1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Catalogue vũ khí xuất khẩu của Nga 2009-2010

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Triumf, 14/04/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nokopro

    nokopro Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/02/2009
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    30
    Each AT grenade consists of a large-caliber HEAT warhead with base fuze, with the 40mm diameter rocket engine behind.
    nguồn: http://world.guns.ru/grenade/gl02-e.htm
    fitting with an impact ( PIBD ) and a 4.5 second fuze
    nguồn http://www.economicexpert.com/a/RPG:7.html
    VP-7M is a Point-Initiating Base-Detonating (PIBD) fuze, electrically initiated by a piezo-electric element mounted in the nose of the warhead.
    Nguồn: Tạp chí Jane''''s http://www.janes.com/articles/Janes-Explosive-Ordnance-Disposal/Russian-RPG-fuzes.html
    Đọc cả 3 nguồn, đặc biệt là từ phần mô tả chi tiết của tạp chí Jane''s, này chúng ta thấy rằng đầu đạn RPG-7 là loại được gắn cả 2 loại kíp nổ như tôi đã nêu ở các bài bên trên:
    1 - Kíp nổ dạng điện tử được gắn ở mũi đạn cài đặt nổ ở thời gian 4.5 giây chỉ tính từ khi đạn đã được bắn đi. RPG-7 có tốc độ trung bình khoảng 250m / giây như vậy nó sẽ nổ ở khoảng cách 1,200 m, cuối tầm bắn của RPG-7, nếu trên đường đi nó không chạm vào đâu.
    Lưu ý là kíp nổ điện tử này không chứa thuốc nổ. Ở giây 4.5, nó sẽ kích nổ phần kíp nổ gắn phía sau thông qua một đây điện kết nối giữa 2 kíp.
    2 - Kíp nổ đặt ở phía cuối phần đầu đạn, giáp ranh với phần chứa thuốc phóng của rocket. Đây là kíp nổ thuộc dạng chạm nổ với lớp bảo vệ đạn khỏi bị kích nổ chỉ bị phá vỡ khi đạn đã phóng đi.
    Vì thế việc mang và vận chuyển RPG-7 không có gì là thiếu an toàn cả.
    Vị trí gắn 2 kíp nổ.
    [​IMG]
    (PS: Bạn có thể đọc của Jane''''s để biết thêm chi tiết vận hành của các kíp nổ, nói chung là khá phức tạp)
    Được nokopro sửa chữa / chuyển vào 17:23 ngày 09/07/2009
  2. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Chú mục đồng không những không làm được bài mà lại viết vẽ tào lao vào bài thi thế nhể!
    -----
    Kết quả câu (i): Thời gian trả bài: 180 phút; thời gian gúc sợt: 960 phút
    - Điểm kiến thức: 0
    - Điểm thái độ học và trả bài: -5
    - Điểm dũng cảm giơ tay tự chỉ ra cái dốt của mình: +5
    Điểm: 0
    Lời phê: Bọn ngố bạn tớ không chỉ cao ngạo mà còn thậm ngu. Chơi với nhau đã lâu mà thỉnh thoảng chúng lại phe phé nổ rằng: thằng nào cóc hiểu nguyên lý tinh diệu của vũ khí bọn tao làm ra thì ráng chờ đến khi bị đòm một phát chết ngoẻo sẽ biết!
    ------
    Đáp án Câu (ii) Các loại đạn pháo phòng không của Tổ hợp Bereg-E:
    Thông thường, các hệ thống pháo phòng không sử dụng đạn pháo phòng không cỡ lớn như Bereg-E là để tiêu diệt các mục tiêu trên không có đường bay/đường đạn ổn định, tốc độ bay dưới âm và/hoặc kích cỡ lớn. Nếu sử dụng chống mục tiêu bay loại nhỏ, cơ động và tốc độ siêu âm thì khả năng diệt mục tiêu của Bereg-E rất thấp. Để tăng xác suất diệt mục tiêu, Tổ hợp Bereg-E phải dùng nhiều pháo bắn chụm đồng loạt nhằm tăng mật độ vùng sát thương mục tiêu. Đạn pháo phòng không dù kém chính xác so với tên lửa phòng không, nhưng bù lại là khả năng khó bị thiết bị báo nguy dò quang hồng ngoại hay điện từ trên mục tiêu bay của đối phương phát hiện.
    Như đã nói tại (i), Tổ hợp Bereg-E dùng 2 loại đạn pháo phòng không nguyên khối là A3-ZS-44 và A3-ZS-44R. Đây cũng chính là các loại đạn pháo sử dụng cho Hệ thống pháo hạm AK-130. Ngoài nhiệm vụ phòng không, đạn pháo A3-ZS-44/44R còn được sử dụng để tiêu diệt/chế áp mục tiêu mặt biển và bờ biển không có giáp hoặc giáp mỏng.
    Đạn pháo phòng không nguyên khối A3-UZS-44R có đầu đạn A3-ZS-44 gắn ngòi nổ đế kích ứng vô tuyến điện từ AR-32. Nguyên lý hoạt động của ngòi nổ AR-32 tương tự ngòi nổ vô tuyến gắn trên đạn tên lửa phòng không SAM-2/3. Khi đầu đạn gặp mục tiêu trong bán kính chùm kích ứng vô tuyến của ngòi nổ tại toạ độ đường đạn/đường bay dự kiến, ngòi nổ AR-32 sẽ kích nổ đầu đạn tạo phễu sát thương hất trùm lên mục tiêu. Đạn pháo A3-UZS-44R dùng để diệt các loại mục tiêu bay, bao gồm cả tên lửa đối hạm kiểu Harpoon. Đạn pháo phòng không A3-UZS-44R có trọng lượng 52,8kg; chiều dài thân đạn 1364mm; đầu đạn A3-ZS-44 có trọng lượng 33,4kg, trọng lượng thuốc nổ trong đầu đạn 3,56kg.
    Đạn pháo phòng không nguyên khối A3-UZS-44 có đầu đạn A3-ZS-44 gắn ngòi chạm nổ/nổ định giờ tự huỷ DVM-60M1. Nguyên lý hoạt động của ngòi nổ DVM-60M1 tương tự như ngòi nổ của đạn pháo phòng không 37ly/57ly/90ly/100ly đã và đang được sử dụng tại Việt Nam. Đạn pháo phòng không A3-UZS-44 có trọng lượng 52,8kg; chiều dài thân đạn 1369mm; đầu đạn A3-ZS-44 có trọng lượng 33,4kg, trọng lượng thuốc nổ trong đầu đạn 3,56kg.
    ---
    Có mấy cao bồi đang tìm hỏi việc chú hay lủi trên mục hỏi đáp kìa!
  3. aircraft

    aircraft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2006
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Đề nghị hai bác OB và Nokopro bớt nóng và đừng tranh luận kiểu anh anh chú chú thế này, dễ sinh bực nhau. Em thấy bác Nokopro đăng bài chi tiết, giải thích cặn kẽ và hợp lý. Nếu đi vào chi tiết có gì còn cần điều chỉnh để hiểu rõ hơn thì bác OB bổ sung luôn, như vậy cả người viết (là bác Nokopro) và anh em trên này đều camr thấy thoải mái và dễ tiếp thu hơn.
    Thuật ngữ chuyên ngành "đạn nguyên khối" trong loai pháo phòng không của Nga mà bác Triumph đã chính xác chưa ạ? Bác OB có thể cho mọi người biết khái niệm đạn nguyên khối là gì không?
    Khái niệm "đầu nổ đế" mà bác Triumph nêu thực chất là gì? Kiểu chạm nổ hay là đầu nổ định thời, định tầm? Phản biện "nose fuse" nên hiểu là loại đầu nổ định tầm/định thời chứ ko phải là loại dạn phòng không chạm nổ của bác Nokopro, theo bác OB có chính xác không ạ? nếu không thì sai ở đâu?
    Rất ngưỡng mộ hai bác, mong hai bác nhẹ nhàng đóng góp nâng tầm hiểu biết của anh em.
  4. WildWeasel

    WildWeasel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2008
    Bài viết:
    878
    Đã được thích:
    1
    Hic hồn ma bác Phúc đang lởn vởn.
  5. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Làm nốt cái đáp án Câu (iii) trước khi sang chỉnh huấn đám Mig-29 để trả lại chủ đề này cho chú Chai-ầm!
    ------
    Đính chính đáp án Câu (ii): Các loại đạn A3-ZS-44 và A3-ZS-44R trong đoạn trích phía dưới được ghi lại là A3-UZS-44 và A3-UZS-44R
    ------
    Chấm điểm Câu (ii): Thời gian trả bài 180 phút; thời gian gúc sợt 1440 phút; nộp giấy trắng
    - Điểm kiến thức: 0
    - Điểm thái độ học và trả bài: 0
    - Điểm dũng cảm xung phong nhận dốt: 5
    Tổng điểm: 5
    Lời phê: Chú mục đồng chịu khó học đọc để có những kiến thức cơ bản trước khi trình bày vấn đề. Có thế, công lao sưu tầm tài liệu mới không bị uổng phí.
    ------
    Đáp án Câu (iii) Phân biệt đạn pháo nguyên khối và đạn pháo không nguyên khối? Pháo của Tổ hợp Bereg-E bắn được tất cả các loại đạn 130ly là bắn được cả đạn nguyên khối và đạn rời?
    iii-a. Đạn pháo nguyên khối/Complete round hay fixed round:
    Đạn pháo nguyên khối là loại đạn pháo có đầy đủ các bộ phận cấu thành (gồm vỏ đạn/shell casing chứa liều phóng/propellant cùng hạt nổ/primer và đầu đạn/projectile có gắn ngòi nổ/fuze) gắn sẵn để có thể nạp vào pháo bắn ngay.
    [​IMG]
    Ngược lại, đạn pháo không nguyên khối là đạn có các bộ phận cấu thành tách rời phải gắn lại trước khi nạp đạn hoặc nạp rời từng phần vào pháo trước khi bắn. Đạn pháo không nguyên khối được chia thành 3 loại: đạn bán khối/semi-fixed round (đầu đạn và vỏ đạn có thể tháo ra để gắn thêm liều phụ bổ sung cho phần liều phóng chính đã chứa trong vỏ đạn); đạn rời/seperated round (vỏ đạn chứa liều phóng và đầu đạn gắn ngòi nổ tách rời) và đạn nạp rời/separate-loading round (liều phóng trong bao chứa không vỏ đạn và đầu đạn tách rời).
    Thường các loại pháo phòng không và pháo chống tăng dùng đạn nguyên khối, pháo tăng có thể dùng cả đạn nguyên khối và đạn rời, pháo xe kéo mặt đất cỡ nòng lớn dùng đạn không nguyên khối, pháo tự hành có thể dùng đạn nguyên khối hoặc đạn rời. Nhìn chung, dùng đạn nguyên khối hay không còn tuỳ thuộc vào hệ thống nạp đạn, kiểu loại và nhiệm vụ của pháo.
    iii-b. Pháo A-222E của Tổ hợp Bereg-E có chế độ nạp bán tự động chỉ bắn các loại đạn pháo nguyên khối.
    [​IMG]
    -----
    Giao lại trận địa cho chú Chai-ầm nhé!
  6. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Muốn biết thêm về đạn pháo phòng không thì cho chú nó nhập ngũ/tái ngũ vào bên phòng không hay chạy ra xem bảo tàng PKKQ sẽ rõ ngay thôi!
    Mấy thứ phía dưới coi như đề bài kiểm tra của chú mục đồng sau khi nghiên cứu xong chuyên đề về ngòi nổ nhé
  7. nokopro

    nokopro Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/02/2009
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    30
    He he, phải nói là sang bên topic Mig để học hỏi chứ, bạn này chỉ được cái giỏi nói tếu.
    Khuyên thật một câu nhé, với vài cuốn sách Nga cổ + số kiến thức học được từ vài chục năm trước đã lỗi thời + không chịu học hỏi thì cứ về bên Quansu viết về vũ khí LX cổ cho nó lành.
    He he, chứ còn muốn hơn thua với đám trẻ con về vũ khí Nga hiện đại bên này thì coi chừng càng nói càng để rơi đi lớp sơn son bên ngoài đã mất công tô đắp mấy năm nay mà để lộ ra cái cốt bùn ao thực chất bên trong đấy
    Sao, đã giở sách tìm hiểu xem ai lại sản xuất đạn chạm nổ cho pháo phòng không chưa ???
    Để tôi chỉ cho nhé. Hay là về nhà giở sách về chiến tranh thế giới lần thứ nhất ra xem thử xem, không chừng nó có ghi đấy. Khi nào tìm hiểu xong thì quay lại đây nói chuyện tiếp nhé
    PS: Tôi vẫn đợi ở đây chứ không lủi đi như ai đó ở bên topic Mig đâu
  8. thangtutai

    thangtutai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/01/2009
    Bài viết:
    1.086
    Đã được thích:
    43
    Thế bác thấy có vấn đề gì ở các bài viết của OLDbuff à . Thế thì bác chỉ ra đi, đừng xuyên tạc kiểu này nữa ko thì lại có mấy đống rác trong topic bây h .
    Thank you !
  9. nokopro

    nokopro Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/02/2009
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    30
    Tiếp tục vấn đề về Nose-fuse trong đạn phòng không 130mm của hệ thống pháo BEREG có nghĩa là gì.
    Trước khi đi vào trả lời câu hỏi này, tôi sẽ trình bày về các cách kích nổ đầu đạn của tên lửa phòng không, tên lửa đối không và đầu đạn pháo phòng không cỡ lớn (từ 100mm trở lên) được sử dụng phổ biến ngày nay.
    TIME FUSE: Đây là ngòi nổ được định giờ hay định tầm nổ trước khi được bắn đi. Nó vận hành dựa trên nguyên lý sau:
    - Máy tính đạn đạo sẽ dựa trên các thông tin về mục tiêu được cung cấp bởi hệ thống radar hoặc đo lường laze như khoảng cách, tốc độ, hướng và góc bay để tính toán đường đạn sao cho đưa được đầu đạn tới vị trí dự kiến sẽ gặp mục tiêu. Đồng thời nó cũng tính luôn độ dài của quãng đường và thời gian dự kiến viên đạn cần để đi hết quãng đường đó.
    - Thời gian này sẽ được cài đặt vào kíp nổ của đầu đầu đạn. Có hai loại kíp nổ kiểu này, loại thứ nhất là cài giờ kiểu cơ khí và loại còn lại là cài giờ kiểu điện tử.
    Sau khi được bắn đi đầu đạn sẽ tự động kích nổ tại khoảng cách và thời gian đã định trước.
    Ưu điểm của kíp nổ kiểu này là đơn giản, gọn nhẹ và rẻ tiền. Việc kích nổ trên không tại vị trí dự kiến sẽ gặp mục tiêu sẽ tối đa hóa khả năng tiêu diệt hoặc làm hư hỏng mục tiêu. Ngoài ra nó không bị gây nhiễu bởi bất cứ tác động bên ngoài nào.
    Nhược điểm của nó nằm ở chỗ nó phụ thuộc vào khả năng tính toán và dự đóan của máy tính chính xác đến mức nào.
    PROXIMITY FUSE: Đây là kiểu kíp nổ kích nổ đầu đạn khi nó bay cách mục tiêu ở một khỏang cách đủ gần. Cách vận hành nó như sau:
    - Máy tính đạn đạo sẽ dựa trên các thông tin về mục tiêu được cung cấp bởi hệ thống radar hoặc đo lường laze như khoảng cách, tốc độ, hướng và góc bay để tính toán đường đạn sao cho đưa được đầu đạn tới vị trí dự kiến sẽ gặp mục tiêu.
    - Khi tới đủ gần mục tiêu với một khoảng cách đã cài đặt trước, nó sẽ tự động kích nổ đầu đạn. Ngoài ra nó còn được cài giờ để tự hủy tại điểm cuối của tầm bắn để tránh đạn rơi xuống gây thương vong cho chính quân ta cũng như là trúng đâu thì trúng, hạ được con gà lạc nào thì hạ. Nó sử dụng một trong các phương pháp như sau:
    1 - Radio / radar: Nó trang bị một thiết bị phát sóng radio ở trong kíp nổ với thân đạn đóng vai trò như là một ăng ten phát sóng liên tục sau khi được phóng đi. Khi bay gần mục tiêu, sóng radio phát ra sẽ dội lại tạo thành một năng lượng cộng hưởng. Năng lượng này sẽ thay đổi tăng dần với mỗi khoảng cách nửa bước sóng radio được thu hẹp. Năng lượng cộng hưởng này sẽ được khuếch đại và gây kích nổ đầu đạn khi đạt tới một ngưỡng nào đó đã được cài đặt trước.
    - Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay đến mức khi nhắc tới proximity fuse, người ta lại nghĩ ngay đến nó.
    2 - Laser: Nó hoạt động cũng tương tự như trên nhưng thay vì dùng sóng radio / radar, nó sử dụng tia laze. Tuy nhiên phương pháp này ít phổ biến hơn.
    Ưu điểm của nó là xác xuất tiêu diệt mục tiêu cao hơn loại time fuse bên trên.
    Nhược điểm của nó đến từ chính nguyên lý hoạt động của nó: Sóng điện từ. Trong môi trường bị gây nhiễu điện tử, việc kích nổ của nó trở nên thiếu chính xác. Thậm chí người ta đã làm ra các loại thiết bị gây nhiễu để tác động kích nổ sớm những loại đầu đạn kiểu này trước khi nó kịp bay tới khu vực có thể gây hư hại cho máy bay.
    Tất cả các loại kíp nổ, Time fuse và Proximity fuse đều được gắn ở mũi của đầu đạn, vị trí này giúp nó :
    - Dễ dàng được cài đặt tầm / giờ nổ (Time fuse)
    - Góc tìm kiếm rộng hơn, độ nhạy của cảm biến chính xác hơn (Proximity fuse)
    Ngoài ra, việc đặt kíp nổ ở đầu đạn cũng còn có một mục đích khác nữa. Việc kích nổ ở đầu viên đạn khiến cách mảnh đạn của nó có xu hướng nổ chùm nửa bán cầu dưới và một phần bán cầu bên trên, giúp tối đa hóa phạm vi hủy diệt. Trong khi đó việc kích nổ ở đế đạn sẽ khiến nó nổ thành một luồng hẹp hơn nhiều về phía trước.
    Vì thế trên thế giới, khi nhắc tới từ nose fuse nói chung, người ta hiểu ngay là kíp nổ dạng định giờ hoặc dạng cảm biến với các tác động bên ngoài.
    Trong trường hợp đạn pháo phòng không của pháo BEREG được ghi chung chung là dạng nose fuse vì thế nó sẽ thuộc một trong hai dạng hoặc nổ định tầm / định giờ hoặc là nổ cảm biến khi tới mục tiêu ở khoảng cách đủ gần. Chúng ta không chắc nó thuộc loại nào trong hai dạng trên nhưng chắc chắn là nó không phải dạng chạm nổ. Lý do tại sao thì tôi đã trình bày rõ ràng ở bài trước rồi.
  10. nokopro

    nokopro Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/02/2009
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    30
    Sẵn tranh luận nên xin lạc đề một chút. Thanks!
    Hẳn mọi người còn nhớ cách đây vài tháng Iran tuyên bồ đã sản xuất được hệ thống pháo phòng không tiên tiến 100mm, cái mà mọi người đánh giá là sao chép và phát triển từ pháo phòng không KS-19 100mm của Soviet / Nga.
    Ngoài khả năng tự động hoàn toàn trong việc tìm kiếm / bám sát / bắn mục tiêu trên không ở khoảng cách 16 km ra, nó cũng được cho là sử dụng loại đầu đạn nose fuse loại nổ cảm biến.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Dưới đây là một ngòi nổ nose fuse dạng nổ cảm biến được Iran sản xuất có tên M-203A.
    [​IMG]
    Nó có thể gắn vừa các đầu đạn pháo, rocket từ 76mm cho tới 203mm. Mọi người đoán rằng, đạn pháo phòng không 100mm của Iran cũng được gắn ngòi nổ tương tự.
    Nếu nhìn hình mọi người thấy nó có một nút vặn chìm trong kíp nổ có đánh số. Đó là nút điều chỉnh thời gian mà người bắn muốn đạn tự hủy trong trường hợp nó không tiếp cận được mục tiêu đủ gần để kích nổ. Biên độ điều chỉnh của nó là từ 1.5 cho tới 75 giây.
    Được nokopro sửa chữa / chuyển vào 14:24 ngày 10/07/2009

Chia sẻ trang này