1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Catalogue vũ khí xuất khẩu của Nga 2009-2010

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Triumf, 14/04/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    NHÓM RADAR LỚP PODBERYOZOVIK
    [​IMG]
    Nhiệm vụ
    Nhóm ra-đa cảnh giới 3 tham số Podberyozovik-ET1 và Podberyozovik-ET2 được thiết kế để phát hiện các mục tiêu trên không và mặt biển, cung cấp tham số mục tiêu cho các hệ thống điều khiển hỏa lực. Radar có thể lắp được trên các tàu có lượng choán nước lớn và trung bình, nhằm:
    ? Cảnh giới diễn biến trên không và trên mặt biển;
    ? Phát hiện các loại mục tiêu nổi và mục tiêu bay, bao gồm cả các mục tiêu bay trần thấp và có kích cỡ nhỏ;
    ? Bắt bám và truyền tham số mục tiêu cho các hệ thống chỉ huy và điều khiển hỏa lực;
    ? Cung cấp tham số trinh sát mục tiêu sơ bộ cho các hệ thống vũ khí, tác chiến điện tử và xử lý dữ liệu;
    ? Nhận dạng ta - địch;
    ? Bắt bám và truyền tham số mục tiêu đã qua xử lý, nếu được trang bị hệ thống xử lý dữ liệu, cho các hệ thống chỉ huy và điều khiển;
    Cấu hình:
    ? Khối an-ten
    ? Bộ phát
    ? Hệ thống hiện sóng và thiết bị điều khiển ra-đa
    Đặc điểm
    Khẩu độ đứng của an-ten ra-đa Podberyozovik-ET2 chỉ bằng một nửa so với an-ten ra-đa Podberyozovik-ET1. Cả hai loại radar đều có thiết bị kiểm lỗi đồng bộ tự động để xác định vị trí hỏng hóc trong các khối linh kiện có thể thay thế. Các ra-đa Podberyozovik có khả năng tích hợp dễ dàng với các trang thiết bị điện tử khác trên tàu.
    Thông số kỹ thuật cơ bản
    (Podberyozovik-ET1/ Podberyozovik-ET2)
    Băng sóng: C/ C
    Tham số mục tiêu: 3/ 3 chiều
    Vùng quét:
    - Cự ly (km): 500/ 500
    - Độ cao (km): 40/ 40
    - Phương vị (độ): 360/ 360
    - Góc tà (độ): 30/ 30
    Cự ly phát hiện (km):
    - Mục tiêu là máy bay chiến đấu: 300/ 240
    - Mục tiêu là tên lửa: 55/ 45
    - Mục tiêu là tàu biển: trong tầm quét thẳng
    Cự ly hoạt động tối thiểu (km): 5/ 5
    Sai số:
    - Cự ly (m): 150/150
    - Phương vị (phút góc): 24/ 24
    - Góc tà (phút góc): 30/ 60
    Tốc độ quét tối đa (giây): 4/ 4/ 4/ 2.5/ 2/ 2.5/ 2.5
    Chu kỳ quét của an-ten (vòng/phút): 12; 6/ 12; 6
    Số cấu kiện: 7
    Diện tích chiếm dụng của ra-đa (m2): 30/ 30
    Trọng lượng (tấn):
    - Thiết bị: 3,2/ 3,2
    - Khối an-ten: 4,7/ 2,9
    Công suất phát (kW): 45/ 45
    Thời gian chuyển trạng thái mở máy (phút): 0,5/ 0,5
    Triumf tổng hợp, hiệu đính bởi bác OldBuff
  2. spyders

    spyders Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/05/2009
    Bài viết:
    526
    Đã được thích:
    12
    [​IMG]
    Cái này bao nhiêu 1 khẩu dậy hả bác
  3. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    NHÓM RA-ĐA POZITIV-ME
    [​IMG]
    Nhiệm vụ
    Các ra-đa mảng pha chủ động 3 tham số Pozitiv-ME and Pozitiv-ME1.2 là một cấu phần đảm bảo tính hoàn bị của hệ thống vô tuyến điện tử đa nhiệm trang bị cho các tàu chiến loại nhỏ và trung bình nhằm phát hiện và bắt bám các mục tiêu trên không và mặt biển.
    Đặc điểm
    Nhóm ra-đa Pozitiv thực hiện các nhiệm vụ sau:
    ? Cảnh giới diễn biến trên không và trên mặt biển;
    ? Phát hiện và bắt bám tự động các loại mục tiêu trên không và mục tiêu mặt biển, bao gồm các mục tiêu bay trần thấp và có kích cỡ nhỏ, kể cả mục tiêu mặt biển đang chuyển trạng thái đi ngầm;
    ? Phát hiện và bắt bám mục tiêu trong các vùng quét mặc định với chế độ quét đồng bộ khắc phục môi trường nhiễu tương ứng;
    ? Nhận dạng ta - địch qua máy hỏi trên tàu mẹ và an-ten máy hỏi của ra-đa;
    ? Xác định các tham số và hướng di chuyển của mục tiêu;
    ? Phân loại mục tiêu theo quỹ đạo chuyển động;
    ? Nhận diện mức độ nguy hiểm của mục tiêu;
    ? Cung cấp tự động tham số mục tiêu;
    ? Cung cấp tham số mục tiêu trên màn hiện sóng nhìn vòng kèm khả năng hiệu chỉnh tham số trực tiếp;
    ? Cung cấp tham số mục tiêu cho các hệ thống phối hợp vận hành trên tàu;
    ? Tùy chọn các chế độ tác chiến tự động;
    ? Kiểm soát vận hành và khắc phục lỗi tự động;
    ? Tích hợp với các hệ thống dẫn đường trên tàu;
    ? Lưu giữ tham số mục tiêu đã qua xử lý, các biện pháp đối phó và trạng thái vận hành của hệ thống liên quan;
    ? Huấn luyện kíp trắc thủ bằng việc mô phỏng tình báo ra-đa.
    Nhờ kết hợp cơ chế quét cơ cao tốc góc phương vị với quét điện tử góc tà, cũng như các thuật toán xử lý và chế độ đặc thù trong phát hiện/bắt bám/báo nguy mục tiêu, đồng bộ việc phân bổ mục tiêu với cung cấp phần tử, các ra-đa Pozitiv có thời gian phản ứng mau lẹ, xử lý dữ liệu và xác định chính xác mục tiêu, giúp tăng khả năng chiến đấu của các hệ thống vũ khí tích hợp.
    Thông số kỹ thuật cơ bản
    (Pozitiv-ME1/ Pozitiv-ME1.2)
    Băng sóng: X (3 cm) X (3 cm)
    Tham số mục tiêu: 3 tham số (phương vị, cự ly, góc tà)/ 3 (phương vị, cự ly, góc tà)
    An-ten:
    - Loại: mảng pha phẳng/ mảng pha phẳng
    - Lược đồ thiết kế: đa chùm tuyến tính/đa chùm tuyến tính
    - Lược đồ quét góc tà: mảng quét tần số/mảng quét tần số
    Thời gian quay hết một vòng (giây):2; 5; 10; 20/ 1; 2; 5
    Vùng quét:
    - Cự ly (km): tới 150/ tới 80
    - Độ cao (km): tới 30/ tới 20
    - Góc tà (độ): tới 85/ tới 85
    - Phương vị (độ): 360/ 360
    Cự ly phát hiện mục tiêu tối đa (Không nhiễu, radar hoạt động bình thường, biển động tới cấp 3, độ cao của an-ten 12m, xác suất phát hiện 0,5 trên mỗi vòng quét), km:
    - Mục tiêu bay (có diện tích phản xạ radar = 1 m2, bay ở độ cao 1.000m): 110/ 50
    - Tên lửa đối hạm (có diện tích phản xạ radar = 0,03 m2, bay ở độ cao 15m): 15/ 13-15
    - Mục tiêu nổi (có diện tích phản xạ radar = 10.000 m2): từ 90 tới 95% cự ly từ đài phát tới đường chân trời của sóng vô tuyến điện (tương ứng từ 13 tới 13,5 km)
    Cự ly hoạt động tối thiểu (m): 1.000/1.000
    Sai số căn phương của các tham số mục tiêu:
    Cự ly (m): 20/ 20-40
    Phương vị (1 phần nghìn ra-đi-an): 3-4/ 3-6
    Góc tà (1 phần nghìn ra-đi-an): 3-4/ 4-6
    Thời gian phản ứng (giây): 3-5/ 2-4
    Số mục tiêu có thể bám cùng lúc (mục tiêu): 3-5/ tới 40
    Trọng lượng (kg):
    - Khối an-ten: 1.460/ 750
    - Thiết bị: 1.740/ 1.400
    Công suất phát (kW): 45/ 45
    Thời gian chuyển trạng thái mở máy (phút): 3/ 3
    Triumf tổng hợp, hiệu đính bởi bác OldBuff
  4. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    TỔ HỢP PHÁO BỜ BIỂN DI ĐỘNG 130MM A-222E BEREG-E
    Nhiệm vụ
    Tổ hợp pháo bờ biển A-222E Bereg-E được thiết kế để tiêu diệt hay chế áp lực lượng chiến đấu mặt biển hay ven biển của đối phương, ngăn chặn hỏa lực tàu chiến đấu đối phương nhắm vào lực lượng chiến đấu ven biển của ta trong tác chiến chống đổ bộ, tác chiến phòng thủ eo biển và vùng ven biển, cũng như bảo vệ tuyến hàng hải và bãi trú đậu ven bờ. Tổ hợp có thể bắn chính xác các mục tiêu đang cơ động trên biển và trên bờ với tốc độ tới 200 hải lý/giờ.
    Cấu hình:
    ? Xe chỉ huy với hệ thống điều khiển hỏa lực BR-136
    ? 6 xe pháo tự hành
    ? Một hoặc hai xe phục vụ chiến đấu.
    Đặc điểm
    Xe chỉ huy:
    [​IMG]
    Xe chỉ huy làm nhiệm vụ chỉ huy hỏa lực cho cả tổ hợp, bao gồm các trang thiết bị sau: đài ra-đa trinh sát, tổ hợp trinh sát quang tuyến truyền hình trang bị máy định tầm la-de và kính ngắm xác định mục tiêu, máy tính phần tử bắn kỹ thuật số, thiết bị kiểm tra và đánh giá kết quả xạ kích, thiết bị mô phỏng phần tử dùng huấn luyện kíp chiến đấu, máy phát điện, các thiết bị hỗ trợ chiến đấu và phục vụ kíp chiến đấu. Hệ thống chỉ huy hỏa lực trên xe có khả năng phát hiện và tính toán phần tử bắn trong môi trường nhiễu tích cực và tiêu cực đối với 4 mục tiêu, chỉ huy tổ hợp xạ kích đồng thời 2 mục tiêu trong số đó.
    Xe pháo tự hành
    [​IMG]
    Xe pháo tự hành có thể bắn điện theo phần tử của xe chỉ huy hoặc bắn theo phần tử do hệ thống ngắm cơ hữu trên xe (kính ngắm cơ quang, máy tính đạn đạo và máy định tầm la-de) cung cấp. Xe có máy nạp đạn bán tự động dùng cho đạn nguyên khối như đạn phá mảnh mang ngòi nổ đế, đạn phòng không mang ngòi chạm nổ, cũng như các loại đạn huấn luyện và đạn diễn tập khác.
    Các xe phục vụ chiến đấu:
    [​IMG]
    Các xe phục vụ chiến đấu cung cấp nguồn điện cho xe chỉ huy và các xe pháo tự hành, cung cấp chỗ ăn, ngủ, nghỉ và sơ cứu cho kíp chiến đấu. Việc cấp nguồn điện cho tổ hợp do 2 máy phát đi-e-zen đảm nhiệm với cơ số dầu dự trữ đủ dùng cho 7 ngày.
    Các xe của tổ hợp Bereg-E đều được thiết kế trên khung gầm xe việt dã bánh lốp MAZ-543M 8x8.
    Thông số kỹ thuật cơ bản
    Tầm bắn hiệu quả (km): 20
    Thời gian chuẩn bị xạ kích đối với mục tiêu cơ động trên biển (với xác suất tiêu diệt bằng 0,8): 1-2 phút
    Số mục tiêu có thể xạ kích đồng thời bằng tổ hợp xạ kích bất kỳ: 1-2
    Cỡ nòng: 130mm
    Độ dài nòng: 7020mm
    Loại đạn: các loại đạn 130mm nguyên khối
    Tốc tộ bắn: 12-14 phát/phút
    Góc quay của pháo: -120? +120 độ
    Góc tà: -5? +50 độ
    Kíp trắc thủ:
    - Trên mỗi xe pháo tự hành: 8
    - Trên xe chỉ huy: 7
    - Trên xe phục vụ: 4
    Khung gầm các xe của tổ hợp: Trên khung gầm xe việt dã bánh lốp 4 cầu chủ động.
    Giá bán ước tính: US$ 20 million
    Triumf tổng hợp, hiệu đính bởi bác OldBuff
  5. nokopro

    nokopro Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/02/2009
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    30
    Tôi không biết là bạn Triumf dịch từ nguồn nào nhưng hình như là bạn nhầm cái đoạn tô vàng bên trên thì phải. Trong tài liệu bằng tiếng Anh nó ghi là "anti-aircraft projectiles with a nose fuse", được hiểu là đạn phòng không định trước được khoảng cách nổ sau khi bắn đi.
    Loại đạn này thường là loại HE-F (High Explosive Fragment) khi nổ phá thành nhiều mảnh nhỏ phá hủy hay gây hư hại cho một vùng bán kính lớn quanh nó. Nó thường được sử dụng đối với mục tiêu là bộ binh và đặc biệt là máy bay khi khả mà khả năng chạm mục tiêu là cực kỳ thấp. Cơ chế hoạt động của nó như sau:
    1 - Các thiết bị đo lường mục tiêu trang bị kèm theo pháo như laze hay radar sẽ có nhiệm vụ đo lường mục tiêu để cung cấp cho máy tính kiểm soát bắn các thông số như khoảng cách từ pháo tới mục tiêu, tốc độ, góc và hướng di chuyển của mục tiêu
    2 - Cùng với thông số được cung cấp từ các cảm biến khác như hướng gió, tốc độ gió, nhiệt độ không khí, độ hao mòn của nòng, máy tính kiểm soát bắn sẽ tính toán được đường đạn đạo sao cho đạn gặp mục tiêu và khoảng cách mà nó sẽ chạm hoặc bay gần mục tiêu nhất.
    3 - Cách định khoảng cách nổ như sau: Trước khi được nạp vào bệ pháo, đầu kích nổ điện tử của đạn sẽ được hệ thống cài đặt khoảng cách đạn sẽ nổ sau khi bắn ra. Khoảng cách được nạp này chính là thông số đã được tính toán bởi máy tính kiểm soát bắn .
    4 - Khi đạn được bắn đi, không cần chạm vào mục tiêu, nó sẽ tự động nổ tại khoảng cách đã định trước để hủy diệt hoặc ít nhất gây hư hại mục tiêu bằng cách nổ gần nó.
    Tôi không biết là ở hệ thống định tầm nổ ở pháo 130MM A-222E BEREG-E gọi là gì nhưng ở xe tăng T-80 hay T-90 của Nga, nó được gọi là AINET. Đạn sử dụng là loại HE-F 125mm có tên 3USh-3 hay 3Sh-7. Nó có tầm bắn hơn 4km, khi nổ vỡ thành 4,700 cho tới 4,800 mảnh nhỏ. Mỗi mảnh nặng 1,26g và có sơ tốc là 1,000m / giây với bán kính sát thương từ 200 tới 500m.
    Đây là sơ đồ hoạt động của AINET trên tank T-80 và T-90 với vòng khoanh đỏ chính là việc cài đặt / định khoảng cách nổ cho đầu đạn
    [​IMG]
    Được nokopro sửa chữa / chuyển vào 15:31 ngày 07/07/2009
  6. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Thứ mà chú mục đồng trình bày là time fuze, không phải nose fuze. Time fuze/nose fuze là gì trong đạn pháo nói chung, đạn phòng không nói riêng thì mời chú cứ gúc sợt về tìm hiểu thêm
  7. nokopro

    nokopro Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/02/2009
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    30
    He he, nó định nghĩa nose fuse như thế này:
    "Nose mounted fuses were also developed in many guises and these enabled a shell to be exploded in the air, after a set amount of time had elapsed, before it had hit anything"
    Tạm dịch là:
    Ngòi nổ nằm ở đầu đạn được phát triển nhiều dạng và giúp viên đạn có thể nổ trong không trung tại một khoảng thời gian sau khi được bắn đi trước khi (không cần) đạn phải chạm bất cứ vật gì.
    Time fuze hay range fuze thì cũng chỉ là các dạng khác nhau / cách gọi khác của nose fuse mà thôi.
    Còn định nghĩa của base fuse như thế này:
    The "Base Fuse, Impact" as shown below, was fitted into the base of a shell''''''''s projectile. This served a two fold purpose,
    1) to ensure a level of "Bore Safety" and prevent the shell exploding prior to being fired, and,
    2) to ensure that, once fired, the shell would explode upon hitting something. This was arranged by having a firing pin in the base fuse set into a piece of soft metal in such a way that it was impossible for it to set off the main charge.

    Tạm dịch là:
    Base fuse là dạng ngòi nổ được đặt ở đế của đạn (ngược với nose fuse). Nó có 2 tác dụng sau:
    1 - Bảo đảm sự an toàn của nòng súng, tránh viên đạn bị nổ trước khi được bắn đi và
    2 - Bảo đảm viên đạn sẽ nổ khi chạm vào vật gì đó. Điều này được thực hiện bởi một kim hỏa được đặt ở đế đạn. Nó được cài đặt trong một miếng kim loại mềm cho phép nó tác động (kích nổ) đầu đạn.
    Nguồn: http://www.submerged.co.uk/base%20and%20nose%20fuses.php
    Như vậy trái với cách liên tưởng sai thông thường, kíp nổ đặt ở đế đạn (base fuse) chính là loại chạm nổ có nghĩa nó chỉ phát nổ khi đạn chạm mục tiêu hoặc vật gì đó.
    Trong khi đó, loại kíp nổ đặt ở đầu (nose fuse) dùng để cài đặt thời điểm mà người bắn muốn nó phát nổ mà không cần phải chạm vào bất cứ vật gì.
    Việc cài đặt này có thể dùng nhiều cách như cài thời gian phát nổ hoặc cài quãng đường đi được sau khi bắn.
    Vì thế trong trường hợp này dịch projectiles with a base fuse là đạn phá mảnh mang ngòi nổ đế là kiểu dịch từ sang từ. Dịch sáng nghĩa nên là đạn nổ mảnh dạng chạm nổ .
    Còn anti-aircraft projectiles with a nose fuse nên dịch là đạn phòng không với tầm và thời gian nổ được cài đặt trước khi bắn đi
    Một điều cần lưu ý thêm nữa là kỹ thuật cài đặt đạn nổ tại một thời điểm / tại một khỏang cách nào đó trên không trung mà không cần chạm mục tiêu là khá đơn giản và đã có từ thời WW2. Vì thế không lý gì hệ thống pháo 130mm tiên tiến của Nga lại dùng đạn chạm nổ để bắn các vật thể bay cả.
    [​IMG]
    Được nokopro sửa chữa / chuyển vào 21:10 ngày 07/07/2009
  8. nokopro

    nokopro Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/02/2009
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    30
    À quên, xin lưu ý bạn Triumf ở cái tô vàng bên trên nữa. Không biết các tài liệu tiếng Nga nó ghi gì nhưng tài liệu tiếng Anh nó ghi là 130mm complete rounds có nghĩa là tất cả các lọai đạn 130mm (Ý nó nói là pháo của hệ thống này có thể bắn được tất cả các dạng đạn như đạn xuyên, đạn phá, đạn phá mảnh, đạn điều khiển, ....) chứ không phải là các loại đạn 130mm nguyên khối đâu.
    Góp ý để tài liệu được chính xác hơn thôi, mong bạn đừng giận nhé
    Được nokopro sửa chữa / chuyển vào 21:39 ngày 07/07/2009
  9. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Chết chửa! Chú Chai-ầm hôm nay mải tác nghiệp nơi nào mà bỏ trận địa tanh bành thế này
    Tớ giờ mới vào, tưởng chú mục đồng moi được thông tin phản biện gì gì đó về cái hệ Bereg-E chứ nhể?! Nay thất vọng quá!
    Thế này thì khiếp thật! Chiên da cao bồi xứ bển đầu độc thủ lĩnh nhóm mục đồng Có món này cũng do nhóm cao bồi quốc tế viết không biết có giúp gì cho chú mục đồng không:
    http://www.navweaps.com/Weapons/Gun_Data_p2.htm
    Thêm món từ khoá để tra slovari.yandex.ru nhá: "оловной вз?
    Cứ nhẩn nha đọc nhá
  10. nokopro

    nokopro Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/02/2009
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    30
    Có một "thế võ" tương truyền trên ttvnoline rằng, trong trường hơp tranh luận bị bí thì cứ việc:
    1 - Tránh trả lời trực tiếp vào luận điểm / dẫn chứng của đối phương.
    2 - Cố gắng đi vòng vòng càng lâu càng tốt rồi quăng ra một đống link với giọng cao ngạo kiểu "chú cứ đọc đi ...."
    Đối phương khi đó sẽ:
    - Hoặc không đủ trình để đọc / hiểu nó đàng bỏ cuộc.
    - Hoặc lao vào đọc và mất thời gian để phát hiện chúng là một đống bùi nhùi vô giá trị. Khi đó thì thời gian trôi đi, topic đã được lật qua mấy trang khác rồi và chẳng ai muốn đào xới lên nữa.
    - Hoặc nếu vẫn đủ kiên nhẫn để bật lại tiếp thì lại tiếp tục quăng thêm một đống link nữa. Vòng quay sẽ tiếp tục đến khi đối phương mệt mỏi và tự rút lui thì thôi
    Nay thì đã thấy chiêu này rồi. Quả là danh bất hư truyền . Bái phục, bái phục !!!

Chia sẻ trang này