1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Carbon ở đâu ra?

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi binh000, 06/08/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cander187

    cander187 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2005
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Mấy bác cho thằng em góp thêm 1 thông tin ( Trích dẫn từ sách cuả bác Sơn )
    " Dầu mỏ gồm các hidrocacbon là Ankan , XicloAnkan và Aren , các sản phẩm khác chỉ là sản phẩm cuả các quá trình chế hoá .."
    Có bác nào biết nhiều về cái C14 thì đem lên thảo luận cho vui
  2. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Carbon 14 là chất đồng vị phóng xạ của C. nó có chu ky bán rã hình như là 5600 năm. Do các tia vũ trụ tuyến chiếu vào làm cho phát sinh C14 trong khí quyển, rồi sau đó chúng phân rã dần, và cuối cùng đạt đến mức độ cân bằng, do đó luợng C14 trong khí quyển hầu như không đổi. Các cây cối hấp thụ khí carbonic trong khí quyển để tạo cellulose cho cây, và đã hấp thụ cả C14. do đó nếu cây còn sống thì độ phóng xạ của cây tuơi không đổi, và bằng 1 trị số nào đó. Còn nếu cây đã chết (hay bị chặt) thì nguồn C14 không đuợc bổ sung nữa, số luợng C14 trong cây sẽ phân rã dần. Nguời ta đo độ phóng xạ của nó và so sánh với độ phóng xạ của cây tuơi để suy ra tuổi của gỗ. Tức là suy ra xem nó đã bị chặt cách đây bao lâu.
  3. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0

    Phương pháp đồng vị cacbon C14 không chỉ áp dụng để đoán tuổi cây mà chủ yếu là được áp dụng trong ngành khảo cổ, để đoán niên đại của các cổ vật có nguồn gốc sinh học như : xương khủng long, xương người, mảnh gỗ, sò v.v...
    Các động vật khi sống, ăn thực vật (trực tiếp hoặc gián tiếp qua các động vật khác). Thực vật lại hút khí CO2 trong khí quyển nên các trong các sinh vật sống luôn có sự trao đổi cácbon với môi trường bên ngoài. Do vậy hàm lượng đồng vị C14 trong các sinh vật sống là cố định và xấp xỉ bằng hàm lượng C14 trong khí cacbonic. Khi các cá thể động vật này chết đi, sự trao đổi cácbon không còn, đồng vị C14 phân rã (với chu kỳ bán rã là 5700năm). Như vậy thời gian tính từ lúc sinh vật chết đi đến hiện tại càng dài, nồng độ C14 càng thấp và các nhà khoa học dựa vào đó để xác định ''tuổi'' của các đối tượng nghiên cứu khai quật được.
  4. tientuong86

    tientuong86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2006
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0

    Này bạn, cho mình hỏi, carbon có trước hay sự sống có trước (trên trái đấy ấy)
  5. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    @ binh000: Dầu mỏ khác với dầu hoả bác ạ. Dầu hoả là một sản phẩm của công nghiệp lọc dầu, các thành phần hidro cacbon của nó có nguyên tử lượng nằm ở một khoảng nhất định. Theo phương pháp chưng phân đoạn, từ dầu mỏ người ta điều chế được lần lượt là gas, xăng nhẹ, xăng, dầu hoả, mazut, và cuối cùng là bã. từ bã có thể chế ra farafin, nhựa đường...
    @ tiểu tướng 86: Bạn nên hiểu sự sống được định nghĩa như thế nào? Trên hành tinh này các phân tử sống được tạo thành bởi mạch cacbon.
  6. vimmim

    vimmim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Tôi không hiểu là tại sao ban lại hỏi câu này? Cung
    giống tất cả nguyên tố khác. Nó chỉ la 1/110 nguyên tố cấu thành vỏ trái đất mà thôi.
    Còn nếu bạn muốn biết về dầu mỏ hay các hợp chất khác của các bon thì phải đọc lịch sử phát triển của loài người và bắt đầu từ giọt coasecve( không biết tôi viết đúng không)?

Chia sẻ trang này