1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Câu cá - Kinh nghiệm và niềm đam mê

Chủ đề trong 'Sở thích' bởi ngsva, 27/09/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngsva

    ngsva Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2003
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Câu cá - Kinh nghiệm và niềm đam mê

    CÂU CÁ, KINH NGHIỆM VÀ NIỀM ĐAM MÊ

    Có rất nhiều bạn phải đặt rất nhiều câu hỏi và đắn đo không biết lựa chọn như thế nào, không biết phải lấy tư vấn từ đâu khi muốn mua loại cần nào bay giờ, Trung quốc hay Nhật? Và chỉ với 500 000 - 700 000 VNĐ trong túi, liệu có thể mua nổi một bộ đồ câu ?otàm tạm? không? Đắt quá, nhiều tiền quá?
    Hãy chia sẻ kinh nghiệm với mọi người, giúp tôi trả lời những câu hỏi này, tôi thực sự cũng không biết nhiều, nhưng chỉ thích câu mà thôi!

    1. Với bao nhiêu tiền thì có thể có được một bộ đồ câu:
    a. Trung quốc
    b. Đài loại
    c. Nhật xịn
    d. Đồ secondhand
    e. Cần trúc
    f. Khác?

    2. Có bao nhiêu loại cần câu:
    a. Loại cần 3.9mét, 4.5 mét, 6.5mét?
    b. Loại làm bằng Titan, nhựa hay khác?
    c. Khác?

    3. Có bao nhiêu loại máy câu

    4. Dây câu:
    a. Có bao nhiêu loại cước
    b. Có các loại dù nào

    5. Có bao nhiêu bộ lưỡi

    6. Các phụ tùng khác:
    a. Các loại Phao, cách buộc phao
    b. Chì

    7. Các loại thính, mồi câu
    a. Cá chép
    b. Cá mè
    c. Cá trắm
    d. Cá quả
    e. Khác?

    8. Các kỹ thuật câu

    9. Câu loại cá nào, vào thời gian nào trong ngày, thời gian nào trong năm

    10. Các CLB Câu
    a. ở Hà nội:
    i. Gia lâm
    ii. Hoà lạc
    iii. Đông Anh
    iv. ?
    b. ở Sài Gòn

    11. Địa chỉ bán đồ câu:
    a. Hà nội:
    i. 4B Hàng Giấy, Chị Quỳnh
    ii. Ông Hoằng, 12 Ngõ Thịnh Yên, Chợ Hoà Bình (Chợ Trời), Hà nội
    b. Sài gòn:

    12. Địa chỉ Website về Câu cá:
    a. http://www.4so9.com/
    b. Khác?

    Chắc là còn nhiều lắm, mong các cao thủ chỉ giáo!
    Nguyenx
  2. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    Tớ thực sự cũng không biết nhiều về mấy thứ kể trên, nhưng chỉ thích câu mà thôi.
    Cần câu thì tớ dùng cần trúc, mồi thì tự kiếm theo từng loại cá, phải nói cảm giác thật tuyệt khi chờ lâu lâu mà câu được con cá thật to.
  3. Tieu_tang_vui_nhon

    Tieu_tang_vui_nhon Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/06/2004
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0

    Hà hà, anh cũng đang tập toẹ đi câu lục, nói chung là rất phê. Mình có tuổi rồi, tối thứ 7 cứ vác cần ra hồ Kè đá trên đường Láng Hoà lạc ngồi câu cùng mấy chai bia , làm được vài em Trôi khủng long là phê lòi mắt, iu iếc làm cái qué gì hi hi
    Sắp tới 4so9 sẽ có vụ picnic câu thi ở Đồ Sơn đó, tham gia không? Vừa được câu cá vừa thư giãn ( không câu cá 45kg đâu nhá).
    Các cậu biết chỗ nào bán mồi câu Mè, Trôi tốt không? mình không có thời gian làm mồi, chỉ di mua sẵn rồi vác súng đi thôi.
    Đệ tử của Hoà thượng thích đủ thứ mà lị
    Được Tieu_tang_vui_nhon sửa chữa / chuyển vào 22:59 ngày 27/09/2004
  4. ngsva

    ngsva Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2003
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng thích câu lắm, nhưng cũng ít thời gian, cũng ko biết nhiều địa chỉ mua mồi câu... Ngày xưa còn hay câu cần trúc, câu rô... nói chung là câu lang ********* thoả chí thôi, bây giờ toàn hồ nhân tạo, cá to quá, câu cần trúc chịu không xuể...
    Đây là bài viết về mồi câu Mè, của A Nguyễn Anh Nguyên trên 4so9, xin phép Anh Nguyên post lên đây cho mọi người xem:

    Mồi câu cá Mè độc chiêu, gồm 7 vị như sau:

    A. MỒI NỀN cho mỗi 1kg mồi:
    - Bánh mì mềm (Như Lan, Đức Phát v.v.) bào nhỏ, ray cho mịn ........ 350g
    - Khoai lang mật hấp (không luộc) chín tới, nghiền nát nhuyễn .... 600g
    - Đậu xanh bột rang vàng xay nhuyễn ... 50g
    - Nhồi 3 vị trên cho thật đều, ủ trong nơi không có ánh sáng (dùng bao ny-long đen)

    B. Mồi câu trên cơ sở MỒI NỀN cho mỗi 1kg mồi:
    - 1kg mồi NỀN ủ trong 3 tuần
    - 100cc nước cốt dâu tây (hay tinh chất dâu ở chợ hóa chất)
    - 2 cục pho-mai đầu bò còn mới
    - 100g sữa bột béo trẻ em NutiFood

    Nhồi vài ba lần cho thật đều nhuyễn. Ủ trong 3 tuần nữa, thấy có con Mẻ nhỏ là thành công. Mồi phải dẻo, không bở.

    Sau 3 tuần, nhồi lại (B) lần nữa (biết mà, đắt đấy !). Ủ thêm 3 tuần nữa thì có thể câu đuộc. Mồi này có đặc điểm là thơm dịu mùi trái cây, chua xộc lên mũi làm ta nghẹn thở mấy giây, Mè & Trắm đều chết mê chết mệt !!!
    Khi câu, nếu là Mè mới thả thì nên bọc ngòai mồi 1 làn sữa Ông Thọ cho dịu mùi.

    Anh có thể gọi đến đây này: cửa hàng Ông Hoằng, 9 761 795, hỏi mồi câu Mè nhé. Để tôi hỏi thêm, nếu có sẽ post lên sau...
    Cái vụ Đồ sơn này hấp dẫn quá, nhưng tôi chưa bao giờ tham gia cái đội SFC này cả, đông vui lắm à? toàn mấy anh em rủ nhau đi câu lang thang thôi...
    Nguyenx
  5. Hoa_thuong_Thich_du_Thu_new

    Hoa_thuong_Thich_du_Thu_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    1.410
    Đã được thích:
    0

    Post bài viết về câu cá rất hay của bác Cư nhé, bọn trẻ bây giờ làm gì còn có cơ hội câu kéo như xưa.
    Bạn có thể đọc tại đây để xem hình minh hoạ: http://www.4so9.com/cauca/ArticleView.php?article_id=154
    Bút ký: CHUYỆN KIẾM CÁ CỦA ĐỜI TÔI (I+II)

    HỒI KÝ: CHUYỆN KIẾM CÁ CỦA ĐỜI TÔI

    Bút ký & minh họa: Bùi Hũu Cư
    (hình ảnh trong bài chỉ có tính minh họa)
    Lời giới thiệu: Anh Bùi Hữu Cư hiện là Chủ tịch Câu lạc bộ SFC (Sport Fishing Club) tại Hà Nội, đồng thới là Giám đốc công ty máy tính Hạ Long. Dù biết rằng cả hai công việc này chắc chắn chiếm hết thời gian của anh, chúng tôi vẫn mong chờ từng ngày bài hồi ký mà anh đã hứa trong những tháng cuối năm 2003. Bài viết được chau chuốt bằng chính giọng văn mộc mạc, bình dân với nhiều thực tế trong nghề câu kéo và đặc biệt là mang chúng tôi trở lại với quãng thời gian lịch sử của cuộc đấu tranh vệ quốc ở miền Bắc 1954-1975, khỏang thời gian mà bản thân nhiều người trong BBT chúng tôi lúc ấy còn chưa ra đời. Xin cám ơn anh - BBT nhóm 4so9.

    Tôi sinh ra ở một làng nhỏ nằm giữa hai dòng sông: Sông Nhuệ và Sông Đáy. Không biết từ đời nào người thiên hạ đã gọi cái làng nhỏ của tôi là làng Bặt. Nghĩa của từ Bặt là gì tôi chẳng rõ, mà cũng chẳng hiểu nguyên do từ đâu mà làng tôi lại có tên là vậy. Chỉ biết rằng gọi thế mãi rồi cũng quen. Làng tôi có nghề tổ gia truyền là làm bún. Cái nghề tổ ấy đã phát tán dân làng đi tứ xứ khắp miền: Hà Nội, Hải phòng, Nha Trang và nghe nói ở thành phố Hồ Chí Minh dân làm bún ở quận Phú Nhuận đều là dân làng Bặt cả (xin đọc thêm phóng sự Quan Sơn Giang Nội mấy ai say của tác giả Trần Dũng Tiến). Dân làng tôi tự hào về truyền thống của làng lắm. Xưa kia chỉ có vài chục nóc nhà vậy mà có đến mấy người thành đạt vang danh khắp thiên hạ. Đó là danh nhân tiến sỹ Nguyễn Thượng Hiền mà tên tuổi còn ghi trên bia đá trong Quốc tử giám, hay Quan Thượng Thư Bộ Lại Bùi Bằng Đoàn thời Bảo Đại mà sau này ông là chủ tịch quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.
    Những năm 60-70, đời sống kinh tế rất khó khăn, người dân làng tôi làm đủ nghề để kiếm sống. Cha mẹ tôi cũng lăn lộn, vất vả mà cũng chẳng đủ ăn.Tôi vẫn còn nhớ mãi cảm giác lo sợ khi thò tay vào chum đụng thóc của nhà khoắng mãi mà tay không chạm phải vật gì trong lúc ngoài sân vẫn còn phơi rơm mới. Mấy anh em tôi biết cái đói đang chờ, cái thiếu đang tới nên tìm cách giúp cha mẹ bằng trí tuệ và sức lực của mình. Nhưng làm gì, làm thế nào thì anh em tôi cũng bí lắm, suy nghĩ mãi anh em tôi quyết định chọn ?onghề? : Mò Cua bắt Cá để giúp cha mẹ và cũng là để tự cứu mình. Và thế là mọi thứ bắt đầu từ đây.
    I. Vào nghề kiếm cá: Đánh rọ cá Rô đồng
    Gia đình tôi có ba anh em trai và ba chị em gái, trong đóchỉ có tôi và ông anh kề trên là ham thích kiếm cá. Thời đó cá ở ngoài đồng nhiều vô kể, nhưng không phải vì thế mà ai cũng bắt được. Trong làng tôi nổi lên những ?odanh thủ? kỳ cựu như: Thảo Giót chuyên bắt cá Lóc đẻ; Lực Ba Phỉ chuyên bắt cá Ngủ; Bình Tài Đức, Phương Phú, Dũng Chắt chuyên đánh rọ Rô đồng. Anh em tôi bắt đầu vào nghề bằng cách xem xét, dò hỏi và thậm chí còn rình xem họ làm thế nào để còn bắt chước.
    Ở miền Bắc, khoảng tháng ba âm lịch, khi tiết trời còn đang xuân, hoa xoan đang nở rộ báo hiệu những trận mưa rào đầu mùa sắp tới. Thời kỳ này các loại cá Rô, Trê, Chuối (Lóc) và cả Lươn cùng Trạch mang đầy bụng trứng chỉ chờ có mưa là thi nhau tìm nguồn nước chảy để sinh sản. Những người già có kinh nghiệm cứ nghe tiếng sấm rền và nhìn bong bóng nước khi trời bắt đầu mưa là biết lượng mưa đến đâu. Những trận mưa lớn là cơ hội cho lũ trẻ chúng tôi đi bắt cá. Nào Nơm, nào Đó chúng tôi mang ra cánh đồng, tìm thấy nguồn nước chảy là mai phục bắt tất cả các loại cá đi qua. Nhiều nhất là Trạch và Lươn. Có chỗ cứ úp Nơm xuống chỗ có nước chảy cũng tóm được vài con Rô cụ. Cá Rô là loài leo trèo rất giỏi, chúng có thể leo vượt qua bất kỳ địa hình nào và cũng chính vì thế mà có khi chúng leo từ các ao hồ vào tận sân nhà bạn. Ở các địa hình phức tạp, chúng thường dùng hai mang ở hai bên để lạch và cá Rô chỉ chịu dừng lại tại các bờ đất sét trơn nhẵn có bờ thẳng đứng gần 90o. Dựa vào đặc tính này, chúng tôi thường làm các hố nhỏ được bôi trơn bằng cách dùng tay miết bùn sét gần chỗ có nước chảy để cá Rô sa vào thì không lên được. Cách bắt cá này có nơi gọi là đắp Nhậy (nhậy bén), có nơi gọi là đắp Khăm (chơi khăm cá !). Thường thì cứ một con cá Rô cái bao giờ cũng có đến gần chục con Rô đực đi cùng. Rô cái có thân mình to bản hơn Rô đực. Còn Rô đực thì thân tròn lẳn, mình dài và thon. Nói chung loại nào nấu ngót hay chiên giòn đều tuyệt cả ! Nhưng Rô cái có thêm 2 lườn trứng vàng ươm nom hấp dẫn hơn.
    Vào khoảng tháng 4 tháng 5 âm lịch, nước trong các ruộng ở ngoài các cánh đồng rút dần. Cá Rô cùng các loài cá khác cũng theo nước tụt xuống các ruộng sâu. Thời tiết mùa này ở ngoài Bắc bắt đầu nóng. Trên các thửa ruộng cao ta có thể tìm các vũng nước nhỏ mà ở đó lấy tay vốc được hàng vốc cá Rô con. Chúng to bằng hạt bưởi. Đây là loại cá mà bây giờ các cửa hàng chiên giòn gọi là đặc sản chứ hồi đó tụi tôi chỉ vốc về bồi dưỡng cho ? vịt đẻ ! Có thể nói cứ sau mùa sinh sản thì cá Rô có mặt ở khắp mọi nơi và nhiều vô kể.
    Sau vụ gặt chiêm, người nông dân bắt đầu cho nước vào đồng để chuẩn bị làm mùa. Có nước mới cùng với nguồn thức ăn dồi dào nên cá Rô lớn nhanh như thổi. Đến cuối tháng 6 đầu tháng 7, khi lúa vụ mùa đã bén chân xanh mướt cả cánh đồng thì đàn Rô ron hạt bưởi ngày nào đã là các chú Rô trưởng thành. Và đấy là mùa đánh Rọ cá Rô. Việc xác định các nơi có nhiều cá Rô rất dễ dàng. Chúng tôi chỉ cần đi trên các bở ruộng, nhìn nước, nếu nước trong ruộng có màu lờ lờ kiều nước lòng Trai là chắc chắn ruộng đó nhiều cá Rô. Còn nếu ruộng nước sâu thì nước trong là được. Đánh Rọ cá Rô không nên đăt rọ ở nơi nước đục, vì ở nơi này cá Rô khó phát hiện ra mồi. Nơi đặt rọ lý tưởng nhất là nơi có nguồn nước chảy, nhưng cần lưu ý rằng nên đặt rọ cách ngọn nước chảy từ 1 mét đến 2,5 mét là thích hợp nhất, vì nếu để rọ chính vào giữa nguồn nước thì nước chảy sẽ làm mồi tung ra khỏi vị trí và như thế ta chỉ nuôi cá mà không bắt được chúng.
    Đầu tiên là việc đan rọ bẫy cá Rô. Việc đan một cái rọ không khó, song để đan được một cái rọ thật đẹp, thật sáng hợp với bản chất nghệ sĩ và tinh nghịch của cá Rô thì không phải dễ. Rọ cá Rô có hai phần chính: Thân và Hom rọ. Thân rọ được đan bằng hai loại nan: Nan chính gọi là nan rọ; nan vòng thường được gọi là nan vanh. Rọ được đan theo kiểu đan nong ba tức là dùng ba nan vanh để kết nan chính. Dùng ba nan vanh kết khoảng 30 nan chính sao cho nan chính cách nhau đều mà khi ta đưa bàn tay nghiêng qua khe thì đầu các ngón tay không qua được.
    Cách làm Hom rọ rất đơn giản. Ta lấy nan cái tạo thành vòng tròn , sau đó lấy nan hom để phần nhọn lên trên. Cách đan nan vanh cho Hom theo kiểu nong đôi. Các vòng nan vanh thu ngay từ vòng đầu tiên sao cho tạo được lỗ hom có đường kính khoảng 1cm là được. Tra Hom vào Rọ ta được một rọ cá Rô hoàn chỉnh. Việc cuối cùng là tạo cửa cho rọ : ta chỉ cần bẻ gãy và bỏ đi phần chân hai nan chính sát với vòng vanh là được.
    Sau khi đã đan được rọ rồi nhưng anh em tôi không biết đặt rọ thế nào để bắt cá ! Vậy là tôi đành lén theo dõi xem các cao thủ trong làng đặt rọ ở đâu, xác định chính xác vị trí rồi chờ đến khi trời tối mò ra đồng để xem. Men theo bờ lúa tôi tìm thấy rọ của họ, tôi sờ khắp xung quanh rọ và xác định: Mồi đánh rọ bằng thóc khô chắc quả. Thóc được bỏ vào một hố khoét rộng bằng cái bát ăn cơm trên mặt ruộng rồi cắm rọ lên trên, với điều kiện là thóc phải được bỏ gọn vào trong không vương vãi ra ngoài. Phía cửa của rọ được cắm hẾch lên và tạo một đường đủ để cá Rô vào được bên trong ăn thóc. Tôi cứ nghĩ mông lung rằng sao họ lại đặt rọ như vậy mà bắt được cá nhỉ vì mồi thì nằm ngoài hom rọ cơ mà ? Sau này tôi mới hiểu rằng cá Rô là loài cần thở trên mặt nước, chúng cứ ăn được một lúc là vội bơi lên măt nước hit thở khí trời nên khi chúng phát hiện ra lúa chúng lách vào gầm rọ ăn và vội bơi thẳng lên qua hom rọ rồi tự nhốt mình ở đó. Cũng chính vì thế nếu ta đặt rọ ngập hết dưới nước cá không thở được thì hôm sau ta chỉ bắt được toàn cá chết.
    Sau đó, anh em tôi bắt đầu thử nghiệm. Số rọ đầu tay là 5 cái. Sợ người ta biết, anh em tôi chờ cho trời tối mới đem ra đặt. Sau 24 giờ chúng tôi rất hồi hộp thăm rọ để bắt cá thì ôi thôi trong các rọ chỉ được có vài con cá còn toàn Cua ! Bọn Cua vào thì cá Rô bị chết và cua đã móc tất cả mắt cá để ăn. Sau khi tìm hiểu tôi mới biết sai lầm lớn nhất của anh em tôi khi đan những chiếc rọ đầu tiên là đã làm nan bằng tre tươi. Tre tươi xuống nước có mùi thối nando đó cua thì thích mà cá thì ngại. Nan rọ phải làm bằng tre khô bánh tẻ thì mới tốt.
    Sau khi rút kinh nghiệm, kết quả lần sau thật tuyệt vời: Với 7 cái rọ chúng tôi đã có gần 5kg Rô đồng, con nào con ấy đen trũi, đầu trầy đỏ và bật hết da do đâm vào nan nhiều lần để tìm lối ra. Từ thắng lợi này, anh em tôi đã phát triển số rọ của mình lên trên ba chục cái và hàng ngày chúng tôi khiêng về gần hai chục cân cá để đi chợ bán. Từ đó về sau, anh em tôi tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm và được xếp vào loại top-ten trong giới đánh rọ Rô. Có một kỷ niệm không bao giờ tôi quên được đó là mùa lụt năm 1971, cánh đồng làng tôi trắng nước. Chỗ nào nước cũng sâu nên rọ đan cái nào cũng dài gần một mét (5 đai). Chúng tôi đi đánh rọ mà lúc nào cũng lội ngập quá bụng. Tôi đặt một cái rọ gần bờ chuôm (chuôm: cái ao nhỏ nhưng ở giữa cánh đồng). Hôm sau đến thăm thì thấy bọt trắng xoá cả vùng xung quanh rọ. Tôi nhấc rọ lên. Các bạn có tưởng tượng không ? Có thể nói nước đến đâu thì cá đầy đến đó. Tôi ước đến chục kg. Vui sướng quá tôi thu cá và đặt lại chính chỗ cũ nhưng hôm sau thì thóc cũng hết mà cá thì không có con nào. Tôi đem băn khoăn của mình nói với cha tôi. Cha tôi cười và nói rằng có thể cá nó biết đấy. Hôm qua con được nhiều nhưng đó là Rô nhỡ, có thể hôm nay cá Rô cụ nó vào, nó dài hơi hơn nên đủ sức lấy thóc ra ngoài mới thở. Cha tôi bảo nên treo rọ lên không cắm xuống bùn nữa để chúng vào ăn không thấy chạm nan rọ sẽ bình tĩnh ăn đến lúc hết hơi là lên thẳng.
    Tôi làm như cha tôi nói, treo rọ cách mặt đất gần 10cm, quả nhiên hôm sau tôi bắt được gần 40 cụ Rô. Phải nói là chúng to đến nỗi lần đó tôi mới được thấy và cho đến hôm nay vẫn chưa gặp lại ! Đánh rọ Rô nhiều kỹ thuật tưởng chừng đơn giản nhưng không biết thì năng xuất cũng giảm đáng kể ví như:
    Cửa rọ nên để theo hai hướng: Đông nếu thăm rọ vào buổi chiều; Tây nếu thăm rọ vào buổi sáng. Để như vậy thì khi sáng hay chiều ta chưa thăm rọ, nước tĩnh, ánh sáng chiếu thẳng vào cửa rọ, cá dễ nhận thấy mồi. Một kinh nghiệm khác là khi ta làm lầu để bỏ thóc vào đó ta nên chờ nước chỗ đó trong lại hãy bỏ thóc vào vì nếu như ta bỏ thóc trước khi nước trong thì bùn trong nước lắng sẽ phủ lên trên mồi làm cá khó thấy thóc. Không nên nhấc rọ lên xem cá rồi lại cắm xuống vì nếu làm như vậy dù là cá có đầy trong rọ đi nữa thì chỉ trong chốc lát bạn quay lại nhấc lên sẽ thấy không còn một con nào. Thế mới biết cá Rô tinh ranh đến mức khó tưởng !
    Ngày ấy kiếm được cá dễ lắm nên bán cá thì lại khó vô cùng. Cá rẻ như bèo, cá ăn thay gạo - đó là sự thật. Bán cá Rô là một nghệ thuật. Hàng ngày cứ sáng sáng tôi xếp hai chậu cá quẩy ra chợ bán. Người đi chợ mua cá đều chọn những con to để bắt. Tôi thường bán theo chục và đến gần cuối buổi là trong chậu của tôi còn toàn con bé nên lại phải hạ giá. Rút kinh nghiệm,tôi đổ nước vào chậu sắp sắp bằng mặt cá, thế là con cá Rô to liền chui luồn xuống dưới, cá nhỏ ở trên, người mua muốn bắt cá to thì phải dùng tay bới lên, bị chúng thách vào tay đau tới tận nách liền bắt đại đi cho đủ. Với chiến thuật này tôi cũng đỡ hơn về cuối buổi chợ.Nhiều năm đã qua đi, nay về làng thì chẳng có ai đánh rọ cá Rô nữa bởi ngoài đồng đâu có còn cá. Tôi chạnh lòng ao ước : Bao giờ môi trường trở lại như ngày xưa ?
    Được hoa thuong thich du thu sửa chữa / chuyển vào 19:54 ngày 04/10/2004
  6. Hoa_thuong_Thich_du_Thu_new

    Hoa_thuong_Thich_du_Thu_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    1.410
    Đã được thích:
    0

    Có mồi câu cá Trắm đen và Trê độc chiêu tớ mới học :
    Vào đêm tối trời không trăng sau cơn mưa thì càng tốt, ta ra nghĩa địa tìm những chỗ người ta vừa bốc mộ, có thể gỡ các tấm ván quan tài mục đồng thời lấy thêm 1 ít đất ở đó. Không quen múc về một xô nước tại hố huyệt đó. Gỗ quan tài mục có thể mài thành bột để làm mồi câu lục. Tất cả phải làm trong bóng tối, khi không câu phải bảo quản ở nơi tối tăm, nếu đam mê thì có thể để trong gầm giường khi trộn mồi thì lấy đất tại chỗ định câu rồi trộn bột gỗ quan tài mục , nước cốt ( hài cốt ), đất ở huyệt.... thành nắm rồi xả xuống chỗ câu.
    Mồi này cực nhạy với Trắm đen, Trê bốc mả.
    Tớ vừa học được mồi giun câu Chép:
    Ra công viên, mang theo 1 xô loãng nước xà phòng OMo đổ xuống đất, 1 tẹo sau lũ giun chui lên ta bắt vào túi mang về.
    Có thể nuôi giun để dùng dần, nói chung là làm mồi tươi bao giờ cũng hiệu quả hơn.
    Giun có thể rũ qua đất cho bớt mùi xà phòng nhưng đừng rửa kỹ làm mất nhớt giun. Tiếp đó có thể dùng giao băm nhỏ, cho vào cối giã hoặc dùng... máy xay sinh tố, máy xay thịt, sau khi giun nhuyễn ra thì là được. Nếu không có thời gian cho việc mỗi khi đi câu lại phải xay giun thì bạn có thể làm sẵn rồi bọc vào ly non để trong tủ lạnh dùng dần (nhớ phải ghi chú để người nhà khỏi nhầm với thực phẩm khác). Khi đi câu thì mang mồi trộn với đất rồi xả. Câu mồi này hiệu quả ở góc ao cuối chiều gió và sau cơn mưa.
    Mồi giun cũng có cách khác là dùng viên gạch nung nóng đỏ rồi bắt từng con giun để nên viên gạch, con giun sẽ chết và khô đi, nước cốt của con giun sẽ ngấm vào gạch. Làm khoảng 30 -50 con giun cho 1 viên gạch là đủ, khi đi câu buộc viên gạch vào 1 sợi dây, thả xuống ổ câu. Mùi tanh từ viên gạch sẽ dụ cá tới cho bạn đành lục hoặc lưỡi đơn câu bằng mồi giun. Viên gạch có thể vớt lại dùng vài lần hoặc gia cố thêm hương vị giun để dùng tiếp Bảo quản bằng ly non, tránh để nơi khô ráo, nắng... chú ý bọn gián chuột mê mùi tanh cứ liếm vào gạch thì hỏng rlưỡi chúng, Hôm nào định đi câu thì có thể để dưới gối ngủ, khi đi câu sẽ may mắn.
    Mồi giun nè:
    [​IMG]
  7. ngsva

    ngsva Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2003
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Ối trời ơi, Bác Hoà thượng thích đủ thứ ơi, nghe Bác tả mấy cái mồi này choáng quá...
    Nhưng nếu có cơ hội tôi cũng muốn thử xem sao
    À hỏi bà con có ai hay câu ở Hồ Tây ko? ở Chu Văn An, Lạc Long Quân... không?
    Cho xin một vài kinh nghiệm với, kể cả kinh nghiệm chạy bảo vệ Hồ
    Đa tạ nhiều
    Nguyenx
  8. ngsva

    ngsva Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2003
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Các bác cho hỏi địa chỉ câu ở mấy Hồ bên Yên sở được không à?
    Và một vài hồ ở Quanh Khu vực Hà nội, Đông Anh nữa thì tốt...
    Xin đa tạ nhiều lắm!
    Nguyenx
  9. hanoivatoi

    hanoivatoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    1.033
    Đã được thích:
    0
    Anh Hoà Thượng hôm nào cho em bám càng với, nghe kể thấy phê quá, yêu iếc gì cho mệt ngưởi nhể
  10. SENTA

    SENTA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/08/2003
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    hehe, mồi câu có thể đến mua ở Nam Ngư, đánh được lắm, tất nhiên là ko bằng được mồi do mình tự chế.
    Bà con có địa chỉ nào câu được gần HN một tý thì thông báo với. Mấy hồ câu được thì toàn phải đi xa, mũ bảo hiểm lích kích quá.

Chia sẻ trang này