1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cắt da qui đầu ( circumcision )

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi Gerbich, 18/03/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Gerbich

    Gerbich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    2
    G. không thấy report về vấn đề này bác ạ ! nếu có breakdown thì cũng có lẻ là con số rất nhỏ nên không nghe gì cả ... có 1 vài trường hợp bị Urinary retention vì băng chặt quá ... G. sẽ check lại với mấy bác Urologist , có tin gì hay sẽ cho bác biết ... mấy tuần rồi G. busy quá nên chưa có đến Hosp .
    Bác nghĩ có cả đến 12 - 13 soluble sutures cộng thêm sterile gauze có petroleum jelly băng lại ( dùng self-adherent stretch gauze ) mà cũng bung dễ vậy sao bác ?
    Have a great day bác
  2. CongTuChat

    CongTuChat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2003
    Bài viết:
    291
    Đã được thích:
    0
    Các bác cho em hỏi sụ liên quan giữa cắt da quy đầu và sinh lý. Số là có ông bác sĩ nói thêm một lợi ích nữa circumcision. Đó là sau khi cắt da quy đầu thì phần đầu của "thằng bé" do không có cái gì bao bọc nên sẽ giảm bớt sự nhảy cảm (less sensitive). Vì vậy sau này trong chuyện giường chiếu sẽ ít nhiều giúp không bị chứng ********* sớm (premature ejaculation) và như vậy sẽ giúp kéo dài thời gian giữa vợ chồng hơn.
    Em nghe cũng thấy logic và có lý. Không biết các bác nghĩ thế nào?
    Ông bàc sĩ cũng nói rằng ở Do Thái người ta có tục cắt da quy đầu khi baby mới sanh được vài ngày. Vì thế nên tỉ lệ người phụ nữ Do Thái bị ung thư (cổ) tử cung rất ít. Cái này chắc liên quan đến vấn đề vệ sinh như bác G đã nói. Em không chắc chắn lắm. Các bác thấy có sự liên quan nào giữa tỉ lệ ung thư (cổ) tử cung và cắt da quy đầu không? Em cảm ơn.
  3. Gerbich

    Gerbich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    2
    Chào bạn ,
    Cám ơn câu hỏi of bạn , rất hữu ích ... nhưng tiếc là hôm nay G. không có giờ để trả lời ... lần sau G. sẽ vào nói về đề tài này .
    Chúc vui .
  4. Gerbich

    Gerbich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    2
    Cả hai vấn đề bạn đưa ra đều có nói ở 1 vài bài đã đăng ...
    Việc quan hệ /giao hợp có thể kéo dài thời gian cũng còn tuỳ vào kinh nghiệm và sức khoẻ of mỗi người .... data cũng đã chứng minh số phụ nữ có quan hệ ******** với uncircumcised male bị ung thư cổ tử cung cao hơn là số phụ nữ có quan hệ với circumcised ... tuy nhiên , không có thực nghiệm nào có thể chứng minh 1 cách khản định được những lợi ích or những thiệt hại về việc circumcise / uncircumcise ... vì thế mà việc 1 Dr. đề nghị or bát bỏ với cha mẹ về cắt da qui đầu khi đứa bé mới sanh ra là tuỳ vào khía cạnh hiểu biết of người Dr. đó .
    Được Gerbich sửa chữa / chuyển vào 10:55 ngày 25/03/2004
  5. Gerbich

    Gerbich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    2
    Bài của bạn đưa ra nhiều vấn đề mà tôi muốn bàn thảo ... nhưng vì bài quá dài ,mà trình độ tiếng VN of tôi chưa đủ ... nên cứ đọc đi đọc lại để hiểu rỏ ... cách hay nhất là tôi sẽ trả lời từng phần .
    Đối với tôi , 1 đứa bé bị nhiễm trùng đường tiểu vài năm 1 lần không phải là vấn đề nghiêm trọng ... biết đâu có 1 số em còn bị nhiều hơn , nhưng vấn đề là cha mẹ of họ có đưa đến gặp bác sĩ để chữa trị or là để vài ngày or vài tuần tự nhiên sẽ khỏi .
    Nói về hệ thống miễn nhiễm ( immune system ) mỗi người làm việc khác nhau ... nếu 1 người sinh ra không may susceptible với mọi loại vi trùng , sẽ phải mắc bệnh liên miên ....có nhiều gia đình con đông ( lấy gia đình tôi làm thí dụ ) , tôi có 9 anh chị em , chúng tôi ăn cùng 1 loại thức ăn , sinh hoạt gần như giống nhau .... nhưng 1 người anh tôi mang đủ mọi bệnh ... vài người trong nhà thì bị dị ứng nặng .... và số còn lại thì quanh năm chẳng cần dùng đến 1 viên thuốc nào .
  6. CongTuChat

    CongTuChat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2003
    Bài viết:
    291
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay em lang thang vào Net, tình cờ đọc được tin tốt nên chia sẻ cùng các bác. Trong tạp chí Lancet có đăng bài nghiên cứu bảo rằng đàn ông nào đã cắt da quy đầu thì nguy cơ bị nhiễm HIV thấp hơn 8 lần so với những người không cắt. Nghiên cứu được thực hiện ở Ấn Độ nơi không có thói quen cắt da quy đầu cho thấy tỉ lệ bị nhiễm HIV không cao ở những người đã cắt. Những người nghiên cứu ở đại học Johns Hopkins nói rằng những tế bào ở da quy đầu là một trong những nơi HIV xâm nhập dễ nhất. Tuy nhiên cắt da quy đầu chỉ giúp giảm nguy cơ nhiễm HIV chứ không có tác dụng tương tự đối với những bệnh qua đường ******** khác.
    Nếu tin này được công bố rộng rãi không biết các bác có hăng hái đi cắt không?
  7. c74056

    c74056 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2003
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Xin chào các bạn,
    Cảm ơn Bác Ndungtuan tài liệu tham khảo để đánh giá tài liệu khi đọc.
    Về liên hệ giữa circumcision và nhiễm HIV, tôi thấy kết quả không đáng quan tâm lắm về mặt circumcision. Nếu việc circumcision có làm giảm 10 lần nguy cơ nhiễm HIV khi quan hệ thì có ai dám đảm bảo an toàn khi không sứ dụng các biện pháp phòng tránh như một số tác giả khác đã viết là circumcision không phải là một loại condom tự nhiên để phòng tránh HIV. Giá trị sử dụng của nghiên cứu này có lẽ là nhóm mô, tế bào nào nhạy cảm hơn với HIV và dùng nó trong việc nghiên cứu các cơ chế liên quan đến HIV.
    Xin các Bác có thể giúp dùm thông tin về việc circumcision một chút nhé. Thông thường thì trẻ sẽ được circumcision trong những ngày đầu tiên mới sanh ở bệnh viện.
    1. Nếu trẻ chưa được thực hiện thì nên tiến hành vào độ tuổi nào sau đó trước khi dậy thì?
    2. Nếu đã trưởng thành thì khi nào nên tiến hành?
    3. Cách thức chăm sóc vết thương sau khi circumcision cho trẻ sơ sinh, trẻ lớn chưa dậy thì và người trưởng thành?
    4. Hiện nay, ở Việtnam, các bệnh viện nào đã tiến hành circumcision cho các đối tượng: trẻ sơ sinh, trẻ chưa dậy thì và người đã trưởng thành và chi phí là bao nhiêu?
    Cuối tuần vui ve,
    Thân
  8. dt_vinhvn

    dt_vinhvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    0
    Gerbich cho tớ mượn chủ đề 1 chút nhé, tớ đang có chuyện khó nói muốn hỏi anh chị em trong diễn đàn 1 chút, tớ đã có bạn gái bình thường nhiều lúc ngủ dậy tớ có thấy đội " tinh binh " của em làm ướt cả quần ( thỉnh thoảng thôi) nhưng khi cùng bạn gái vài lần thì em chưa thấy lần nào cả , tớ thấy lo lắng quá mọi người ai biết giải thích hộ tớ , liệu tớ có bị làm sao không?
    phut boi roi
  9. Gerbich

    Gerbich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    2
    Chào bạn ,
    Cái lợi of đứa bé trai vừa sanh ra cắt da qui đầu là :
    1). Mau lành , dễ chăm sóc vết thương .
    2). Không có cảm giác đau như khi đã lớn ... cho dù có , đến khi lớn cũng quên mất thôi .
    3). Không cần giờ để thích nghi với vấn đề này .... nếu đã cắt ngay từ khi mới sanh ra thì tránh được vấn đề so sánh of trước và sau .
    4). Nếu đợi lớn mới làm phẩu thuật này , thì phải nghĩ ngơi vài tuần .
    Nếu lúc mới sanh ra không làm phẩu thuật này , thì nên giữ như thế ngoại trừ gặp phải trường hợp nhiễm trùng .
    Trẻ em dưới 10 tuổi lại càng không nên cắt da qui đầu , nếu không bị bệnh nào đó có liên quan vấn đề này , vì họ không tự chăm sóc được , nếu vết giải phẩu bị nhiễm trùng đi lại vài lần sẽ thành sẹo trên đó ....càng phiền hơn .
    Có hai cách cắt da qui đầu ... 1 là có tính cách thẩm mỹ , làm cho đẹp hơn ( cần bác sĩ thẩm mỹ ) tiền đắc hơn ... còn nếu cắt thường thì Urologist or các bác sĩ đều làm được .
    Ở Mỹ , nếu trẻ em không có bảo hiểm , sẽ trả khoảng $300 -400 , còn người lớn thì đắc hơn tí .
  10. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Cắt bao quy đầu, nên hay không nên?
    Trong đạo Do Thái, các bé trai sơ sinh được cắt da quy đầu trong một lễ nghi cầu nguyện rất trang trọng. Hành động này được xem là sự thỏa hiệp giữa người nam đó với Thượng đế. Tuy nhiên, các bác sĩ lại cho rằng việc cắt bao quy đầu là không cần thiết đối với đa số bé trai.
    Bao da quy đầu là một cấu trúc bọc bên ngoài cơ quan sinh dục nam. Đây là nếp gấp da trên phần cuối *********. Mặt trong lớp da này có những tuyến tiết ra chất nhờn mà khi tích tụ sẽ tạo ra một lớp bựa.
    Một số nơi có phong tục circumcision (cắt bỏ lớp da quy đầu khiến cho đầu ********* lộ ra) vì lý do tôn giáo hoặc vệ sinh (để cơ quan sinh dục được sạch sẽ, tránh bị hẹp bao quy đầu). Phẫu thuật này được thực hiện thường quy ở Mỹ từ năm 1940, nhưng ngày nay đã giảm đi vì quan niệm mới cho là không cần thiết. Hơn nữa, việc phẫu thuật nhiều khi gây đau đớn cho em bé, làm chảy máu, sưng nơi vết mổ cả mấy ngày. Nhiều người muốn giữ lại da quy đầu để đầu ********* khỏi bị cọ xát, giữ độ nhạy cảm của nó.
    Năm 1991, Hiệp hội các bác sĩ nhi Mỹ đã đồng ý rằng thường quy cắt bao quy đầu ở trẻ sơ sinh là không cần thiết vì không đem lại lợi ích y khoa quan trọng nào. Họ để các bậc cha mẹ tùy ý quyết định cắt hay không cắt cho con.
    Những bác sĩ theo quan điểm giữ da quy đầu giải thích rằng, việc cắt bỏ sẽ dẫn đến một số vấn đề như đầu ********* và âm thần mất sự che chở nên dễ nhiễm trùng, miệng ống tiểu dễ bị chít hẹp. Cắt da quy đầu cũng có nghĩa là cắt bỏ một số cơ thịt và dây thần kinh; vì vậy, ********* thường ở vị thế nằm rũ khi không cương. Khoái cảm trong quan hệ ******** cũng giảm bớt. Theo họ, chỉ nên cắt da quy đầu khi có vấn đề sức khỏe do nó gây ra, và khi người cắt tự nguyện.
    Về phương diện thỏa mãn sinh lý, theo tạp chí British Journal of Urology số tháng 1/1999, phụ nữ thích giao hợp với nam giới còn nguyên bao quy đầu hơn là đã cắt. Lý do nêu ra là da quy đầu đem lại cho họ nhiều khoái cảm hơn, nam giới chậm *********, động tác của người nam nhẹ nhàng, bớt cọ sát và do đó nữ giới tiết nhiều âm dịch hơn.
    Benjamen Spock, một người luôn chủ trương cắt da quy đầu cũng đã thay đổi ý kiến. Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 1989, ông cho biết mục đích của việc cắt da quy đầu vì lý do vệ sinh cơ quan sinh dục cũng giống như cắt mí mắt (với hy vọng mắt sạch hơn).
    Nếu các bậc cha mẹ vẫn muốn con mình thực hiện phẫu thuật này, nên lưu ý:
    - Yêu cầu em bé được cho thuốc giảm đau trước khi giải phẫu.
    - Thay băng nhiều lần trong ngày để tránh nhiễm trùng.
    - Vết mổ có thể rỉ máu vài ngày.
    - Sau mổ, em bé có thể không tiểu tiện trong vòng 6-8 giờ.
    - Cắt da quy đầu là một phẫu thuật đơn giản, có thể thực hiện ngay tại phòng mạch bác sĩ và vết thương sẽ lành sau vài tuần lễ.
    Người trưởng thành đôi khi cũng cần cắt da quy đầu. Đó là các trường hợp sau:
    - Thường xuyên bị nhiễm trùng cơ quan tiểu tiện, nhất là ở người mắc bệnh tiểu đường, vì đường trong nước tiểu dính dưới da quy đầu sẽ là môi trường thuận lợi cho vi trùng sinh sản.
    - Khi da quy đầu quá co chặt gây khó khăn trong quan hệ ********.
    - Sợ bị ung thư cơ quan sinh dục.
    - Muốn mổ vì lý do thẩm mỹ.
    .
    BS Nguyễn Ý Đức, Sức Khoẻ & Đời Sống
    http://vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2004/04/3B9D146E/

Chia sẻ trang này