1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cập nhật khả năng chống ngầm của HQNDVN

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Jamelee, 07/08/2011.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Jamelee

    Jamelee Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    30/04/2010
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    9
    Một tô píc lên thớt :-??. Vậy chuyên đề đi sâu hơn về chống ngầm được không pà kon!
    Có phòng không mà không có chống ngầm là rất ư là thiếu sót - Mang tính thời đại

    Vậy muộn còn hơn không, Nào nhảy vào pà con
  2. Jamelee

    Jamelee Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    30/04/2010
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    9
    Mở hàng đê:

    Hải chiến - từ lịch sử đến hiện đại: Định vị và dò tìm - điểm quyết định
    07/08/2011 0:30
    Kỹ thuật định vị và dò tìm, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong các trận hải chiến, đang ngày càng phát triển.
    Những tàu chiến đầu tiên đã xuất hiện từ nhiều thế kỷ trước Công nguyên và trong suốt hàng ngàn năm chiến chỉ di chuyển dựa trên hải đồ và la bàn, nhận biết tàu đối phương từ xa bằng ống nhòm. Khi đó, hải quân tác chiến chủ yếu dựa trên các trang thiết bị ngắm bắn theo kiểu cơ khí và nhận biết địch thủ bằng kinh nghiệm.
    Từ “thấy mới đánh”…
    7 giờ 2 phút sáng ngày 7.12.1941, màn hình radar ở Trân Châu Cảng phát hiện một máy bay đang bay cách đó 219 km về phía bắc. Thông tin được chuyển qua Trung tâm cảnh báo máy bay nhưng trung tâm này lại nhận định đó là máy bay ném bom của Mỹ. Đến 7 giờ 48 phút, máy bay Nhật Bản đầu tiên bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng, bắt đầu một thảm họa cay đắng cho Hải quân Mỹ, theo website US Naval History. Hôm đó, tàu thiết giáp USS California, một trong 6 tàu chiến đầu tiên của Mỹ được trang bị radar, cũng bị đánh chìm. Rõ ràng, nếu tàu chiến Mỹ neo đậu ở Trân Châu Cảng được trang bị hệ thống radar hiện đại như ngày nay thì có lẽ nước này đã không hứng chịu thất bại bất ngờ và đau đớn như thế.
    [​IMG]
    Trực thăng Sikorky SH-3 Sea King của Mỹ sử dụng kỹ thuật sonar dò tàu ngầm - Ảnh: Operatorchan.org

    Từ khi những tàu chiến đầu tiên ra đời vào thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên cho đến Thế chiến 2, hầu hết các trận hải chiến đều diễn ra theo hình thức “thấy mới đánh”. Các tàu chiến chỉ có thể nhận ra nhau bằng mắt thường hoặc sử dụng kính tiềm vọng, ống nhòm chứ không có bất cứ một thiết bị nhận biết nào khác. Phương pháp do thám xa nhất là dùng máy bay trực tiếp đi tuần tra, quan sát để cảnh báo hành động của đối phương. Trong Thế chiến 2, chỉ có tàu ngầm và một số ít tàu chiến được trang bị hệ thống truyền dẫn và định vị bằng âm thanh để phát hiện các tàu ngầm đối phương và các vật cản dưới mặt nước. Vì thế, không riêng gì trận Trân Châu Cảng, cả Đồng minh lẫn phe Trục không ít lần bị tấn công bất ngờ.
    …đến chủ động định vị, dò tìm
    Hiện tại, vũ khí ngày càng có sức phá hủy mạnh mẽ hơn, tầm chiến đấu xa hơn với tốc độ nhanh hơn. Nhiều loại tên lửa, ngư lôi có tốc độ di chuyển hàng ngàn km/giờ, với tầm bay thấp khó phát hiện. Một số tàu chiến cao tốc cũng đã đạt đến 80 km/giờ. Cho nên, việc phát hiện đối phương trong các trận chiến cực kỳ quan trọng, để không bị tấn công bất ngờ. Ngược lại, phát hiện đối phương sớm cũng có thể triển khai vũ khí để tấn công trước giành ưu thế. Vì thế, việc trang bị kỹ thuật định vị và dò tìm ngày càng trở nên “sống còn” đối với tàu chiến. Hai kỹ thuật định vị và dò tìm phổ biến nhất hiện nay trên các tàu chiến là radar và sonar.

    Kỹ thuật radar
    Radar là hệ thống phát hiện đối tượng sử dụng chùm sóng điện từ. Nguyên tắc cơ bản là nếu đối tượng càng lớn hoặc di chuyển càng cao thì càng dễ phát hiện. Chính vì thế, radar có thể phát hiện máy bay từ khoảng cách hàng trăm km, một số hệ thống radar tối tân có thể phát hiện tên lửa tầm xa từ khoảng cách 2.500 km. Cho nên, với hệ thống radar, tàu chiến có thể nhận biết máy bay hay tên lửa của đối phương từ khoảng cách xa để phòng vệ hoặc chủ động tấn công. Các loại tên lửa đối hạm, đối không cũng được tích hợp hệ thống radar bên trong để định hướng và khóa đối tượng nhằm tăng độ chính xác.
    Tuy nhiên, hệ thống radar không thể phát hiện các đối tượng dưới mặt nước, vì sóng điện từ không thể lan truyền trong nước. Cho nên, một số tàu ngầm muốn sử dụng hệ thống radar phải trang bị một ăng-ten nổi trên mặt nước để do thám các tàu nổi hay máy bay chiến đấu của đối phương. Mặt khác, vì nguyên lý càng cao càng dễ phát hiện nên kỹ thuật này chỉ có thể tìm ra tàu chiến trong phạm vi khoảng 20 km.
    Kỹ thuật sonar
    Dưới mặt nước, để thực hiện định vị và do thám, người ta sử dụng kỹ thuật sonar (Sound Navigation And Range) hay còn gọi là sóng âm. Dễ hiểu hơn, sonar là phương thức định vị và do thám đối phương bằng cách nhận biết và xử lý âm thanh lan truyền trong nước. Ngoài ra, kỹ thuật sonar còn được sử dụng để liên lạc giữa các tàu ngầm với nhau nhằm hạn chế bị đối phương phát hiện.
    Bằng cách phân tích sóng âm thanh trong nước, hệ thống sonar sẽ nhận biết được đối tượng. Đối với tàu ngầm, hệ thống sonar có thể phát hiện thông qua âm thanh phát ra từ động cơ, chân vịt. Ngay cả khi tàu ngầm đứng yên, hệ thống sonar vẫn có thể nhận ra thông qua vọng âm từ sóng nước đập vào thành tàu. Kỹ thuật sóng âm được chia làm hai loại chính, đó là sonar thụ động và kỹ thuật sonar chủ động. Sonar thụ động thu nhận và phân tích âm thanh phát ra từ các đối tượng xung quanh. Sonar chủ động thì phát ra các xung âm và phân tích các tiếng vang dội về. Để tăng hiệu quả, các bộ cảm biến sonar có thể được thả sâu xuống lòng biển.
    Không chỉ phát hiện tàu ngầm, kỹ thuật sóng âm còn giúp nhận biết và định vị thủy lôi, ngư lôi. Các hệ thống sonar hiện đại được sử dụng như một hệ thống an ninh chống xâm nhập từ phía dưới mặt nước, phát hiện người nhái đang tiếp cận tàu chiến hay tàu ngầm. Hiện tại, kỹ thuật này có thể nhận biết tàu ngầm trong phạm vi trung bình khoảng 10 - 20 km và ngư lôi trong phạm vi khoảng vài km.
    Vì thế, không riêng gì tàu ngầm mà các tàu nổi cũng trang bị hệ thống sonar để phát hiện tàu ngầm, ngư lôi. Các máy bay trực thăng chống tàu ngầm cũng được trang bị kỹ thuật này để tăng hiệu quả hoạt động. Trực thăng sẽ thả một bộ cảm biến xuống nước và tiến hành phân tích âm thanh, theo website Spie.org.
    Để tăng khả năng định vị và dò tìm, các hệ thống cảm biến tân tiến kết hợp nhiều kỹ thuật khác nhau bên cạnh radar và sonar. Hiện nay, các hệ thống vệ tinh định vị cũng đóng vai trò rất quan trọng. Hệ thống vệ tinh có thể giúp kết nối liên lạc với các tàu chiến, máy bay và cả tên lửa dẫn đường để đạt được tính chính xác trong tác chiến cao hơn. Hệ thống vệ tinh có thể giám sát và cập nhật liên tục vị trí tàu chiến, máy bay chiến đấu trên khắp các đại dương.

    Sonar trong hải quân
    Trong tự nhiên, nhiều loài động vật như cá heo, dơi dùng cách truyền âm tương tự kỹ thuật sonar. Leonardo Da Vinci được xem như là người đầu tiên thử nghiệm sóng âm bằng cách đưa một ống xuống nước để nghe thấy tàu từ xa. Đến đầu thế kỷ 20, kỹ thuật này được nghiên cứu rộng rãi hơn trong hải quân. Năm 1912, kỹ sư Canada Reginald Fessenden làm việc cho một công ty nghiên cứu tín hiệu tàu ngầm ở Boston bắt đầu các thử nghiệm kỹ thuật sonar, theo tờ The New York Times. Sau đó,
    Fessenden nghiên cứu thành công bộ cảm biến dao động và có thể phát hiện một tảng băng từ khoảng cách 3 km. Năm 1915, 10 tàu ngầm thuộc lớp British H của Anh được trang bị hệ thống sóng âm bằng bộ cảm biến của Fessenden. Bắt đầu từ đó, kỹ thuật sonar từng bước được phát triển, cải tiến để sử dụng cho tàu chiến.
  3. Jamelee

    Jamelee Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    30/04/2010
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    9
  4. ta0_thjch_the

    ta0_thjch_the Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2011
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    5
    người tình của ghẻ : KA-27

    Song song với việc phát triển lực lượng tầu ngầm thì chống ngầm cũng là nội dung được các nước chú trọng, bao gồm các hệ thống cảnh giới trinh sát ngầm cố định lẫn di động, và các lực lượng săn ngầm như tàu, máy bay săn ngầm... Trong đó, lực lượng máy bay săn ngầm là lực lượng cơ động, linh hoạt, có khả năng chống ngầm mạnh nhất.

    Quân đội Liên Xô trước đây và quân đội Nga ngày nay có lực lượng máy bay chống ngầm mạnh gồm: các trực thăng và máy bay cánh quạt mang phương tiện trinh sát, tìm kiếm, phát hiện và các vũ khí tiêu diệt tàu ngầm như bom chìm, rocket chống ngầm, tên lửa ngư lôi và ngư lôi...

    Dòng trực thăng chống ngầm Kamov là nòng cốt của lực lượng trực thăng chống ngầm của Nga. Trong thời chiến tranh lạnh, các trực thăng này đã tỏ ra có nhiều ưu việt trong việc bảo vệ vùng biển rộng lớn.

    [​IMG]
    Ka-27 là loại trực thăng chống ngầm hoạt động hiệu quả nhất trong hải quân Nga. Trực thăng Kamov Ka-27 (NATO gọi là Helix) được phát triển trên cơ sở mẫu trực thăng Ka-25, sử dụng cho hải quân Liên Xô và hiện là trực thăng chống ngầm tiêu chuẩn của hải quân Nga.

    Ka-27 có nhiều phiên bản khác nhau, gồm Ka-27PL dùng để săn ngầm, được gọi là "kẻ đi săn và tiêu diệt"; Ka-27PS dùng cho tìm kiếm cứu nạn; Ka-28 để xuất khẩu; Ka-29 vừa sử dụng để chở quân, vừa sử dụng để tấn công đối phương; Ka-31 dùng để trinh sát, theo dõi.

    Đặc điểm kỹ thuật

    Sử dụng cánh quạt đồng trục, được làm bằng chất liệu composite và sử dụng chất chống đóng băng, Ka-27 có thể hoạt động ở xứ lạnh, cất, hạ cánh trên boong tàu trong điều kiện tàu bị lắc, tròng trành khi hành trình trên biển trong điều kiện sóng to.

    Loại máy bay này còn dùng phương pháp "hai cánh quạt nâng đồng trục" nên bỏ được cánh quạt ở đuôi. Hai bộ cánh quạt quay đồng trục, ngược chiều nhau giúp triệt tiêu mômen làm quay thân máy bay. Hệ thống cánh quạt đồng trục giúp Ka-27 có thể hoạt động một cách linh hoạt, đặc biệt là trong các trường hợp di chuyển đột ngột theo nhiều hướng khác nhau.

    Do Ka-27 không sử dụng cánh quạt đuôi nên rất dễ điều khiển, không bị ảnh hưởng của gió thổi ngang. Đặc biệt, nó có thể cất, hạ cánh, bay treo và hoạt động ở mọi điều kiện thời tiết. Do đường kính cánh quạt nhỏ nên kích thước của Ka-27 rất gọn, có thể triển khai trên các tàu chiến loại nhỏ.

    [​IMG]
    Do có kích thước nhỏ, gọn nên Ka-27 có thể cất, hạ cánh trên các tàu chiến loại nhỏ. Do được chế tạo bằng các chất liệu chống ăn mòn và xâm thực, nên Ka-27 có thể hoạt động trong môi trường khắc nghiệt trên biển. Trực thăng được lắp các phao hình cầu cho phép hạ cánh trên mặt nước trong điều kiện khẩn cấp.

    Ka-27 được trang bị hệ thống động lực gồm hai động cơ trục tua bin TV3-117KM. Ka-28 sử dụng hai động cơ loại mạnh hơn, TV3-117VK, do đó nó có thể tăng trọng lượng cất cánh cũng như phạm vi hoạt động.

    Hệ thống phát hiện tàu ngầm

    Các trang bị điện tử của trực thăng Ka-27 bao gồm: radar trinh sát được đặt ngay dưới mũi máy bay, thiết bị sonar ngầm dưới biển và phao thủy âm để phát hiện tàu ngầm.

    Ka-27 được trang bị hệ thống radar vừa có chức năng dò tìm, phát hiện mục tiêu ngầm, vừa có chức năng hỏi đáp, dẫn đường. Sonar ngầm VGS-3 dùng để phát hiện tàu ngầm, xác định chính xác tọa độ của tàu ngầm.

    Ka-27 cũng có hệ thống dò tìm các trạng thái dị thường và máy thu để dò tìm và dẫn đường cho các trực thăng khác về phía các phao thủy âm.

    Thiết bị săn ngầm của Ka-27 cho phép phát hiện mục tiêu ở độ sâu 500 m dưới mặt nước và cách xa đến 10 km. Ka-27 có thể tiến hành các hoạt động trinh sát ngầm trong điều kiện biển động cấp 5, trong phạm vi bán kính lên tới 200 km.

    [​IMG]
    Ka-27 thường tác chiến theo đội hình, ít nhất hai chiếc, trong đó, một chiếc làm nhiệm vụ dò tìm, chiếc còn lại tiếp nhận thông tin và tiêu diệt mục tiêu. Trong điều kiện chiến đấu, Ka-27 luôn hoạt động theo đội hình gồm ít nhất hai chiếc, trong đó, một chiếc làm nhiệm vụ dò tìm, phát hiện mục tiêu, truyền thông tin sang chiếc bên cạnh để tiêu diệt mục tiêu. Toàn bộ quá trình dò tìm, khóa mục tiêu được thực hiện một cách tự động. Nhiệm vụ của phi công chỉ là lựa chọn vũ khí và nhấn nút để tiêu diệt.

    Hệ thống vũ khí

    Về vũ khí, Ka-27 được trang bị các loại như: Ngư lôi tự dẫn 533 mm, Tên lửa ngư lôi, 10 bom chùm PLAB 250-120 và hai bom OMAB.

    Ngư lôi tự dẫn 533 mm được đặt trong một khoang sấy nhằm đảm bảo độ tin cậy trong mọi điều kiện thời tiết. Cho dù loại ngư lôi 533 mm này có kích thước lớn nhưng ưu điểm của nó là có thể tiêu diệt được hầu hết các loại tàu ngầm trên thế giới.

    [​IMG]
    Hệ thống điện tử chưa hiện đại nên chiếm nhiều diện tích khoang lái. Nhược điểm duy nhất của Ka-27 nằm ở hệ thống điện tử. Do hệ thống điện tử không hiện đại nên chiếm nhiều diện tích trong khoang lái. Radar săn ngầm của Ka-27 cũng quá lớn khiến hạn chế trong việc trang bị thêm các loại vũ khí khác.
  5. Hoa_Vu.nw

    Hoa_Vu.nw Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Bài viết:
    837
    Đã được thích:
    27
    Mợ Eva cho tí phát biểu cái

    Hình ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ [-X

    [​IMG]
  6. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.910
    Đã được thích:
    3.063
    bị closé topic nên dỗi rồi [:D]
  7. giacnamkha

    giacnamkha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2007
    Bài viết:
    514
    Đã được thích:
    0
    Đỏ: Nhà em đọc ở topic đâu đó nói về những vụ cờ giả (bác nào lập bên KTQSNN) rằng cái vụ Trân Châu Cảng này nước Mỹ có nắm được thông tin Nhật sẽ tấn công cơ mà

    Xanh: Nhân tiện bác phân tích xem con Ka27 nó dò tìm tàu ngầm như thế nào nhé. Nhà em thấy nó có thả cái gì xuống đâu
  8. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
  9. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Vụ này thì đúng là có mùi thật. Chỉ buồn cười khi xem phim Trân Châu Cảng nó dịch từ carrier thành tầu vận tải.
    Trước khi Nhật tấn công thì các tầu sân bay của Mĩ đã di chuyển ra chỗ khác rùi.
  10. sonnu15

    sonnu15 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2008
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    có gì cập nhật ko các bác? Chẳng lẽ NC ko có đồ chơi khắc chế lũ cá quả của khựa bẩn à?

Chia sẻ trang này