1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cập nhật khả năng chống ngầm của HQNDVN

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Jamelee, 07/08/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Jamelee

    Jamelee Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    30/04/2010
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    9
    Lâu quá không có gì được tiết lộ thêm, trong khi chờ cấu hình chống ngầm của 2 Gẻ mới + Kilo, hàng nóng giá 20 chai xuất hiện đê:( 20 chai mà giật tít quành tá tràng phết)

    Hết đời tàu ngầm hạt nhân
    12/25/2011 6:57:00 AM | LƯỢT XEM: 6693 PM
    VietnamDefence - Cục Các dự án quốc phòng tiên tiến DARPA (Bộ Quốc phòng Mỹ) thông báo tiếp tục dự án phương tiện không người lái ACTUV dùng để theo dõi tàu ngầm ngoài đại dương.


    Theo các chuyên gia, nếu thực hiện thành công dự án ACTUV, cán cân sức mạnh trên thế giới có thể thay đổi triệt để.

    Vấn đề là ở chỗ đa số các cường quốc hạt nhân, kể cả Mỹ, chủ yếu trông cậy vào các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn (SSBN) vì chúng hầu như không thể phát hiện. Một khi nổ ra chiến tranh hạt nhân, chính các SSBN mang tên lửa đường đạn xuyên lục địa bảo đảm khả năng thực hiện đòn giáng trả hạt nhân chắc chắn. Ngoài ra, các tàu ngầm cũng hầu như là mối đe dọa duy nhất đối với các cụm tàu sân bay tiến công Mỹ.

    ACTUV là lớp hệ thống không người lái mới. Khí tài này ở chế độ từ xa hay tự hoạt sẽ có thể theo dõi các tàu ngầm ở cách xa căn cứ của mình 3.000 km. Trong khi đó, cự ly hành trình của ACTUV sẽ là hơn 6.000 km, thời gian hoạt động độc lập là gần 80 ngày đêm.

    ACTUV sẽ bơi ở độ sâu kính tiềm vọng và phát hiện các tàu ngầm đối phương bằng trạm thủy âm tích cực. ACTUV có đơn giá không quá 20 triệu USD, thời hạn sử dụng 15 năm.

    Hiện đã hoàn tất giai đoạn đầu của dự án ACTUV: đã lựa chọn các thiết kế khái niệm, xác nhận khả năng phát triển một hệ thống không người lái như vậy, điều chỉnh các yêu cầu đối với thiết bị.
    Ở giai đoạn 2 của dự án, người ta sẽ bắt đầu thiết kế chi tiết ACTUV, bao gồm bản thân con tàu, các thiết bị, phần mềm, các hệ thống điều khiển và bảo đảm vật chất-kỹ thuật.

    Trong quá trình đó, sẽ chế tạo và thử nghiệm các hệ thống khác nhau, trình diễn khả năng hoạt động độc lập của các nguồn năng lượng và các hệ thống thông tin. Đồng thời, cũng sẽ kiểm tra một trong hệ thống trọng yếu nhất là hệ thống cảnh báo va chạm tàu trên biển. Nó sẽ hoàn toàn đáp ứng các điều khoản của Quy đinh quốc tế về ngăn ngừa va chạm trên biển COLREGs và sẽ không để ACTUV va chạm với các tàu dân sự và quân sự.

    Ở giai đoạn 3, sẽ chế tạo một mẫu chế thử ACTUV, bắt đầu đợt chạy thử đầu tiên, tiếp tục phát triển phần mềm. Sau khi hoàn thành tất cả các thử nghiệm, mẫu chế thử sẽ được trình với một ủy ban của chính phủ.

    Ở giai đoạn 4, dự định tiến hành thử nghiệm quy mô lớn ACTUV, kể cả tham gia các cuộc tập trận của Hải quân Mỹ.

    Theo đánh giá sơ bộ, các giai đoạn 2 và 3 sẽ mất 36 tháng, giai đoạn 4 cần thêm đến 18 tháng.

    Nguồn: RND, 22.12.11.
  2. matkinhbu

    matkinhbu Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/07/2002
    Bài viết:
    1.602
    Đã được thích:
    716
    cứ nhìn cái con quái vật bị đánh cắp ở IRAN làm em ngán mấy thằng không người lái lắm rồi
  3. truongsa_hoangsa

    truongsa_hoangsa Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/12/2011
    Bài viết:
    858
    Đã được thích:
    4
    Hệ thống cảnh giới dưới nước (HSS) gồm các thiết bị trinh sát quang học, sonar, radar cùng khối điều khiển hiện đại là "vệ sĩ" bảo vệ các bến cảng khỏi mọi cuộc tấn công phá hoại.

    Trong chiến tranh trên biển hiện đại, việc đối phó với các hạm đội tàu chiến, nhất là tàu ngầm của đối phương luôn là một việc khó khăn và khó tránh khỏi tổn thất lớn.

    Do đó, các bến cảng quân sự luôn là mục tiêu đặc biệt trọng yếu dễ bị đối phương đánh phủ đầu trong một cuộc xung đột trên biển bằng các chiến thuật ít tốn kém như dùng tàu ngầm mini, biệt kích phá hoại.

    Trong thời bình, bến cảng dân sự cũng là mục tiêu dễ dàng của các thế lực khủng bố để gây lên những thiệt hại nghiêm trọng.

    Chính vì vậy, các hệ thống cảnh giới bảo vệ bến cảng (HSS - Harbor Surveillance System) được ra đời để bảo vệ các bến cảng, giàn khoan dầu, các khu phức hợp nổi trên mặt nước khác ...

    [​IMG]

    Ra đời với mục đích bảo vệ các bến cảng, HSS phải đối phó được với tất cả những mối nguy cơ từ dưới nước có thể ảnh hưởng tới mục tiêu cần bảo vệ như: người nhái, các phương tiện thả người nhái, các tàu ngầm mini hoặc tàu bán ngầm, ác phương tiện xuồng cao tốc, xuồng chèo cỡ nhỏ, mìn, các thiết bị trinh sát của đối phương như các camera trinh sát quang học (CCD hoặc FLIR), sonar, radar.

    Do điều kiện khác nhau của cảng và các tổ hợp ngoài khơi, hệ thống HSS phải có khả năng làm việc trong mọi điều kiện nước sâu hay nông, với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt khác nhau và cả ngày lẫn đêm. Đồng thời, các thiết bị trong hệ thống phải gọn nhẹ, dễ bảo dưỡng và đơn giản trong vận hành.

    [​IMG]

    Một hệ thống HSS đầy đủ thường bao gồm các thành phần như sau:

    - Một hệ thống sonar tần số cao để phát hiện người nhái và các thiết bị lặn cá nhân, tàu ngầm mini;
    - Một hệ thống gồm các camera thường và camera ảnh nhiệt để đáp ứng nhu cầu trinh sát cả ngày lẫn đêm và một hệ thống radar cỡ nhỏ.

    Ngoài ra, để tăng cường khả năng cảnh giới chống xâm nhập, hệ thống HSS có thể tích hợp thêm một hay nhiều robot lặn (AUV - Autonomous Underwater Vehicle) hoạt động hoàn toàn tự động để tuần tra trong phạm vi rộng cùng lưới chống xâm nhập.

    - Hệ thống lưới chống xâm nhập được tích hợp phao nổi, neo, các cảm biến chống cắt phá và cổng ra vào có thể đóng mở dễ dàng để sử dụng trong trường hợp bảo vệ các cảng tàu ngầm.

    - Nếu hệ thống HSS được sử dụng tại vùng nước sâu, người ta có tích hợp thêm các sonar chủ động tần số trung bình hoặc sonar thụ động tần số thấp để hỗ trợ phát hiện tàu ngầm, tàu chiến đối phương.

    - Cuối cùng, trái tim của hệ thống là trung tâm phân tích, chia sẻ dữ liệu kết nối với các lực lượng vũ trang bảo vệ khác.

    [​IMG]

    Một trong những hệ thống cảnh giới dưới nước khá nổi tiếng có thể kể đến là hệ thống HSS của công ty DSIT, Israel.

    Hệ thống này gồm một sonar có thể phát hiện thợ lặn từ khoảng cách 700 - 1.200m tùy phông thủy âm và hệ thống thở của thợ lặn; phát hiện phương tiện mang thợ lặn ở khoảng cách 2 - 5 km.

    Thiết bị trinh sát quang điện tử của hệ thống cũng có khả năng phát hiện đầu của người đang bơi nổi trên mặt nước ở khoảng cách 2-3 km.

    Kèm theo hệ thống là một thiết bị AUV có tầm hoạt động 70 km với vận tốc 5,5 km/h, có trang bị sonar và thiết bị trinh sát quang học. Trung tâm chỉ huy của hệ thống có khả năng tự động nhận biết, phân loại, bắt bám và phát lệnh tấn công các mục tiêu xâm nhập mà chỉ cần từ 1-2 người vận hành.

    [​IMG]

    Về tính chất, HSS không thuộc các vũ khí sát thương nên có thể “miễn nhiễm” khá nhiều lệnh cấm bán vũ khí trên thế giới.

    Chính vì vậy, đây là một món hàng rất được ưa chuộng trên thị trường vũ khí toàn cầu, nhất là trong tình trạng các tranh chấp biển đang ngày một phổ biến.

    Theo tờ Korean Times, vào năm 2010, Hàn Quốc từng bán một số hệ thống cảnh giới dưới nước bảo vệ cảng HSS cho Việt Nam cùng với vũ khí bán cho các nước Đông Nam Á khác.
    con cai vụ tàu ngầm nó vào hải phận mà ở xa xa thì e cũng k biết,nhờ các bác !
  4. Nguoi_Giai_Phong

    Nguoi_Giai_Phong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Bài viết:
    483
    Đã được thích:
    0
    Em nhớ ko nhầm thì Anh hai cũng có Ka 27, vậy khả năng chống ngầm của Anh hai cũng chỉ ngang chúng ta thôi các bác nhĩ
  5. Jamelee

    Jamelee Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    30/04/2010
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    9
    Hi hi, bác cứ đùa ;))

    Sẵn tiện,
    Trung Quốc giới thiệu trực thăng chống ngầm ở Thái Lan
    Khả năng chống tàu ngầm, Trung Quốc thua xa Ấn Độ
    Nỗ lực nội địa hóa
    Những hình ảnh đầu tiên của Y-8F-600
    Y-8 GX6 Maritime Patrol and Anti-submarine warfare aircraft
    Y-9 ASW/MPA
    Và cuối cùng, những chiến binh ASW đầu tiên của Vịt:

    1.Tàu hộ vệ chống ngầm : 5 chiếc lớp Petya trọng tải 1000 tấn , trang bị pháo, ngư lôi, rocket chống ngầm.
    2.Trung đoàn trực thăng chống ngầm : gồm 3 chiếc Ka-25,10 chiếc Ka-28, 2 chiếc Ka-32 .Tuy nhiên ,Ka-25 do quá cũ , đã không còn được đưa vào trực chiến.
    3.Máy bay trinh sát biển ,chống ngầm M-28 thuộc biên chế Không quân .

    ===========================
    Phát hiện ,đánh trả và tiêu diệt tàu ngầm Trung Quốc trong trương hợp xảy ra xung đột toàn diện trên Biển Đông là một vấn đề đau đầu của Hải Quân VN.Có 2 nguyên nhân chính : 1. Trang bị quá thiếu ; 2.Kinh nghiệm tác chiến không có .
    Tàu ngầm là lực lượng không thể thiếu của 1 quốc gia có lực lượng hải quân hùng mạnh.Tàu ngầm lợi hại ở chỗ nó có thể tấn công đối phương 1 cách bất ngờ .Sức mạnh này càng phát huy nếu đối phương không có phương tiện chống ngầm hiệu quả.
    Ngày nay có hai loại tầu ngầm chính là tầu ngầm chiến lược và tầu ngầm tấn công.
    1.Tầu ngầm chiến lược có nhiệm vụ chính mang tên lửa có đầu đạn chiến lược, ẩn nấp sâu trong biển dự phòng chiến tranh hạt nhân. Tầu ngầm chiến lược mang ngư lôi đường kính lớn, phóng tên lửa từ ống phóng lôi thường hoặc từ các ống phóng thẳng đứng đường kính lớn. Ngư lôi mang tên lửa lên mặt nước để tên lửa phóng đi. Các tầu ngầm này có thể phóng cả tên lửa đạn đạo và có cánh.
    2.Tầu ngầm tấn công là tầu ngầm dùng đánh chìm các tàu khác của đối phương. Các tầu này nhỏ, chạy nhanh, rất ít ồn và có sonar rất nhậy. Thông thường nó nằm im chờ đối phương đến gần, bắn ngư lôi và điều khiển ngư lôi đến gần tầu địch bằng thụ động, rồi bật chủ động lên công kích. Các tầu ngầm tấn công lớn ngày nay không khác tầu ngầm chiến lược, diệt tầu địch bằng tên lửa.
    Có 2 phương thức chống ngầm chính :
    1.Thụ động : thả mìn tại các khu vực quan trọng như ven đảo , cảng v.v..nhằm ngăn chặn tầu ngầm địch xâm nhập.Hoặc có thể dùng biện pháp thô sơ hơn như..thả lưới.Chân vịt tầu ngầm bị lưới cuốn vào đồng nghĩa với việc tàu ngầm đó bị loại khỏi vòng chiến đấu.(Tai nạn bi thảm của tàu ngầm nguyên tử Kursk của Nga cũng do nguyên nhân bị mắc lưới này.)
    2.Chủ động : dùng tàu săn ngầm , máy bay chống ngầm thả mìn ,ngư lôi tiêu diệt. Tàu ngầm lợi hại ở sự bất ngờ, nhưng nó cũng dễ dàng bị săn đuổi và tiêu diệt một khi bị tàu săn ngầm phát hiện. Đối phương khi phát hiện tàu ngầm có thể nhanh chóng huy động nhiều tàu khác + máy bay chống ngầm để tiêu diệt mục tiêu .Trong trường hợp bị phát hiện , tàu ngầm chủ yếu bỏ chạy, lặn càng sâu càng tốt.Với tốc độ nhanh hơn, tàu săn ngầm có thể rải hàng loạt mìn phong tỏa khu vực phát hiện tàu ngầm ,sau đó phóng ngư lôi tiêu diệt.Chú ý : do mật độ vật chất ở dưới mặt nước dày nên 1 quả mìn nổ cách tàu ngầm hàng chục mét vẫn có thể phá hủy, gây hư hỏng cho tàu ngầm.Mà một khi tàu ngầm đã bị hỏng hóc, tức khả năng lặn, cơ động lẩn trốn không còn ,thì việc tiêu diệt nó chỉ là vấn đề thời gian.
    Không quân ,Hải Quân Việt Nam diễn tập săn ngầm
    [​IMG]
    Hiện nay ,về phương tiện chống ngầm, Hải Quân và Không quân Việt Nam được trang bị các phương tiện sau.
    1.Tàu hộ vệ chống ngầm : 5 chiếc lớp Petya trọng tải 1000 tấn , trang bị pháo, ngư lôi, rocket chống ngầm.
    [​IMG]
    [​IMG]
    2.Trung đoàn trực thăng chống ngầm : gồm 3 chiếc Ka-25,10 chiếc Ka-28, 2 chiếc Ka-32 .Tuy nhiên ,Ka-25 do quá cũ , đã không còn được đưa vào trực chiến.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    3.Máy bay trinh sát biển ,chống ngầm M-28 thuộc biên chế Không quân .
    VN đã đặt mua và đưa vào sử dụng 4 chiếc M-28 của Ba Lan từ năm 2003.Theo hợp đồng tiếp theo ,VN sẽ nhận thêm 10 chiếc vào cuối 2007.Rất tiếc ,năm 2006 , ta bị mất 1 chiếc M-28 do tai nạn khi huấn luyện,phi công là thượng tá trung đoàn trưởng hy sinh (đau thế …).
    Giới thiệu sơ lược về M-28:
    Loại này có tính năng thám thính và tuần tra biển, đường băng cất và hạ cánh đòi hỏi cực ngắn, phi hành đoàn gồm sáu người nhiệm vụ từng phi công : pilot-in-command, co-pilot, radar operator-navigator, technician, tactical officer, co-ordinate officer.
    M-28 do công ty PZL Ba Lan sản xuất . Nó có hai loại , loại dùng chuyên chở lính , nhảy dù ….và loại cho trinh sát biển và biên giới . Loại trinh sát biển gọi là M-28 Bryza ( loại cải tiến là M-28B bryza ) . Máy bay có khả năng cất cánh và hạ cánh trên đường băng rất ngắn . Bryza được đánh giá là một cú sốc với nato . Nó trang bị radar ARS-400 hoặc ARS-800 X-band chuyên dùng tìm kiếm mục tiêu trên mặt nước và mặt đất , mapping và cả dự báo thời tiết . Radar dùng kết hợp với hệ thống MSC-400 đây là thiết bị xử lý thông tin , dự trữ thông tin , truyền dẫn thông , và hiển thị . Nó có khả năng display cùng lúc 30 mục tiêu khác nhau trên màn hình màu , tactical data management , data link với tầu biển và đất liền , situation display . Thiết bị quan sát thermal Imaging system (FLIR Laser+IIR tracking ) Magnetometer system MaG-10 ( dùng phát hiện tầu ngầm nhờ đo từ trường ) Hydro-acoustic detection HYD-10 ( phát hiện tầu ngầm nhờ nghe tiếng của nó thông qua phao-tai nghe ) . Loại cải tiến dùng hệ thống MSS-5000 là hệ thống hiện đại nhất ngày nay ( nhập của tây âu ) . Máy bay tầm xa 1230Km , bay nhanh nhất 350Km/h độ cao 6Km , dường băng dài 410mét ( đường băng trên đảo TS dài 600 mét ) tốc độ cát cánh 135Km/h , tốc độ hạ cánh 140Km/h.
    Chiếc này được trang bị radar có tầm quét bán kính 160km, dò tìm đồng thời 30 mục tiêu chủ yếu là phát hiện tàu nổi…..và DÒ TÌM TÀU NGẦM bằng các biện pháp dò từ trường phát ra từ vỏ tàu ngầm, dò bằng tia hồng ngoại (FLIR), và thả phao phát radio xuống biển mà dò tìm tàu ngầm.Tuy không phải là một máy bay săn ngầm thực thụ vì chỉ có tính năng dò tìm là chính nhưng chiếc này có khả năng đeo trên hai cái mấu gắn vũ khí của mình loại ngư lôi A244/S của Ý và tên lửa không đối biển loại MU90 do Ý và Pháp hợp tác. Chuẩn của chiếc M-28 có gắn 2 quả SAB (Luminous bomb) bom, đó là bom định vị phát ra ánh sáng đặc trưng trong bóng tối nhằm đánh dấu mục tiêu để các phương tiện chiến đấu khác tiêu diệt….
    [​IMG]

Chia sẻ trang này