. Ví dụ, khi bạn kể về những câu chuyện ngộ nghĩnh bạn đã từng gặp, bạn hãy kể tự nhiên, không gây hại cho người nghe mà vẫn đem lại những tiếng cười thoải mái, bên cạnh đó bạn cũng có thể kể những mẩu chuyện cười của bạn mình nhưng không làm tổn thương đến bạn đó. Bạn cũng có thể nói về gia đình mình, về kinh nghiệm nấu nướng, chợ búa, thể thao... hoặc những vấn đề thời sự nóng hổi, đó là những điều luôn hấp dẫn và lôi cuốn mọi người.
    Để lời nói thêm trau truốt
    Chào bạn, xin lỗi bạn, mời bạn... những lời nói lịch sự nhưng thân thiết như những giọt mưa mùa xuân, ánh nắng ban mai thật là đẹp đẽ, những lời nói đẹp thể hiện bản chất của con người tốt đẹp. Để những lời nói thường ngày của bạn gây ấn tượng tốt cho mọi người xung quanh, bạn hãy nhớ :
    Lời nói và giọng nói
    Khi nói chuyện, giọng nói của bạn nên thay đổi cho phù hợp với môi trường hoàn cảnh và vị thế của bạn. Ngữ điệu, giọng nói có thể lên cao xuống thấp, để làm sao người nghe lọt tai mà không phật lòng. Khi nói chuyện với người lớn tuổi, bạn phải nói năng nghiêm túc không đùa cợt hoặc tự nhiên quá như không có ai khác ngoài bạn. Khi nói chuyện với những người cùng lứa tuổi với bạn, bạn có thể thoải mái hơn nhưng không được nói năng kiêu căng, bừa bãi. Với những người nhỏ tuổi hơn mình, bạn không nên coi mình là người trên mà quá tự kiêu, lên giọng dạy đời. Khi cùng bạn bè nói về một vấn đề gì đó, nên dùng những lời lẽ mang tính thảo luận, bàn bạc chứ không nên gay gắt hoặc đưa ra kết luận bắt người khác phải nghe theo.

    Biểu lộ tình cảm và cử chỉ qua lời nói

    Lời nói là công cụ để ta biểu đạt ý nghĩ của bản thân, nên việc biểu lộ tình cảm và cử chỉ trong khi nói chuyện với bạn bè và người thân rất quan trọng. Trước tiên sắc thái tình cảm và cử chỉ phải phù hợp với nội dung diễn đạt. Nếu câu nói của bạn là đồng ý, cử chỉ thay cho lời nói là cái gật đầu. Khi nói chuyện có nhiều bạn có thói quen lấy tay vuốt tóc, ngoáy mũi, sờ tai, rung đùi, những thói quen này không đẹp, không nên có ở các bạn gái.
    Hãy dùng những từ ngữ đẹp
    Trong cuộc sống, khi nói chuyện, bạn gái nên dùng những từ đồng nghĩa gây ấn tượng tốt. Như bạn không nên dùng từ "chết", mà dùng từ "mất", "qua đời"; dùng từ "hỏng mắt" chứ không đùng từ "mù mắt".
    Chân thành và thẳng thắn trong lời nói
    Khi nói chuyện phải chân thành và thẳng thắn, nhưng thẳng thắn không có nghĩa là nghĩ gì nói nấy, nói năng bừa bãi không suy nghĩ. Tuy nhiên cũng có những trường hợp đặc biệt không nhất thiết phải nói thật lòng để tránh làm mất lòng bạn mình. Ví dụ như khi bạn đến chơi nhà người bạn thân, gia đình đang chuẩn bị ăn cơm, gia đình mời bạn cùng ăn, nếu bạn chối, cách tốt nhất là nói "Cám ơn, mình ăn cơm rồi". Khi bạn đến thăm người ốm, bạn biết bệnh tình của người ốm rất trầm trọng, nhưng không thể thật thà nói rằng "Bệnh của bạn nặng lắm, không qua khỏi được đâu". Bạn nhớ không nên nhắc đến bệnh tình của người ốm, hãy an ủi người ốm, khuyên họ giữ gìn sức khỏe để mau chóng lành bệnh.
    Lời nói ngắn gọn
    Khi bạn nói chuyện, phải chọn từ ngữ ngắn gọn dễ hiểu, tránh tình trạng dùng những từ ngữ dài dòng lê thê không lành mạnh. Khi nói điều gì bạn phải biết đích xác mới nên nói; và nhớ chọn lọc từ ngữ một cách chuẩn xác. Để chứng tỏ mình là người có "khoa nói", bạn phải chú ý đến logic và trật tự của câu.
    Hấp dẫn người nghe bằng thái độ của bạn
    Tôi thường nghe nhiều người nói rằng "Tôi không cần biết bạn đó có trình độ học vấn như thế nào, cũng không cần biết lời nói của bạn đó có lý hay không, nhưng tôi thấy thái độ của bạn đó không tốt, tôi không còn muốn nói chuyện với bạn đó nữa". Nếu bạn có thái độ không tốt trong lúc nói chuyện, người nghe sẽ không thích tiếp xúc với bạn. Vậy phải có thái độ như thế nào đây:
    Hãy tạo hứng thú cho người nói
    Khi có người nói chuyện với bạn, bạn phải chú ý lắng nghe và nhìn vào người đang đối thoại, nếu bạn nhìn đi chỗ khác hoặc chú tâm làm việc khác không để ý nghe, thì chính bạn sẽ làm cụt hứng người nói chuyện, cùng bạn và làm họ không vui. Nếu bạn nói chuyện với nhiều người, bạn không nên chỉ tập trung vào một hai người trong số đông đó mà hãy nói chuyện cùng mọi người.
    Hãy thân thiện với mọi người
    Khi nói chuyện bạn hãy tỏ ra là người nhiệt tình, niềm nở với mọi người, như vậy mọi người mới thích thú và thoải mái khi nói chuyện với bạn. Khi nói chuyện nếu bạn không thích nghe hoặc không đồng ý với cách suy nghĩ của bạn mình, bạn không nên tỏ thái độ khó chịu, mà phải tỏ ra thân thiện bởi vì bạn không thể vì một sự bất đồng ý kiến mà làm mất tình cảm giữa hai người. Bạn tôn trọng bạn mình, nhưng điều đó không cản trở việc bạn nêu ý kiến khác nhau giữa hai người.

    Thoải mái, vui vẻ, hài hước

    Nụ cười hiền dịu, ấm áp là chiếc chìa khóa mở cửa trái tim tất cả mọi người. Những nụ cười ấm áp chân thành, những ánh mắt sống động tươi vui, những giọng nói êm dịu sẽ làm cho cuộc nói chuyện thêm sôi nổi, sẽ đem lại cho mọi người những khoảnh khắc vui vẻ. Đặc biệt những câu chuyện đi cùng những giọng nói hài hước sẽ làm cho mọi người sảng khoái và xóa hết những nỗi lo âu, phiền muộn và quên hết những khó khăn vất vả trong cuộc sống hàng ngày.
    Khiêm tốn, lịch sự
    Khiêm tốn không phải là làm khách, nó là sự tôn trọng người đang đối thoại cùng bạn. Bạn tôn trọng họ, quan tâm đến họ chứ không làm tổn thương đến họ, hãy nghiêm khắc với mình.
    [​IMG]
    Một thời yêu dấu đã qua có thật em muốn quay về?
  4. khoai_tay_chien

    khoai_tay_chien Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/12/2001
    Bài viết:
    1.371
    Đã được thích:
    0
    thằng Lokia kia , có zip lại , rồi send cho ông không thì bảo 1 câu nào... nói Charming "sử ní" bây giờ
    Gửi vào bên Yahoo nhé !!
    * Chỉ là 1 hạt cát nhỏ nhoi ..... yêu Huế * Sống ở trên đời cần có 1 tấm lòng... Để làm gì ??? - Để gió cuốn đi ... - Trịnh Công Sơn
  5. khoai_tay_chien

    khoai_tay_chien Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/12/2001
    Bài viết:
    1.371
    Đã được thích:
    0
    thằng Lokia kia , có zip lại , rồi send cho ông không thì bảo 1 câu nào... nói Charming "sử ní" bây giờ
    Gửi vào bên Yahoo nhé !!
    * Chỉ là 1 hạt cát nhỏ nhoi ..... yêu Huế * Sống ở trên đời cần có 1 tấm lòng... Để làm gì ??? - Để gió cuốn đi ... - Trịnh Công Sơn
  6. vaminh

    vaminh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    220
    Đã được thích:
    0
    em muốn biết lí do tại sao bác chọn một đại sát thủ làm phu nhân của bác?
    I love you, Y Nhi
  7. vaminh

    vaminh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    220
    Đã được thích:
    0
    em muốn biết lí do tại sao bác chọn một đại sát thủ làm phu nhân của bác?
    I love you, Y Nhi
  8. camouflage

    camouflage Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/12/2001
    Bài viết:
    307
    Đã được thích:
    0
    send cả cho em với
  9. camouflage

    camouflage Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/12/2001
    Bài viết:
    307
    Đã được thích:
    0
    send cả cho em với
  10. Nokia8890

    Nokia8890 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/04/2001
    Bài viết:
    7.668
    Đã được thích:
    0
    Vừa có mấy bài về cách ứng xử song mà chú xem ra chả thấm thía giề .
    Chú muốn đọc thì Save as xuống rồi mà đọc chứ anh chả có thời gian nén ra Zip đâu .Đừng doạ anh ,anh sợ lắm hê hê nhưng mà vô ích thôi
    [​IMG]
    Một thời yêu dấu đã qua có thật em muốn quay về?

Chia sẻ trang này