1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

~ Câu, Bài viết Trích đoạn Sách hay về Tâm Lý; Bình & Luận

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi Hoailong, 26/06/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    46
    Trước khi bàn tiếp về lỗi khi TƯ DUY思/恖惟 Chúng ta hãy tìm hiểu sâu hơn về KN này qua ~ bài viết (KÈM THEO minh họa Phạm trù này cùng với Từ HÁN VIỆT) sau đây:

    Những thành phần chủ yếu của tâm lý
    TG: Lê Vân Long (Tâm lý học)

    Hoạt động của não người là một trong những chức năng của tâm lý. Tâm lý bao gồm những thành phần chủ yếu như: TƯ DUY思/恖惟, cảm xúc và động lực thúc đẩy.

    1- TƯ DUY思/恖惟

    Là quá trình hoạt động của não phối hợp giữa ba yếu tố: trí nhớ, trí tưởng tượng và trí phán đoán. Trí nhớ lưu giữ thông tin, trí tưởng tượng đặt giả thiết, trí phán đoán có vai trò quan toà.
    TƯ DUY思/恖惟 hoạt động dựa vào 2 dấu hiệu thông tin: cảm xúc (thuộc loại không xác định rõ được) và ngôn ngữ. TƯ DUY思/恖惟 dựa vào cảm xúc có ưu điểm là nhanh (có khi gần như tức thời), không cần chú ý nhiều nên có thể suy tính được những trường hợp phức tạp, nhưng nhược điểm là không chính xác, dễ sai. TƯ DUY思/恖惟 dựa vào ngôn ngữ có ưu điểm là chính xác, nhược điểm là chậm, tốn nhiều chú ý.

    Hai loại TƯ DUY思/恖惟 thông dụng là quy nạp(Inducton/inductive Reasoning) , diễn dịch (Deduction/Deductive Reasoning).
    Quy nạp là từ các trường hợp riêng biệt, khác nhau rút ra cái chung (giống nhau).
    Diễn dịch là từ cái chung vận dụng vào các trường hợp riêng.

    a) Trí nhớ có hai loại

    Trí nhớ thường xuyên: lưu giữ thông tin lâu dài. Yêu cầu của nó ở mức trung bình (vì có chữ viết) và chỉ được nhớ các thông tin có ích vì trí nhớ luôn có giới hạn.

    Trí nhớ tạm thời: chỉ lưu giữ thông tin tạm để giải quyết các vấn đề trong quá trình TƯ DUY思/恖惟 kết thúc TƯ DUY思/恖惟 thì hết. Nếu trí nhớ tạm thời lớn và ta có khả năng tập trung chú ý hoàn toàn (100%) vào một việc nên có thể suy tính được các việc khó. Ví dụ, người chơi cờ có thể tính trước nhiều nước đi hơn. Nếu trí nhớ tạm thời nhỏ và khả năng tập trung kém thì hay nhầm lẫn, không suy tính được việc nhỏ. Ví dụ, người chơi cờ chỉ tính trước được một vài nước đi.

    Yêu cầu trí nhớ này ở mức cao và khả năng tập trung chú ý cao (để dồn được hết trí nhớ tạm thời vào 1 việc làm tăng hiệu quả TƯ DUY思/恖惟).

    Giải pháp ở trường hợp này là rèn luyện hơp lý để tăng khả năng tập trung chú ý (quan trọng). Tập thể dục về mặt tâm trí một cách hợplý làm cho cơ thể khoẻ mạnh, khiến trí nhớ tạm thời ngày một tăng thêm.

    b) Trí phán đoán:

    Là nhận xét (cái gì, định nghĩa, khái niệm, đúng sai, tốt xấu, cần, không cần…), ước lượng (nhiều, ít, cao thấp…), so sánh (bằng, không bằng...).

    Trí phán đoán cần phải chính xác, bao quát (tránh chỉ thấy cái trước mắt, ngắn hạn... mà không tính tới cái liên quan, dài hạn...). Do đó cần:

    Tạo thói quen xác định chính xác các yếu tố của vấn đề, gọi chính xác tên các yếu tố đó (tránh để mức nhận biết lờ mờ).

    Không tự lừa đối mình vì bất cứ lý do gì để tránh gây ảo tưởng.

    Tạo thói quen liên hệ vấn đề thật rộng để tăng tầm TƯ DUY思/恖惟 bao quát.

    Ảo tưởng làm mất tính chính xác do đó cần loại bỏ mọi nguyên nhân gây ảo tưởng (như mê tín...).

    c) Trí tưởng tượng:

    Là lấy ra các hình ảnh, thông tin từ trí nhớ hay từ môi trường xung quanh và lắp ghép với nhau (liên tưởng), từ đó có thể thay đổi một phần để tạo ra các hình ảnh, thông tin mới.

    Trí phán đoán dễ đạt được một mức độ nhất định nhưng trí tưởng tượng khó lưu giữ, dễ bị suy giảm.

    Trong cuộc sống có nhiều hiểu biết đơn giản nhưng trí phán đoán lại được mọi người dễ dàng nhận ra khi nghe người khác nói tới, nhưng không tự tìm ra được vì kém trí tưởng tượng.

    Trí tưởng tượng cần phải phong nhú, đa dạng, nghĩa là có thể nhìn một vấn đề (hoặc đặt ra nhiều giả thiết) theo nhiều hướng khác nhau, đặc biệt là các hướng có tính đặc sắc, khác hẳn lệ thường và liên hệ được đầy đủ tới các yếu tố cần thiết có liên quan đến vấn đề. Sự phong phú, đa dạng của trí tưởng lượng tỷ lệ thuận với cảm xúc. Đồng thời caafn có khả năng liên tưởng tưởng tượng hình tượng cao. Như vậy cần phải tạo rạ khiếu hài hước. (có thể nhìn vấn đề theo hướng khác hẳn và liên tưởng).

    Không vì ý muốn trở thành đạo mạo mà tự ức chế trí tưởng tượng.

    Tạo thói quen tự chế giễu chính mình (nhất là các tật xấu) để giảm tính chủ quan, tăng khả năng dễ vượt qua được các TƯ DUY思/恖惟 cũ, tạo ra các trường TƯ DUY思/恖惟 mới khác hẳn. Tính chủ quan thường xuyên tổn tại và sinh ra các cảm xúc khó chịu khi hiểu biết bản thân bị phủ nhận.

    Môi trường tốt cho trí tưởng tượng là người ta tự tại một mình nơi yên tĩnh và không làm gì cả.

    Giữ môi trường sống sao cho luôn cảm thấy thoải mái để phát huy hết khả năng của trí tưởng tượng. Mọi sự sáng tạo luôn bắt đầu từ mơ mộng. Ví dụ các nhà khoa học được TƯ DUY思/恖惟 hoàn toàn tự do trong nghiên cứu (không ai bị giám sát) thường có nhiều phát minh, phát hiện mang tính đột phá như Newton, Edison, Einstein...

    2- Cảm xúc:

    Là loại cảm do não sinh ra, khác cảm giác do các giác quan sinh ra.

    Có hai loại cảm xúc: xác định rõ được (thường thuộc về tình cảm) và loại không xác định rõ được. Loại xác định rõ được như: sung sướng, khổ cực, giận dữ, ghen tị, xấu hổ, ngạc nhiên... Loại không xác định rõ được dùng để phát hiện các đấu hiệu, các thông tin. Ví dụ có cảm xúc tương ứng với ý cho là đứng cho là sai, là thoáng, tù túng. Ví dụ: lời bài hát dễ thuộc vì được ký hiệu bằng các cảm xúc khá rõ ràng.

    Yêu cầu đối với cảm xúc là:

    Nhạy cảm để có trí tưởng tượng phong phú (nhưng không lấn át TƯ DUY思/恖惟). Khả năng tập trung chú ý tăng tính tự chủ tăng, không lấn át TƯ DUY思/恖惟. Tạo thói quen phân biệt, đánh giá chính xác. Các cảm xúc mạnh thường gây áp lực tới TƯ DUY思/恖惟, nếu coi trọng cảm xúc sẽ dẫn đến chỗ điều khiển TƯ DUY思/恖惟, lấn át TƯ DUY思/恖惟.

    Tạo thói quen dễ dàng chấp nhận các cảm xúc mới lạ.

    Xoá bỏ 3 cảm xúc xấu: Xấu hổ, sợ hãi, tự ái. Xấu hổ về mặt nào là do thiếu tự tin mặt đó, nếu để xấu hổ mạnh lên sẽ ức chế TƯ DUY思/恖惟, ngăn cản con người hành động. Khi gặp biến cố mà sợ hãi thì chỉ làm hoàn cảnh thêm tồi hơn. Để cảm xúc tự ái chi phối thì dễ có các hành động tiêu cực.
    (còn Tiep)
  2. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    46
    (Tiếp & còn Tiếp)
    TƯ DUY思/恖惟 trực giác :
    Trong cuộc sống đôi khi ta vẫn nói: "Tôi cảm thấy người này làm đúng...", “cảm thấy làm việc này sẽ nguy hiểm…”, hoặc nói sai: "tôi có cảm giác là nó làm đúng..." (cảm giác là loại cảm do giác quan sinh ra". Cảm thấy cảm nghĩ là TƯ DUY思/恖惟 trực giác. Tất nhiên trùng cảm xúc không đảm bảo ý nghĩ được gợi lại là đúng với vấn đề mới mà có thể sai. Ví dụ, khi gặp người có bộ mặt giống với tên giết người đã biết trước đấy thì có cảm xúc trùng với cảm xúc cũ, nhưng ý nghĩ gợi lại không đúng với người mới.
    Tình cảm: là có cảm xúc khá bền vững xuất hiện lặp đi lặp lại khi gặp một vật hoặc một việc nhất định. Ví dụ, có tình cảm với một người khi gặp hoặc nhờ đến người đó sẽ sinh ra một cảm xúc nhất định. Tình cảm dựa trên cơ sở cảm xúc sẽ có tình cảm: yêu (ứng với cảm xúc sung sướng), ghét (ứng với cảm xúc khó chịu)…
    Đối với người có TƯ DUY思/恖惟 quen để tình cảm (cảm xúc) chi phối, khi cái mới làm sinh ra các cảm xúc mới, thường bị tính chủ quan tạo ra các cảm xúc khó chịu kèm theo nên khó chấp nhận cái mới. Nếu có thêm đặc điểm là cảm xúc hay thay đổi thất thường sẽ thành loại người đồng bóng.

    3- Động lực thúc đẩy
    Là cái kích thích con người hành động. Nó thể hiện qua 4 ham muốn bản năng (tinh thần, vật chất, sinh dục, bầy đàn). Động lực thúc đẩy ít sẽ làm cho con người ta trì trệ.
    Động lực thúc đẩy cần đúng hướng và ở mức cao (nhưng không lấn át TƯ DUY思/恖惟). Khả năng tập trung chú ý tăng sẽ khiến tính tự chủ tăng. Vì vậy
    Kích thích hợp lý để động lực tăng, dĩ nhiên là vừa đủ để không vượt quá khả năng chịu đựng của con người.
    Ví dụ, nói "nếm mật, nằm gai" là người đó biết dùng kích thích để tăng động lực thúc đẩy.
    Lý tưởng là động lực mạnh nhất (là sản phẩm của ham muốn tinh thần).
    Khi ỷ lại tăng thì động lực giảm. Động lực luôn có một mức độ nhất định, nếu dồn nhiều vào ham muốn này thì có ít ở ham muốn khác. Động lực có thể chuyển từ ham muốn này sang ham muốn khác.
    Nguồn: Tâm lý học
  3. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    46
    Trở lại ~ V/đ : Chúng ta thường gặp lỗi khi tư duy như thế nào? TG: Bùi Quang Minh
    Lôgíc học là ngành khoa học nghiên cứu về TƯ DUY思/恖惟 với tư cách là một quá trình nhận thức. Đây chính là sự tự ý thức về hoạt động TƯ DUY思/恖惟.
    TƯ DUY思/恖惟 với tư cách là một sự vật, hiện tượng đặc thù cũng có quá trình vận động và phát triển của mình.
    Trong quá trình ấy, bản thân TƯ DUY思/恖惟 cũng là sự thống nhất của hai trạng thái động và tĩnh.
    Việc nghiên cứu TƯ DUY思/恖惟 cũng phải được xem xét với cả trạng thái tĩnh và trạng thái động của nó. Trạng thái tĩnh là đối tượng nghiên cứu của lôgic hình thức, còn trạng thái động là đối tượng nghiên cứu của lôgíc biện chứng.

    Ví dụ, các loại hình TƯ DUY思/恖惟 cổ đại, cổ điển – như những sự vật đồng nhất trừu tượng là đối tượng của lôgic hình thức, ngược lại sự vận động của TƯ DUY思/恖惟 từ loại hình cổ đại lên loại hình cổ điển là đối tượng của lôgic học biện chứng.

    Cũng tương tự như vậy, các hình thức của TƯ DUY思/恖惟 như khái niệm, phán đoán, suy lý... cũng nằm trong sự thống nhất của trạng thái động và trạng thái tĩnh.
    Với mỗi hình thức này, lôgic hình thức và lôgíc biện chứng cũng có những nhiệm vụ khác nhau.
    Lôgic hình thức nghiên cứu chúng trong trạng thái tĩnh (Ví dụ, vạch ra các thuộc tính, dấu hiệu được phản ánh tại một thời điểm cố định, trong một quan hệ nhất định)
    Trái lại, lôgic biện chứng nghiên cứu trạng thái động của chúng (ví dụ, sự vận động, phát triển của khái niệm; sự vận động, phát triển của các thuộc tính, dấu hiệu trong các khái niệm).
    (còn Tiep)
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    46
    (Tiếp & còn Tiếp)

    Lôgic học tập trung làm rõ tính chân thực của tư tưởng, nó thống nhất giữa 2 bộ phận: lôgic học hình thức và lôgic học biện chứng.

    Những lý luận là hình thức của lôgic hình thức có cơ sở của thực tế khách quan là sự đứng im tương đối và ranh giới xác định của các sự vật. Khi con người nhận thức ở trong trạng thái ổn định, không quan tâm đến mối liên hệ giữa các sự vật thì môn lôgic hình thức với phạm trù cố định là cần thiết và có hiệu quả, nhưng nếu tuyệt đối hoá vai trò của lôgíc hình thức thì sẽ dẫn đến sai lầm.

    Lôgic biện chứng vượt ra ngoài phạm vi của lôgic hình thức, nó không chỉ phản ánh sự khác nhau giữa sự vật mà còn phải ánh mối liên hệ giữa chúng, không chỉ phản ánh trong trạng thái yên tĩnh của sự vật mà còn phản ánh quá trình vận động của sự vật. Con người nhận thức các trạng thái vận động, quan tâm đến mối liên hệ giữa các sự vật thì môn lôgic biện chứng với phạm trù biến động sẽ là cần thiết và có hiệu quả.

    Lôgic hình thức và lôgic biện chứng bổ sung cho nhau. Trong quá trình nhận thức không thể vi phạm những quy luật của lôgic hình thức (#và những quy luật của lôgic biện chứng ~), dẫn đến những mâu thuẫn làm cho TƯ DUY思/恖惟 rối loạn.
    Mẫu thuẫn lôgic ở đây là do sai lầm chủ quan của con người trong quá trình nhận thức, không phải là mẫu thuẫn trong hiện thực khách quan. Để nhận thức được mâu thuẫn trong hiện thực, trước hết phải theo những quy luật của lôgic hình thức, loại trừ mâu thuẫn lôgic, trên cơ sở đó vận dụng phương pháp TƯ DUY思/恖惟 biện chứng mới có thể nhận ra thức được biện chứng khách quan, phát hiện ra mâu thuẫn của bản thân sự vật.

    Ta gọi những quy luật cơ bản là những tính chất chung, đúng đắn có hiệu lực và làm cơ sở cho mọi quá trình TƯ DUY思/恖惟 có lôgíc.
  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    46
    (Tiếp & còn Tiếp)
    Tiếp theo chúng ta khảo sát các nguyên lý và quy luật lôgic cụ thể.

    II. Những quy luật của lôgíc hình thức cổ điển

    1. Quy luật đồng nhất. Mỗi tư tưởng (để phản ánh về đối tượng ở phẩm chất xác định) phải đồng nhất với chính nó. A là A.

    Quy luật đồng nhất đảm bảo cho TƯ DUY思/恖惟 có được tính xác định. Tính xác định của khái niệm phản ánh tính xác định của sự vật mà khái niệm đó phản ánh.
    Chừng nào sự vật vẫn còn là nó, chưa biến thành cái khác thì nội hàm của khái niệm về sự vật đó phải được giữ nguyên, phải được đồng nhất.

    2. Quy luật phi mâu thuẫn.
    Một tư tưởng (đã được định hình) không được đồng thời mang 2 giá trị lôgíc trái ngược nhau. Điều này đảm bảo cho tư duy có tính nhất quán.

    3. Quy luật loại trừ cái thứ 3 - luật bài trung.
    Một tư tưởng phải mang giá trị lôgíc xác định, hoặc chân thực, hoặc giả dối không có khả năng thứ 3.

    4. Quy luật lý do đầy đủ.
    Bất kỳ một phán đoán nào muốn được thừa nhận là chân thực thì phải có đầy đủ những luận điểm chân thực khác làm căn cứ/lý do để xác minh. Các phương pháp lôgíc giúp chúng ta TƯ DUY思/恖惟 đúng lôgíc và khám phá bản chất, quy luật, phổ biến của sự vật tồn tại.
    Ngoài ra, tính thực tiễn cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với việc kiểm tra, đánh giá chân lý của tri thức con người
  6. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    46
    (Tiếp & còn Tiếp)
    III. Những quy luật của lôgíc biện chứng cổ điển.
    1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: Mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại trong những mối liên hệ, tác động lẫn nhau.
    2. Nguyên lý về sự phát triển: Mọi sự vật hiện tượng trong thế giới đều tồn tại trong sự vận động, biến đổi và phát triển.
    Quy luật 1: Chuyển hoá lượng - chất. Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất và ngược lại.
    Quy luật giải thích cách thức của sự phát triển.
    Quy luật 2: Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mâu thuẫn nghĩa là chứa những mặt đối lập.
    Những mặt đối lập này vừa thống nhất với nhau vừa đấu tranh với nhau.
    Quy luật giải thích nguyên nhân của sự phát triển.
    Quy luật 3: phủ định của phủ định. Quá trình phát triển sự vật, hiện tượng là quá trình phủ định của phủ định, phủ định để tạo điều kiện, tiền đề cho sự phát triển. Quy luật giải thích tính chu kỳ, quá trình của sự phát triển, đổi mới.
    IV. Các loại lỗi lôgic
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    46
    (Tiếp & còn Tiếp)

    a) 8 lỗi lôgíc hình thức

    1. Lỗi "Mãi mãi không thay đổi". Ta suy nghĩ về sự vật hay hiện tượng mãi giống như nó đang ở điều kiện hiện tại hoặc là mãi có một tính chất, thuộc tính cố định nào đó.

    2. Lỗi "Nhìn nhận một quá trình lâu dài như một sự kiện nhất định". Ta suy nghĩ về các đối tượng dựa trên một vài sự kiện, hiện tượng liên quan chứ không phải là trong suốt cả quá trình.

    3. Lỗi "Giải quyết bằng cách định nghĩa lại". Một dạng của suy nghĩ đánh tráo khái niệm nghĩa là thay đổi nội dung khái niệm trong khi giữ nguyên tên gọi.

    4. Lỗi "Phân tích tính độc lập". Sự việc, sự vật ta chọn được tách khỏi tồn tại, phân tách hoàn toàn một bộ phận khỏi tương tác/quan hệ với môi trường, độc lập trong khi sự thực mỗi thứ đều phụ thuộc lẫn nhau, có quan hệ với những cái khác.

    5. Lỗi "Cô lập vấn đề": lưu tâm tới vấn đề như một sự việc riêng rẽ, rời rạc trong ngữ cảnh rộng của nó.

    6. Lỗi "Kết quả duy nhất": Một kết quả chỉ tạo ra từ 1 nguyên nhân tương ứng.

    7. Lỗi "Loại trừ phương án khả thi": hướng đến giới hạn cách chúng ta nghĩ và lựa chọn. Thực tế cho thấy nhiều khi chúng ta lựa chọn trong hơn 2 phương án.

    8. Lỗi "Nguyên nhân đúng đắn": nghĩ rằng đó là lý do đầy đủ cho sự kiện Khách quan Chủ quan. Thoả mãn sớm: phụ thuộc vào những mong muốn, mục tiêu, thái độ, tình cảm, chưa đủ những cứ liệu thực tiễn vững chắc.

    Đa số các lỗi đều bắt nguồn từ thiếu sót là coi mọi khái niệm, đối tượng, người, sự vật... là không biến đổi, không có liên hệ gì với nhau.
  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    46
    Up để Các B phản biện bình & luận
  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    46
    ~ Câu chuyện lôgíc biện ra chứng từ vc Bứng ra chuyện Chứng cứ chuyến bay giải cứu:


    [/I]
    Lần cập nhật cuối: 28/07/2023
  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    46
    Lần cập nhật cuối: 05/08/2023

Chia sẻ trang này