1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cao Xuân Hạo: Chữ Tây và chữ Hán, thứ chữ nào hơn?

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi culan, 10/04/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Vothuong

    Vothuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2002
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Có bác nào rảnh thì post quyển 'Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt" của thầy Hạo lên cho bà con đọc.
    Mỗi ngày vài trang cũng giúp ích được nhiều lắm đấy.
  2. culan

    culan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/10/2002
    Bài viết:
    223
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Hoàng Sơn
    Dùng chữ Quốc ngữ là ?omột tai hoạ? ư?
    Ai nói ra cái câu ?ođộng trời? này nhỉ? Xin thưa, đó không phải là một người vô danh tiểu tốt nào mà là một tên tuổi chói sáng trong ngành ngôn ngữ học, Việt ngữ học: Giáo sư Cao Xuân Hạo. Chính cái tên được nhiều người yêu mến và tin tưởng này khiến tôi phải đắn đo rất nhiều khi viết bài báo này. Tôi đã từng say mê những trang văn xuôi của Puskin, Tônxtôi do ông dịch, từng khoái chá đọc những bài ông viết về tiếng Việt, về tính hiếu học của người Việt đăng trên báo Văn Nghệ...Tôi tự hỏi: một người trung thực như thế, thông thái như thế, mới mẻ như thế tại sao lại có thể có những ý kiến...lạ lùng như thế khi bàn về thứ chữ viết riêng của dân tộc ta là chữ Quốc ngữ?
    Trong cuốn sách ?oTiếng Việt, văn Việt, người Việt? ( NXB Trẻ, 2001) GS Cao Xuân Hạo hơn một lần đã bày tỏ sự tiếc nuối vì dân ta đã bỏ mất thứ Quốc tuý, Quốc hồn là chữ Hán để dùng chữ Quốc ngữ là thứ chữ ?okhó lòng thích hợp với tiếng Việt và cách tri giác của người Việt đối với tiếng mẹ đẻ của họ? (tr105). GS Cao Xuân Hạo cho biết ông đã bỏ công ra viết một cuốn sách tiếng Pháp để chứng minh điều ấy (chắc là cho các ông Tây), cuốn ?oÂm vị học tuyến tính?, Paris, 1985. Dân ta chắc ít người được đọc công trình ấy nên GS phải nhắc đi nhắc lại những luận điểm của mình trong nhiều bài viết liên tiếp. Trong bài ?oChữ Tây và chữ Hán, thứ chữ nào hơn?? (đăng lần đầu trên tạp chí Kiến thức ngày nay số 141, năm 1994), trước tiên ông làm thao tác ?onói ngược? để gây ấn tượng: ?oCó khá nhiều người Việt nghĩ đến những ai đã đem chữ Quốc ngữ thay cho chữ Hán, chữ Nôm với một lòng biết ơn sâu xa, cho rằng việc đó đã đưa nước ta tiến vào hiện đại. Nghĩ như như thế tôi e có phần vội vàng? (tr 102). Xin lưu ý từ ?onhững ai?, rất đúng: để có chữ Quốc ngữ được dùng phổ biến như hiện nay, công lao không chỉ thuộc về ông Tây A-ếch-xăng đờ Rốt (mà động cơ còn nhiều nghi vấn), công ấy còn thuộc về hàng triệu hàng triệu người, có tên và không tên đã bền bỉ truyền bá, phổ biến, hoàn thiện nó, trước hết phải kể đến các nhà trí thức trong Ðông kinh nghĩa thục (1907), trong phong trào Truyền bá chữ Quốc ngữ những năm 40, những chiến sĩ diệt dốt và Bình dân học vụ sau Cách mạng Tháng Tám...Tại sao GS Cao Xuân Hạo khuyên chúng ta không cần biết ơn những bậc tiền bối trên? Lí do rất đơn giản: vì chữ Quốc ngữ ABC là thứ chữ...chả ra gì, kém xa chữ Hán, và việc dùng nó để thay thế chữ Hán là một sự nhầm lẫn lịch sử, ?omột trong những biến cố có hại, nhưng không thể hoán cải, đã trót xảy ra rồi?, ?omột trận hồng thuỷ?, ?omột tai hoạ?...Tóm lại, rất nhiều từ ngữ được GS huy động để ?otổng xỉ vả? thứ chữ cả nước và chính ông đang dùng hàng ngày. Muốn hạ thấp vị thế chữ Quốc ngữ thì phải đề cao chữ Hán.GS Cao Xuân Hạo rất hứng thú với cái thí nghiệm của một nhóm ngữ học người Mỹ năm 1978: một nhóm trẻ em mắc chứng alexia (không đọc được chữ) được người ta dạy đọc tiếng Anh nhưng viết bằng chữ Hán, ?ochẳng hạn câu He came to a high mountain được viết bằng sáu chữ Hán là ?oTha đáo cập nhất cao sơn?. Sau năm đầu, các em đọc và viết được 1600 từ đơn, và về khả năng hấp thụ tri thức, chúng tỏ ra không ?ođần độn? chút nào, mà kết quả học tập của chúng lại có phần trội hơn các em học tiểu học bằng chữ ABC? (tr 101). Từ thí nghiệm duy nhất này (mà chắc GS cũng chỉ đọc trên báo, chưa được kiểm nghiệm- câu ví dụ trên cũng rất đáng ngờ vì thiếu một chữ ?otoà? trước chữ ?ocao sơn?), ông say sưa thuyết giảng về những ưu việt tuyệt đối của chữ Hán so với mọi thứ chữ trên thế giới, trước hết là so với hệ thống chữ viết có nguồn gốc latin. Nào là ?ochữ Hán hơn hẳn chữ Tây? (về phương diện Gestalt, tức ?odiện mạo tổng quát?); ?osách Tây rất khó đọc theo cách ?onhất mục thập hàng? như sách chữ Hán?; ?otừ cổ đại, loài người đã có một hệ thống chữ viết gần đạt tới mức lí tưởng ấy: chữ Hán?; ?obằng chứng sáng rực của tính ưu việt của chữ Hán là hiệu quả tuyệt vời của việc sử dụng nó cho một ngôn ngữ thuộc một loại hình hoàn toàn khác tiếng Hán: tiếng Nhật?; ?oMột nhà ngữ học Pháp gọi chữ Hán là ?omột thứ esperanto cho đôi mắt của các thần dân Trung Hoa?. Thứ esperanto này còn có tầm tác dụng vượt xa bờ cõi Trung quốc: nó còn là phương tiện giao tiếp đắc lực giữa người Hán và các sứ giả ?oman tộc? (!) như người Hàn, người Nhật, người Giao Chỉ, người Hồ, và các thứ ?orợ? (!) khác, vốn thường bút đàm với người Hán (và với nhau) nhiều hơn là ngôn đàm? ( tr111)...Nhiệt liệt nhất là mấy câu này ?oNgày nay nhiều người, trong đó có cả những nhà ngữ học phương Tây, đã thấy rõ những ưu điểm lớn lao của chữ Hán. Có người còn tiên đoán rằng chỉ vài ba mươi năm nữa, cả thế giới sẽ nhất loạt dùng chữ Hán để viết tiếng mẹ đẻ của từng dân tộc (theo họ, đến lúc ấy các hàng rào ngôn ngữ-barrières linguistiques- xưa nay vẫn ngăn cách các dân tộc, sẽ bị vô hiệu hoá)? (tr 106) Rồi còn câu này nữa ?oDựa vào những thành quả ngoạn mục của việc dạy tiếng Anh bằng chữ Hán cho các học sinh Mỹ mắc chứng dislexia (không học được cách đánh vần- vẫn chỉ một thí dụ ấy! NHS), một số nhà ngữ học Mỹ đã thấy rõ tính ưu việt của một hệ thống văn tự phi ngữ âm và đã đi đến chỗ tin rằng đó chính là thứ chữ tương lai của nhân loại? (tr111) Chà chà, thế này thì có cơ Việt Nam ta sẽ đứng hàng đầu trong phong trào Hán hoá toàn thế giới, vì chúng ta đã có căn bản nho học, người biết chữ Hán còn nhan nhản kia. Một GS có tiếng là uyên bác về Tây học, giỏi cả tiếng Nga, tiếng Pháp , tiếng Anh mà nói thế, còn nghi ngờ gì nữa, mau mau cắp sách đi học tiếng Hán thôi. GS còn dẫn một cuốn sách nổi tiếng (của một ông Tây, tất nhiên), để nói rằng sở dĩ nước ta chưa thành ?orồng? như Trung Quốc (?), Nhật Bản, Ðài Loan, Hương Cảng (!), Ðại Hàn, Singapore là vì đã ...trót dại ?obỏ mất chữ Hán mà trước kia nó từng dùng?. GS cũng đủ khôn khéo để chỉ dẫn ý kiến người khác, nhưng ta có quyền nghĩ rằng đây cũng là quan điểm của chính ông vì ông hoàn toàn không nghi ngờ gì về sự đúng đắn của ông Tây ấy. Xin tạm dừng việc trình bày nhiều luận điểm còn li kì hơn nữa của GS để bàn qua mấy lời về cái chuyện ?ohoá rồng? này. Trong lịch sử tư tưởng đã có nhiều tác giả tìm cách lý giải tại sao một dân tộc, một đất nước lại có trình độ phát triển cao hơn hoặc thấp hơn những nước khác. Thuyết địa lý thì cho là tại khí hậu: người ở vùng lạnh chịu suy nghĩ hơn người xứ nóng, vì thế nên châu Âu công nghiệp hoá sớm hơn... châu Phi chẳng hạn. Chủ nghĩa Mác thì tìm sự tương thích giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc... Nay phải chăng GS Cao Xuân Hạo và ông Léon Vandermeersch nào đó muốn đưa ra ?othuyết Hán tự? để soi sáng con đường đi cho các dân tộc? Trong xu thế ?oHành trình về phương Ðông?, nếu một số học giả phương Tây có đề cao quá đáng văn hoá Trung Quốc (trong đó có chữ Hán) thì cũng là điều dễ hiểu và có thể thông cảm được. Nhưng nâng chữ Hán lên hàng ?ođấng cứu thế? cho dân tộc ta thì thật là điều kì quặc, phi lịch sử và dễ gây nên những ngộ nhận cho thế hệ trẻ. Nếu chữ Hán mà là ?ophương thuốc vạn năng? như thế thì nước Việt Nam thời vua Tự Ðức đã hoá rồng từ bấy giờ rồi, khỏi đợi chúng ta ngày nay phải loay hoay tìm trăm phương ngàn kế. Ông Nhật, ông Hàn, ông Sinh, ông Ðài Loan phất lên, phần lớn là nhờ chớp được thời cơ Mỹ đương sa lầy ở Việt Nam, cộng với một chính sách phát triển đúng đắn chứ đâu phải vì biết bảo tồn ba cái chữ khối vuông? Trung Quốc trước năm 1980 vẫn dùng chữ khối vuông đấy chứ, nhưng kinh tế thì ?ođứng bên bờ vực?, xã hội thì rối loạn, chỉ từ khi ông Ðặng Tiểu Bình trở lại nắm quyền, thực hiện chính sách cải cách, mở cửa, hướng về phương tây, hướng sang Mỹ thì họ mới phát triển, thanh niên kéo đến các trung tâm học tiếng Anh như nước chảy. Mới đây CCTV đưa tin TQ đã đưa tiếng Anh (nghĩa là đưa cái chữ ABC... không ưu việt) vào bậc tiểu học rồi. Năm lần bảy lượt, người TQ đã định la tinh hoá chữ viết của họ mà chưa làm được, hẳn GS phải biết rõ hơn chúng tôi điều ấy. Trong những nước và lãnh thổ ?ohoá rồng? mà GS nêu để làm gương cho nước Việt ta thì ít ra cũng có một nước không duy trì chữ Hán là nước Hàn (nam Triều Tiên). Với họ chữ Hán tượng hình chỉ là ?oquốc tuý? được các viện nghiên cứu và một tầng lớp trí thức bảo tồn thôi (như ở nước ta), còn đại đa số dân chúng đều dùng chữ ghi âm cả. Tôi có một tài liệu của sứ quán Hàn Quốc về tiếng Hàn và chữ Hàn. Xin thưa với GS là thứ chữ mà toàn thể người dân Hàn dùng từ thế kỷ thứ XV đến nay không phải là chữ Hán mà là chữ Hàn 100% ghi âm. Ðó là thứ chữ có tên gọi ?oHan-gil được tạo ra dưới thời vua Sejong, triều đại Choson (1392-1910). Năm 1446, hệ thống chữ cái đầu tiên của Hàn Quốc được công bố dưới cái tên là Hunmin Chong-um, nghĩa đen là ?oNhững âm thanh chính xác dùng để dạy học? (trích từ trang web của sứ quán Hàn Quốc). Cũng tài liệu này viết ?oTrong thời gian trị vì đất nước, vua Sejong luôn cảm thấy xót xa vì người dân thường không biết đọc và biết viết chữ Trung Quốc vốn là một hệ thống chữ phức tạp được các học giả thời đó sử dụng; ông thông cảm khi thấy họ thất vọng vì không thể đọc, không thể giao tiếp hay biểu lộ tình cảm bằng văn bản...? ?oCảm thông với những nỗi khó khăn của họ, ta đã tìm ra một tập hợp 28 kí tự rất dễ học. Mong mỏi thiết tha nhất của ta là chúng có thể cải thiện được chất lượng cuộc sống của tất cả moị người?. Lời tuyên bố đó thể hiện quyết tâm của vua Sejong và những cống hiến của ông cho nền văn hoá độc lập và khát khao mong mỏi của ông làm cho nhân dân thịnh vượng? ( nt). Người Hàn Quốc rất tự hào về thứ chữ ghi âm khác hẳn với chữ Hán của họ ?oÐây được coi là một hệ thống chữ cái hiệu quả nhất trên thế giới và được các chuyên gia đánh giá là rất khoa học và rất tuyệt vời? (nt). Một dẫn chứng trên có đủ để chỉ ra sự vô lí của học giả Cao Xuân Hạo khi ông thần thánh hoá chữ Hán? Có cần nói thêm rằng tuy cùng dùng chung một thứ văn tự (và chắc là cùng bảo tồn một phần Hán tự) nhưng Bắc Hàn và Nam Hàn ở hai trình độ phát triển rất khác nhau?
    ...........................
    Cù Lần
  3. culan

    culan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/10/2002
    Bài viết:
    223
    Đã được thích:
    0
    Khó hiểu vì sao GS Cao Xuân Hạo lại quá nhiệt thành với chữ Hán đến thế. Vì sự nhiệt thành này, ông có cái nhìn sai lệch với lịch sử hình thành chữ Quốc ngữ. Ông cho rằng ?ochữ Quốc ngữ đắc dụng trong thời Pháp thuộc, khi mà người ta cần thanh toán việc học đọc học chữ Pháp và tiếng Pháp. Nó cũng đắc dụng trong thời kháng chiến, khi cần thanh toán mù chữ cho thật nhanh để còn lo đánh giặc? (tr 103). Có thực là mọi người Việt Nam trước năm 1945 đều chỉ học tiếng Việt ?ocho nhanh để chuyển sang học chữ Pháp và tiếng Pháp? không? GS đánh giá quá thấp tình yêu tiếng mẹ đẻ của người Việt Nam ta rồi. Nhà thơ Tản Ðà, nhà văn Ngô Tất Tố, rồi Nam Cao, Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan...tất cả những nhà văn lớn ấy, những chuyên gia Việt ngữ không có học hàm học vị ấy đều học chữ Quốc ngữ để sáng tạo văn chương, làm giàu cho tiếng mẹ đẻ, cho tâm hồn dân tộc, không phải học ?ocho nhanh? cho xong lần rồi mải mốt đi học tiếng Pháp, đi viết văn Pháp đâu. Trong kháng chiến chống Pháp (và chống Mỹ) cũng vậy, đánh giặc cứ đánh giặc, học cứ học, học để đánh giặc cũng là để làm văn hoá, làm kinh tế, chứ có phải ?othanh toán mù chữ cho thật nhanh để còn lo đánh giặc đâu?, nếu chỉ như thế thì thanh toán mù chữ để làm gì? GS càng nói càng lạc. Dường như cay cú vì sự ?ođắc dụng? của chữ Quốc ngữ ông quay sang ?ođổ tội? cho chữ Nôm ?oTrong hoàn cảnh lịch sử của nước ta còn có một điều làm cho ?oquốc ngữ? đâm ra có vẻ ưu việt đặc biệt: đó là sự tồn tại của chữ Nôm hồi bấy giờ. Trước khi có chữ ?oquốc ngữ?, ông cha ta dùng chữ Nôm để viết tiếng mẹ đẻ. Mà chữ Nôm thì khó hơn chữ Hán rất nhiều (theo một chuyên gia Hán Nôm, nó khó gấp 5 lần). Chính nhờ sự tương phản với thứ chữ phức tạp, khó học ấy mà chữ ?oquốc ngữ? có vẻ như ?otiện? hơn hẳn? (tr103, xin lưu ý đến những dấu ngoặc kép hàm ý mỉa mai). Theo lôgic của GS thì có thể hiểu: giá như đừng có ?ocái anh chữ Nôm? rắc rối làm mất mặt ?oNgài? chữ Hán cao quý thì chắc ?othằng cha? chữ Quốc ngữ ?oloằng ngoằng giun bò? khó mà chiếm được địa vị độc tôn như ngày nay! Nghĩ như thế e vô ơn với chữ Nôm và những người sáng tạo ra nó quá. Chính nhờ ?othứ chữ phức tạp? ấy và những người không ngại mang tiếng ?onôm na mách qué? chúng ta ngày nay mới có ?oQuốc âm thi tập? (Nguyễn Trãi), Bạch vân quốc ngữ thi (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Chinh phụ ngâm (Ðoàn Thị Ðiểm), Cung oán ngâm (Nguyễn Gia Thiều), Truyện Kiều (Nguyễn Du), thơ Xuân Hương, thơ Bà Huyện ...để mà ngâm ngợi, tự hào và giới thiệu với bạn bè thế giới đấy. Trách chữ Nôm chưa đã, GS lại oán sang ông cha mình ?oGiá hồi ấy, ông cha ta không sáng tạo ra chữ Nôm, mà cứ dùng chữ Hán để viết cả văn Hán lẫn quốc văn như người Nhật Bản đã làm (và hiện nay vẫn làm) nghĩa là mỗi chữ có hai cách đọc, Hán âm (Kan-on) và Quốc âm (Go-on) thì tình hình có lẽ đã khác? (tr 104). Quả thực là tấm lòng ?othương hoa tiếc ngọc? đáng làm cảm động cả trời đất, các cụ ta dưới chín suối cũng phải ngậm ngùi mà than rằng ?oHậu sinh khả uý, tiếc thay hồi ấy chúng ta không thông minh được như con cháu bây giờ!?. Nhưng chắc chắn sẽ có một cụ cãi lại rằng: hồi ấy tôi đã thử làm rồi đấy nhưng không ăn thua! Ðấy là cụ Nguyễn Trường Tộ (1830-1871). Trong bản điều trần nổi tiếng có tên là ?oTế cấp bát điều? (Tám việc cần làm gấp) gửi lên vua, đề ngày 20/10 năm Tự Ðức thứ 20 (tức ngày 15/11/1867), Nguyễn Trường Tộ dành hẳn mục 5 trong điều thứ tư để kiến nghị ?oDùng quốc âm?, cụ thể và thiết thực hơn CXH nhiều. Xin được trích ra đây, tuy có hơi dài: ?oChả lẽ ở nước ta không có ai giỏi có thể lập ra một thứ chữ để viết tiếng ta hay sao? Vì ta dùng chữ nho đã lâu nên không cần thay đổi tất cả, sợ làm cho người ta lạ tai lạ mắt. Vậy xin dùng chữ Hán làm mẫu, lựa âm của chữ nào hợp với âm tiếng ta, nhất định không thay đổi thì đọc như tiếng ta không cần giải nghĩa. Chữ nào có âm gần giống tiếng ta thì thêm nét phụ vào rồi đọc ra tiếng ta. Ngoài ra gộp hết tiếng ta lại chia thành môn loại, làm từ điển, trước tiên ban hành trong các cơ quan chính quyền và trường học cho người học dễ dàng sử dụng. Khi nào chữ Hán đã được đọc thành âm tiếng ta rồi thì bất cứ ai biên chép việc công việc tư đều phải dùng thứ chữ đã ban hành, không được thay đổi. Còn các nhà văn ai muốn dùng chữ Hán theo âm nho tuỳ ý nhưng trong công việc làm thì phải dùng thứ chữ Triều đình đã ban hành? (?oNguyễn Trường Tộ- Con người và di thảo?, NXB Tp HCM, 2002, tr 297). Có thể thấy thực chất đề nghị của Nguyễn Trường Tộ là hoàn thiện, quy chế hoá, chính thức hoá chữ Nôm theo một nguyên tắc thống nhất. Nguyễn Trường Tộ viết những lời này gần 50 năm sau ngày Nguyễn Du qua đời (1820), là khi Truyện Kiều, cũng tức là chữ Nôm đã phổ biến rất rộng rãi. Chữ Quốc ngữ ABC cũng đã được một bộ phận dân chúng sử dụng, nhất là ở Nam Bộ và trong cộng đồng Thiên chúa giáo mà cụ Tộ là một thành viên. Theo Bằng Giang (?oVăn học quốc ngữ ở Nam Kỳ 1865-1930?, NXB Trẻ, 1998), Trương Vĩnh Ký đã có sách in bằng Quốc ngữ ở Sài Gòn từ năm 1866, nhan đề ?oChuyện đời xưa lựa nhón lấy những chuyện hay và có ích?.Gia Ðịnh báo ra đời từ 1865, đến năm 1869 thì do Trương làm chủ bút. Cũng chính Trương là người phiên âm chú giải, xuất bản Kim Vân Kiều truyện bằng Quốc ngữ năm 1875...Có thể ức đoán mà không sợ sai rằng Nguyễn Trường Tộ cũng biết chữ Quốc ngữ, vì ông vốn là một người thông minh, giỏi tiếng Pháp, tiếng Latin và có vị trí trong giới trí thức Thiên chúa giáo, đi nhiều, biết rộng. Vậy tại sao ông vẫn kiến nghị một phương án thống nhất văn tự từa tựa như...phương án của Cao Xuân Hạo 127 năm sau (1994)? Thì chính ông đã giải thích rồi ?ovì ta dùng chữ nho đã lâu nên không cần thay đổi tất cả, sợ làm người ta lạ tai lạ mắt?. Nghĩa là ông tính đến yếu tố sức ì của tâm lý, chứ ông quá biết về những nhược điểm của thứ chữ khối vuông mà ông khổ sở cả đời vì nó, thứ chữ ?ohọc cho đến chết cũng chưa nhớ nổi một phần ba?; ?ongười có tài trí phải mất đi tinh lực nửa đời người dùi mài vào cái học ấy, không còn thì giờ tâm trí để học những cái khác?...Ðề án của Nguyễn Trường Tộ, mặc dù khá tiến bộ và đã tính đến yếu tố tâm lý nhưng vẫn phải chịu thất bại trước sức ?obành trướng? của chữ Quốc ngữ, một thứ chữ rõ ràng là ?ongoại lai?, ít ?otính dân tộc? (!) hơn chữ Hán tượng hình, biểu nghĩa! Thất bại ấy nói lên điều gì? Nó nói lên sức sống của chữ Quốc ngữ, nói lên tính ưu việt của nó và nhờ nhưng ưu điểm vượt trội ấy mà cả cộng đồng Việt thông minh và mềm dẻo đã vui vẻ chấp nhận, coi đó là chữ ?ocủa ta?. Thật ra ban đầu các cụ nhà ta vì ghét người Pháp mà ghét lây, ghét oan cái chữ ?oloằng ngoằng, giun dế? ấy. Cũng phải kể thêm đến cái sức ì tâm lí, ngại và sợ thay đổi, một trong những điểm yếu kém rõ nhất của người Việt. Cho nên Tú Xương mới nguây nguẩy ?oThôi thôi lạy mợ xanh- căng lạy/ Mả tổ tôi không táng bút chì?, còn Nguyễn Bính thì thở dài,vẫn chưa dứt được giấc mơ lều chõng ?oMực tàu giấy bản là thôi/ Nước non đi hết những người áo xanh? Lỡ duyên búi tóc củ hành/ Trường thi Nam Ðịnh hoá thành trường bay?...Nhưng rồi chính lòng yêu nước, thương nòi đã khiến ông cha ta nhanh chóng nhận ra thứ chữ mới là một lợi khí để chấn hưng dân khí, mở mang dân trí, bồi dưỡng nhân tài, vãn hồi lại độc lập. Và các cụ quay ra ủng hộ ?ochữ Tây? trong cuộc ?ocạnh tranh lành mạnh? của nó với chữ khối vuông. Hãy nghe chính các cụ nhà nho cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, những ông con dòng, con thừa tự của nền văn hoá chữ vuông trì trệ, phát biểu chống chữ Hán, ca ngợi chữ Quốc ngữ. Họ quả là những người dũng cảm, dám ?ohọc Phật trở lại mắng Phật?, nghĩa là làm một việc vạn bất đắc dĩ, không thể không làm, như Nguyễn Trường Tộ tự nhận. Vũ Bội Liêu, một nhân vật trong Ðông Kinh nghĩa thục viết trên Ðăng cổ tùng báo 28/3/1907 ?oChữ Hán quả là một cái hàng rào hiểm chắn ngang đường văn minh, làm cho kẻ đi học mỏi lưng, tốn biết bao nhiêu cơm gạo mới dùng được chữ. Khi dùng được chữ thì trán đã nhăn, lưng đã còng vì nỗi dùi mài một đời học các điều cao xa quá. Chữ thảm chữ hại làm cho ai mó đến cũng phải quên cả việc thường đời nay, để học việc thời xưa, đời xưa thực chết rồi, thực xa rồi? (theo Chương Thâu ?oÐông kinh nghĩa thục?, NXB Hà Nội 1982, tr43). (Cụ Vũ Bội Liêu chắc đã từ ?okinh nghiệm bản thân? của mình mà nói ra những lời cay đắng ấy, còn GS Cao Xuân Hạo của thế kỉ 21 thì lại xuýt xoa, tiếc cho con em ta không ?ođược? ?odành vài ba năm tiểu học cho việc học chữ?, mà lại ?ophải? học...chỉ có vài ba tháng đã đọc thông viết thạo như hiện nay!). Cụ Phan Châu Trinh, một nhà khoa bảng cũng kết án chữ Hán bằng bài viết nổi tiếng ?oBất phế Hán tự, bất túc dĩ cứu Nam quốc!? (Không bỏ chữ Hán, không cứu được nước Nam). Hãy nghe cụ Tiến sĩ Trần Quý Cáp (1870-1908) ?oKhuyên người nước học chữ Quốc ngữ?: ?oChữ Quốc ngữ là hồn trong nước/ Phải đem ra tính trước dân ta/ Sách Âu Mỹ, sách Chi-na/ Chữ kia nghĩa nọ dịch ra tỏ tường...Một người học muôn người đều biết/ Trí đã khôn trăm việc phải hay/Lợi quyền đã nắm vào tay/Có ngày tấn hoá có ngày văn minh...? Còn đây là thơ của cụ Nguyễn Phan Lãng, cũng là một giáo sư ÐKNT: ?oTrước hết phải học ngay Quốc ngữ/ Khỏi đôi đường tiếng chữ khác nhau/ Chữ ta ta đã thuộc làu/Nói ra nên tiếng viết câu nên bài? ...Các nhà nghiên cứu có uy tín đã khẳng định rằng với chữ Quốc ngữ, từ 1907, các cụ nhà ta đã làm một cuộc cách mạng văn học, cả về chữ viết, đề tài, thể văn, hình tượng..., sớm hơn phong trào dùng bạch thoại của Trung Quốc do Hồ Thích, Trần Ðộc Tú đề xuất đúng một thập kỉ. Chữ Quốc ngữ là một hạnh ngộ của dân tộc ta, một động lực to lớn trên con đường canh tân đất nước, cả hôm qua và hôm nay. Không hiểu sao GS Cao Xuân Hạo bỗng nhiên trở nên hoài cổ một cách quá đáng đến như thế nhỉ? Chỉ để chứng minh cho tính đúng đắn của cái lý thuyết ?oâm vị học tuyến tính? của ông ư? Theo ?omốt?, trở về phương Ðông ư? Lập ngôn ư? Hay là ông chỉ lập dị, muốn nói ngược chơi chơi vậy thôi? Nhưng cái chơi của GS, nếu đúng như vậy, lại không có lợi, làm người đi học phân tâm, làm giảm lòng yêu và lòng tự hào về chữ viết, rộng ra là văn hoá của dân tộc, lòng kính trọng với các bậc tiền bối. Ông còn công kích rất vô lối vào phong trào ?oGiữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?, hạn chế sử dụng từ Hán Việt, một phong trào lúc nào cũng giữ nguyên tính thời sự. Những ví dụ ông đưa ra để diễu cợt những ai cố gắng thay thế những từ Hán Việt bằng những từ được cho là thuần Việt hơn chẳng mấy thuyết phục. Chẳng hạn để chỉ những chiếc máy bay cất cánh không cần chạy khởi động trên đường băng, đâu cần phải ?ovội vàng dùng lại hai chữ trực thăng? mà chỉ cần viết là ?omáy bay cất cánh thẳng đứng? cũng được chứ sao? ?oGiáo cụ trực quan? thay bằng ?ođồ dùng dạy học? là phải quá rồi còn gì? Chẳng ai thay ?ovùng biển? bằng ?olãnh hải? như giáo sư nói đâu, ?ovùng biển? rộng hơn ?olãnh hải? nhiều chứ, nó bao gồm ?othềm lục địa? , rồi ?ovùng đặc quyền kinh tế? (rộng hơn khái niệm lãnh hải xưa thường không vượt quá 12 hải lí) cơ mà? ?oTên lửa? dùng để dịch từ tiếng Anh missile là đúng chứ, nó không giống y như mũi tên ngày xưa nhưng vẫn hao hao đấy, kể cả tên lửa vượt đại châu, không cần níu kéo cái chữ ?ohoả tiễn? làm gì. Còn hoả hổ, theo tôi hiểu, là một loại súng phun lửa thời Tây Sơn, không phải ?othứ tên có châm lửa để bắn vào những mục tiêu có thể bốc cháy được? như giáo sư nói đâu. Chẳng ai ?ođề nghị thay ?oÐại hội Phụ nữ toàn quốc bằng Buổi sum họp lớn của đàn bà cả nước? như giáo sư bịa ra để diễu cợt. Ðể giữ vẻ trang trọng hoặc tế nhị, người ta biết giữ lại những từ Hán Việt cần thiết đấy, không cá mè một lứa đâu. Sách giải phẫu và sinh lí người gọi chỗ ấy là âm nọ, dương kia, không ?odịch? búa xua ra cái nọ con kia đâu. Ðể bảo vệ luận điểm của mình, bênh vực việc dùng từ Hán Việt, giáo sư viết ?oVề ngữ pháp, các từ tổ Hán Việt tuy đã chứa đựng những mối quan hệ cú pháp (đẳng lập hay chính phụ) rõ rệt không kém các từ tổ ?othuần Việt?, nhưng mối quan hệ này chặt hơn nhiều, một phần là nhờ cái ?otrật tự ngược? (phụ trước chính sau) so với các từ tổ thuần Việt. Chẳng hạn, quan hệ cú pháp chính phụ trong xạ thủ hay phi công chặt hơn nhiều so với mối quan hệ tương đương trong người bắn hay người lái: trong khi xạ thủ Nam chỉ có thể hiểu một cách thì người bắn Nam không cho biết đó là kẻ đã bắn anh Nam hay là người lính tên Nam (chắc hẳn cách hiểu thứ nhất tự nhiên hơn cách hiểu thứ hai) (Tiếng Việt,văn Việt, người Việt, tr 85). Ðúng là ?ođã yêu yêu cả đường đi/đã ghét ghét cả tông ti họ hàng?, tiếng Hán, chữ Hán đã hay thì cú pháp cũng hay hơn, ?ochặt hơn nhiều?. Tôi thì chẳng thấy từ ?ophi công? hay hơn, ?ochặt hơn? từ ?ongười lái? chút nào, tôi cho rằng cái từ tiếng Việt còn có lượng thông tin cao hơn, nó chỉ ra rằng cái người mà ta nói đến không ?ophi?, không bay từ ...nóc nhà 10 tầng xuống chẳng hạn, mà anh ta ?olái? một cỗ máy bay trên trời. CXH tán tụng chữ ?ophi công? là hay là đẹp, vậy ông có định đổi chữ ?olái xe? tầm thường thành chữ ?otư cơ? cho sang, cho chặt, cho đúng ...ngữ pháp tiếng Hán không? Lại còn cái chữ ?oxạ thủ? với ?o người bắn? nữa. Ðể xưng tụng chữ Hán, tiếng Hán, CXH đã vô tình(?) xuyên tạc tiếng Việt. Có ai lại ngớ ngẩn dịch ?oxạ thủ? ra ?ongười bắn? bao giờ, người ta dịch là ?otay súng? chứ. (Cũng như ?ocung thủ? dịch là ?otay cung?, không ai dịch là ?ongười nỏ? cả!)
    ...........................
    Cù Lần
  4. culan

    culan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/10/2002
    Bài viết:
    223
    Đã được thích:
    0
    Xem tin thể thao trên tivi, người ta nói ?otay súng số 1 Ðặng Thị Ðông đã vào bệ bắn?, ai cũng hiểu cả. CXH dịch và ghép là ?ongười bắn Nam? ngọng ngiụ cốt để chứng minh cú pháp tiếng Việt không hay, không chặt bằng tiếng Hán, vậy thôi. Lí do CXH phản đối ?otừ thuần Việt? là vì nó...dễ hiểu quá, ông nói ?oTừ thuần Việt dễ hiểu thật, nhưng đó chính là nhược điểm lớn nhất của nó?! Trời đất ơi, cứ cái đà này chắc ông sẽ là người ủng hộ cho việc nói những câu thật cầu kì như các ông đồ gàn ngày xưa, mỗi câu là một điển cố, người nghe phải nát óc mới hiểu được thì mới là thông minh sâu sắc ư? Nói đã như vậy thì viết cũng phải thật rắc rối, thật khó khăn thì mới hay. CXH viết ?oNhược điểm của chữ quốc ngữ không phải ở chỗ nó chưa thật là một hệ thống phiên âm vị học, mà chính là ở chỗ nó có tính chất thuần tuý ghi âm, và hoàn toàn bất lực trước nhiệm vụ biểu hiện nghĩa mà lẽ ra nó phải đảm đương...những chỗ bị người ta coi là bất hợp lý chính là những chỗ làm cho nó phân biệt nghĩa và cội nguồn của các từ đồng âm như gia và da, lý và lí (trong lí nhí) vv Ðáng tiếc là những chỗ như thế không lấy gì làm nhiều? (tr113). Có thể diễn đạt lại những lập luận của CXH: nói càng trừu tượng càng hay, viết càng rắc rối càng tốt, giá mà trở lại dùng chữ Hán được thì tuyệt! (Với các nước A- rập thì trở lại với những chữ tượng hình kì bí trên kim tự tháp chứ nhỉ?) Ðể làm gì nhỉ: ?oÐể bảo tồn một truyền thống quý giá đi đôi với những nghệ thuật cao cả như thư pháp, vốn là tài sản chung của các dân tộc Viễn Ðông và có thể làm thành một mối dây liên lạc giữa các dân tộc rất gần gũi nhau về văn hoá này? (tr106). Tóm lại là để bảo tồn, để viết cho đẹp, xem cho vui mắt và có cái để đi khoe với mấy ông bạn cũ châu Á. Nhiệm vụ của chữ viết dân tộc chỉ để làm bấy nhiêu việc thôi ư, thưa giáo sư?
    Tôi ủng hộ ý kiến của GS Cao Xuân Hạo về việc dạy một số tiết chữ Hán nhất định cho học sinh phổ thông trung học. Ðiều quan trọng hơn là phải có một đội ngũ chuyên gia Hán Nôm đủ giỏi và được bổ sung thường xuyên để bảo tồn vốn văn hoá quá khứ. Tôi cũng phản đối việc vày vò, ?ocải tiến? chữ quốc ngữ mà thực chất là ?ocải lùi?, phá hỏng vẻ đẹp của chữ viết truyền thống, gây nhiễu loạn cho việc tiếp thu cái vốn sách báo quốc ngữ khổng lồ chúng ta đã có từ 1865 đến nay. Hiện nay người ta còn tiếp tục phá hoại chữ viết của dân tộc một cách công khai và trên quy mô lớn bằng cách nhùng nhằng không chịu thống nhất bộ gõ tiếng Việt trên máy tính, theo kiểu ?oanh hùng nhất khoảnh?, khiến người vùng này không đọc được người vùng khác. Cần phải có một bộ luật mang tính pháp lệnh hẳn hoi về việc viết và dùng chữ Quốc ngữ theo chuẩn mực thống nhất, tiên tiến .Ðấy là một việc làm cấp bách để bảo vệ tiếng Việt, chữ Việt, cũng có nghĩa là bảo vệ sự thống nhất quốc gia, thống nhất dân tộc. Bây giờ mà ngồi than tiếc ?ogiá như chúng ta đừng thay chữ Hán bằng chữ Quốc ngữ? thì vừa lạc lõng, vừa tức cười, một kiểu ?onhiễu sự khoa học? mang màu sắc giật gân! Ðể kết thúc bài viết thật khó nhọc này, xin được kể hầu GS và các đệ tử một chuyện mà rất có thể các vị cũng biết rồi: khi vua Sejong của triều đại Choson (Triều Tiên) ban hành thứ chữ ghi âm Han- gil rất dễ học, ngay cả với trẻ con và người ngoại quốc, thì trớ trêu thay, nó lại bị các học giả chỉ trích chính vì sự đơn giản của nó! ?oHọ phê phán kịch liệt, gọi hệ thống chữ cái mới là ?ocác chữ cái của phụ nữ?. Họ cho rằng chữ này quá dễ, phụ nữ không có trình độ học vấn gì cũng học được nên nó không đáng học vì ở thời đó, việc học hành, đọc sách và viết lách được cho là lĩnh vực đặc ân của một số độc giả. Chính quan niệm sai lầm này đã làm họ nhầm lẫn giữa việc học một thứ chữ đơn giản với sự học hành uyên bác? (trích từ trang web của sứ quán Hàn Quốc). Thì ra tâm lí muốn độc quyền tri thức thời nào cũng có!
    30/4/2002
    (Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội số 551, tháng 6.2002)
    * Bài viết vừa được tặng thưởng năm 2002 của tạp chí VNQĐ


    ...........................
    Cù Lần
  5. culan

    culan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/10/2002
    Bài viết:
    223
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Thế Hùng
    Tai hoạ cho khoa học
    Bài Dùng chữ Quốc ngữ là "một tai hoạ" ư? (VNQĐ tháng 6/2002, talawas 23/1/2003) của ông Nguyễn Hoàng Sơn, theo chúng tôi, là một tai họa cho tranh luận và cho khoa học.
    1. Sự giả trá
    Chỉ cần đọc phần mở bài của ông NHS là chúng tôi đã nhận ra mùi giả trá đặc trưng tại môi truờng sống của chúng ta nửa thế kỷ qua. Ông NHS mào đầu bằng vài câu ca tụng ông CXH: tên tuổi chói sáng, trung thực, thông thái, mới mẻ, không quên cho biết rằng ông đã mến mộ ông CXH như thế nào. Nhưng sau đó không một phẩm chất tốt đẹp nào vừa được nhắc đến của ông CXH đáng để ông NHS dành một chút cảm tình hay lòng tôn trọng tối thiểu. Rồi ông sẽ mỉa mai, khinh miệt, xúc phạm và kết tội người vừa được khen này, như thể đó là một kẻ vừa ngu vừa gàn vừa *********, không biết đến cả những kiến thức sơ đẳng, khiến ông (NHS) phải bỏ công chỉ bảo. Thái độ là thứ không giấu được giữa hai hàng chữ, nó lộ ra trong cách dùng từ ngữ là ít nhất. Có ai đã quên những buổi họp trường kỳ, trong đó để tuân theo cái gọi là tinh thần phê bình "trung thực, khách quan " bao giờ người ta cũng mở màn bằng những lời khen, mà kẻ được khen cứ giật mình thon thót? Phải là một người chói sáng thế nào thì những phê phán của ông NHS mới đáng chỗ chứ! Phải hết lòng mến mộ đối tượng phê bình thế nào thì thái độ phê bình của ông NHS mới khách quan, thiện chí, đầy tinh thần xây dựng chứ! Té ra khi người ta đã không giầu sáng tạo thì đến sự giả trá cũng không giầu sáng tạo và biến hoá linh động gì cho lắm. Nửa thế kỷ qua nó vẫn đi lại bài bản cũ, y chang công thức của một thuở "chỉnh huấn, chỉnh phong", như thể những thập kỷ 50-60 của thế kỷ trước vẫn bất diệt, như thể thời gian trôi đi ở đâu xin cứ trôi, riêng ở nuớc ta thì bất kể lúc nào nó cũng có quyền đột nhiên ngừng lại. Chúng tôi nghĩ rằng sự thật, chân lý, cái đúng? ở trong tay những kẻ giả trá cũng nguy hiểm chẳng kém cái sai, cái giả hiệu? trong tay những người chân thành. Giả trá là vũ khí tiêu diệt mọi tranh luận, hoặc chỉ cho phép kiểu tranh luận bằng thái độ giả trá tuơng tự.
    2. Sự xúc phạm khoa học
    Đọc ba bài viết của ông CXH đăng lại trên talawas (27/1/2003, 28/1/2003, 9/2/2003), ta thấy quan điểm của ông CXH về chữ Quốc Ngữ, có thể tóm tắt như sau:
    Chữ Quốc Ngữ không thực sự thích hợp với tiếng Việt, ít nhất là xét theo khía cạnh cấu trúc ngữ âm
    Việc dùng chữ Quốc Ngữ đã là một thực tế lịch sử đángtiếc, nhưng không thể thay đổi nữa
    Nên làm những việc gì để khắc phục một số hậu quả của thực tế lịch sử này.
    Ông NHS nếu quả thật biết đến sự nghiệp nghiên cứu ngôn ngữ của ông CXH thì dù không hiểu nhiều về ngành chuyên môn ấy cũng nên hiểu rằng không phải bỗng dưng một sáng thức dậy, ông CXH nổi hứng đưa ra mấy nhận định như vậy để làm cái mà ông NHS gọi là làm thao tác nói ngược để gây ấn tượng, nhiễu sự khoa học, để lập ngôn, để nói chơi chơi v.v. Những quan điểm của ông CXH trong lĩnh vực ngôn ngữ học không phải bao giờ cũng được toàn giới chuyên môn chia sẻ, đặc biệt quan điểm đang đề cập về chữ Quốc Ngữ của ông CXH lại rất gây tranh cãi, đúng hay sai còn chưa phân giải[1]. Nhưng muốn tranh luận, bổ sung, nghi vấn, bác bỏ, hay ủng hộ, triển khai những quan điểm đó, cần phải hiểu mình đang ở bình diện nào và có thẩm quyền, tư cách gì. (Nếu phải dùng cách lập luận bâng quơ nâng quan điểm của chính ông NHS, chúng tôi có thể nói bâng quơ rằng: Dân chủ không phải là cách mạng văn hoá kiểu Mao Trạch Đông để đám hồng vệ binh chưa đọc thủng mặt chữ có quyền nhét phân vào mồm các vị giáo sư nhiễu sự khoa học, bêu riếu họ giữa công luận, rồi đày họ đi lao cải.) Việc tranh luận với một nhà khoa học ở cấp độ ngoài chuyên môn sâu là có thể trong một chừng mực nhất định, vấn đề là người tranh luận phải ý thức rõ giới hạn thẩm quyến của mình.
    Trong lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ, ông NHS chưa bao giờ có bất cứ một công trình nào để chứng tỏ thẩm quyền và tư cách của mình. Ông không hề là một nhà khoa học. (Nếu phải dùng cách nhận định vu vơ của chính ông NHS, theo kiểu "mà chắc GS cũng chỉ đọc trên báo" thì chúng tôi có thể nói như sau: "mà chắc ông NHS chưa hề qua đào tạo đại học ngành ngôn ngữ". Ông muốn bảo chúng tôi nô lệ mảnh bằng thì xin tùy. Ông cũng cứ việc chỉ ra bao nhiêu danh nhân cổ kim xuất thân tự học và chẳng qua trường lớp gì hết. Chắc chắn ông sẽ lấy Gorki ra mà kết luận rằng cuộc đời mới chính là trường đại học lớn nhất và giá trị nhất của ông, nhưng xin nói là ngày nay, chưa xong đại học thì nên tự biết giới hạn chuyên môn của mình, và không phải cứ là người viết văn thì có thể xông vào bất cứ lĩnh vực nào. Hơn nữa, trừ một vài ngoại lệ thì tiếc thay giới sáng tác văn chương Việt Nam chẳng phải ngẫu nhiên mà bị cái tiếng là vừa không giàu trí tưởng tượng, vừa non kém học vấn và tư duy, khiến độc giả càng ngày càng chán ngán và thất vọng.)
    Nhưng ngay cả trong môi trường văn nghệ của mình, ông NHS cũng chỉ là một nhà thơ chưa bao giờ gây nổi chú ý. Điều này là sự thật, ai cũng có thể kiểm chứng được, chúng tôi đem việc này vào đây cũng là để tham khảo thêm cho việc ông NHS bàn luận về chữ nghĩa ở cuối bài viết của ông. (Nếu phải dùng cách mỉa mai theo kiểu của chính ông NHS thì chúng tôi có thể bảo: ông chỉ là một trong số hàng ngàn người làm thơ na ná nhau mà vinh quang tột đỉnh là được xuất hiện vài giây làm nền trong 45 phút văn nghệ truyền hình với những lời dẫn đon đả của Phạm Tiến Duật, những tâm sự muôn đời của Trần Lê Văn, những bức xúc đúng hẹn của Nguyễn Thụy Kha, những kỷ niệm diêu bông của Hoàng Cầm và những đăm chiêu bóng nhoáng của một số nhà thơ Việt Kiều yêu nước và có chút tiền.) Chỉ có thể trình ra một năng lực hạn chế như vậy, nhưng thái độ mà ông NHS dành cho một giáo sư ngôn ngữ học với thẩm quyền chuyên môn ở mức hàng đầu trong lĩnh vực của mình như ông CXH là thái độ của một kẻ cho mình cái quyền khinh thị và xúc phạm khoa học tới mức chúng tôi phải tự hỏi: ông NHS có còn biết mình là ai không? Đến đây chúng tôi hình dung ra ngay cảnh ông NHS đập bàn phản đối: "Học phiệt!" "Độc quyền tri thức!" Xin thưa, không phải chỉ trong học thuật mà ở mọi lĩnh vực từ chính trị đến thể thao và? giải trí, không phải chỉ ở nước ta mà trên toàn thế giới này, trừ những xứ đang khổ vì chưa thanh toán hết nạn cách mạng văn hoá kiểu Mao, trước hết hãy trình ra cái thẩm quyền của mình trong lĩnh vực mình đang muốn xông vào. Nếu quả thật ông có đủ tư cách chuyên môn để bàn về cái chuyên môn ông đang đụng vào thì việc ông vô danh hay hữu danh sẽ không quan trọng, ông CXH nổi danh nhất nhì thế nào[2] cũng không quan trọng. Truớc nay ông NHS đã âm thầm theo đuổi những công trình nghiên cứu ngôn ngữ mà dư luận không hề biết đến ra sao, xin chỉ ra cho bàn dân thiên hạ đánh giá. Nếu không, ông sẽ không khác mấy bác nông dân được làm đại biểu Quốc Hội VN để tham gia dự thảo chính sách nông nghiệp của quốc gia, hậu quả thế nào chúng ta đã biết. Ông cứ việc phẫn nộ vì thế giới này phân biệt đẳng cấp. Ông cứ việc mơ ước một thế giới bình đẳng hơn, theo quan niệm của ông về sự bình đẳng, nhưng chúng tôi thì yên tâm khi biết rằng, khi có sự phải vào bệnh viện, chúng tôi sẽ được các bác sĩ có thẩm quyền chuyên môn khám chữa chứ không rơi vào tay một nhà thơ, dù nhà thơ đó đã đọc qua sách của Hải Thượng Lãn Ông và xem tài liệu về một vài phương pháp chữa bệnh tiên tiến trên trang web của?Đại sứ quán Hàn Quốc.
    Khoa học, đối với ông NHS, là nhiễu sự, mang màu sắc giật gân, nếu nó đưa ra những kết luận ngược với thực tế. Không cần gì chuyên môn của ngành ngôn ngữ học lý thuyết, chỉ cần đưa ra cái bằng chứng khổng lồ rằng chữ Hán đã thất bại trước chữ Quốc Ngữ, thế là đủ để gạt phắt ông đồ gàn CXH sang một bên. Có thể ông CXH một trăm lần sai lầm, nhưng mỗi sai lầm trong khoa học là một điểm xuất phát cho những thành tựu sau nó, là một gợi ý, là một viễn cảnh, là một giấc mơ, đòi được đối diện với những luận cứ khoa học khác. Chúng tôi tin rằng ông CXH sẽ lấy làm thú vị trước những luận cứ khoa học có thể đánh đổ quan điểm của mình. Nhưng ông NHS không cần một luận cứ khoa học nào. Ông chỉ cần lập luận như sau: a) chữ Quốc Ngữ toàn thắng trong thực tế, chứng tỏ sức sống và sự ưu việt của nó; b) nhân dân Việt Nam vui vẻ chấp nhận chữ Quốc Ngữ, vì nhân dân Việt Nam thông minh, mềm dẻo, và vì chữ Quốc Ngữ có sức sống và sự ưu việt; c) kết luận: chữ Quốc Ngữ là đúng, là một hạnh ngộ của dân tộc ta.
    Chúng tôi có thể nhắc cho ông NHS rất nhiều thứ khác đã và đang toàn thắng trong thực tế tại Việt Nam, được nhân dân Việt Nam chấp nhận nhưng không phải vì chúng ưu việt hay có sức sống, tiếc rằng cũng không phải vì nhân dân Việt Nam thông minh, mềm dẻo, yêu nuớc thiết tha hay gì gì nữa. (Có nhân dân nào không yêu nước mình không? Liệu ông NHS có thể viết một câu như: "Những con cá ấy vui vẻ chấp nhận cái ao này, vì chúng vô cùng yêu nuớc" không?) Mà nhân dân ấy chấp nhận một cách vui vẻ hay buộc phải chấp nhận, đó là một câu chuyện oái oăm hơn khả năng suy đoán của ông NHS rất nhiều. Một chút khiêm tốn tối thiểu, một sự tự ý thức tối thiểu về thẩm quyền bàn luận của mình, ông NHS cũng không có để biết rằng: các sử gia cả trong lẫn ngoài nước chưa đến nỗi thất nghiệp và vô dụng hết cả. Nếu lịch sử được viết, được hiểu, được diễn giải bằng cách suy ra thô thiển như cách của ông thì quả nhiên toàn bộ giới sử gia thành thất nghiệp và vô dụng rồi. Lịch sử không thay đổi được, nhưng chỉ có những đầu óc thiển cận và thủ cựu nhất mới có thể cho rằng, lịch sử đã như vậy, tức đó là chân lý. Vâng, lịch sử cho phép chữ Quốc Ngữ toàn thắng. Rất có thể đấy là một trong những trường hợp mà lịch sử không chơi khăm chúng ta, ai mà dám chắc? Nhưng không có nghĩa là lịch sử luôn luôn xử sự tốt và đáng tin cậy cho lắm. Không có nghĩa thực tế lịch sử là tiêu chuẩn của khoa học. Lịch sử Việt Nam cũng từng cho những thứ khác toàn thắng, nhưng có lẽ chỉ những đầu óc ấu trĩ nhất, hoặc bất lương nhất, mới vin vào đó mà kết luận về chân lý. (Nếu phải dùng cách phán đoán theo kiểu "phải chăng" của chính ông NHS, chúng tôi có thể nói rằng: Đặt trường hợp ngược lại: giả sử chữ Quốc Ngữ đã không toàn thắng, mà thay vào đó chúng ta có mẫu tự bằng chữ vuông trên cơ sở chữ Hán, giả sử lịch sử ủng hộ ông Nguyễn Trường Tộ và ông Cao Xuân Hạo, chưa biết chừng cũng ông NHS này lại đứng ra ca ngợi chữ Hán cũng nên.)
    Vấn đề ở đây không phải chuyện quan điểm nào sai, quan điểm nào đúng. Sẽ còn nhiều sử gia và nhà ngôn ngữ học nghiên cứu, tranh luận về việc này. Như đã nói, quan điểm về chữ Quốc Ngữ của ông CXH rất gây tranh cãi. Vấn đề là sự thô bạo, ấu trĩ, xúc phạm khoa học của ông NHS khi tìm cách chứng minh (!) cho quan điểm của mình. Nếu quan điểm của ông NHS có vô tình mà đúng chăng nữa, mà cách chứng minh nó như vậy thì thật là xấu hổ và vạ lây cho cái đúng. Tưởng cũng không cần nhắc cho ông NHS biết rằng, không thiếu những giá trị tự chúng hoàn toàn tích cực, nhưng chỉ vì được đưa ra, được chứng minh, cổ vũ, tuyên truyền, áp dụng một cách thô bạo, ấu trĩ như ông đã làm, mà chúng trở thành xấu xí, đáng ghét và dần dần bị hủy diệt, khiến những giả giá trị khác được chỗ trống mà tung hoành.
    Chúng tôi hình dung ông NHS trong một khung cảnh khác: ông đã đẩy bao nhiêu kẻ bước lên giàn thiêu, chỉ vì họ, trên cơ sở những nghiên cứu khoa học điên rồ, gàn dở, nhiễu sự, lập dị, chơi chơi, thích lập ngôn, ưa nói ngược, theo mốt của họ, đi đến kết luận ngược với thực tế được thừa nhận cho đến lúc ấy, là trái đất quay quanh cái trục của nó và quay quanh mặt trời?
    ...........................
    Cù Lần
  6. culan

    culan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/10/2002
    Bài viết:
    223
    Đã được thích:
    0
    3. Sự bất lương
    Cũng như sự giả trá, sự bất lương hiện ra trong bài viết của ông NHS không giầu sáng tạo gì. Quanh đi quẩn lại nó cũng chỉ biết chừng ấy thủ thuật, lặp lại chừng ấy thao tác mà những kẻ bất lương đi trước đã thực hiện đến cùn mòn.
    Thao tác ưa thích nhất của ông NHS là quy kết. Quy kết, từ nửa thế kỷ nay ở nuớc ta, là quy kết trên cơ sở những giá trị luôn được dùng trong các khẩu hiệu, trong đó được kẻ chữ to nhất là tinh thần yêu nuớc, tinh thần tự hào dân tộc, lòng biết ơn tổ tiên, ý thức về truyền thống, giống nòi. Chúng được dùng ở bất kỳ chỗ nào, đơn giản vì chúng làm nên cái lập luận tối hậu, cái lập luận chết người, không ai chống cự nổi: phản dân tộc, tức là phản Tổ Quốc, tức là phản nhân dân, tức là *********, tức là phản khoa học, tức là phản nghệ thuật, tức là phản nhân đạo, tức là phản nhân loại, tức là phản?tất tần tật những gì được coi là tốt đẹp. Cái nguyên tắc domino của dây chuyền các giá trị này được dùng ở xứ ta cho mọi lúc, mọi nơi, mọi việc. Người đàn bà ngoại tình, lỡ đi trệch với sự yên ấm của gia đình, cũng có thể nhờ đó mà bị kết án phản khoa học hệt như một nhà khoa học lỡ đi trệch sự yên ấm của nhận thức bị kết án phản đạo đức, và cả hai đương nhiên là phản nhân loại, tức phản nhân dânViệt Nam, tức phản tổ quốc yêu dấu của chúng ta. Vì vậy có lẽ tội nào, kể từ tội ăn vụng trở đi, khi đặt vào nguyên tắc domino, cũng là tội đáng chết.
    Giả sử ông CXH cổ súy cho chữ Tây thì đỡ cho ông NHS nhiều lắm. Từ cổ suý chữ Tây đến vọng ngoại chỉ mất nửa tấc luỡi của kẻ kết tội, từ vọng ngoại đến vong bản thêm nửa tấc nữa, kẻ kết tội chỉ tốn tổng cộng một tấc lưỡi, người bị kết tội thì có thể đi tiêu cả cuộc đời. Nhưng oái oăm thay, ông CXH lại không cổ súy cho chữ Tây. Vì vậy ông NHS phải vất vả hơn một chút. Ông thuật lại rằng "GS Cao Xuân Hạo hơn một lần đã bày tỏ sự tiếc nuối vì dân ta đã bỏ mất thứ Quốc tuý, Quốc hồn là chữ Hán để dùng chữ Quốc ngữ là thứ chữ "khó lòng thích hợp với tiếng Việt và cách tri giác của người Việt đối với tiếng mẹ đẻ của họ". Ông CXH, đương nhiên, đủ tầm vóc văn hoá và sự tinh tế trong cách biểu đạt (điều này không phải là võ đoán của chúng tôi, mà toàn bộ sự nghiệp của ông CXH cho đến nay có thể cho phép nhận xét như vậy) để không bao giờ, dù đánh giá cao chữ Hán thế nào chăng nữa, nói rằng chữ Hán là Quốc hồn, Quốc túy của người Việt Nam. Cách nói vô lối này là của chính ông NHS, nhưng ông ngang nhiên gán nó cho ông CXH, khiến người đọc cả tin có thể tưởng đó là lời ông CXH và dễ mất ngay cảm tình với người bị gán cho những ý ấy. Kiểu gán ghép này đã được thực hành ở xứ ta tới mức thành kỹ năng hoàn hảo, thành bản năng tồn tại. (Ở một thời điểm lịch sử khác, khi phong trào bài tư bản và đế quốc đang rầm rộ, tình đoàn kết với các nuớc XHCN anh em, trong đó tất nhiên có Bắc Triều Tiên, còn nồng nàn, giả sử chúng tôi cũng dùng cách gán ghép của ông NHS mà nói rằng: "Hơn một lần ông NHS bày tỏ sự ngưỡng mộ với Hàn Quốc bằng cách luôn trích dẫn tài liệu tuyên truyền của ĐSQ Hàn Quốc?", thì sinh mệnh của ông NHS đã khác lắm rồi.) Cách trích dẫn ngay sau khi làm cái động tác nguy hiểm ấy cho thấy: ông NHS hoặc không thể hiểu, hoặc không muốn hiểu ông CXH nói gì, hoặc cố tình, một lần nữa, muốn lái người đọc cả tin theo ý mình, bất chấp tổn hại về phía người bị trích dẫn. Trong đoạn trước, ông CXH trình bày chi tiết về việc tiếng Việt có cấu trúc ngữ âm khác các thứ tiếng châu Âu, để rồi viết đến câu: "Từ đó, ta có thể thấy rõ rằng chữ viết ABC, vốn phản ánh cái cấu trúc ấy (cấu trúc ngữ âm của các thứ tiếng châu Âu-NTH), khó lòng thích hợp với tiếngViệt và cách tri giác của người Việt đối với tiếng mẹ đẻ của họ." Chuyện cấu trúc ngữ âm, ông NHS cắt bỏ. Nó không quan trọng gì cho ông cả. Ông không cần quan tâm đến môn ngôn ngữ học lý thuyết. Thế là ông trích như ông muốn, thậm chí có đề số trang, khiến người đọc cả tin càng tin vào độ chính xác của lời trích. Như thế là bất lương.
    Tội vọng Tầu của ông CXH, thế là đã rõ. Đọc thêm những ý khác mà ông NHS gán cho ông CXH: đưa ra thuyết Hán tự để soi sáng, nâng chữ Hán lên hàng đấng cứu thế cho dân tộc ta, người đọc cả tin thật không còn chút cảm tình nào với ông giáo sư ngôn ngữ học được khen chiếu lệ ở phần mở bài nữa. Xin lưu ý một lần nữa, những lời bình thô thiển này là của ông NHS gán cho ông CXH. Mục đích của chúng là quy tội vọng Tầu khinh ta, vâng, tiếc thay tội danh ở ta luôn được xác định bằng các công thức lố bịch, giáo điều, ấu trĩ như vậy. Đề cao cái này lập tức có nghĩa hạ thấp cái kia. Phê phán cái kia lập tức đồng nghĩa với bái vọng cái này. Ở thời điểm cuối những năm bảy mươi, đầu những năm tám mươi, bản án của ông NHS có thể khiến ông CXH phải chịu chung số phận với hàng trăm ngàn người Hoa, vâng, thậm chí cái tên họ Cao của ông CXH cũng có thể là giọt nuớc cuối cùng làm đầy chén đắng lắm! Như thế là bất lương.
    Nhưng vẫn không thể dễ dàng gán cho ông CXH tội sùng Tây, vậy ông NHS phải tìm ra được vài cơ hội khác, tuy vặt vãnh nhưng từ chuyện nhỏ khái quát lên một tội danh lớn luôn là cách công kích hữu hiệu trong tranh luận của chúng ta. Ông viết: "GS Cao Xuân Hạo cho biết ông đã bỏ công ra viết một cuốn sách tiếng Pháp để chứng minh điều ấy (chắc là cho các ông Tây)- , cuốn "Âm vị học tuyến tính", Paris, 1985. Dân ta chắc ít người được đọc công trình ấy nên GS phải nhắc đi nhắc lại những luận điểm của mình trong nhiều bài viết liên tiếp.". Ông Trịnh Hữu Tuệ (talawas, 19.02.2003) đã nói về chi tiết này, chúng tôi chỉ xin phép thêm rằng, lối mỉa mai này không chỉ bộc lộ việc ông NHS không biết gì về cách thức làm việc trong giới nghiên cứu, mà còn cho thấy tầm vóc tỉnh lẻ và trình độ nói mát của ông. Ông NHS chưa bao giờ phải đứng trước sự chọn lựa: viết bằng thứ tiếng nào, đơn giản là ông chỉ có khả năng viết bằng tiếng Việt. Ông chưa bao giờ phải đứng trước thử thách là độc giả nuớc ngoài, đơn giản là ông chưa bao giờ được dịch ra tiếng nước ngoài. Không sao cả. Viết tiếng Việt giỏi và được độc giả Việt trân trọng, như thế là hân hạnh vô cùng rồi. Nhưng chưa từng biết thế nào là những cân nhắc khi phải lựa chọn viết bằng một ngôn ngữ khác, và chưa từng biết sự nghiêm ngặt khi phải đối diện với các đồng nghiệp thế giới bằng một ngôn ngữ khác, mà nói mát như vậy, dễ gây ấn tượng là kẻ vừa bị mặc cảm nho xanh chi phối, vừa tỉnh lẻ mỉa đời, vì đời trót to hơn lòng bàn tay mình. Ông sử gia Lê Thành Khôi có một tác phẩm lớn đặc sắc, quyển "Le Vietnam, Histoire et Civilisation". Nếu phải nghe ai mỉa mai rằng: chắc là cho các ông Tây, hẳn giới nghiên cứu sử Việt Nam ở bất kỳ đâu, sống trong bất kỳ ngôn ngữ gì, không thể tin vào tai mình nữa. Cách nói của ông NHS khi nhắc đến một ông Tây: Phải chăng ông GS CXH và ông Léon Vandermeersch nào đó? cho thấy sự khinh khi rất đáng chú ý. Ông Léon Vandermeersch nào đó? Hãy hình dung, chúng ta thử nói: ông Marx nào đó, ông Lenin nào đó, hay ông Albert Einstein nào đó?Rõ ràng ông NHS không coi Trường Viễn đông bác cổ là cái gì đáng để tâm, và Giám đốc một cơ quan nghiên cứu như vậy lại càng không đáng cho ông lưu ý, mặc dù ông CXH đã thận trọng chú thích rõ điều này. Tất cả sự mỉa mai, khinh khi, mát mẻ dành cho các ông Tây hay một ông Tây nào đó chỉ nhằm cho độc giả cả tin thấy, ngoài cái tội vọng Tầu hiển nhiên thì ông giáo sư CXH còn ngả theo và phục vụ quan điểm của vài người Tây vô danh tiểu tốt như thế nào. Như thế là bất lương.
    Cuối cùng, sự quy kết quan trọng nhất dành cho ông CXH mà ông NHS nhắm tới là:
    ?" Tội vô ơn với di sản dân tộc và các bậc tiền bối: ông CXH, theo lời của ông NHS đã vô ơn với chữ Nôm và những người sáng tạo ra nó, đã oán sang cha ông mình. Ở đây ông NHS thấy cần thiết phải giảng cho ông CXH - như giảng cho một kẻ không biết gì về vốn liếng văn học Việt Nam - biết rõ những điều sơ đẳng nhất, những danh nhân nào, những tác phẩm nào đóng góp vào sự phát triển của chữ Nôm. Phần lập luận của ông CXH về nhược điểm của chữ Nôm, khiến nó thành một cản trở đối với việc áp dụng Hán tự, ông NHS không cần quan tâm. Chỉ biết ông CXH vạch ra nhược điểm của nó, tức vô ơn.
    ?" Tội vô ơn với những người làm nên chữ Quốc ngữ và khuyến khích chữ Quốc ngữ. Ở đây ông NHS lại cũng bỏ công giảng cho ông CXH hiểu rằng chữ Quốc Ngữ là công trình của hàng triệu người Việt Nam yêu nuớc và của các trí thức đáng kính, và tội của ông CXH là tội khinh rẻ hàng triệu nguời ấy, bạc bẽo với những vị trí thức đáng kính ấy.
    ?" Sau hai cái tội ấy, cuối cùng hoá ra ông CXH bị coi là vô ơn với tất cả: vừa đắc tội với chữ Quốc Ngữ, tức chữ theo mẫu tự la tinh, vừa đắc tội với chữ Nôm, tức chữ theo mẫu tự Hán. Đắc tội hết, không có chỗ nào không đắc tội.
    Ông NHS khắc hoạ ông CXH trong các tội danh ấy như một kẻ đang khuyên chúng ta vô ơn với các bậc tiền bối..., cay cú vì sự "đắc dụng" của chữ Quốc Ngữ nên quay sang "đổ tội" cho chữ Nôm..., "tổng xỉ vả" thứ chữ cả nuớc và chính ông đang dùng hàng ngày..., hoài cổ một cách quá đáng..., làm giảm lòng yêu và lòng tự hào về chữ viết, rộng ra là văn hoá của dân tộc, lòng kính trọng với các bậc tiền bối.
    Còn điều gì để thêm vào bản án ấy nữa không?
    Chúng ta đang ở thời nào? Những năm 50, 60, 70, hay 80 của thế kỷ trước?
    4. Sự non yếu trong phân tích chữ nghĩa
    Ở cuối bài, ông NHS bàn sâu vào một số trường hợp cụ thể của chữ nghĩa. Ông khẳng định là không ai phải dùng lại hai chữ trực thăng như ông CXH ví dụ, mà dùng máy bay cất cánh thẳng đứng cũng được. Lời khẳng định này cho thấy: thứ nhất, ông NHS chẳng hiểu gì về điều ông CXH đang nói. Ông CXH nói về một loại máy bay nhất định trong rất nhiều loại máy bay cất cánh thẳng đứng, xin nhắc lại: một loại nhất định, vốn đã quen được gọi là trực thăng, chứ không phải là tất cả. Khái niệm máy bay trực thăng không những chính xác hơn, vì nó chỉ ra đúng một loại nhất định đó, không phải gộp tất cả các máy bay lên thẳng thành một, mà còn cô đọng hơn. Thứ hai, xét việc dùng chữ, người Việt dễ dàng cắt chữ máy bay đi, để nói: một chiếc trực thăng, là ai cũng hiểu, trong khi theo chữ của ông NHS thì không ai có thể nói: một chiếc cất cánh thẳng đứng. Hơn nữa, cũng không ai mất công diễn đạt rườm rà như vậy. Người ta đã dùng gọn là lên thẳng, mà chữ này trở nên thiếu chính xác thế nào, ông CXH đã nói rõ. Câu văn sau đây: "Một chiếc trực thăng đáp xuống sân thượng" là rất dễ hiểu. Ai cũng hiểu đó là loại máy bay gì và hình dung được việc nó đáp xuống một cái sân thượng như thế nào. Như ông NHS đề nghị, câu văn ấy phải viết như sau: "Một chiếc máy bay cất cánh thẳng đứng đáp xuống sân thượng". Nếu ông NHS không nhận ra câu văn này kỳ cục và dễ gây hiểu nhầm như thế nào thì chúng tôi không còn gì để nói nữa.
    Cũng như vậy, với từ "phi công" mà ông CXH đề nghị, ông NHS không thấy từ "phi công" hay hơn, "chặt hơn" từ "người lái" chút nào, ông cho rằng cái từ tiếng Việt còn có lượng thông tin cao hơn, nó chỉ ra rằng cái người mà ta nói đến không "phi", không bay từ ...nóc nhà 10 tầng xuống chẳng hạn, mà anh ta "lái" một cỗ máy bay trên trời. Rõ ràng ông NHS không ý thức được nhu cầu bức thiết trong tiếng Việt là xác lập những khái niệm rõ ràng và chính xác. Nếu phải điền vào một tờ khai, phần nghề nghiệp, thay vì phi công mà ai cũng hiểu, ông NHS viết hai chữ người lái thì còn ai hiểu lái đó là lái gì? Lượng thông tin ở đó cao hơn như thế nào? (Nếu phải dùng kiểu khôi hài không đúng chỗ của ông, chúng tôi có thể hỏi rằng, người lái...lợn chăng?)
    Chữ nghĩa thuộc về nghề nghiệp của ông NHS. Hai ví dụ ấy không phải là những dấu hiệu tích cực, khiến chúng tôi thấy có nhu cầu tin tưởng ở thẩm quyền của ông, ngay cả trong lĩnh vực này.
    5. Lời kết
    Cuối cùng, chúng tôi tự hỏi, ông NHS trong thời gian gần đây "nổi" lên với hai bài: một bài trong đó ông đưa ra bản án với cái gọi là "lớp trưởng giả mới"[3], chủ yếu là giới trẻ, những kẻ bị ông coi là vọng ngoại và khinh rẻ dân tộc, một bài trong đó ông đưa ra bản án với cái gọi là "trí thức nhiễu sự", bị ông coi là hoài cổ vô lối, là những ông đồ gàn, nhưng cũng khinh rẻ tổ tiên không kém. Có phần tử nào trong xã hội ngày nay của chúng ta, theo đánh giá của ông, không mắc tội khinh rẻ tổ tiên dân tộc gì đó không, thưa ông? Hay chỉ có mình ông đang đóng cả vai Ban Văn Hoá Tư Tưởng Quốc Gia và vai Ủy Ban Bảo Vệ Dân Tộc, tiến hành không mỏi mệt những cuộc tiễu phạt? Chúng tôi rất mong những cuộc tiễu phạt này sớm được làm xong để mọi người lại có thể hoàn hồn, trở lại với công việc chuyên môn của mình. Tai họa đã đến lúc nên chấm dứt.
    © 2003 talawas
    --------------------------------------------------------------------------------
    [1] Xem thêm bài viết của các tác giả Quốc Việt, [ talawas 26/2/2003 ] và Lê Hoàng, [ talawas, 14/3/2003 ].
    [2] Theo nhận xét của Lê Thạch Linh, [ talawas 16/2/2003 ]
    [3]Xem "Lớp trưởng giả mới và những tín điều văn chương", Văn Nghệ Quân Đội 12/2002, [ talawas 13/12/2002 ]


    ...........................
    Cù Lần
  7. culan

    culan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/10/2002
    Bài viết:
    223
    Đã được thích:
    0
    Văn Ngọc
    Chữ quốc ngữ và vốn từ Hán Việt
    Cũng nhờ nghe ghé được cuộc tranh luận trên trạm talawas.org về vấn đề chữ quốc ngữ và vấn đề dịch thuật, mà tôi nảy ra cái ý định viết bài báo này.
    Vấn đề mà tôi muốn nêu lên, mặc dầu không phải là đối tượng trực tiếp của cuộc tranh luận, song cũng gắn liền với nó.
    Thiết tưởng nhắc lại sơ qua nội dung của cuộc tranh luận này cũng là điều cần thiết.
    Trước hết, là vấn đề đánh giá cái lợi, cái hại của chữ quốc ngữ so với chữ Hán. (Thú thực, là tôi cũng không hiểu tại sao ông Cao Xuân Hạo lại còn đặt ra vấn đề này làm gì ở cái thời buổi này nữa? Người ta không khỏi nghĩ đến những đợt tranh cãi kéo dài trước đây trên non một thế kỷ cũng trên vấn đề này, từ khi chữ Quốc ngữ ra đời: thời còn mồ ma tờ Nam Phong tạp chí, với Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh một bên, bên kia là những người trong phong trào Ðông Kinh Nghĩa Thục, và những người như Nguyễn Văn Ngọc, Dương Quảng Hàm, v.v.; rồi đến thời ông Nguyễn Văn Trung với một số trí thức ở Sài Gòn những năm 70, rồi đến các nhà Hán học ở hải ngoại như ông Vũ Thế Ngọc, v.v.).
    Bài tranh luận của ông Nguyền Hoàng Sơn trên talawas đã phản bác hầu hết các luận điểm của ông Cao Xuân Hạo, theo cách nhìn của ông. Tôi chỉ xin tóm tắt lại ở đây những nét chính của những luận điểm của ông Cao Xuân Hạo, chủ yếu thể hiện qua tác phẩm Tiếng Việt, văn Việt, người Việt, NXB Trẻ 2001 và bản Báo cáo đọc tại Hội nghị " Chữ Quốc ngữ và sự phát triển của văn hoá Việt Nam ", trường Ðại học Tổng hợp TP HCM, 1995):
    ?" Ông Cao Xuân Hạo đề cao chữ Hán, coi nó như là ngôn ngữ viết tượng hình hoàn chỉnh nhất (CXH, Mấy nhận xét về chữ Quốc ngữ).
    ?" Ông cho rằng chữ quốc ngữ, sử dụng mẫu tự La Tinh không thích hợp với tiếng Việt và chỉ là một thứ chữ ghi âm thuần tuý, kém xa chữ Hán về đủ mọi mặt, kể cả về mặt thẩm mỹ (CXH, Mấy nhận xét về chữ Quốc ngữ).
    ?" Ông chủ trương bó buộc học sinh phải học chữ Hán ngay từ trung học (CXH, Chữ Tây và chữ Hán, thứ chữ nào hơn?).
    ?" Ông chống lại mọi ý đồ cải cách chữ quốc ngữ, và cũng không đưa ra một đề nghị cụ thể nào để cải thiện nó, ngoại trừ một ý kiến duy nhất trên vấn đề xử lý các tên và từ ngữ tiếng nước ngoài (CXH, Mấy nhận xét về chữ Quốc ngữ).
    Ông Nguyễn Hoàng Sơn đã phản bác một cách kịch liệt những luận điểm này. Trên những nét chính, ông Sơn có lý. Tuy nhiên, vô tình hay cố ý, ông đã diễn dịch sai một ý của ông Cao Xuân Hạo: ông Cao Xuân Hạo không bao giờ nói "Dùng chữ quốc ngữ là một tai họa" (như cái tựa bài viết của ông Nguyễn Hoàng Sơn), mà ông chỉ nói: "Bỏ chữ Hán và chữ Nôm là một tai họa" (trong bài Mấy nhận xét về chữ quốc ngữ). Ngoài ra, khi ông đưa ra ý kiến trên vấn đề "bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt" thì ông lại tỏ ra không được "dứt khoát" cho lắm, thậm chí hãy còn "bảo thủ": ông chủ trương "hạn chế" việc sử dụng từ Hán Việt trong tiếng Việt, đặc biệt trong ngôn ngữ viết.
    Vấn đề tuy đã cũ, nhưng theo tôi vẫn còn nguyên tính thời sự của nó, và ở thời điểm giao lưu văn hoá toàn cầu ngày hôm nay, nó có một tầm quan trọng đặc biệt và cần có một cái nhìn mới: chúng ta cần biết vì sao, và dựa trên cơ sở nào chúng ta có thể sử dụng toàn bộ từ Hán Việt đã có, cũng như toàn bộ từ Hán trong từ điển của người Trung Hoa ngày nay, và nói rộng ra, bất kể từ nào cần thiết và thích hợp của tiếng nước ngoài, từ Ðông sang Tây, để làm giàu cho tiếng Việt.
    Còn về vấn đề dịch thuật, đặc biệt qua những bài viết của Phạm Thị Hoài, Thảo Hảo và Nguyễn, v.v. phê bình bản dịch cuốn Mĩ học của Hegel do ông Phan Ngọc dịch ra tiếng Việt, nhiều điều bổ ích khác liên quan đến vấn đề vốn liếng từ ngữ của tiếng Việt, cũng đã được nêu lên.
    Sự thất bại của ông Phan Ngọc trong việc dịch cuốn Mĩ học, ngoài vấn đề thiếu hiểu biết về ngoại ngữ và tài năng dịch ra, còn cho thấy khả năng và giới hạn của tiếng Việt hiện đại trong các lãnh vực tư tưởng : triết học, khoa học, văn học, nghệ thuật, v.v.
    Vấn đề này thật ra cũng đã được nhiều học giả nêu lên ngay từ thời chữ quốc ngữ mới được sử dụng một cách phổ cập ở nước ta. Mặc dầu ở đây, trong trường hợp bản dịch cuốn Mĩ học của Hegel, ông Phan Ngọc dịch không đạt, không phải vì ông thiếu chữ, nhất là chữ nho! Và có lẽ cũng không phải là ông thiếu hiểu biết về triết học, mà chủ yếu vì ông không nắm vững ngôn ngữ triết học tiếng Ðức của Hegel. Lý do thứ hai, là vì trong suốt cả chục năm trời làm việc trên bản dịch đó, có lẽ ông đã không có điều kiện để bàn bạc, tranh cãi với ai về công việc của mình. Phải chăng ông đã không có được một cái không khí học thuật thuận lợi để trao đổi với các bạn đồng nghiệp, hoặc với các triết gia ở trong và ngoài nước?
    Chung quy, cả hai vấn đề được nêu lên để tranh cãi trên trạm talawas đều có một mẫu số chung, là mối quan tâm về vấn đề chữ viết của người Việt, và cùng đặt ra một vấn đề là: làm sao cho chữ quốc ngữ ngày càng phong phú, linh hoạt, ngày càng có thêm khả năng diễn đạt những ý tưởng, khái niệm, trong mọi lãnh vực?
    Một trong những khía cạnh cụ thể của vấn đề, theo tôi là: làm thế nào để cho tiếng Việt ngày càng giàu có thêm về mặt từ vựng? Ðồng thời, một câu hỏi khác cũng cần được trả lời cho dứt khoát: người Việt ngày nay có cần phải quay trở lại học chữ Hán như một số người chủ trương không?
    Thật ra, câu trả lời đã có sẵn trong thực tế sử dụng tiếng Việt từ hơn một thế kỷ nay.
    Chữ viết của người Việt ngày nay, tức chữ quốc ngữ, là một thứ chữ ghi âm tiếng nói của người Việt bằng các mẫu tự La Tinh. Nó có cái ưu điểm trên chữ Hán là có thể phiên âm được một cách khá chính xác những từ tiếng nước ngoài. Chữ Hán về mặt hình thanh hoàn toàn là bất tiện trên phương diện này. Chỉ cần nêu thí dụ những danh từ riêng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga... phiên âm ra tiếng Hán Việt, như: Hoa Thịnh Ðốn, Nã Phá Luân, Mạc Tư Khoa, Thành Cát Tư Hãn, v.v.!
    Người đọc được chữ quốc ngữ, thì cũng có thể "đọc" được, hoặc ít ra nhận dạng được, những danh từ tiếng nước ngoài sử dụng bảng chữ cái La tinh. Do đó, để nguyên các danh từ riêng tiếng nước ngoài, không phiên âm ra tiếng Việt, là một giải pháp hoàn toàn hợp lý. Nếu cần thì phiên âm trong dấu ngoặc đơn (làm như vậy sẽ có tác dụng khuyến khích người ta làm quen với tiếng nước ngoài!). Chẳng hạn như: từ Indonesia (tiếng Anh), hoặc Indonésie (tiếng Pháp), nên để nguyên như vậy, không nên phiên âm ra thành Inh-đô-nê-di-a, hay Anh-đô-nê-di-a làm gì, trừ ra khi cần phiên âm để dạy học trò học tiếng nước ngoài!
    Chữ quốc ngữ ra đời từ đầu thế kỷ 17. Ðiều đáng tiếc, là trong hơn 200 năm, từ đầu thế kỷ 17 cho đến giữa thế kỷ 19, nó đã chỉ được thực sự sử dụng và phát triển một cách rất giới hạn trong cộng đồng giáo dân và các nhà truyền giáo đạo Ki-tô mà thôi, nghĩa là trong một phạm vi rất nhỏ hẹp của nhân dân Việt Nam. Các vua chúa, quan lại, sĩ phu có nho học hoàn toàn thờ ơ với thứ chữ này. Mà ở vào cái thời đó, cũng chỉ có những thành phần trí thức của xã hội mới biết chữ Nôm và chữ Hán mà thôi. Dân chúng bình thường ở thành thị cũng như ở thôn quê đâu có được học mấy! Do đó phần lớn là mù chữ. Văn học dân gian từ bao đời cũng vẫn chỉ là truyền khẩu, chứ đâu làm gì có chữ để ghi lại?
    Trong suốt thời kỳ hơn hai trăm năm này và trước đó, trong cả ngàn năm, văn tự hành chính và học chính vẫn là chữ Hán, trừ một thời gian ngắn ngủi chữ Nôm đã được triều Tây Sơn sử dụng trên các văn bản chính thức.
    Chữ quốc ngữ chỉ thực sự có cơ hội phát triển bắt đầu từ cuối thế kỷ 19 trở đi, khi chính quyền bảo hộ Pháp nhìn nhận thấy ở nó một công cụ thuận tiện cho việc cai trị của họ, và về phía giáo hội Ki-tô giáo cũng thấy đó là một công cụ truyền giáo đắc lực, hơn nữa nó còn là một cách che chở cho giáo dân khỏi bị tiêm nhiễm bởi những ảnh hưởng chính trị và văn hoá của những tác phẩm viết bằng chữ Hán đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, hay từ các nhà Nho Việt Nam.
    Do đó, ngay từ khi chiếm được Nam kỳ, nhà cầm quyền Pháp đã quyết định bác bỏ chữ nho và áp đặt việc sử dụng chữ quốc ngữ, bắt đầu là trong các văn kiện chính thức, sau đó là trong các trường học (Nghị định ngày 22-2-1869, và Nghị định ngày 6-4-1878, được ghi lại trong tập Recueil de la Législation et Règlementation de la Cochinchine, 1880) (Nguyễn Văn Trung, Chữ, Văn Quốc Ngữ, thời kỳ đầu Pháp thuộc, NXB Nam Sơn, Sài Gòn, 1-1975).
    Tờ Gia Ðịnh báo, do Huỳnh Tịnh Của (Paulus Của) sáng lập năm 1865, đến năm 1869 được trở thành tờ "công báo" đầu tiên in bằng chữ quốc ngữ cũng là do nhà cầm quyền Pháp chủ trương và đỡ đầu.
    Ở Bắc kỳ, việc sử dụng chữ quốc ngữ có hơi chậm trễ hơn: cho tới năm 1910, tình hình bỏ hẳn chữ nho vẫn còn chưa ngã ngũ. Thông tư ngày 1-6-1910 của " Quyền Thống sứ Bắc kỳ gửi Công sứ các tỉnh Bắc kỳ, Ðốc lý Hà Nội, Hải Phòng và các Tư lệnh Khu quân sự", có đoạn viết như sau: " [...] Không có vấn đề bỏ chữ nho và thay thế bằng chữ quốc ngữ. Mọi ghi âm tiếng An-nam, nhất là tiếng Hán-Việt vẫn luôn luôn phải làm và dễ gây lẫn lộn. Số âm tiếng An-nam hay Hán-Việt rất hạn chế, một âm đôi khi chỉ thị nhiều tiếng (từ) và ý tưởng khác nhau và luôn luôn rất khó phân biệt nếu không dùng chữ nho. Hễ khi nào muốn cho những bản văn có một lối viết chắc chắn một chút, hoặc để diễn tả những ý tưởng trừu tượng, tổng quát, chữ quốc ngữ, trong tình trạng hiện thời vẫn còn thiếu sót..." (Nguyễn Văn Trung, sđd).
    Năm 1902, chính phủ Pháp triệu tập một Hội nghị quốc tế khảo cứu về Viễn Ðông tại Hà Nội. Một tiểu ban chữ viết ghi âm gồm 9 người đã được thành lập để bàn cãi về việc cải cách chữ quốc ngữ: Cheon, Babonneau, L.m. Cadière, Dumortier, Finot, Gereni, Hoàng Trọng Phu, Pelliot, Simonier. Nhưng đề nghị cải cách đã không được chấp nhận vì nhiều lý do, nhất là vì những hậu quả gây nên trong thực tế. Linh mục Cadière ở trong tiểu ban, cũng không đồng ý với dự án cải cách này, và nêu lên 6 điểm chống đối:
    Không thể loại bỏ những khó khăn gắn liền với lối ghi âm tiếng Việt, mọi hệ thống ghi âm đều không thể hoàn toàn.
    Không thể gán cho chữ quốc ngữ những khuyết điểm gắn liền với chính bản thân tiếng Việt.
    Hệ thống ghi âm do tiểu ban đề nghị loại bỏ một số khó khăn, trái lại gây ra những khó khăn khác.
    Việc sửa đổi chữ quốc ngữ sẽ làm cho một số lớn sách không thể đọc được như những tự điển của Tabert Genibrel, giáo trình và tuyển tập văn của Cheon.
    Một số đông người Việt không biết chữ nho, và chỉ biết chữ quốc ngữ, trở thành mù chữ.
    Cả một loạt dụng cụ nhà in sẽ trở thành vô dụng.
    ...........................
    Cù Lần
  8. culan

    culan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/10/2002
    Bài viết:
    223
    Đã được thích:
    0
    Dự án cải cách chữ quốc ngữ đến năm 1910 không còn ai hưởng ứng nữa, coi như bị bỏ hẳn. (Nguyễn Văn Trung, sđd)
    Ðiều đáng chú ý là, sau 200 năm phát triển một cách rất chậm chạp trong phạm vi sinh hoạt tôn giáo giữa giáo dân Ki-tô giáo (chủ yếu ở nông thôn) và các nhà truyền giáo, chữ quốc ngữ đã " vượt ngưỡng cửa của nhà thờ mà đột nhập vào xã hội Việt Nam " (Thanh Lãng, Bảng lược đồ văn học Việt Nam, NXB Trình Bày, Sài Gòn 1967).
    Tiếng Việt chuyển mình, không phải chỉ nhờ ở lớp nhà văn chữ quốc ngữ đầu tiên, như : Petrus Ký, Paulus Của, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, v.v., với những tờ báo như: Gia Ðịnh báo (1865), Ðăng Cổ Tùng Báo (1907), Ðông Dương Tạp Chí (1913), Trung Bắc Tân Văn (1915), Nam Phong (1917), hoặc những tổ chức được nhà nước bảo hộ lập ra, như: Hội Khai Trí Tiến Ðức (1919), mà còn nhờ ở một cuộc vận động quần chúng sâu rộng hơn, chủ trương bỏ cái học từ chương khoa cử bằng chữ Hán, và học chữ quốc ngữ để mở mang dân trí, truyền bá những tư tưởng mới của Âu Mỹ. Cuộc vận động này đã được tiến hành bởi những phong trào yêu nước như : phong trào Duy Tân (1903), Ðông Kinh Nghĩa Thục (1907), v.v.
    Sau này, tiếng Việt, nói chung, kể cả ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói, đều đã biến chuyển nhanh chóng và đã tiến những bước khổng lồ, trải qua các thời kỳ đặc biệt quan trọng của văn học Việt Nam, từ phong trào Thơ Mới, Tự Lực Văn Ðoàn, đến văn học tiền Cách mạng, văn học Kháng chiến, văn học thời Chiến tranh chống Mỹ, thời sau 75, rồi cuối cùng, văn học thời Ðổi mới.
    Quá trình phát triển đó của tiếng Việt qua thực tiễn của lịch sử, của đời sống xã hội và của văn học, cung cấp cho ta một số dữ kiện quý báu.
    Trước hết, về mặt vốn liếng từ vựng, không thể nào phủ nhận được rằng ngôn ngữ viết của tiếng Việt ngày nay đã giàu có hơn nhiều so với thời kỳ chữ quốc ngữ mới ra đời, cách đây gần bốn thế kỷ, khi Alexandre de Rhodes viết Phép giảng 8 ngày, hay so với văn viết trong Gia định báo, Ðông Cổ Tùng Báo, cách đây trên 100 năm.
    Văn viết của từng thời kỳ so với thời kỳ trước nó có những thay đổi đáng kể: văn của thời kỳ Tự Lực Văn Ðoàn khác xa so với văn của thời kỳ Nam Phong tạp chí, cũng như văn của thời kỳ "đổi mới" khác xa với văn của thời kỳ "bao cấp". Chỉ riêng sự giàu có thêm về mặt từ ngữ, cũng có những nguyên nhân lịch sử và xã hội của nó.
    Chẳng hạn như đợt du nhập đầu tiên những từ Hán Việt mới về chính trị, văn hoá, tư tưởng vào Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ 20, do nhóm Ðông Kinh Nghĩa Thục chủ xướng, qua những trước tác và phiên dịch sách Âu Mỹ - được gọi là Tân Thư - do nhóm Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi thực hiện ở Trung Quốc. Những từ như : dân tộc, dân chủ, dân quyền, tự do, bình đẳng, văn minh, học thuyết, chủ nghĩa, vật lý học, hoá học, điện cơ, v.v. bắt đầu xuất hiện trên văn đàn báo chí nước ta từ đó. Phạm Quỳnh và nhóm Nam Phong, sau khi Ðông Kinh Nghĩa Thục bị cấm, đã tiếp tục việc này và còn sử dụng thêm một số từ chữ Hán do Nhật Bản phiên dịch. Ngoài ra, nhóm Nam Phong còn phiên dịch ra tiếng Hán Việt nhiều từ không có trong Tân Thư, nhưng họ đã đưa ra nhiều từ quá ư cầu kỳ, khó hiểu, nên ở mỗi cuối trang cứ phải để một danh sách ngữ vựng giải thích bằng tiếng Việt và tiếng Pháp, lại thêm sử dụng ngữ pháp và từ ngữ tiếng Việt một cách khá vụng về, nên sau này đã bị loại bỏ. Trong phần "ngữ vựng" của bài "Bàn về chiến tranh" của Phạm Quỳnh (Nam Phong số 17, tháng 11-1918), có những từ như: diên-mạn (=kéo dài ra), phó-nạn (=chạy lại giúp việc hoạn nạn), lũ chiến-lũ thắng (=đánh bao nhiêu lần là được bấy nhiêu lần), liễu-kết (=kết cục xong mọi việc), châu-tuần (=năng đi năng lại nơi nào để mong cầu sự gì, chầu chực những chốn danh lợi). (theo Mai Ngọc Liệu, Tiếng Việt trong 25 năm đầu thế kỷ 20, NXB Nam Sơn, 1975).
    Tháng 10-1918, qua một bức thư ngỏ, ông Nguyễn Hảo Vĩnh, một độc giả ở Nam kỳ, đả kích sự lạm dụng danh từ Hán Việt trên tạp chí Nam Phong. Nhóm này cho đăng nguyên văn bức thư, sau đó đã phản công kịch liệt, và viện những lý lẽ như sau: "...Người Việt Nam lấy chữ Nho làm văn tự...đã hầu thành riêng của mình rồi [...] Chữ Nho có hại gì cho chữ Quốc ngữ ? ", và khuyên độc giả : " nếu không hiểu những chữ " chệt " trong Nam Phong, thời hãy đọc cho thuộc những tờ tự vựng ở dưới, thời sẽ hiểu...".
    Nói tóm lại, Phạm Quỳnh và nhóm Nam Phong chủ trương đề cao chữ Hán, suy tôn Nho học và khinh rẻ ngôn ngữ nôm na. Quan điểm này đã gặp một sự phản kháng mạnh mẽ ở những người như Nguyễn Văn Ngọc, Dương Quảng Hàm, lúc ấy còn là sinh viên.
    Bài góp ý của ông Nguyễn Văn Ngọc đăng trên tạp chí Nam Phong cũng vào lúc đó, có đoạn viết như sau : "...Tiếng nói là ở như sự cần dùng của nhiều người mà lập thành, chớ không phải ở như các cụ thánh-nhân đời xưa hay các ông thánh-nhân đời nay đặt ra được. Vả chăng trước khi sinh ra tiếng tất cả có tư tưởng (khái niệm) : Tư tưởng hay đồ vật sinh ra tiếng . Tiếng chỉ là cái hình ngoài để bọc cái hồn tư-tưởng ở trong thôi. Vậy cái gì trong tâm trí đã có nghĩ qua mà muốn diễn ra ngoài thì tất phải mượn một tiếng gì để nêu dệt ra cho thiên hạ người ta biết. Mà khi tiếng đã nêu dệt rõ ràng được tư tưởng rồi, ai ai cũng công nhận cả, thì khó lòng mà phá hoại đi được, khó lòng mà bảo nhất-đán bỏ cũ thay mới được.[...] Tiếng nói không phải là một đồ vật riêng cho một bọn làm văn thôi : tiếng nói là chung cho cả nhân-dân trong một nước...".
    Ông Dương Quảng Hàm, lúc đó còn là sinh viên, cũng đã đưa ra nhiều ý kiến xác đáng về vấn đề mượn tiếng nước ngoài, đặc biệt là chữ nho : "Những tiếng (từ) về khoa học, triết học, kỹ nghệ, ta nên mượn chữ nho mà dịch - trừ những tiếng mới của bàn-dân đặt ra (như : tàu bay, tàu ngầm, xe hơi, xe đạp, v.v.) và những tiếng của bàn -dân dùng quen (như sà-phòng, dầu xăng, xe ô tô, bông tàu, sà-lan, v.v.) bây giờ nói quen đã thành tiếng ta rồi...không cần phải lấy chữ nho mà dịch nữa ". Trong văn chương, ông chủ trương: "...những tiếng về văn chương, chỉ các ý tưởng ta thường nghĩ tới nên tiếng ta đã có nhiều. Vậy nhiều tiếng chữ nho có mà tiếng ta cũng có, vừa hay, vừa đúng bằng chữ nho, thời khi nói chuyện, lúc viết văn, nên hết sức dùng tiếng ta mà đừng dùng tiếng chữ nho...vì tội gì tiếng nước mình có lại không dùng, mà dùng thế, chắc có nhiều người hiểu hơn... Tôi không dám bảo bỏ hết chữ nho không nên dùng... Có điều tiếng nào nên dùng chữ nho hay không là tự các ông nói chuyện, viết văn kén chọn và định liệu.". Về vấn đề ngữ pháp của tiếng Việt, ngay từ thời đó, ông Dương Quảng Hàm đã có những nhận xét sâu sắc và những ý tưởng mới mẻ: "Lạ thay cho nước mình! Có tiếng nói mà không hề ai học tiếng, không đâu dạy cách dùng tiếng, không sách nào nói đến nghĩa tiếng cùng mẹo đặt câu. Ðiều đó là tự xưa nay ta học chữ nho, thi cử, thơ từ, sách vở đều dùng chữ nho, khinh rẻ tiếng nôm. Hoạ có người làm thơ văn nôm được hay...là nhờ lúc cao hứng, tài thiên bẩm, chớ chưa từng ai nghiên cứu, học hành tiếng An-nam cả..." (Mai Ngọc Liệu, sđd).
    Xem như vậy, sự vay mượn những từ gốc Hán là do tiếng Việt thiếu từ để chỉ định những khái niệm trừu tượng, nói chung. Nó không phải là một sự gì có tính chất cưỡng ép, giả tạo, như nhóm Nam Phong đã làm và đã thất bại một phần nào. Thật ra, đó chỉ là một phản ứng, một việc làm tự nhiên, tự nhiên như ông cha ta đã từng làm khi tạo ra chữ Nôm, hoặc khi sáng tác ra những tác phẩm trong đó có nhiều từ gốc Hán, và điển cố Hán: Truyện Kiều của Nguyễn Du, bản Nôm Chinh Phụ Ngâm của Ðoàn Thị Ðiểm, và những truyện Nôm như : Lục Vân Tiên, Nhị Ðộ Mai, Phan Trần, v.v., là những thí dụ điển hình. Số từ gốc Hán trong Truyện Kiều không biết chính xác là bao nhiêu, nhưng chắc cũng phải đến ít nhất 70% ! Vậy mà không thấy ai chê là cụ Nguyễn Du đã sử dụng quá nhiều từ gốc Hán!
    Tất cả vấn đề là sử dụng làm sao cho hợp lý và cho nghe lọt lỗ tai. Tất cả "nghệ thuật" là ở chỗ đó!
    Trong một thời gian dài hàng hơn một chục thế kỷ, văn học nước ta đã sử dụng chữ Hán làm ngôn ngữ diễn đạt. Cái ngôn ngữ tượng hình đó không chỉ chuyên chở những khái niệm mà còn chuyên chở cả một nền văn hoá lâu đời, và cả một ý thức hệ phong kiến. Ðiều đó là một thực tế lịch sử. Ngôn ngữ viết của tiếng Việt hiện nay có khoảng 30% từ thuần Việt và 70% từ gốc Hán, gọi là từ Hán Việt. Những từ này nguyên là từ Hán, được người Việt sử dụng từ những thời xa xưa - với cách phát âm thoạt tiên là của thời Tần-Hán (đầu thế kỷ 2 tr. C.N., khi Giao Châu bị biến thành quận huyện nhà Hán), rồi đến thời Ðường-Tống, trải qua thời gian hơn một ngàn năm nước ta được độc lập, cách phát âm đó đã trở thành cách phát âm Hán Việt ngày nay. Nhưng ngay cả những từ, mà chúng ta tưởng là từ thuần Việt, như: cờ (kỳ), chìm (trầm), dễ (dị), bia (bi), tim (tâm), buồm, buồng, ghế, tuổi, v.v., thật ra cũng là những từ Hán Việt phát âm theo âm Hán cổ thời Tần Hán. Sau này đến đời nhà Ðường, nhà Tống, âm Hán cổ đó đã bị mất hẳn đi trong cách phát âm của người Hán, nhưng ở Giao Châu người Việt vẫn còn giữ được số âm cổ đó trong tiếng nói của mình. Ngược lại, từ những từ đơn Hán Việt, người Việt lại sáng tạo ra được những từ kép riêng của mình, không có trong tiếng Hán, như : ám ảnh, sinh tử, ngoại ô, linh mục, chung cư, truyền hình, đồng hồ, liệu hồn, v.v. (Vũ Thế Ngọc, Chữ Hán và tiếng Hán Việt, NXB EastWest Institute, 1989).
    ...........................
    Cù Lần
  9. culan

    culan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/10/2002
    Bài viết:
    223
    Đã được thích:
    0
    Ðiều đáng chú ý, là trong cả ngàn năm, mặc dầu trí thức nước ta sử dụng chữ Hán một cách thuần thục, như hệt những người Trung Hoa, thậm chí có người đã từng làm tới chức đại phu, tể tướng ở bên Trung Quốc, và nước ta đã từng có tới hai " lưỡng quốc trạng nguyên ", song đại đa số nhân dân ta mà đại bộ phận sống ở nông thôn, do không được học hành nhiều, cho nên cũng ít biết cái thứ chữ ấy. Có lẽ cũng nhờ đó mà văn hoá của ta vẫn khác xa với văn hoá Trung Quốc?
    Ðó cũng là một thực tế lịch sử, và quy luật chung về ảnh hưởng của nền văn hoá, và ngôn ngữ của kẻ đô hộ lên nền văn hoá và ngôn ngữ của kẻ bị đô hộ, thường vẫn là như thế.
    Tiếng Pháp, chẳng hạn, là một thí dụ rất điển hình. Ðó là một thứ tiếng có nguồn gốc La-tinh, cũng như tiếng ý, tiếng Tây Ban Nha, Bồ Ðào Nha, Roumain, v.v. Ngay từ năm 50 trước C.N., khi Cesar chiếm được lãnh thổ của người Gaulois (tổ tiên của người Pháp), thì người dân ở đây bắt đầu phải nói tiếng La-tinh. Cái ngôn ngữ nói được truyền bá ở đất Gaule lúc bấy giờ không phải là tiếng La-tinh chuẩn mực, mà là tiếng nói thông dụng, dung tục, của lính tráng và của những người lái buôn La Mã. Ðối với người Gaulois, đó là một thứ tiếng ngoại quốc mà họ nghe không rõ, chữ được chữ chăng, do đó khi họ nói, cách phát âm cũng không đúng hẳn. Kịp đến khi người Francs tràn xuống chiếm đóng đất Gaule, ngôn ngữ này lại bị bóp méo đi một lần nữa, để trở thành tiếng "roman". Từ tiếng này sinh ra tiếng Pháp cổ. Tiếng Pháp hiện đại chỉ thành hình bắt đầu từ thế kỷ 17. Trong văn học Pháp, ở những thế kỷ trước Descartes (1596-1650), người ta vẫn cho rằng chỉ có chữ La-tinh mới diễn đạt được hết và một cách sáng sủa những tư tưởng cao siêu của con người. Bản thân Montaigne cũng đã được giáo dục trong tinh thần ấy! Kịp đến khi Descartes tước bỏ hết tất cả những gì rườm rà không cần thiết trong ngôn ngữ viết thời bấy giờ, để viết cuốn Discours de la Méthode (Phương pháp luận) nổi tiếng!
    Ngày nay, vấn đề sử dụng chữ Hán để làm giàu cho tiếng Việt đặt ra cho chúng ta cũng hơi khác trước đây 100 năm. Cái tâm lý "trọng Nho khinh Nôm" của các cụ ta xưa, nay cũng không còn mấy dấu tích nữa, trừ ở một số học giả hiếm hoi, cũng như cái tâm lý "bài ngoại" ở nơi những người chủ trương "bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt" một cách quá đáng.
    Vấn đề đặt ra cho chúng ta ngày nay, một cách cụ thể, là làm sao ngày càng làm giàu thêm được tiếng Việt, để đáp ứng nhu cầu biểu đạt những khái niệm trừu tượng trong các lãnh vực triết học và khoa học. Sự phát triển của các ngành công nghệ mới, đẻ ra những khái niệm mới, lại càng đòi hỏi phải có những từ mới, chính xác, ngắn gọn và "nghe lọt tai".
    Vậy, chúng ta có cần phải quay trở lại học chữ Hán "ngay từ những lớp trung học" không, như ông Cao Xuân Hạo đề nghị? Tôi xin để các nhà chuyên môn trả lời câu hỏi này. Riêng tôi, nghĩ rằng không. Nếu bỏ công sức học chữ Hán trong vòng ít nhất năm mười năm để nhận dạng được những mặt chữ tượng hình, và để quán triệt hết ý nghiã của mỗi chữ, thì tôi nghĩ rằng ở thời buổi này còn có nhiều chuyện khác cần thiết hơn và cần đổ hơi sức vào để học hỏi hơn!
    Nếu chỉ cần hiểu hết ý nghĩa thâm sâu của mỗi từ Hán Việt, thậm chí học thuộc lòng những nghĩa đó, thì mỗi người Việt Nam, từ cậu học trò trung học đến nhà trí thức, chỉ cần có trong tay một hai cuốn từ điển thật tốt để tra cứu là đủ. Cùng lắm, thì người viết sách, viết báo phải chịu khó chú thích thôi, miễn là đừng làm quá mức cần thiết như một vài người trong nhóm Nam Phong đã làm ngày trước, là được rồi!
    Mặc dầu vậy, tôi vẫn thấy sự cần thiết phải có một đội ngũ chuyên môn đi sâu vào việc nghiên cứu các vấn đề chữ Hán, chữ Nôm và vấn đề khai thác vốn từ Hán Việt, đặc biệt là cần có những bộ từ điển hoàn bị, không những từ điển Hán-Việt, Trung-Việt, Hán-Nôm-Việt, mà trước hết là những từ điển tiếng Việt chuẩn xác, đầy đủ, và được biên soạn một cách khoa học, ghi rõ xuất xứ và thời điểm ra đời của từng từ, từng khái niệm, từng thành ngữ, v.v. Ngoài ra, cũng cần bổ sung, và xem lại chất lượng của toàn bộ các cuốn từ điển hiện hành: Anh -Việt, Pháp -Việt, Đức-Việt, v.v.
    Viết, hay đọc sách triết học và khoa học bằng tiếng Việt, hay bằng thứ tiếng nào đi nữa, cũng đều cần đến từ điển. Cũng như đọc Kiều, hay đọc các truyện Nôm, cần có những chú thích về từ ngữ và điển cố. Thời buổi này, trừ những người chuyên nghiên cứu sâu về những vấn đề lịch sử, về văn học chữ Hán, chữ Nôm ra, ai mà còn có điều kiện thì giờ để đi học chữ Hán, chữ Nôm để tra cứu trực tiếp các thư liệu cổ nữa? Nếu tất cả các thư tịch cổ này đều được dịch ra chữ quốc ngữ, thì có phải là hay biết mấy!
    Tóm lại, muốn làm giàu thêm tiếng Việt, vấn đề không chỉ đơn giản là khuôn lại ở việc khai thác từ Hán Việt đã có sẵn và tạo ra từ mới, mà còn phải chú trọng đến nhiều vấn đề khác nữa của bản thân tiếng Việt, đặc biệt là vấn đề ngữ pháp, bởi vì câu có xuôi, thì từ ngữ mới có thể đi trót lọt được!
    Ngoài ra, cái chính phải chăng vẫn là óc sáng tạo và khiếu thẩm mỹ của các nhà văn, nhà thơ, nhà lý luận văn học và ngôn ngữ học?
    Nguồn: Diễn Đàn, số 128 tháng 4 2003,
    http://perso.wanadoo.fr/diendan
    ...........................
    Cù Lần
  10. khongtenso6

    khongtenso6 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    Ui, ui!
    Quả là các nhà ngữ học chửi nhau, lăng mạ nhau như hát hay vậy. Đây chắc chắn không phải là tranh luận khoa học.
    FLATTERY CAN LEAD YOU ... EVERYWHERE.

Chia sẻ trang này