1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cắt của quý của chồng đã qua đời !!! Tội gì đây ?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi MinhTrinh, 24/09/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Cắt của quý của chồng đã qua đời !!! Tội gì đây ?

    Mới đây, 1 goá phụ 65 tuổi tại Đức đã bị bắt khi bà vì quá yêu mến chồng nên khi chồng qua đời, bà lén cắt luôn cái mà bà cho là yêu quý nhất để đem về nhà giữ lại chứ không đem chôn .

    Bà cho rằng nếu chồng bà biết thì cũng sẽ không phản đối .

    Nhưng bà vẫn bị bắt giam, báo chí không cho biết bà can tội gì .


    Cứ theo tớ suy nghĩ : Việc làm của bà không vi phạm gì cả nếu bà lưu giữ " kỷ vật cho em " đúng theo quy định về vệ sinh .

    Nếu sự việc xảy ra ở VN thì xử lý ra sao ? Có điều luật gì quy định không ?
  2. hoakhongtim

    hoakhongtim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    593
    Đã được thích:
    0
    nghe nói là ở VN có "Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt" hay sao đó (Điều 246 BLHS), nhưng mà iem không biết cụ thể về cái điều luật này lắm.
    lan man tí là không biết ở VN thì bà ta có vi phạm quy định về quàn xác, chôn cất... gì đó, (nghĩa là xác chết phải được chôn dưới đất hoặc hỏa thiêu, không cho phép lưu trữ dung dịch bảo quản trừ mục đích khoa học ở cơ sở được phép) không. Chắc là cũng không. Vì quy định này cũng chỉ áp dụng khi người ta thực hiện trên 1 xác luôn, còn chỉ 1% xác thì không có quy định
    còn giả dụ ông chồng thấy rảnh rỗi nên có làm di chúc nguyện vọng của mình là thế thì ở VN cũng chưa có trường hợp này.
  3. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    ====================
    Không biết ở Đưc thì sao. Nếu ở VN thì là tội "Xâm phạm thi thể". Tuy nhiên đặt trường hợp có di chúc của người chồng đồng ý... cho làm việc đó thì tôi chịu, chẳng thấy căn cứ nào điều chỉnh cả.
    Cũng cần nói thêm các trường hợp hiến xác thì mục đích rõ ràng của người hiến là phục vụ cho khoa học.
    Đằng này phục vụ cái gì nhỉ?
    Trường hợp này thú vị thật đấy, và cũng chưa từng có tiền lệ cũng như dự liệu củ nhà lập pháp. Bác nào có ý kiến gì khác thì góp vào nhé!
  4. lawhappynet

    lawhappynet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2006
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Khong phai xam pham mo ma dau, gia su ba ta cat truoc khi chon thi sao? Toi nghi chang pham toi gi ca dau! Cai nay luat khong dieu chinh noi.
  5. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    ====================
    Cậu xem lại đi nhé, Điều luật này quy định các hành vi khác nhau:
    -Xâm phạm thi thể (thuộc ví dụ trên);
    -Xâm phạm mồ mả, hài cốt.
    Tùy từng trường hợp cụ thể mà xác định Thi thể hay mồ mả...
    Cũng giống như "Mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy" vậy (Điều 194)...
  6. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Nếu là 1 ... cô nào đó cắt thì chắc chắn là bà vợ có đủ quyền để khiếu kiện và nhà nước phải truy tố .
    Nhưng nếu là bà vợ cắt thì theo tôi, nếu bà ta không vi phạm các quy định về môi trường, vệ sinh thì bà ta có toàn quyền đấy, không hiểu Đức đã thả bà ta ra chưa chứ tôi thấy bắt bớ như thế là không hợp lý .
    Bản tin đưa ra thì không có ai khiếu nại cả . Người phát hiện là 1 y tá chứ không phải là thân nhân
    Giả sử là vụ này xảy ra ở VN và bố mẹ chồng đứng ra kiện thì toà sẽ xử ra sao ? Gì chứ bố mẹ chồng ở VN là luôn luôn can thiệp vào hạnh phúc gia đình con cái !!!
    Hì hì ... nhưng mà tối hôm qua cũng dặn vợ rồi ... có gì cũng đừng cắt, cứ để nguyên bộ mà thiêu, lỡ đầu thai mà thiếu của nợ thì cũng chả nên đầu thai .
  7. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    ============================
    Ở Đức thì chẳng thế nào, Riêng ở VN thì Không hẳn là thế!
    Theo quan niệm của người Á Đông, đặc biệt là VN ta thì vấn đề xâm phạm về thi thể được coi là tối kỵ. (Điển hình như Trung Quốc thì khung hình phạt cao nhất cho loại tội phạm này hình như là đến tử hình - Nếu tôi nhớ không lầm). Khi một người mất đi, phần thi thể của họ không chỉ quan trọng đối với những người thuộc hàng... "thừa kế thứ nhất" mà còn cả đối với gia tộc, dòng họ; hay như đối với một danh nhân thì lại có cả sự quan tâm của cả công chúng, xã hội (cái này tôi chỉ nói thêm nhé).
    Như vậy, với tinh thần của đạo lý, tập quán được nâng thành Luật, vấn đề xâm phạm thi thể muốn bảo vệ khách thể không chỉ là cá nhân (người chết - nghe có vẻ vô lý nhưng lại là tinh thần của quy phạm này) mà còn cho cả những người sống, dù thưộc hàng huyết thống, quan hệ xa hay gần...
    Trở lại vấn đề đang bàn luận, quan điểm của tôi là:
    1/ Nếu có di chúc của người chồng đồng ý việc làm trên thì bà ta có quyền... CẮT Mà thật ra cũng chưa có dự liệu cho vấn đề này!
    2/ Nếu không có việc định đoạt của "Nhạc Bất Quần" thì cho dù không vi phạm về vấn đề môi trường, vệ sinh... (như bác Minh nói) thì vẫn phải xử lý tội "Xâm phạm thi thể". Vì, như trên đã nói tử thi không thể do bà vợ định đoạt, bởi nò còn có ý nghĩa đối với cả gia tộc, dòng họ. Không phải vô tình mà những nhà lập pháp phải quy định việc hiến xác cho khoa học phải do chính bản thân người đó quyết định...
    Bây giờ nói vui, giả sử cụ cả, trưởng tộc vừa mất, bị bà cả ... CẮT, giữ lại treo trên từ đường. Không biết khi đó các thành viên còn lại trong tộc sẽ phản ứng thế nào nhỉ?
    Bác nào có quan điểm nào khác thì cùng bàn luận nhé!
  8. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi thì phải có luật đàng hoàng thì mới két tội được .
    Nếu bà vợ có quyền đem chôn, hoả thiêu, vứt xác ra biển cho cá ... Nhiều người cũng muốn được như thế khi chết đấy ... thì có gọi là xâm phạm thi thể không ?
    Mà cứ cho là xâm phạm thi thể đi, thế thì ở đây chết là bị moi hết ruột gan đem vứt .. nếu so với viẹc bà này " trân quý " một " kỷ niệm " thì hành vi nào đáng kết tội hơn .
    Mà nếu lại lý luận bà ta là chủ của thi thể nên có toàn quyền ... hihi, cũng khó đấy vì nhổ 1 sợi tóc để lưu niệm và việc cắt của quý đã "hơi sợ " thì lỡ sau này có bà ... âu yếm chồng quá cắt nguyên 1 cái đầu đem ướp để trên bàn thờ cho " cụ thể " , đỡ tốn tiền phóng ảnh thì sao nhỉ ? Có khủng khiếp không ?
  9. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    Theo tôi thì phải có luật đàng hoàng thì mới két tội được .
    Nếu bà vợ có quyền đem chôn, hoả thiêu, vứt xác ra biển cho cá ... Nhiều người cũng muốn được như thế khi chết đấy ... thì có gọi là xâm phạm thi thể không ?
    Mà cứ cho là xâm phạm thi thể đi, thế thì ở đây chết là bị moi hết ruột gan đem vứt .. nếu so với viẹc bà này " trân quý " một " kỷ niệm " thì hành vi nào đáng kết tội hơn .
    Mà nếu lại lý luận bà ta là chủ của thi thể nên có toàn quyền ... hihi, cũng khó đấy vì nhổ 1 sợi tóc để lưu niệm và việc cắt của quý đã "hơi sợ " thì lỡ sau này có bà ... âu yếm chồng quá cắt nguyên 1 cái đầu đem ướp để trên bàn thờ cho " cụ thể " , đỡ tốn tiền phóng ảnh thì sao nhỉ ? Có khủng khiếp không ?
    [/quote]
    ==========================
    Suy cho cùng việc hỏa thiêu hay thủy táng cũng điều là một hình thức đưa linh cữu về với cát bụi, thế nên không thể đánh đồng với việc xâm phạm thi thể được.
    Riêng với hành vi moi gan móc ruột thì tôi nghĩ thế này: thông thường có quy định trong việc vận chuyển hoặc khi ướp xác, đó là phải bỏ hết phần nội tạng. Việc này do thân nhân người quá cố định đoạt và có ly do chính đáng (như đã nói). Hoặc đối với các trường hợp cần tìm hiểu nguyên nhân tử vong cơ quan chức năng phải tiến hành mổ xẻ (dù không được sự đồng ý của thân nhân), nhưng cũng không thể cho là "Xâm phạm thi thể" được!
    Mời các bác có ý kiến, tôi sẽ trở lại sau khi giải quyết một số việc riêng.
  10. marlight

    marlight Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2004
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    ==========================
    Suy cho cùng việc hỏa thiêu hay thủy táng cũng điều là một hình thức đưa linh cữu về với cát bụi, thế nên không thể đánh đồng với việc xâm phạm thi thể được.
    Riêng với hành vi moi gan móc ruột thì tôi nghĩ thế này: thông thường có quy định trong việc vận chuyển hoặc khi ướp xác, đó là phải bỏ hết phần nội tạng. Việc này do thân nhân người quá cố định đoạt và có ly do chính đáng (như đã nói). Hoặc đối với các trường hợp cần tìm hiểu nguyên nhân tử vong cơ quan chức năng phải tiến hành mổ xẻ (dù không được sự đồng ý của thân nhân), nhưng cũng không thể cho là "Xâm phạm thi thể" được!
    Mời các bác có ý kiến, tôi sẽ trở lại sau khi giải quyết một số việc riêng.
    [/quote]
    Nhà em cũng đồng ý với quan điểm là fải có luật cụ thể thì mới kết tội được. Em giả sử bà kia ko xẻo cái "của quí" mà lại cắt béng 1 bộ phận khác là móng tay, móng chân hoặc...tóc của ông chồng, lúc đó chả biết có bác nào đòi kết tội ko nhể

Chia sẻ trang này