1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cầu chì nổ vì sao?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi LamUyenNhi, 05/04/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. localcool

    localcool Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/02/2008
    Bài viết:
    632
    Đã được thích:
    1
    Theo như mình nhớ thì công thức này chỉ áp dụng được với điện tích trong chân không.
    Còn điện tử trong dây dẫn là nằm trong cấu trúc nguyên tử, phân tử. Giả sử như nếu có áp dụng được công thức này thì cũng không đơn giản là chỉ có 1 lực điện trường tác động lên e đâu bạn ạh.

    Vì vậy tốc độ của e trong dây dẫn không thể được hiểu đơn giản như vậy.

    Về tốc độ của dòng điện trong dây dẫn có 2 loại. 1 là tốc độ truyền lan của dòng điện thì nó tác động theo kiểu domino tức là tác động dây chuyền, gần bằng tốc độ ánh sáng. 2 là tốc độ của riêng điện tử thì thực ra e không chạy từ đầu đến cuối với tốc độ lan truyền của dòng điện đâu, mà nó chạy chậm hơn nhiều, và chưa chắc đã chạy thẳng, chỉ khi nhìn tổng thể dòng điện tích thì mới thấy chiều dịch chuyển theo 1 hướng. Tính toán cụ thể quĩ đạo và tốc độ của mỗi e trong đống này thì ở trình độ quá cao. Có lẽ phải là một luận án cỡ tiến sĩ cơ. [:D]
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Bài của bạn post trước, cũng đâu sai gì.
  2. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Điện tử trong dây dẫn là các electron tự do, chúng có tương tác với các phân tử, nguyên tử ở tinh thể kim loại, chứ không nằm trong cấu trúc đó bạn à.
    Tất nhiên các e trong tinh thể kim loại không chạy thẳng tuồn tuột, nhưng rõ ràng với gia tốc của lực điện từ, các e di chuyển qua trường thế sẽ nhanh nếu cường độ trường thế đó mạnh và ngược lại.
    Nếu không có lực điện từ, các e di chuyển tự do về mọi phía. Khi có lực điện từ các e di chuyển có hướng, và lực điện từ càng mạnh thì sự dịch chuyển có hướng càng rõ ràng, vận tốc càng lớn. Đó là điều chắc chắn bạn không chối cãi được.
    Trần Thắng bị cái tư duy hơi khù khoằm, chứ không phải những gì bác ấy nói đều sai. Bác ấy không giải thích được thì cũng đừng bắt ép bác ấy quá.
  3. ZARG

    ZARG Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/06/2003
    Bài viết:
    5.974
    Đã được thích:
    12
    Nghe đến điện trường thì giống y như là mình học Vật Lý đại học, điện tích bay trong chân không dưới tác dụng của điện trường.

    Dây dẫn khác chứ>:)>:)
  4. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Dây dẫn khác vì có hệ số đặc trưng môi trường khác. Còn các công thức tính lực vẫn không đổi.
  5. localcool

    localcool Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/02/2008
    Bài viết:
    632
    Đã được thích:
    1
    Cái gì TT sai thì tôi nói cụ thể rồi. Ko cãi được.
    Thế có gì là ép đâu. Đùa tí thì đã sao. Lúc TT sai lè ra, nhận sai rồi, nhưng vẫn tự coi là thắng 2-1 tôi cũng OK luôn đấy. Khi cậu ấy sai thì tôi cũng kích lại tí thôi mà.[:D]

    e tự do thì đúng rồi, nhưng tự do tương đối thôi, nếu hoàn toàn ko thuộc về cấu trúc chung thì nguyên tử đã thành nguyên tử khác, chất này thành chất khác rồi. bạn xem lại khái niệm e tự do nhé. Tôi không nhắc đến vì nghĩ ai cũng biết. Ko ngờ có người vẫn ko hiểu. Coi e tự do là nằm ngoài, ko liên quan gì đến nguyên tử. Từ đó dẫn đến nhiều quan niệm khác sai theo. Có thể TT cũng nghĩ đơn giản như vậy. Nên có người bảo là suy nghĩ kiểu "con kiến" cũng đúng lắm.[:D]

    Tôi cũng không phủ nhận tác động của điện trường, chỉ nói là giả sử có áp dụng thì công thức của bạn cũng không đúng. Theo tôi biết thì để tính toán những phạm vi phân tử nguyên tử thuộc về lý thuyết lượng tử. Bạn hiểu sai ý tôi là phủ nhận thôi. còn dùng từ "chối cãi" lại càng không phù hợp.

    Tôi sẽ ko chém thêm nữa, vấn đề topic xong rồi, lại thêm những bạn đọc mà ko hiểu, bắt bẻ vớ vẩn, nói đi nói lại chả thêm cái gì hay ho.
  6. ZARG

    ZARG Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/06/2003
    Bài viết:
    5.974
    Đã được thích:
    12
    Ờ có vẻ xa rời chủ đề....
  7. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Bạn localcool muốn tính định lượng thì tớ trích lại bài trước của bạn mà tôi thấy có gì đó không ổn, bạn có thể diễn giải cụ thể hơn được không ?
  8. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Chờ mãi chẳng thấy bạn localcool lạnh nhạt địa phương đâu. Kiểu làm quan như bạn có mà sớm từ chức...;)). Để tớ diễn giải cho đến nơi đến chốn, mai còn đi làm việc...

    [​IMG]

    Công thức giáo khoa viết lộn tùng phèo thế mà chẳng biết xoay lại, cứ thế mà nhắm mắt nhắm mũi viết, pó tay chấm cơm sườn bạn cool lạnh nhạt luôn [:D]
  9. localcool

    localcool Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/02/2008
    Bài viết:
    632
    Đã được thích:
    1
    Em có làm quan đâu mà bác bảo thế. Nhưng mà thôi kệ, bác khiếu nại cái gì để em giải quyết nào. Vẽ hình đẹp lắm nhưng không chú thích chung chung, em chả hiểu bác nói cái vứn đề gì? [:D]
  10. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Cuối cùng thì bạn lô can cùn cũng xuất hiện...Cái kiểu lý giải một vấn nạn của bạn chưa thỏa đáng cho lắm [:D] Tớ nghĩ đến một nhà máy thủy điện ở miền trung chưa khánh thành đã bị nứt...Lại cũng vòng vo...

    À còn vấn đề kế tiếp thì chú dangiaothong cũng đã giải thích rồi, nhưng theo "tiêu chí Thắng" cũng chưa thỏa đáng lắm...Thôi để dân đen tớ đây lý giải luôn thể...

    [​IMG]

    Thực tế thì e trong dây dẫn chỉ di chuyển trung bình khoảng vài mm/s thôi, song so với kích thước của nguyên tử thì nó đã phải va chạm với hàng tỉ tỉ nguyên tử mạng tinh thể kim loại rồi (e tự do là e lẻ loi ngoài cùng liên kết khá lỏng lẻo với nguyên tử). Trên mổi chặng đường từ nguyên tử này sang nguyên tử khác nó đều phải gia tốc lại, vì thế chuyển động của e trong dây dẫn gần giống đường zíc zắc và khá hổn độn.

Chia sẻ trang này