1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cắt da qui đầu ( circumcision )

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi Gerbich, 18/03/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Gerbich

    Gerbich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    2
    Cắt da qui đầu ( circumcision )

    Ngày nay còn khá nhiều bậc cha mẹ hiểu biết rất mơ hồ về cái lợi và hại khi quyết định là có nên cắt da qui đầu ( circumcision ) cho những đứa bé trai vừa mới sanh ra không ?

    Chính vì sự không hiểu rỏ này nên dần dần việc cắt da qui đầu cho những đứa bé trai mới sanh ra đã giảm 1 cách rỏ rệt so với vào những năm 1980 ... theo thống kê tại Hoa Kỳ ở những năm 1980 có hơn 90% bé trai đã cắt da qui đầu khi vừa mới sanh ra , còn hiện nay thì con số giảm xuống còn chỉ khoảng 60 % ....con số giảm này không phải là gì y khoa ngày nay tân tiến đã tìm ra phương pháp mới mỹ mãn hơn để thay thế mà vì ba nguyên nhân chính sau đây :

    1). 1 số bảo hiểm sức khoẻ đã từ chối trả số tiền này ( tiền tiểu giải phẩu và tiền phải nằm thêm 1 ngày ở BV ) .

    2). Cắt da qui đầu là việc không bắt buột và cũng không cần thiết ( còn gọi là " non- routine " procedure ) nên Bác sĩ thường căn cứ theo từng loại bảo hiểm sức khoẻ mà đề nghị với cha mẹ of em bé .

    3). Cha mẹ không hiểu rỏ sự lợi ích nên cũng không trả thêm tiền or đòi hỏi để giành quyền lợi cho con mình sau này .


    Cho đến bây giờ vẫn còn có nhiều tranh cải về vấn đề có cần thiết phải cắt da qui đầu cho trẻ con không ? có bài nói đến cái hại of nó nhiều hơn là cái lợi , còn có bài thì nêu ra toàn là lợi ích khi đứa trẻ được cắt da qui đầu khi mới sanh ra .


    Tôi đã đọc qua rất nhiều thực nghiệm về vấn đề này ... đa số là những kết quả sau nhiều năm theo dõi những người mắc bệnh có liên quan đến " ********* " ( ***** ) , làm khoả nghiệm khi những người này chết đi để tìm ra câu trả lời chính xát .


    Mỗi ngày tôi thấy có ít nhất là 1 người male trên 50 tuổi phải làm hẹn để cắt da qui đầu ... vậy thì nếu được take care từ khi mới sanh ra là điểm lợi rồi ... nhưng thật tình mà nói , cho đến bây giờ tôi chỉ đứng ở vị trí neutral ... làm cũng tốt mà không cũng chẳng phải là thiệt hại lớn ... điểm lợi or hại là do từng trường hợp cá nhân .


    Da qui đầu là gì ?

    Tiếng anh gọi là foreskin , là lớp da mỏng bao lấy chóp đầu of ***** , khi trẻ em trai mới sanh ra , lớp da này dính chặt vaò tip of ***** ( glans ) , và lớp da này dần dần sẽ tách rời ra và cho đến khoảng 5 tuổi thì foreskin có thể rút ra or co lại ( retracted ) khỏi đầu ***** ... và khi male đã trưởng thành thì foreskin sẽ bao lấy glans khi ***** mền deõ ( flaccid ) nhưng sẽ tột ra cho glans exposed khi ***** cương cứng .



    Những điểm lợi chánh khi cắt bỏ da qui đầu ?

    1). Vấn đề vệ sinh ( hygiene ) , dễ clean đầu ***** hơn , việc này sẽ làm giảm đi bệnh nhiễm trùng of đường tiểu ; tuy nhiên , nhiễm trùng đường tiểu xãy ra cho male không cắt da qui đầu rất ít và bệnh này chữa bằng thuốc trụ sinh rất có hiệu quả.

    2). Ngăn ngừa được những bệnh có liên quan đến ***** như:
    - Ung thư ***** ( theo nhiều thực nghiệm đã kết luật là ung thư ***** sẽ không còn xãy ra cho những người đã được cắt da qui đầu từ nhỏ ) . Thống kê cho biết những người không cắt da qui đầu dễ bị ung thư ***** 3 lần nhiều hơn , tuy nhiên chứng bệnh ung thư ***** rất ít xãy ra tại Hoa kỳ .

    - Nhiễm trùng thận ( kidney infections ) ...những vi khuẩn trong phân có thể dính vào bên trong foreskin và đưa đến dễ bị nhiễm trùng thận .

    - Giảm ( reduced risk )nhiều bệnh of đường tiểu và nhiếp hộ tuyến ( uropathogens ) như vi khuẩn mycoplasmas and Chlamydia trachomatis , chứng mồng gà ( human papilloma virus (HPV) ) điểm này đem lợi ích đến cho người phụ nữ nhiều hơn , nếu phụ nữ bị lây siêu vi khuẩn HPV từ người giao hợp sẽ tạo ra bệnh cervical cancer .

    - Nhất là có thể giảm sự ruỉ ro truyền nhiễm do HIV từ 2 đến 8 lần , bởi vì sử cấu tạo of lớp da qui đầu có " Langerhans cells " nằm ở the inner mucosa , những Langerhans cells này đem đến sự thuận tiện ( facilitated ) cho sự truyền lây of HIV .

    3). Sưng or nhiễm trùng gọi là " Phimosis " khi foreskin có những vết sẹo cứng nên không thể rút ra or co lại được ... cách chữa trị là phải cắt bỏ da qui đầu .

    4). Khi lớp da qui đầu bao chặt vào glans sẽ bị đau khi kéo xuống mỗi khi clean or trong lúc giao hợp nếu lớp da bao quanh quá chặt .

    5). Nhiễm trùng lại nhiều lần , or dribbling of urine vì lớp da này như quá dài .



    Những điều bất lợi khi cắt da qui đầu :

    1). Nói đến giải phẩu thì hay có sự ruỉ ro đi kèm như bị chảy máu không ngừng , điểm đáng lo lắng nhất là nhiễm trùng , nếu người mẹ không biết cách or không chăm sóc kỷ sẽ có thể đưa đến kết quả tử vong .... đây là điểm mà tôi luôn có quan niệm neutral về vấn đề này .... có nhiều bậc cha mẹ kém hiểu biết , không coi trọng về đời sống vệ sinh , rất dễ đi đến nguy cơ tử vong cho em bé .

    2). Đôi khi lớp da cắt ngắn or còn dài quá .

    3). Chức vụ của lớp da qui đầu :

    - ngoài có những hệ thống thần kinh nhỏ giúp cho cảm giác thoải mái , lớp da này còn ngừa đau đớn khi cọ xát or khi giao hợp ( Prevents dyspareunia )

    - Chứa chất nhờn giúp cho việc giao hợp .

    - Bảo vệ glans khỏi bị khô , giảm keratinised .

    Sau khi foreskin cắt đi đầu ***** sẽ ít nhạy cảm đưa đến giảm sự pleasure khi giao hợp ( tôi có đọc 1 cuốn sách do giới y khoa of người Tàu viết khi xưa ở nước này vì muốn giới hạn việc ******** nên đã cắt bỏ da qui đầu khi bé trai vừa sanh ra mục đích duy nhất là làm giảm sự khoái lạc khi giao hợp .

    4). Vài studies chứng minh là tâm lý thay đổi và những đứa bé bú sữa mẹ có thể gặp khó khăn để learn how *****ckle vì vết thương còn đau .


    Vệ sinh căn bản cần phải biết để tránh vết thương bị nhiễm trùng sau khi cắt da qui đầu .

    A. Trẻ em :
    Da qui đầu thường được cắt 2 or 3 ngày sau khi sanh .

    1). Thay băng thường xuyên mỗi ngày để tránh bị nhiễm trùng .

    2). Thoa Vaseline lên ***** khi gở băng không bị dính .

    3). Cho bác sĩ biết nếu em bé không đi tiểu bình thường trong vòng 6 giờ sau phẩu thuật or chảy máu nhiều , vết thương làm mũ , đỏ , sưng or không lành sau 10 ngày .

    B. Người lớn :

    Ngoài những cách để nêu trên ... có thể dùng ice-pack để làm giảm sưng , rửa vết thương bằng very mild soap , uống thuốc giảm đau .



    Được gerbich sửa chữa / chuyển vào 10:08 ngày 18/03/2004
  2. c74056

    c74056 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2003
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Chào Gerbich,
    Cảm ơn bạn về chủ đề này. Tôi không chuyên môn trong Y học nhưng năm ngoái có em bé nên tôi có đọc một ít tài liệu và tôi không được thuyết phục lắm vì các lợi ích của việc này. Do vậy, tôi quyết định không cắt da qui đầu cho con trai tôi mặc dù sẽ được thanh toán bởi bảo hiểm. Đây là một số lý do đưa đến quyết định trên và các bác sĩ ở bệnh viện con tôi sanh ra cũng bảo chỉ khỏang 50% cha mẹ quyết định có thôi.
    1. AAP vẫn chưa rút lại hoặc thay đổi chính sách về cắt da qui đầu cho trẻ sơ sinh công bố vào năm 1999. Mặc dù có công bố có 6 điểm lợi ích nhưng chưa đủ thuyết phục lắm. (Lý do giảm cắt có lẽ là ở đây chứ không phải còn mơ hồ như bạn đề cập)
    2. Không biết là Gerbich có biết Hội DOC không, Doctors Opposing Circumcision (Physicians against circumcision), hình như ở trường Washington University. Ngay chính trong giới bác sĩ cũng có ý kiến trái ngược nhau vậy đâu có lý do gì đem con mình ra cắt. Khi nào bé lớn tự bé quyết định cũng được.
    Tôi không bác bỏ các lợi ích của việc cắt da qui đầu nhưng lợi ích của nó có đáng để quan tâm không?
    Các lợi ích của việc cắt da qui đầu:
    Cho trẻ: Nghiên cứu cho rằng sẽ giảm trùng đường niệu ở trẻ em trai. Nguy cơ nhiễm trùng đường niệu ở trẻ em trai là 1%. (Schoen E, Colby CJ, Ray GT Newborn circumcision decreases incidence and costs of urinary tract infections during the first year of life. Pediatrics. 2000; 105:789-793). Chỉ có duy nhất 1 trẻ trong số 52 trẻ dưới một tuổi là bị nhiễm trùng đường tiểu có nghĩa là 51 người chịu đau đớn mà không có lợi ích gì cả.
    Cho tuổi trưởng thành:
    Ung thư *********: Nguy cơ ung thư ********* là 1 phần trăm ngàn (1/100 000) ở người lớn tuổi. Phẫu thuật cho 100 ngàn trẻ em để ngăn chặn ung thư ở 1 người trưởng thành là không ổn lắm. Ngòai ra, có một nghiên cứu cho thấy ung thư ********* vẫn xảy ra đối với đàn ông đã cắt da qui đầu.
    Bệnh nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm virus HIV, các bệnh nhiễm qua đường ********, nhiễm HPV (gây ung thư cho phụ nữ), bệnh về da qui đầu, ?: Có thể da qui đầu góp phần làm tăng nguy cơ nhưng không có nghiên cứu nào cho thấy là cắt da qui đầu rồi thì sẽ không bị nhiễm bệnh. Trong thời đại bệnh đủ thứ, tôi nghĩ tốt nhất là có đời sống sanh họat lành mạnh chung thủy, và cần sử dụng các biện pháp phòng bệnh hiệu quả hơn chứ không nên đặt tin tưởng vào việc đã cắt bao qui đầu.
    Nhiễm trùng thận như bạn đề cập thì khó xảy ra nếu theo cách thông thường.
    Các bất lợi như bác đã đề cập mà quan trọng nhất cho trẻ em là các biến chứng sau khi cắt, đôi khi có thể dẫn đến tử vong đáng tiếc. Cho người lớn là giảm cảm giác khi sanh hoạt. Tôi nghĩ là mình không có quyền cắt bỏ một phần trong bộ phận cơ thể của trẻ để làm cho trẻ mất cảm giác sau này khi không có sự đồng ý của chính trẻ.
    Về mặt sinh lý thì da qui đầu sẽ tự tuột vào khi trẻ trưởng thành và tôi đồng ý sử lý nếu có hẹp bao qui đầu xảy ra (phimosis) hoặc là nó quá dài.
    Chúc các bạn cuối tuần vui khỏe.
    Thân
  3. Gerbich

    Gerbich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    2
    Chào bạn c74056 ,
    Cám ơn bạn đã đọc bài và chia sẽ ý kiến of mình về vấn đề này ... những điều bác sĩ đã giải thích cho bạn hiểu trước khi chọn lựa có nên or là không nên cắt qui đầu cho trẻ em là đúng .
    Cách suy nghĩ of bạn cũng giống như đại đa số mọi người mà G. đã từng thảo luận về vấn đề này ... như G. đã nói qua lợi or không là còn tuỳ vào sự cần thiết of từng cá nhân .... lần lượt G. sẽ đưa ra những dẫn chứng chi tiết thêm trong những lần post tới .
    G. bỏ ra vài ngày để tóm tắc lại 1 số thực nghiệm mà G. cho là evidence valid studied , G. chú ý đến việc có nên cắt da qui đầu cho trẻ em trai khi mới sanh ra hay không ? vì nó vẫn còn là 1 câu hỏi chưa có câu trả lời rỏ rệt cho dù có dùng cân or dùng thước để đo lường xem cái lợi nhiều or ít hơn là cái hại nếu cắt da qui đầu cho trẻ em mới sanh .
    Được Gerbich sửa chữa / chuyển vào 08:39 ngày 20/03/2004
  4. Gerbich

    Gerbich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    2
    Khi nào bé lớn tự bé quyết định cũng được.

    Tôi thì lại không nghĩ như vậy , ngừa vẫn tốt hơn là khi việc xãy ra mới giải quyết ... Tôi nhận thấy cái diễm phúc of những đứa trẻ được sanh ra trong gia đình mà cha mẹ là những người hiểu biết và sáng suốt luôn gặp ít phiền phức và trở ngại về mọi mặt khi lớn lên ... vì cha mẹ of họ đã giúp họ giải quyết 1 số vấn đề ngay từ thuở nhỏ ... nên khi trưởng thành không cần phải đương đầu .
    Ngay chính trong giới bác sĩ cũng có ý kiến trái ngược nhau vậy đâu có lý do gì đem con mình ra cắt.
    Cách đây không bao lâu , bác sĩ Tuan có post 1 bài nói về khi đọc những info từ mấy webs ... phải thận trọng và phải kỷ lưởng căn nhắc xem đó là mẫu tin đúng or không ? tôi không bao giờ có ý là các bạn đọc tin sai lầm ... xin đừng hiểu lầm nhé ...về phạm vi Y khoa , tôi phải đi qua lớp học 4 tháng chuyên môn mới có thể mạnh dạn mà quả quyết là info trong study đó có valid hay không ?
    Trở lại câu 1 và 2 bạn đã đưa ra , nếu bạn đọc từng tên 1 of những Drs. trong abstracts phản đối và đưa ra nhiều điều không lợi khi cắt da qui đầu ... đại đa số họ là những người theo đạo Jewish và 1 phần cũng có thể là những người Drs. có cộng tác và được hưởng nhiều quyền lợi of hãng bảo hiểm sức khoẻ như HMO chẳng hạn ( những Drs. này gọi là " Gatekeepers " ) có thể là bạn khó hình dung ra việc làm of Gatekeepers ...tuy là Hoa kỳ có luật lệ khá chặt chẻ để bảo vệ tánh mạng và quyền lợi of người dân ... nhưng luật pháp luôn có khe hở và người càng tài giỏi thì càng nhìn thấy khe hở nhiều hơn .... cho nên tôi không đồng ý với nhóm Drs. đã đưa ra điểm bất lợi không nhiều hơn điều lợi bao nhiêu hầu để làm thay đổi cái nhìn của những bậc cha mẹ về cắt da qui đầu .
    Đúng lương tâm và trách nhiệm of 1 người Dr. , cho dù chỉ là 1 điều lợi nhỏ vẫn cho là quan trọng trong việc cứu người .... ung thư ***** tại Hoa kỳ là con số rất nhỏ , nhưng vẫn có và vẫn làm thiệt mạng những người mắc phải .
    Mỗi ngày phòng giải phẩu gởi cho tôi 1 copy những bệnh nhân cần được giải phẩu ... hàng ngày , đều có 2-3 người có tên mổ tim ( chưa kể vài trường hợp khẩn cấp ) và cũng có ít nhất là 1 người lớn ( có hôm 2 or 4 nguời ) trong list để cắt da qui đầu , vì bị nhiễm trùng ... data này chứng minh cho tôi biết là cắt da qui đầu không phải là việc làm vô lợi . ... Tại Hoa kỳ ba bệnh thường thấy nhiều nhất là lượng mỡ trong máu cao làm nghiễn mạch máu , tiểu đường và cao máu .
    Nói đến đạo Jehovah Witnesses và Jewish những bạn nào biết về đạo này thì luôn có cùng 1 ý niệm là thành viên rất ngoan đạo , cho dù người đó là học cao , hiểu rộng or thất học .. đều rấp rấp tuân theo qui luật đạo này đã đặc ra ... nhất là Jehovah Witnesses , đây là vấn đề nan giải cho nhiều Drs. chuyên về ung thư ... những người có đạo này sẽ không vô máu ( blood transfusion ) ... nên họ chọn những BV có chương trình gọi là " bloodless program " ... nhưng có nhiều bệnh cách chữa duy nhất là blood transfusion ... tôi đã chứng kiến hàng ngày những bậc cha mẹ theo tôn giáo này luôn cương trì đi theo qui luật trong đạo giáo và cam chịu nhìn con mình chết dần vì thiếu máu chớ nhất định không cho truyền máu ( có nhiều bậc cha mẹ này cũng là M.D.đấy ) ... chúng tôi đã phải xin giấy phép of quan toà để được chữa trị đúng cách cho những bệnh nhân dưới 18 tuổi này .... cắt qui đầu cũng vậy ... nhiều người có quan niệm là nếu làm vậy sẽ đi ngược lại với qui điều đạo giáo đã có .
    cont .
  5. Gerbich

    Gerbich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    2
    Bạn phải là người cha rất là thương con ... sợ con mình đau đớn , tôi có người bạn VN thương con như bạn vậy , cũng là Dr. tại Hoa kỳ ... mỗi ngày cắt da qui đầu cho vài đứa trẻ mới sanh ra , chẳng có chút suy nghĩ nào cả ... nhưng đến khi con trai of mình ra đời ... ông không muốn làm phẩu thuật này vì sợ làm đau thằng bé ... nên thằng bé được giữ nguyên " foreskin " ... bây giờ đứa bé đã 6 tuổi , bị nhiễm trùng đường tiểu mỗi năm vài lần ... mẹ bé phải chỉ bảo cậu boy này cách đi tiểu cho đúng để tránh nhiễm trùng ... đến khi cậu này đi học , có dịp nhìn thấy cách đi tiểu of những bạn học ... đứa bé có phần e dè khi đi tiểu ở trường vì sợ bạn bè chế nhạo , và luôn về nhà hỏi mẹ là " tại sao con phải làm thêm việc khi đi tiểu trong khi bạn con thì lại không ? " .
    ... hậu quả là ông bạn tôi bị bà vợ giảng cho nghe đầy hai lổ tay và từ đó có thêm job là mỗi ngày phải tắm cho thằng bé , bà ấy không muốn thấy tình trạng nhiễm trùng này xãy ra nữa ... tôi đã từng hỏi bạn tôi là nếu sanh ra thêm 1 bé trai thì lần này sẽ có quyết định ra sao ? he trả lời nhanh chóng " cắt chớ đợi gì ", nhưng tôi biết không phải vì sợ bị vợ la or phải tắm cho con , mà là vì he đã thấy được 1 điểm lợi đầu tiên trong vấn đề vệ sinh , nó có phần đơn giản hơn nếu không có lớp foreskin đó .
  6. c74056

    c74056 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2003
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Xin chào Gerbich,
    Cảm ơn những ý kiến của bạn. Gerbich còn lưu tài liệu về khóa học cách đánh giá tài liệu không, cho tôi xin tham khảo học hỏi với, theo kiểu Đào tạo từ xa, liên tục cho tôi và mọi người vậy. Những gì mà tôi tham khảo là trong tạp chí về nhi, theo tôi các số liệu nghiên cứu ở dạng poster, bài nói chuyện hay thư thông tin, số liệu đang nghiên cứu,? cần phải kỹ càng khi xem xét đánh giá thông tin, các thông tin đã đăng trong các trong các tạp chí chuyên ngành thì có thể tương đối tin tưởng được phải không? (Impact factors 2002 của Pediatrics la 3,..)
    Về vấn đề circumcision cho em bé, những lợi ích thì đã rõ ràng như Gerbich đã trình bày nhưng bạn có công nhận là nó chưa thuyết phục được tất cả mọi người không và ngay chính trong giới Y khoa nhi. Tôi không nghĩ là bác sĩ trong AAP (American Academy of Pediatrics) đều bị ảnh hưởng bởi tôn giáo hay lợi ích gì đó khi họ đưa ra tuyên bố về chính sách cắt da qui đầu vào năm 1999 (PEDIATRICS Vol. 103 No. 3 March 1999, pp. 686-693).
    Nếu quan tâm đến vấn đề này, chắc bạn biết tên bác sĩ Edgar J. Schoen, bác sĩ này chuyên làm các nghiên cứu để ủng hộ cho việc circumcision ở trẻ sơ sinh (bài mới nhất PEDIATRICS Vol. 111 No. 6 June 2003, pp. 1490-1491). Tuy nhiên, các nghiên cứu này đến nay vẫn chưa thuyết phục được APP để đưa ra chính sách mới thay đổi cho những gì đã công bố năm 1999. Gerbich có thể giải thích là tại sao lại như vậy không (không biết cái ông chủ tịch có phải là người Jew không nữa)?
    Gerbich làm việc với bệnh nhân người lớn cho rằng việc cứu sống người ung thư ***** là quan trọng, nhưng bác sĩ nhi thấy việc tránh cho trẻ em bị tổn thương và các nguy cơ tử vong là quan trọng hơn thì sao. Tôi chưa có được tài liệu thống kê nào cho thấy số người lớn tử vong do ung thư ***** cao hơn số trẻ em tử vong do circumcision hoặc là ngược lại. Nếu có được các kết quả nghiên cứu đã công bố tin tưởng, chắc chắn sẽ thuyết phục hơn nhiều.
    Về con của người bạn, bây giờ đứa bé đã 6 tuổi , bị nhiễm trùng đường tiểu mỗi năm vài lần ...Tôi không hiểu tại sao em bé này lại bị nhiều như vậy? Chắc phải nhờ các bác sĩ nhi giải thích dùm và so sánh với trẻ em ở Việt nam thể nào, có bị nhiễm trùng đường tiểu nhiều như vậy hay không? Xin lưu ý là điều kiện sinh sống và vệ sinh ở Việt nam có thể thấp hơn, đặc biệt là vùng sâu nông thôn, miền núi. Vấn đề thứ hai là tại sao đến 6 tuổi, đã thấy rõ ràng các bất lợi cho trẻ như vậy mà cha mẹ bé không giải quyết nó đi cho bé và cha bé là bác sĩ.
    Gerbich bảo em bé không circumcision, đi học ở Mỹ có phần e dè khi đi tiểu ở trường vì sợ bạn bè chế nhạo , và luôn về nhà hỏi mẹ là " tại sao con phải làm thêm việc khi đi tiểu trong khi bạn con thì lại không? Nếu đặt ngược lại vấn đề ở Việtnam, các bé hỏi ?otại sao của con mất tiêu đâu trụi lũi rồi ba mẹ ơi?? thì không biết trả lời thế nào đây (, đùa). Như vậy một lý do để circumcision cho trẻ là để cho giống tất cả các trẻ khác trong môi trường xã hội. Đó là chưa đề cập đến việc khi trưởng thành, khi có quan hệ mà không được như ý thì bé có thể chất vấn cha mẹ về việc circumcision mà bé không được có ý kiến
    Rất vui được chia xẻ với Gerbich về vấn đề này. Nếu đứa con thứ hai của chúng tôi là trai nữa thì chưa biết tôi sẽ quyết định thế nào, có thể sẽ thay đổi quyết định vì đã bị bác sĩ Gerbich thuyết phục hoặc đến khi đó APP đã ra công bố công nhận các lợi ích của circumcision hơn là các bất lợi có thể có.
    Bàn ngoài một tí, nếu chính sách circumcision được quyết định ở Việtnam thì sẽ có nhiều công việc cho các bác sĩ và y tá đó. Không biết chi phí chăm sóc em bé tại nhà 20- 25 ngàn mỗi lần của các y tá có tăng lên không nữa, nếu mà nhiều quá thì phải suy nghĩ lại đó
    Về vấn đề bác sĩ nhận tiền làm nghiên cứu theo đơn đặt hàng thì cũng có nhiều trên thế giới. Nếu Gerbich biết được một bác sĩ top lên truyền hình nói chuyện 15 phút về tác dụng tốt của thuốc đối với sự trẻ trung của Chị em đã làm cho doanh số trong quí sau đó của thuốc hãng Meg? tăng 100% hoặc hãng Ran? chi cho bác sĩ huê hồng 50% khi kê toa thuốc thì sẽ có ý kiến gì không? Hoặc bệnh nhân đòi quyền tự mua thuốc vì giá rẻ hơn 30% so với giá thuốc bệnh viện bắt buộc cung cấp thì sao? Luật và cách thức quản lý về thuốc chưa hiệu quả nên xảy ra vậy thôi, chỉ hy vọng vào tương lai.
    Cuối tuần vui khoẻ
    Thân
    Được c74056 sửa chữa / chuyển vào 16:49 ngày 20/03/2004
  7. bluewing

    bluewing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Chào c74056 & Gerbich,
    Quả thật cả hai bạn (cho phép bluewing gọi bằng hai bạn nhá vì chắc cả hai cũng in the 30''''s at least) đã cung cấp những dữ kiện rất cập nhật và bổ ích .
    Theo bluewing nghĩ, circumcision đều có những lợi và hại như hai bạn đề cập . Quyết định có nên circumcise hay không nên tùy vào kinh nghiệm của bác sĩ, địa phương, và belief của bậc cha mẹ .
    Như c74056 đã nói, complication of circumcision including pain và trường hợp nguy hiểm nhất là dẫn đến tử vong, bluewing nghĩ là vì multifactorial, i.e., bác sĩ thiếu kinh nghiệm, điều kiện bệnh viện không sạch sẽ, và có lẽ cha mẹ không được hướng dẫn một cách tận tình về chăm sóc bé sau circumcision, và dĩ nhiên hai điều cuối dễ xảy ra ở VN hơn là ở những nước Âu Mỹ . Theo kinh nghiệm bản thân, đã circumcised cho rất nhiều bé ở Mỹ, bluewing chưa bao giờ phải deal with infection, excessive hemorrhage, or death cả . Còn về đau, bluewing nghĩ là dĩ nhiên phải đau rồi, nhưng thường thì bé chỉ khóc trong vòng 45-60 giây đầu tiên rồi thôi sau khi mình clamp the belt down. Again, đây chỉ là kinh nghiệm bản thân, và bluewing nghĩ cơn đau tùy theo BS làm nhanh hay chậm, khéo tay hay không. Nhưng nếu đợi lớn lên mới làm circumcision thì ở bên đây thường phải mang vào phòng mổ vì người lớn chịu đau không nổi, và BS thường phải worry về complication nhiều hơn là ở trẻ em c74056 ạ . Cũng một lần chính Gerbich đã mentioned là EBM mỗi nơi mỗi khác thì không thể nào lấy evidence bên Mỹ để apply vô VN . Về người bạn của Gerbich, bluewing đồng ý với c74056 là chưa hẳn bé bị nhiều UTI là vì không cắt da qui đầu, ? reflux/scarring/hydronephrosis/anatomical abnormalities?
    Trước khi performing circumcision, bluewing hỏi the parents what they know about circumcision, và rồi giải thích với cha mẹ bé người ta thường nghĩ cắt da qui đầu có thể phòng nhiễm trùng đường tiểu, ung thư ***** nhưng thật sự the evidence is truly not convincing như c74056 mentioned về AAP, và nếu cha mẹ bé change their mind thì it''''s OK with me .
    Chắc hai bạn cũng rõ, stastistics could be very deceiving . Bluewing nghĩ lợi hại của circumcision cũng khó trắng đen lắm, miễn là nên giải thích những gì mình biết (dùng những tài liệu mà hai bạn cung cấp) cho cha mẹ bé nghe và để họ quyết định .
    Thân ái,
    Được bluewing sửa chữa / chuyển vào 07:16 ngày 21/03/2004
  8. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Tất cả những vấn đề chuyên môn, các bạn đã giải thích hết rồi.
    Tôi nghĩ rằng đứng về phía cha mẹ , nếu mình không phụ thuộc vào tín ngưỡng, lịch sử cha mẹ dòng họ không có vấn đề gì, tốt nhất là để đứa trẻ tự nhiên.
    Trẻ em lớn lên ở Hoa Kỳ và châu Âu ngày nay không còn bị teasing về vấn đề này nữa đâu, cho nên có thể loại yếu tố này ra.
    Đứng về phía nghề nghiệp, tốt nhất là giữ vị trí trung gian, cung cấp đầy đủ thông tin cho thân chủ để họ tự quyết định.
  9. Gerbich

    Gerbich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    2
    Chào bạn ,
    Rất tiếc là G. không chia sẽ với bạn được những tài liệu này , lúc G. học khoá đó thì Ebook System chưa thông dụng , nên dùng textbook ... đó là course dành cho chuyên khoa ... dạy mình cách phân biệt thực hư về phạm vi ngành mình đang theo .... nhưng khi xong lớp đó rồi cũng giúp cho G. phán xét những mẫu tin tức đăng tải hàng ngày có valid không ?
    Cách dạy of khoá đó là họ đưa ra 1 abstract nào đó , dạy mình bắt đầu phân tách từng phần ... mục đích of study là gì ? họ là ai , chuyên về khoa nào ? thời gian study là bao lâu ? data như thế nào ? dùng những phương pháp nào , Retrospective or prospective , dẫn chứng và chứng minh được điều gì ? etc...
    Hàng ngày trong giới y khoa cho ra bao nhiêu là studies/ abstracts ... có bài thì viết ra bằng những bằng chứng đã gặp theo kinh nghiệm , có người thì thu nhỏ ở phạm vi vài chục bệnh nhân rồi cho ra abstract để đóng góp ... khi 1 trường or 1 group nào đó có được grants or với sự cộng tác of pharmaceutical companies ... sẽ dựa theo 1 số studies đã có mà tiếp theo ... 1 nghiên cứu gọi là " valid " và có thể dùng cho mỗi nơi phải được study nhiều năm , gom đủ data ...mỗi khi chúng tôi làm thực nghiệm nào đó ... thường phải làm chung với ít nhất là 5 tiểu bang khác .
    Những nơi nỗi tiếng như Johns Hopkins , UCLA , or Yale University School of Medicine ... không có nghĩa là tất cả bài họ đăng ra đều là đầy đủ data ( chỉ cần bài viết đúng vào luật là có thể cho ra ) có nhiều đăng ra mục đích như là 1 bản tin Y khoa update mà thôi .
    Bạn là 1 trong những người mà G. đã gặp chịu khó dành giờ để đọc sách và tìm hiểu thêm về y khoa trong cuộc sống ... nếu ai cũng có cách nghĩ như bạn thì sẽ tránh được nhiều bất trắc như dùng thuốc không đúng và quá liều . ... tuy nhiên , đôi khi những điều mình biết và cho là đúng nhưng khi đem ra bàn thảo với bác sĩ of bạn thì họ không thể làm theo ... học thế nào thì hành thế đó .
    G. chỉ có 1 ý kiến , người bệnh or thân nhân of BN nếu có mọi thắc mắc về căn bệnh of mình or có liên quan đến Y học , thì nên hỏi bác sĩ of bạn ... và tham khảo với ông ta là tài liệu nào giúp được mình khi muốn tìm hiểu 1 căn bệnh nào đó .
    Chọn bác sĩ là việc rất quan trọng :
    1). Phải xem Dr. xuất thân từ trường nào , có chuyên khoa gì ? ...( ở mỹ nên chọn các bác sĩ học tại mỹ là tốt nhất )
    2). Dr. đó phải là người kiên nhẫn giải thích và lắng nghe bạn .
    3). Mỗi khi bạn có 1 chứng bệnh nào đó , người Dr. này phải chuyển bạn sang specialist ... và phải tôn trọng yêu cầu of BN ( có Drs. BN cần gặp những Dr. khoa chuyên môn mà họ không cho or đình trể . )
    4). Dễ làm hẹn và có thể nói bằng phone khi cần .
    Luôn tìm khoảng 3 Drs để tham khảo trước khi có quyết định chữa trị bệnh nào đó có liên quan đến những cuộc giải phẩu ( mặc dù luật BV , trước khi Patients undergoing major surgery đều phải có hai đến ba Drs. cùng khoa đồng ý kiến cho đó là quyết định đúng thì mới tiến hành để tránh lạm dụng or chẩn đoán sai ) .
    cont .
  10. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    Chào c74056,
    Bạn có thể xem cách đánh giá tài liệu ở đây:
    http://bmj.bmjjournals.com/collections/read.htm
    To Gerbich:
    Bác có thể nói thêm cho mọi người thông tin làm sao cho người lớn sau khi mổ circumcision không bị bung chỉ vào sáng sớn không (ngừa erection) ?
    To Netwalk:
    Đồng ý hoàn toàn với bạn. Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của tham vấn (consult) là: nêu toàn bộ thông tin, quyết định là quyền của bệnh nhân.
    To bluewing:
    Thỉnh thoảng vào box Sức khoẻ- Y tế tham gia ý kiến với mọi người nhé.
    Thân ái

    "TỪ BI" OR NOT "TỪ BI" ?

Chia sẻ trang này