1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Carbon Fiber ở ViệtNam

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi CoDep, 01/09/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thuyenxaxu

    thuyenxaxu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    4.201
    Đã được thích:
    1

    Thuyền không rành mấy về mục này . Có thể search trên internet thì thấy là hồi năm ngoái, trên báo Popular Science có đăng một bài về muc này :
    Joe Brown
    Popular Science
    04-01-2004
    Light Rock Carbon-fiber guitars shed weight to gain sound.
    Byline: Joe Brown
    Column: What''s New/Wire: 04.2004
    Type: Review

    Acoustic-guitar designers must balance the desire for light weight against the need for a stable frame. A light guitar is in general more responsive than a bulky one, but remove too much bracing and the guitar will warp, distorting the sound. Enter carbon fiber. Adamas''s Project Q prototype is made almost entirely ...
    Có ai có nguyên bài báo đó có thể post len đây chăng . Thuyền đọc preview vài đoạn trên mà thôi . Thấy có nói về Adamas'' Project Q prototype có vẻ lý thú lắm .
    Để chút nua về lại chỗ làm sẽ post thêm ...
  2. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Đây là trọn bài:
    http://www.popsci.com/popsci/computerselec/0930d4d03cb84010vgnvcm1000004eecbccdrcrd.html
    Acoustic-guitar designers must balance the desire for light weight against the need for a stable frame. A light guitar is in general more responsive than a bulky one, but remove too much bracing and the guitar will warp, distorting the sound. Enter carbon fiber. Adamas''s Project Q prototype is made almost entirely from the light, strong composite. Adamas leveraged the material''s extra strength to remove sound-deadening braces and hollow out the guitar''s neck. Because of these structural modifications, the guitar vibrates more freely, creating a well-balanced sound that projects well. At $7,000, it should project you all the way to Carnegie Hall.
    Đây là Violin và đàn dây:
    http://www.luisandclark.com/faqs.php
    Tuy vậy, đừng vội mua đàn của họ . Chúng chưa được chơi trên giàn giao hưởng có tên tuổi, và các nhạc sỹ solo nổi tiếng .
  3. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Như thế này thì ô kê, ta xuất phát từ đây nhéCodep.
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Thứ hai, tôi không đồng ý với bạn là chất liệu có chứa Carbon Fiber là đã được phát minh rồi .[/QUOTE]
    Điều này thì tôi hoàn toàn không đồng ý với Codep. Tôi không hiểu việc Codep không đồng ý chất liệu có chứa Carbon Fiber là đã được phát minh rồi là như thế nào? Người ta đã phát minh ra sợi các bon, người ta đã áp dụng nó như là một vật liệu ưu việt trong nhiều ngành công nghiệp, người ta cũng đã trộn nó với một số vật liệu khác sao cho vật liệu mới ấy chỉ cần bền như thế là đủ và đắt như thế là đủ để còn bán được hàng.
    Theo như Codep viết trên, muốn áp dụng sợi các bon phải giải quyết 3 vấn đề:
    1) Chế tạo sợi các bon;
    2) Chế tạo vật liệu trộn sợi các bon;
    3) Chế tạo dụng cụ âm nhạc từ vật liệu trên.
    Anh xin nói tiếp (quen miệng mất tiêu rồi):
    Việc đầu tư dây chuyền công nghệ ché tạo sợi các bon thì được, dễ dàng thôi, không cần nhiều chất xám và chỉ cần có vốn.
    Chế tạo vật liệu chứa sợi cac bon thì cũng cần tới tiền. Công đoạn này cần chất xám hơn công đoạn trước. Bí quyết sản phẩm của công đoạn sau sẽ nằm trong công đoạn này. Chất xám cần tới để chế tạo ra công nghệ trộn, chất xám cần dùng tới để trộn bao nhiêu % cho đủ với loại đàn này, bao nhiêu % để có được âm thanh thích hợp, độ bền mong muốn cho loại đàn khác, cần câu thì cần bao nhiêu % để đủ rẻ, dân tình từ nghèo ít tới ngèo nhiều ai cũng có thể mua một chiếc để thay thế cái cần câu trúc đang là phương tiện kiếm cơm hàng ngày...Và vốn cũng không thể thiếu cho giai đoạn này.
    Như một bài tôi post trước, thương hiệu cho cần câu không quan trọng. Người dân người ta đi mua cái cần câu composite được quảng cáo to mồm có pha sợi cạc bon hẳn sẽ thích thú với nó vì họ thấy nó quá bền, quá dẻo và quá đẹp tuy hơi mắc một chút so với cần câu trúc tuy nhiên chấp nhận được. Khi mua, hẳn người mua không cần biết nó mang mác gì, Ngư Ông và Biển Cả hay Nàng Tiên Cá hay Ông Lão Đánh Cá và Con Cá Vàng. Chuyển sang chế tạo đàn thì cần thật thận trọng. Cây đàn guitar có có số phận giống như cái cần câu, trẻ em tập đàn cũng chẳng cần biết thương hiệu. Tuy nhiên, tới chuyện đàn thì lại quan tâm tới giá, bao nhiêu là đủ rẻ cho tầng lớp bình dân mua đưọc một cây đàn composite thay vì mua cây đàn gỗ? Tới loại đàn khác như violin, viola, cello...thì câu chuyện thương hiệu và giá cả sẽ là rào cản chính ước mơ của Codep...
    Nếu tôi có chung tiền với em có lẽ tôi chỉ dùng ở phân xưởng chế tạo cần câu và một số vật dụng sinh hoạt khác, ví dụ...roi chẳng hạn (kidding he he)
    Được levant57 sửa chữa / chuyển vào 09:35 ngày 03/11/2005
  4. eskimot09

    eskimot09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Theo như Codep viết trên, muốn áp dụng sợi các bon phải giải quyết 3 vấn đề:
    1) Chế tạo sợi các bon;
    2) Chế tạo vật liệu trộn sợi các bon;
    3) Chế tạo dụng cụ âm nhạc từ vật liệu trên.
    Anh xin nói tiếp (quen miệng mất tiêu rồi):
    Việc đầu tư dây chuyền công nghệ ché tạo sợi các bon thì được, dễ dàng thôi, không cần nhiều chất xám và chỉ cần có vốn.
    Chế tạo vật liệu chứa sợi cac bon thì cũng cần tới tiền. Công đoạn này cần chất xám hơn công đoạn trước. Bí quyết sản phẩm của công đoạn sau sẽ nằm trong công đoạn này. Chất xám cần tới để chế tạo ra công nghệ trộn, chất xám cần dùng tới để trộn bao nhiêu % cho đủ với loại đàn này, bao nhiêu % để có được âm thanh thích hợp, độ bền mong muốn cho loại đàn khác, cần câu thì cần bao nhiêu % để đủ rẻ, dân tình từ nghèo ít tới ngèo nhiều ai cũng có thể mua một chiếc để thay thế cái cần câu trúc đang là phương tiện kiếm cơm hàng ngày...Và vốn cũng không thể thiếu cho giai đoạn này.
    Như một bài tôi post trước, thương hiệu cho cần câu không quan trọng. Người dân người ta đi mua cái cần câu composite được quảng cáo to mồm có pha sợi cạc bon hẳn sẽ thích thú với nó vì họ thấy nó quá bền, quá dẻo và quá đẹp tuy hơi mắc một chút so với cần câu trúc tuy nhiên chấp nhận được. Khi mua, hẳn người mua không cần biết nó mang mác gì, Ngư Ông và Biển Cả hay Nàng Tiên Cá hay Ông Lão Đánh Cá và Con Cá Vàng. Chuyển sang chế tạo đàn thì cần thật thận trọng. Cây đàn guitar có có số phận giống như cái cần câu, trẻ em tập đàn cũng chẳng cần biết thương hiệu. Tuy nhiên, tới chuyện đàn thì lại quan tâm tới giá, bao nhiêu là đủ rẻ cho tầng lớp bình dân mua đưọc một cây đàn composite thay vì mua cây đàn gỗ? Tới loại đàn khác như violin, viola, cello...thì câu chuyện thương hiệu và giá cả sẽ là rào cản chính ước mơ của Codep...
    Nếu tôi có chung tiền với em có lẽ tôi chỉ dùng ở phân xưởng chế tạo cần câu và một số vật dụng sinh hoạt khác, ví dụ...roi chẳng hạn (kidding he he)
    Được levant57 sửa chữa / chuyển vào 09:35 ngày 03/11/2005
    [/QUOTE]
    Em không rành về vật liệu này nên không bàn đến chuyện composition. Nếu chỉ để sx cần câu hay roi thì vấn đề nghiên cứu composition có lẽ là không quan trọng lắm. Nhưng nếu dùng để sx cần kéo đàn thì đúng như bác LevanT nói: việc nghiên cứu composition của vật liệu trước khi đi vào sx đòi hỏi thời gian, tiền và chuyên môn ở mức (không biết là bao nhiêu) nhưng không thấp.
    Còn về chuyện thương hiệu thì không đồng ý với bác LevanT ở cái phần vàng vàng trên kia. Dân mình chưa quen với thương hiệu chứ không phải là không cần. Họ chưa quen vì trước nay ta không có và vì cuộc sống khó khăn khiến cả người tiêu dùng và thị trường chưa quan tâm. Bây giờ thì có khác. Có nhiều người vẫn vui vẻ dùng cần câu trúc 10000/cái, nhưng có nhiều người đã mua cả bộ cần câu đẹp của TQ, Nhật... giá từ vài trăm nghìn đến vài trăm $/bộ đặc biệt những người coi câu cá như 1 cái thú thì có vài bộ cần là chuyện thường. Khi có thú, người ta sẽ bỏ thời gian và tiền bạc để tìm hiểu, nâng cấp và thưởng thức cái thú của mình.
    Ví như bi a, người thỉnh thoảng mới chơi thì dùng gậy nào cũng được (giá từ 50000 đến 200000/cái). Nhưng giới amateur hoặc dân có tiền sẽ kiếm vài cái tốt tốt khoảng 1-200$, pro thì chắc chắn phải kiếm loại cả ngàn $, túi da mang đi, mang về. Lúc này thì thương hiệu thậm chí là cái quyết định chứ không phải giá. Ngay những đồ gia dụng hàng ngày thôi ví như cái võng xếp, bà già em mà mua thì dứt khoát phải là Duy Lợi. Trẻ con bây giờ dắt ra mua ba lô, nhiều phần chắc với bác chúng sẽ chỉ những nhãn Barbe, Roxy.
    Cám ơn bác CoDep về những thông tin này
  5. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Đó cũng là điều tôi nói từ ban đầu, và là ý chính tôi nêu lên trong
    topic này. Tôi cũng nói cho rõ, là tôi không có ý định làm cần câu
    và những mặt hàng đã bán nhiều trên thị trường thế giới với giá
    bình dân. Đó là mấu chốt của chất xám ViệtNam.
    Cần kéo đàn đã bán với giá bình dân: 200 đôla Mỹ -- so sánh với
    giá hàng nghìn cần bằng gỗ vẫn bán trên thị trường. Mặt hàng
    đàn dây bằng Carbon Fiber chưa ngừng ở đây, và mới chỉ bắt
    đầu. Những mặt hàng khác vẫn bằng gỗ, và nhiều nghìn đôla.
    Nghiên cứu và làm chúng bán với giá nghìn và trăm đôla sẽ
    áp đảo thị trường thế giới, và đương nhiên, vẫn lãi lời nhiều .
    À, mà các bạn có biết tuổi tôi chưa nhỉ ? Phải chăng TT(vnol)
    có nghĩa là tất cả các thành viên đều phải là teen tuổi trăng
    khuyết? Nhiều người trẻ ở tinh thần, mà đã lão luyện, và nhiều
    người chưa đến tuổi kinh nghiệm, mà tinh thần đã không còn
    hăng hái vui vẻ nữa. Các bạn xem giọng văn của tôi trẻ lắm
    phải không?
  6. eskimot09

    eskimot09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    He, thấy bác viết bên box LSVH rằng khi B52 bom Hanoi năm 72 thì bác đã làm ở cái nhà máy gì ở An Dương. Cứ đó mà suy thì... có khi phải gọi bác LevanT là bác theo đúng nghĩa đen thôi
  7. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    He he, Eskimo, đấy là Codep làm ở nhà máy gạch ở An Dương đó chứ đâu phải tôi, đọc lại thử coi. Tuy nhiên tôi không từ chối được là lão làng ở đây. He he...
  8. eskimot09

    eskimot09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Haha, em nói thế vì bác chả gọi em xưng tôi với bác CoDep trong bài trước còn gì Nhưng nếu bác CoDep mà là nữ thật thì cũng... thích hỉ. Whatever, mời những bậc lão làng nhiều vốn sống và kiến thức như các bác tiếp tục làm cho forum thêm vui, hậu sinh này xin rửa tai đây
  9. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Bởi vì cái tính tôi nó xấu thế, cứ thấy ai là phụ nữ là gọi em. Lần đầu vào box kỹ sư thấy bên cạch cái nick của Halai có mũi tên chúc xuống tôi cũng hí hửng gọi...em luôn, lại ra chiều tán tỉnh nữa. Ai dè, Halai là male (male hơn cả male) mới chết chứ!

Chia sẻ trang này