1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Câu chuyện cảm động

Chủ đề trong 'Bình Định' bởi levantam20_11, 06/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. levantam20_11

    levantam20_11 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    539
    Đã được thích:
    0
    Câu chuyện cảm động

    Chuyện cảm động về cậu bé khuyết tật tứ chi

    Chỉ mới 8 tuổi, độ tuổi chưa biết buồn, chưa biết ước mơ về tương lai và... chưa một lần được gọi tiếng mẹ thấm đẫm tình mẫu tử, cậu bé vẫn cứ hồn nhiên sống và lớn lên giữa những cụ già và những đứa trẻ cùng cảnh ngộ. Và có điều hết sức đặc biệt ở cậu là từ khi chào đời cậu bé không có hình hài nguyên vẹn - không có hai tay và chân như một người bình thường. Dù vậy, cậu bé lại có khả năng phi thường, đó là cậu không chỉ viết được mà còn viết chữ rất đẹp... Cậu bé tên Trần Văn Lạc, ở Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Bình Định.

    Chúng tôi tìm về Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Bình Định ở đường Ngô Gia Tự, thị trấn Bình Định, huyện An Nhơn để tìm cậu bé tên Trần Văn Lạc có số phận hết sức đặc biệt theo lời chỉ dẫn của bác sĩ Trang Xuân Chi - cán bộ Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Định. Khi hỏi chuyện, Giám đốc trung tâm Nguyễn Thanh Châu cho biết Lạc đang đi học. Tôi ngạc nhiên bởi một cậu bé không có tay chân thì làm sao có thể "đua chữ" với các bạn đồng trang lứa lành lặn khác ở một trường chính quy. Những nghi ngờ của tôi lập tức tan biến khi trực tiếp gặp em tại lớp học. Cô giáo chủ nhiệm Hồ Thị Hồng vui vẻ dẫn tôi đến chỗ Lạc ngồi để "mục sở thị" các tập vở viết chính tả, làm toán của em. Nét chữ trên các trang vở sáng đẹp, khuôn hình tròn trịa, hầu như không có một vệt tẩy xóa, lem mực nào. Lật từng trang, các bài tập viết chính tả của Lạc đều được cô giáo chấm điểm 9, 10. Trong tập vở làm toán, điểm số cũng rất cao, nhiều bảng kẻ ô thẳng thớm, trùng khớp nhau trông rất mực tài hoa.

    Để kiểm tra khả năng dùng cùi tay kẹp bút viết chữ, tôi đưa tờ giấy không có hình ca-rô bảo Lạc viết dòng chữ "Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra". Chỉ trong nháy mắt, hai dòng chữ do Lạc cặm cụi viết hiện ra ngay hàng thẳng lối, không sai một lỗi nào. Lạc quay sang cầm phấn viết lên bảng con từ học tập cũng rất đẹp, sắc nét. Tôi hỏi cô giáo Hồ Thị Hồng: "Tật nguyền như thế, trong mỗi giờ tập chép, cô có "chế độ ưu đãi" dành riêng cho em không?". Cô giáo Hồng nhìn tôi bảo: "Không có ưu đãi gì trọi, nhiều khi mới đọc xong lần thứ nhất, chưa kịp nhắc lại lần thứ hai thì cháu đã viết xong rồi. Tính ra Lạc viết còn nhanh hơn cả những bạn học bình thường khác". Cô giáo Hồng cho biết thêm: "Từ khi nhập học vào lớp 1 đến nay (hiện Lạc đang học lớp 2), em đều đạt danh hiệu học sinh khá. Chỉ thua các bạn khác môn... thể dục. Khi mới tập viết, em mang tay giả nhưng do vướng víu quá nên giờ không thích sử dụng nữa, em chỉ thích dùng cùi tay kẹp bút viết". Tôi thoáng thấy trên đôi cánh tay tật nguyền của Lạc đã xuất hiện những vết chai sần, tím tái.

    Mỗi khi đến trường, Lạc được các anh chị lớn ở trung tâm chở đi, đưa về. Những phần việc khác, một mình em đều tự xoay xở được. Cất thước, bút viết, tập vở, sách, bảng, phấn... cũng như lấy những vật dụng ấy ra từ cặp sách đều được Lạc thực hiện dễ dàng, nhanh chóng. Trên tứ chi của Lạc, tay phải bị cụt nguyên bàn, tay trái cụt đến cùi chỏ, trên bàn chân phải ngón có ngón không, chân trái cụt tận đầu gối phải mang chân giả. Trong giờ ra chơi, tôi dẫn Lạc ra sân trường, hỏi: "Cháu có hay thấy đau nhức trong người không?". Lạc thưa lại: "Thưa chú, nhiều khi trời mưa, cháu thấy đau đau ở chân, tay. Ngày thường, cháu khỏe lắm, chỉ chạy không được thôi vì cháu phải mang chân giả". Thấy nét mặt rạng rỡ, tôi cầm hai cánh tay cụt ngủn của em và hỏi ước mơ sau này làm gì? Ánh mắt trên khuôn mặt ngây thơ của Lạc nhìn tôi một hồi lâu rồi nở nụ cười hồn nhiên. Rồi bất chợt, em lặng im giữa sân trường náo nhiệt.

    8 năm về trước, câu chuyện về sự xuất hiện của Lạc ở Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Bình Định đã làm rơi nước mắt nhiều người có dịp đến nơi này. Bị bỏ rơi ngay sau khi được sinh ra ở Trung tâm Y tế huyện An Nhơn kèm với một bì thư đựng hai trăm ngàn đồng và một mảnh giấy viết tay. Nhiều người đã trách cứ bà mẹ nào đó đã quá vô tình, đành đoạn vứt bỏ giọt máu của mình. Nhưng rồi khi đọc được lá thư của người mẹ trẻ bất hạnh, ai cũng mềm lòng trước sự việc trái ngang. Thư có đoạn viết: "Tôi không dám nói gì hơn để cảm ơn ông bà cô bác. Xin mọi người hãy vì tương lai của cháu mà giúp đỡ cháu. Hoàn cảnh của tôi lúc này tôi không biết nói như thế nào, chỉ mong quý ông bà cô bác hiểu rằng đây là tất cả những gì tôi có thể làm được. Tôi là người làm thuê cuốc mướn, ngày qua ngày cũng chỉ đủ ăn. Còn đứa trẻ, cha nó đã bỏ nó và bây giờ cũng không rõ ở đâu. Tôi lại sống xa gia đình, đất khách quê người, vất vả lắm mới nuôi cháu được đến ngày hôm nay với tất cả sự giúp đỡ của bạn bè, hàng xóm. Nay được biết huyện An Nhơn có trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi, tàn tật, tôi nghĩ chỉ có nơi đây mới có được tương lai và niềm vui của cháu...". Cho đến giờ, dù đã cố công tìm kiếm, những người có trách nhiệm vẫn chưa rõ tung tích của người mẹ lâm vào cảnh ngộ bi đát thuở ấy hiện đang ở đâu, làm gì. Dường như mong mỏi con mình sau này được may mắn, thoát cảnh lầm than, cơ cực, người mẹ đã đặt tên cho con (ghi sẵn trong thư gửi lại) là Lạc, lấy họ và tên lót là Trần Văn.

    Theo http://www2.thanhnien.com.vn/Thegioitre/2007/4/5/187822.tno
  2. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Nhóm Tự lực - 5 cô gái nổi tiếng đất Qui Nhơn


    Các cô gái trong nhóm Tự lực.
    (Dân trí) - Đến thành phố biển Qui Nhơn, chúng tôi tò mò dừng chân trước một cửa hàng kỳ lạ bởi sự ?ođa năng? của nó: vừa là shop quà lưu niệm, vừa là cơ sở dịch vụ vi tính, đồng thời lại là một quán nước giải khát. Chủ nhân của cửa hàng cũng là những người rất đặc biệt.
    Đó là 5 cô gái tật nguyền nhưng đầy nghị lực và giàu ý chí tự lập. Trên môi họ, nụ cười luôn nở.

    Khi chúng tôi hỏi bất cứ ai ở Qui Nhơn về 5 cô chủ cửa hàng, ai cũng biết. ?oÀ, nhóm Tự lực đó mà? - họ nói với một giọng trìu mến.

    Cơ sở dạy nghề Nguyễn Nga, số 2 đường Tăng Bạt Hổ, thành phố Qui Nhơn, dành cho người khuyết tật là nơi năm chị em nhóm Tự lực hạnh ngộ và cùng nhau thắp lên ngọn nến hy vọng thực hiện được mơ ước được sống tự lập, vươn lên trong cuộc sống bằng chính khả năng của mình. Và ước mơ đó hoá thành hiện thực với cửa hàng Tự lực PC- DNT.

    DNT là tên ghép viết tắt của Đoan, Ninh, Thảo - 3 nữ chủ nhân đầu tiên của cửa hiệu. Khai trương được vài tháng thì thêm Phương Thuý và Điểm xin gia nhập nhóm.

    PC-DNT nằm trong một góc khuất đầu đường Lê Thánh Tôn, thành phố Qui Nhơn. Bên trong cửa hàng độ chừng 20m2 có 2 dàn máy vi tính, 1 máy photocopy và một máy in. Bên góc trái là tủ kiếng đựng những hàng quà lưu niệm nhỏ mang dấu ấn của thành phố biển: những vỏ ốc đầy màu sắc, những quả thông khô, những chiếc vòng mây và cả những chiếc nón rộng vành ở tầng trên cùng?

    Bốn bức tường được trang trí bằng những mảnh vải bố cắt cách điệu làm nền cho những mặt nạ thổ dân được sơn vẽ ngộ nghĩnh và lạ mắt, những sợi dây chuyền quàng vào nhau khoe những tấm mề đầy cá tính và độc đáo cũng được sắp khéo treo lên những bức tường nền vải bố? Cách bày trí toát lên thẩm mỹ vừa lãng mạn vừa cá tính của người thiết kế. Hàng lưu niệm ở đây một phần do mấy chị em tự làm tay, một phần lấy từ các đầu mối.

    Buổi tối, những máy móc và tủ hàng lưu niệm nhường không gian cho quán nước Góc Phượng. Quán đã thành chốn lui tới thường xuyên của những bạn trẻ và cả người lớn tuổi ở Qui Nhơn. Hải Ninh, cô gái nhỏ bé đôi chân đã bị liệt từ thưở lọt lòng mẹ cứ nói cười liếng thoắng: ?oAnh dùng gì ạ, chị dùng gì ạ, tụi Ninh chạy hổng nhanh nhưng anh chị hổng phải đợi lâu đâu. Nước ngon lại rẻ có ngay đây?.

    Ninh tâm sự: ?oNhà Ninh ở tận Bắc Cạn, ba mẹ thương, nuông chiều Ninh lắm, nhưng đến một lúc Ninh nhận ra mình phải sống tự lập, không thể cứ mãi dựa dẫm, làm gánh nặng cho mẹ cha. Hữu duyên, Ninh học thêu ở cơ sở Nguyễn Nga và gặp được các bạn đây, cùng chung cảnh ngộ, cùng chí hướng. Chưa làm được gì nhiều nhưng ước mơ được tự lập bằng đôi bàn tay khỏe mạnh còn lại đã một phần nào thực hiện được với nhóm Tự lực, như Ninh vầy là ?oổn? rồi, phải hông?, Ninh lại liếng thoắng nheo mắt cười tinh nghịch.

    Năm cô gái bé nhỏ với những số phận kém may mắn nhưng nghị lực kiên cường khiến những người bình thường cũng phải cảm phục. Kim Chi, cô bạn đã quen thân với nhóm Tự Lực từ khi học chung lớp Kỹ thuật viên tin học kể lại: ?oNgày nào cũng như ngày nào, chị Đoan đều cố hết sức lên xuống cái cầu thang của trung tâm dạy nghề và miệt mài với từng trang kiến thức, từng kỹ năng được truyền đạt. Khó lắm, vậy mà chị vẫn theo đến cùng. Chi cảm thấy mình may mắn được quen với các bạn ở đây bởi soi vào đó mình đã lớn lên rất nhiều?.

    Và không chỉ Kim Chi, người Qui Nhơn đã biết đến nhóm Tự Lực như những tấm gương về ý chí, nghị lực. Còn chúng tôi, vẫn nhớ mãi nụ cười luôn nở trên môi của những cô gái chủ nhân cửa hàng Tự Lực PC-DNT.
    Khánh Hiền

    http://www11.dantri.com.vn/nhipsongtre/2007/4/173938.vip
    http://360.yahoo.com/hoanghatay2000

Chia sẻ trang này