Cascadeur Lữ Đắc Long ( Một cảnh phim của các cascadeur VN ở kinh đô điện ảnh Bollywood ) Lữ Đắc Long đã tham gia hơn 100 phim trong và ngoài nước như: Thanh gươm để lại, Lệnh truy nã, Võ sĩ bất đắc dĩ, Sương gió biên thùy, Ngọn nến hoàng cung, Kế hoạch 99, Người Mỹ trầm lặng, Hồng hải tặc... Anh là một trong những cascadeur VN đầu tiên ra nước ngoài đóng phim (Ấn Độ, Singapore, Malaysia...). Một cậu bé lớp 7 hồn nhiên thích cầm cây cuốc hơn cây viết. Một nhóc con sáu năm trời học võ vẫn chỉ đeo mỗi đai xanh lại trở thành một cascadeur nổi tiếng của VN. Một chàng trai rất thích được chụp hình khi đóng thế vai nhưng bị từ chối vì ?omày lên hình chỉ thấy một cục tròn vo?, để rồi 10 năm sau có một cuộc triển lãm ảnh cá nhân khá độc đáo. Ba điểm lạ lùng trên là của Lữ Đắc Long, phóng viên báo Điện Ảnh TP.HCM, phó chủ nhiệm CLB cascadeur TP.HCM, tác giả của hơn 100 tác phẩm ảnh triển lãm chủ đề ?oNghệ sĩ và phim trường? tại Hội Nhà báo TP.HCM. Từ tuổi thơ lì lợm...: Long sinh năm 1966, là con thứ năm trong gia đình tám anh em gốc Cai Lậy, Tiền Giang. Theo thứ tự của người miền Nam, Long được mọi người gọi là thằng Sáu. Năm Sáu học lớp 4, ba mẹ đưa Sáu và mấy chị em gái lên Sài Gòn sống trong một căn nhà ở trong lòng chợ An Đông. Nói là căn nhà cho oai chứ thật ra đó là một sạp bán hàng, diện tích khoảng 3m2, kê thành nhiều gác. Mẹ nấu bắp, khoai, bánh tét để mấy chị em đi bán nên nhà đã chật hẹp càng chật hẹp hơn. Ngoài giờ học, Sáu tung tăng khắp chợ giúp mẹ khiêng khoai, chuối về nấu bán. Sáu lon ton, luồn lách lựa hàng ngon đem về cho mẹ. Dáng người nhỏ con với chiếc thúng lúp xúp trên đầu nên mấy bác bạn hàng ở chợ đặt cho Sáu biệt danh Sáu ?othúng?. Gọi riết rồi chết tên. Bị mẹ đánh đòn, Sáu đặt bắp, khoai, chuối vào nồi đun lửa nấu mà không đổ nước. Bị đánh lần nữa nhưng Sáu thúng vẫn... lì. Vì lì nên mấy chú nhóc chợ An Đông tôn Sáu làm ?ođại ca?. Gia đình khó khăn, đang học lớp 7 Sáu ?othúng? phải bỏ về quê làm ruộng. Người bác anh trọng chữ nghĩa hỏi: ?oMày thích cầm cuốc hay viết??, Sáu trả lời: ?oCon thích cầm cuốc, vừa khỏe, giúp được gia đình vừa khỏi học bài?. Ba Sáu ít chữ nên rất muốn con cái được học hành nên ông về quê đón Sáu lên Sài Gòn học tiếp. Sau giờ học, tuổi thơ của Sáu là những buổi chiều lúp xúp chiếc thúng trên đầu đội khoai, chuối phụ mẹ. ? đến kiện tướng quốc gia : Thiếu điểm trong kỳ thi chuyển cấp lớp 10, chuyện học với Sáu ?othúng? dường như khép lại. Sáu chăm chỉ phụ giúp gia đình mưu sinh với công việc bán thêm sữa đậu nành vào mỗi buổi sáng. Trong thời gian này, Sáu lén gia đình đi học võ (phái Bảo truyền của võ sư Nguyễn Văn Hồng). Lớp học có 50 người thì anh được liệt vào diện tiếp thu... dở nhất. Lấy cần cù bù thông minh, lớp học bắt đầu lúc 19g thì 18g anh đã có mặt để quét dọn phòng ốc. Học xong các bạn ra về, anh ở lại phụ thầy thu dọn. Không chỉ học võ, anh còn học thêm với thầy môn nhào lộn vì ?obiểu diễn phối hợp võ và nhào lộn mới đẹp?. Thấy anh siêng năng chăm chỉ, thầy giáo thương và kêu anh về nhà thầy để học làm... thợ may. Thời gian này Sáu ?othúng? làm việc cật lực. 4g sáng dậy xay đậu nành để nấu bán đến 9g sáng. Sau đó anh đi gom ly khắp các sạp rồi xách luôn xô ly đến nhà thầy học may, đến 16g vào lớp học nhào lộn, 18g tới lớp học võ đến 21g rồi về nhà thầy may tiếp. Suốt ba năm trời ngày nào như ngày nấy. Anh tiến bộ trong môn võ nhưng con đường trở thành thợ may trở nên xa vời vì suốt ba năm anh được thầy dạy chỉ một môn duy nhất là ráp đồ. Gặng hỏi mãi, thầy đưa ra một lý do: muốn anh đi học chữ trở lại để có kiến thức. Chuyện học một lần nữa thử thách anh nhưng lần này thì Lữ Đắc Long quyết chí. Thêm ba năm nữa trôi qua, Long tốt nghiệp lớp 12 bổ túc văn hóa và có một tiệm may nho nhỏ của riêng mình. Anh còn thể hiện năng khiếu nổi bật của mình trong bộ môn nhào lộn. Sáu năm học võ, theo lẽ thường với chừng ấy thời gian các môn sinh ít nhất phải là nhị đẳng, còn Long vẫn chỉ mang... đai xanh. Anh nhớ lại: ?oTôi không tham gia các kỳ thi vượt cấp vì những ngày thi tôi vẫn phải đi bán sữa đậu nành, nếu đi thi gia đình biết được thì e khó học võ tiếp!?. Thầy Hồng đã ?odùi mài? Long khá kỹ và đưa anh đi thi đấu lần đầu tiên tại Giải nhào lộn toàn thành lần 1 - 1985. Trong lần ra quân ấy anh ẵm luôn hai HCV, gia đình ủng hộ anh theo con đường võ thuật. Long bước chân vào lĩnh vực nhào lộn chuyên nghiệp từ đó. Thành công nối tiếp thành công. Năm 1988 tại Giải nhào lộn toàn quốc, anh giành được ba HCV cấp dự bị kiện tướng quốc gia. Duyên nghiệp làm cascadeur của anh bắt đầu khi một lần theo đoàn phim Thăng Long đệ nhất kiếm, Lý Huỳnh đã mời anh đóng thế những cảnh nguy hiểm cho Lý Hùng. Nghệ sĩ và phim trường : Có thể nói Lữ Đắc Long là người dám đóng thế nhiều cảnh cháy nhất VN, không chỉ cháy phía lưng mà còn cháy trước mặt khi điều kiện bảo hiểm của cascadeur còn quá sơ sài. Có hôm quay xong cảnh cháy, anh xuống suối nằm suốt ba giờ vì nóng. Có cảnh quay anh bị phỏng phồng rộp cả lưng, về nhà sợ vợ lo, không cho làm nghề nữa nên anh lang thang suốt ngày ngoài đường với cái lưng quấn băng trắng toát. ?oMẹ tôi hay hỏi tao nghe mày đóng trên 100 phim rồi mà xem truyền hình có thấy mặt mày đâu? - anh nói. Chuyện chụp hình, làm báo đến với Long cũng thật tình cờ. ?oLúc mới vào làm cascadeur, tôi muốn ghi lại vài hình ảnh làm kỷ niệm nên nhờ mọi người chụp giùm. Ai cũng từ chối. Buồn quá, tôi về nhà mượn máy ông anh rể rồi tự mày mò học, hỏi thêm ở mấy anh quay phim, đạo diễn rồi chụp hình lung tung tặng mọi người, hỏi họ xem có đẹp không. Nhờ vậy mà có góc máy đẹp hay cảnh quay ấn tượng họ đều chỉ cách cho tôi để khẩu độ, tốc độ thế nào?. Sau hai năm trời tích lũy từ tiền làm cascadeur ?oai cho nhiêu lấy nhiêu?, anh mới đủ tiền mua cho mình chiếc máy Canon cũ giá 1,5 triệu đồng, ống kính normal. Phim Kế hoạch 99 phát hành, hình phim do anh chụp được giới báo chí săn lùng nhưng khi đăng báo thì mọi người quên tên tác giả ảnh. Buồn tức, anh quyết tập viết báo. Anh viết liên tục gần 10 bài báo gửi báo Điện Ảnh nhưng mấy tháng trời vẫn không thấy hồi âm. Nước chảy đá mòn. Các mối quan hệ trong phim trường đưa anh đến gặp nhà biên kịch Phạm Thùy Nhân, phụ trách tờ Điện Ảnh TP.HCM. Sau mấy bận gửi bài, ông Nhân phải kêu: ?oThôi đừng gửi nữa, tao sửa bài mày mệt quá!? thì anh cũng đã có bài đăng. Nghề dạy nghề, lòng đam mê và kiên trì đã đưa Long đến với nghề báo. Anh theo học các lớp báo chí ngắn hạn để nâng cao tay nghề. ?oTôi không dám viết những vấn đề to tát nhưng tôi viết những điều ít người biết về giới nghệ sĩ và phim trường. Cuộc triển lãm ảnh vừa qua chính là kết quả của những khoảnh khắc vô tình mọi người lướt qua như thế!?. Bao nhiêu năm làm nghề Long vẫn nghèo, vẫn ở nhờ nhà của người chị nhưng ?ocũng đã khá hơn xưa?. 10 năm theo đủ nghề, chụp hình đám cưới để sống nhưng sẵn sàng tặng hàng xấp ảnh cho những nghệ sĩ ở phim trường, vẫn làm cascadeur dù biết nguy hiểm và sẵn sàng nhận thù lao tượng trưng nếu đoàn phim... nghèo và khó khăn. Với nụ cười thường trực trên môi, Long vẫn vô tư vượt qua mọi khó khăn. Hơn 80 triệu đồng thu được từ cuộc triển lãm không phải là nhiều, nhưng với anh là một thành quả ngoài sức tưởng tượng để gửi tặng trẻ em nghèo. Anh thổ lộ: ?oTôi cũng nghèo nhưng tôi đã nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều người. Đó là cách tôi trả ơn họ vậy?. Chia tay tôi, anh lại lon ton như Sáu ?othúng? ngày xưa nhưng đã khác. Một Sáu ?othúng? quậy nhưng vui và lì để đến được với niềm đam mê. Đinh Minh Anh ( theo ĐA )