1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Catalogue vũ khí xuất khẩu của Nga 2009-2010

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Triumf, 14/04/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Chấm điểm Câu (iii) cho chú mục đồng nhé: Thời gian làm bài 180 phút; thời gian gúc sợt 2730 phút; bỏ giấy trắng cộng vẽ bậy 1 trang.
    - Điểm kiến thức: 0
    - Điểm thái độ học và trả bài: -5
    - Điểm xung phong phát biểu không giấu dốt: +5
    Tổng điểm: 0
    Lời phê: Tên vũ khí, tên đạn và tên ngòi nổ của Bereg-E đều có, từ khoá đã được nhắc nhưng vẫn không làm được bài thì thật tiếc!
    ---------
    Chữa bài kiểm tra kết thúc chuyên đề ngòi nổ:
    - Thái độ: 5 điểm
    - Đã chỉ ra được 2 loại ngòi nổ của nhóm ngòi nổ không chạm: cộng 2 điểm
    - Mắc lỗi phán đoán cái đơn lẻ (ngòi nổ vô tuyến) cho cái chung (nhóm ngòi nổ cận đích): trừ 0,5 điểm
    - Chưa nêu được dạng ngòi nổ kết hợp giữa ngòi nổ cận đích và ngòi nổ định giờ: 0 điểm
    - Không phân biệt được cơ chế sát thương trực tiếp và sát thương "vớt" của ngòi chạm nổ phòng không (nose fuze) và ngòi nổ đế dùng cho ngòi nổ vô tuyến cận đích: trừ 1 điểm
    - Mắc lỗi phán đoán giữa ngòi chạm nổ (nose fuze) với ngòi nổ định giờ (time fuze) và ngòi nổ cận đích (proximity fuze): trừ 0,5 điểm.
    - Phán bừa bãi về ngòi nổ đạn pháo phòng không của Tổ hợp Bereg-E do mắc lỗi logic nêu trên và lười tìm tài liệu đọc thêm: trừ 2 điểm
    Điểm hết môn: 3 điểm
    --------
    Ngòi nổ 2 cơ chế (chạm nổ/nổ định giờ tự huỷ) T6 dùng cho đạn pháo trung cao xạ/pháo trung sư có cơ chế hoạt động tương tự ngòi nổ DVM-60M1 gắn trên đầu đạn A3-ZS-44 của đạn pháo phòng không A3-UZS-44
    [​IMG]
    Chú thích:
    - Hình bên trái: ngòi nổ T6 có nắp chụp bảo vệ (chú số: 2)
    - Hình giữa: ngòi nổ T6 tháo nắp chụp bảo vệ để lộ ra mũi khí động (chú số: 3) bằng vật liệu mềm bọc ngoài nón dẫn chấn
    - Hình cuối: mặt cắt dọc ngòi nổ T6 và các chú thích.
  2. thangtutai

    thangtutai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/01/2009
    Bài viết:
    1.086
    Đã được thích:
    43
    Máy tính đạn đạo là gì thế bác em chưa nghe bao giờ.
    ở TIME FUSE bác nói rõ cái chỗ định thời gian cho đầu đạn đc ko, làm sao cài thời gian nổ cho nó .
  3. nokopro

    nokopro Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/02/2009
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    30
    "Máy tính đạn đạo" là cụm từ dịch từ cụm từ tiếng Anh "Ballistic Computer". Nó là một thành phần cấu thành nên "Hệ thống kiểm sóat bắn / Fire Control System" của tất cả các hệ thống vũ khí hiện đại từ pháo binh cho tới tên lửa và máy bay chiến đấu.
    Còn về cách cài thời gian cho đầu đạn thì bạn có thể xem sơ đồ của hệ thống "AINET" của tank T-80 và T-90 ở trang 25 topic này.
  4. nokopro

    nokopro Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/02/2009
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    30
    Hô hố, xem cái ngòi nổ DVM-60M1 được Warfare.ru nó định nghĩa là gì nhé: DVM-60M1 mechanical time fuze = Ngòi nổ DVM-60M1 định giờ kiểu cơ khí
    Nguồn: http://warfare.ru/?lang=&linkid=2457&catid=338
    [​IMG]
    Hô hố, vậy cái Ngòi nổ 2 cơ chế (chạm nổ/nổ định giờ tự huỷ) T6 nếu đúng là tương tự ngòi nổ DVM-60M1 thì cũng chỉ là ngòi nổ định giờ kiểu cơ khí mà thôi.
    Hô hố, khỏi cần nói nhiều thì ai cũng thấy là cái phần huyên thuyên + chú thích + hình minh họa bên trên là hàng lởm khởm đến mức nào rồi.
    Tự tát mình như vậy có đau lắm không bạn ???
    Được nokopro sửa chữa / chuyển vào 02:43 ngày 11/07/2009
  5. nokopro

    nokopro Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/02/2009
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    30
    Catalog của hệ thống pháo BEREG ghi rất rõ: Pháo có thể bắn những lọai đạn phá (High Explosive) với kíp nổ dạng base-fuse và đạn phòng không với kíp nổ dạng nose-fuse.
    Catalog của BEREG
    [​IMG]
    Chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp để xem kíp nổ Nose-fuse và kíp nổ Base-fuse thực chất mang ý nghĩa gì ở phần tiếp theo.
    Trang web Warfare.ru phần đề cập đến đạn pháo 130mm của pháo AK-130 và pháo BEREG http://warfare.ru/?lang=&linkid=2457&catid=338
    1 - Đạn 130mm A3-UZS-44R với đầu đạn A3-ZS-44 AA dùng cho pháo AK-130. Đạn được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu trên không bao gồm cả tên lửa chống tầu Harpoon và các mục tiêu trên bờ biển và mặt biển.
    Đầu đạn được gắn kíp nổ AR-32, lọai cảm biến nổ dùng sóng radio.
    [​IMG]
    2 - Đạn 130mm A3-UZS-44 với đầu đạn A3-ZS-44 AA dùng cho pháo AK-130 và pháo A-222 BEREG SP. Đạn được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu trên không và các mục tiêu trên bờ biển và mặt biển.
    Đầu đạn được gắn kíp nổ DVM-60M1, định giờ nổ dạng cơ khí
    [​IMG]
    Từ (1) và (2) => Nose-fuse của đạn phòng không 130mm của pháo AK-130 và pháo BEREG mang ý nghĩa:
    - Hoặc là kíp nổ dạng định giờ,
    - Hoặc là kíp nổ cảm biến sử dụng sóng radio

    3 - Đạn 130mm A3-UF-44 với đầu đạn phá (HE) A3-F-44 cho pháo AK-130 và pháo A-222 BEREG. Đạn được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu trên bờ biển và mặt biển.
    Đầu đạn được gắn kíp nổ 4MRM ở phần đế đạn, họat động theo kiểu chạm nổ dạng cơ khí.
    [​IMG]
    http://warfare.ru/?catid=254&linkid=2480
    [​IMG]
    Từ (3) => Base-fuse của đạn 130mm của pháo AK-130 và pháo BEREG mang ý nghĩa kíp chạm nổ gắn ở đế đạn
    So với những gì đã được đưa ra ở trang 25 và được bảo vệ một cách cố chấp và mù quáng từ đó cho tới nay.
    http://ttvnol.com/forum/quansu/1156520/trang-25.ttvn
    [​IMG]
    KNOCK OUT !!! .... 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 ... BOONG
    Được nokopro sửa chữa / chuyển vào 02:44 ngày 11/07/2009
  6. GiaosuGug

    GiaosuGug Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    465
    Đã được thích:
    0
    Ở link này:
    http://armor.kiev.ua/Tanks/Modern/bereg/bereg_3.php
    trích một bài báo trong tạp chí "Kỹ thuật và vũ khí thì nói về A222 như sau:
    [​IMG]
    Kiểu đầu đạn Ký hiệu Trọng lượng chiều dài kíp nổ
    HE F-44Z 33,4 kg 4MRM
    P/không S-44Z 33,4 kg ĐVM-M1
    P/không S-44R 33,4 AR-32
    Trọng lượng viên đạn(nguyên khối)......................52,8 kg
    Chiều dài đạn...........................................................1364-1369
    Sơ tốc đạn..................................................................850 m/s
    Tầm xa khi bắn kiểu đạn đạo.................................23 km
    Bán kính sát thương hiệu quả của đầu đạn với kích nổ vô tuyến:
    Tên lửa chóng tàu.........8m
    Máy bay và trực thăng........15m
    P.S: Bác quạt không làm nốt cái OLS-K bên Mig cho nó đầy đủ, nên phân biệt rõ OLS và các hệ cảnh báo sớm trên Mig 29
  7. GiaosuGug

    GiaosuGug Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    465
    Đã được thích:
    0
    Nói thêm kíp "'o-60o1 là loại дис,ан?ионн<м ме.ани?еским вз?<ва,елO (kíp nổ định tầm/cách khoảng kiểu cơ khí-tớ dịch đại)
    còn kíp АР-32 là loại ?адиовз?<ва,елO tức là kíp nổ vô tuyến-proximity fuze
    Được GiaosuGug sửa chữa / chuyển vào 09:27 ngày 11/07/2009
  8. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Nghé ọ
    Chú mục đồng sao lại cố tự phơi bày hết cái sự dốt của mình ra thế chứ nhỉ? Đã nhắc chú mình nhiều lần, phàm cái gì chưa biết, chưa rõ thì phải học cho nó nhuần thứ căn bản, rồi mới nới rộng ra thứ liên quan, tránh thói đành hanh chèo bẻo, nói năng tào lao trong diễn đàn.
    Qua mấy mục trên, những cái đã nhắc cho chú mình về kiến thức cơ bản, cách thức tiếp cận và đọc hiểu nội dung văn bản về hệ vũ khí ngố, cách sàng lọc quảng cáo tiếng mẽo của mấy ông ngố để tránh ngộ độc, từ khoá và minh hoạ đủ loại v.v và v.v, thì kể cũng tương đối đầy đủ. Ấy vậy mà chú cứ liên tiếp mắc lại đủ thứ bệnh ấu trĩ, từ đó đẻ ra những lập luận hết sức ngây thơ và hồn nhiên kiểu như ?ođạn phòng không dùng động năng hay hãm tới thời điểm nổ để diệt mục tiêu?, ?ongòi nổ định tầm kết hợp ngòi chạm nổ gắn đế đạn phòng không để ăn may mục tiêu? hay ?ongòi chạm nổ gắn mũi đạn phòng không phát nổ do va đập trong quá trình vận chuyển?, v.v và v.v. Lẽ ra, nếu chú mình thực sự cầu thị thì ngoài những thứ đã đề cập, tớ sẽ chỉ cho thế nào là cơ chế an toàn dùng cho ngòi nổ đạn pháo phòng không (boresafe fuze) ứng dụng trong đạn của AK-130/Bereg-E; thế nào là ngòi nổ cận đích vô tuyến kiểu ngố dùng cho đạn pháo phòng không của hệ pháo AK-130/Bereg-E và cơ chế hoạt động của ngòi này khác với ngòi nổ cận đích vô tuyến kiểu ăng-lê ra sao; thế nào là ngòi nổ đế dùng cho đạn pháo xuyên phá của AK-130/Bereg-E, v.v và v.v. Xem ra, chú mình không muốn học điều cơ bản mà chỉ muốn bắng nhắng tào lao với đám trẻ trâu, trẻ bò quanh quẩn đâu đây!
    [​IMG]
    Nay cuối tuần, thiết nghĩ chú mình nên rời bàn phím và cầm theo bút vở tới Bảo tàng PKKQ, Bảo tàng Vũ khí hay Bảo tàng chiến thắng B-52, tự mình sờ ngắm mấy khẩu pháo phòng không, bê thử viên đạn pháo phòng không, hỏi các cô chú thuyết minh về các loại đạn và ngòi nổ, rồi về đây viết bài thu hoạch thì may ra còn vớt được chút kiến thức lý thuyết và thực tế. Còn nếu tới bảo tàng không hỏi được người biết thì lên đây be một tràng, tớ sẽ điện cho thằng bạn ở viện kỹ thuật PK hay nhờ lão Đoành nhà gần đấy nếu rảnh ra hướng dẫn cho!
    Thực ra, khoá huấn nhục dành cho chú mục đồng cũng có thời gian kết thúc theo dự kiến để tớ còn lui về an trí ở trang nhà. Nhưng nay xem ra khoá này vẫn phải kéo dài dài mới hòng giúp các mục đồng vũ khí ngố đối chọi được với đám cao bồi vũ khí mẽo nhiều như lá tre ở bển.
    Khoá huấn nhục sẽ tiếp tục chương trình ở tóp Mig!
    -----
    Tiện đây làm rõ việc có đ/c nào đó hỏi về ngòi nổ đế mà chú mục đồng không trả lời được, hoặc trả lời nhầm với hạt nổ/primer ở đế đạn (vỏ đạn): Trong số các đạn pháo của hệ AK-130/Bereg-E, đạn pháo phá mảnh A3-UF-44 mang đầu đạn xuyên phá A3-F-44 chứa ngòi nổ đế 4MRM. Ở đây, ngòi nổ 4MRM được gắn ở đế đầu đạn và là dạng ngòi chạm nổ chậm (delay fuze) hoạt động theo cơ chế quán tính. Khi chạm mục tiêu, thay vì nổ ngay như đầu đạn phòng không A3-ZS-44 gắn ngòi chạm nổ ngay DVM-60M1 (nose fuze), đầu đạn A3-F-44 được kích nổ chậm để đầu đạn kịp xuyên vào phía trong mục tiêu không giáp hay giáp yếu trước khi phát nổ, hoặc dùng nguyên lý nổ ép giáp hay tách vách HES/HEP (High Explosive Squash/High Explosive, Plastic) để phá giáp/phá vách các mục tiêu có giáp. Với ngòi nổ 4MRM, đầu đạn A3-F-44 có thể xuyên giáp có độ dày tương ứng 30mm của mục tiêu trước khi phát nổ hoặc phá giáp/phá vách của các mục tiêu có giáp dày hơn.
  9. nokopro

    nokopro Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/02/2009
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    30
    @ GiaosuGug
    Cám ơn bạn đã cung cấp nguồn nhé. Theo tớ thì ở đây coi như là xong rồi, phần còn lại để mọi người tự đánh giá vậy. Tuần sau tớ quay về "Mig" để tiếp tục phần đang dang dở và sẽ lưu ý phần PS của bạn. .
  10. doandonga

    doandonga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2008
    Bài viết:
    1.353
    Đã được thích:
    6
    Còn nếu tới bảo tàng không hỏi được người biết thì lên đây be một tràng, tớ sẽ điện cho thằng bạn ở viện kỹ thuật PK hay nhờ lão Đoành nhà gần đấy nếu rảnh ra hướng dẫn cho!
    --------------------------------------------
    Này, lão không nên "gắp lửa bỏ tay người" như thế, tớ bận bỏ xừ!
    À, nhà ta quen dùng từ "ngòi đáy" chứ ít khi dùng từ "ngòi nổ đế", khi là ngòi giữ chậm theo cơ chế quán tính thì lại hay gọi là "ngòi nhoi" Nhoi ở đây là nhoi lên ý!
    Thêm mấy từ "của nhà" để bác nokopro dễ tìm hiểu!
    Được doandonga sửa chữa / chuyển vào 11:48 ngày 11/07/2009

Chia sẻ trang này