1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cầu chì nổ vì sao?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi LamUyenNhi, 05/04/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ZARG

    ZARG Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/06/2003
    Bài viết:
    5.974
    Đã được thích:
    12
    Chú Mít su trông thế mà hiểu máy hàn nhỉ, đang định ý kiến thế đấy. Chắc bác Trần_Thắng quên cấu tạo MBA.

    @Tran_thang ko nhầm thì I chính là số lượng điện lượng đi qua 1 tiết diện dây dẫn trong 1 đơn vị thời gian. Điện tích lúc này chả chạy tốc độ như nhau, chỉ có mật độ là thay đổi thôi.
  2. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tớ bỏ nghề điện và đi làm nhiều nghề khác nhau...Cũng ráng ôn lại kiến thức xưa vậy...

    Nói về áp - thế - điện trường thì ví dụ cho bạn về cái máy gia tốc hạt, nó gia tốc e bằng điện trường, cụ thể hơn cái plyback trong tivi loại tude. Cao áp do flyback tạo ra khoảng 25 KV, cao áp này hút và lái dòng e tạo nên độ sáng màn hình...Còn áp digital 5V là dạng xung áp (xung Dirac) tuy chỉ 5V nhưng lại là tầng số cao...Cái này hình như gọi là hiệu ứng tương đối của Faraday, xung cao tỉ lệ với tốc độ biến thiên điện trường ngoài, như một tia sét là một xung cực ngắn (1 phần triệu s)..

    R người đâu khoảng mấy trâm k ôm, nhưng không quan trọng, quan trọng là R khác 0 thì không phải ngắn mạch rồi. Ở VN ít khi tiếp đất, vi tính nhà tớ mỗi khi bật chạm tay vào vỏ chân chạm đất cũng giật...
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Ai chẳng biết máy hàn có biến áp, tớ ví dụ máy hàn để bạn thấy dòng của dây hàn tuy cao nhưng áp thấp nên dòng e chảy trong đó chậm hơn, ít va chạm với mạng tinh thề hơn nên không đủ nóng để cháy cầu chì (nhiệt độ chảy của chì đâu khoảng trên 100 độ C)...
  3. missu248

    missu248 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/01/2009
    Bài viết:
    1.933
    Đã được thích:
    10
    @Zarg em cũng có học môn kỹ thuật điện, cũng nhớ đc tí xíu ạ. :D
    @Tran_Thang Bác bảo dòng trong máy hàn lớn, nhưng là dòng sơ cấp hay dòng thứ cấp ạ? Điện áp máy hàn vào cỡ 35-40V hay sao ấy.
  4. localcool

    localcool Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/02/2008
    Bài viết:
    632
    Đã được thích:
    1
    BÁc bị mất kiến thức căn bản rồi ạh. Chỉ suy diễn thôi, tất nhiên là sẽ đến lúc gặp nghịch lý. Bác đã đảo lộn cả hệ thống khi phát biểu lại khái niệm về thông số kỹ thuật của cầu chì. vậy nên sẽ sinh ra rất nhiều nghịch lý.

    Về máy hàn. công thức máy biến áp là : U1.I1 = U2.I2
    U, I là điện áp, dòng điện
    1 là bên cuộn dây sơ cấp
    2 là bên cuộn dây thứ cấp

    Khi hoạt động thì hai vế công thức trên luôn luôn bằng nhau nhưng:
    I2 lớn, U2 nhỏ
    còn U1 lớn (bằng điện áp nguồn cung cấp), I1 nhỏ (cầu chì mắc ở bên mạch sơ cấp, I1 nhỏ nên cầu chì không nổ)

    Nguyên tắc hoạt động của máy biến áp hàn đấy bác ạh, bây giờ bác đã hiểu vì sao dòng điện hàn lớn mà cầu chì không nổ chưa? Đó là vì dòng hàn (thứ cấp) lớn, chứ dòng sơ cấp thì nhỏ.

    Chứ không phải như quan niệm của bác (áp thấp nên e chuyển động chậm) đâu nhé.[:D]
  5. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Về cái máy hàn thì tôi sai. Đúng là dòng thứ cấp lớn không ảnh hưởng mấy đến cầu chì. Nhưng tôi vẫn giữ lập trường là tốc độ e ở 2 cuộn sơ và thứ cấp khác nhau. Và điều quyết định cầu chì nổ là do động năng của e truyền cho nó, phụ thuộc cả về số lượng (cường độ) lẫn tốc độ e.
  6. localcool

    localcool Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/02/2008
    Bài viết:
    632
    Đã được thích:
    1
    Hệ thống của bác không hoạt động được nhưng bác vẫn giữ lập trường ;))
    OK đó là quyền của bác thôi, hết cái để chém rồi. Tạm biệt và chúc bác sức khỏe [r2)]
  7. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tôi nói về bản chất chứ không nói về hệ thống. Hệ thống có thể do một người lập ra theo những qui tắc và ý tưởng của mình (tôi mà làm bảo trì điện thì chắc cho tổ điện 4,5 người nghỉ hết, nên tôi ...nghỉ để anh em có việc quậy phá chút cho nâng cao tay nghề[:D])...

    Thứ 1 là một số bạn hiểu sai về ngắn mạch.
    Thứ 2 là một số bạn hiểu cầu chì như cái ống nước vậy, nghĩa là khi bơm nước mạnh quá (cường độ lớn) thì ống nước vỡ là hợp lý. Song bản chất của chiếc cầu chì không giống như ống nước, nghĩa là lượng e không làm cho nó căng ra và vỡ được, bản chất nó là sức nóng, là sự cháy...

    Xem như tôi thắng 2-1 nhé.
  8. localcool

    localcool Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/02/2008
    Bài viết:
    632
    Đã được thích:
    1
    Vâng, kiểu gì bác chả là Thắng, tên của bác mà :))
  9. Cao_boi_mien_Tay

    Cao_boi_mien_Tay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/01/2004
    Bài viết:
    514
    Đã được thích:
    1
    Mình cũng rất thích bàn luận về bản chất

    Bạn nói đúng về trường hợp tự tử - nổ cầu chì
    Còn trường hợp tốc độ e, với U = const (220V) thì tốc độ e không đổi
    cầu chì nổ vì mật độ e ( =cường độ ) tăng cao, gây nóng chảy , quá nhiệt --> đứt pụp
  10. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    [​IMG]

    Theo như bạn chủ top mô tả thì "khi dòng điện chạy qua người..." thì cầu chì nổ. Tôi minh họa ý bạn chủ top như trên. Tại sao đa số trường hợp giật với áp V1 đều ngủm, với áp V3 thì không sao, và trường hợp mô tả thì có lẽ thuộc V2 thì nhà văn lại cho cầu chì nổ ? Áp V2 là áp cao nhất, khi đứng chân đất mà cầm 2 dây nóng nguội là giật với áp V2 = V1 + V3. Như thế áp V2 phải có vai trò gì quyết định việc nổ cầu chì chứ ?

    - Với cường độ I1 (V1) thì không nổ cấu chì.

    - Vậy với cùng cường độ I1 (V2) tại sao nổ cấu chì ?

Chia sẻ trang này