1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Câu chuyện Chí phèo - Thị nở có phải là một chuyện tình hay nhất trong lịch sử văn học Việt Nam?

Chủ đề trong 'Văn học' bởi builanphuong2001, 21/02/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. pittypat

    pittypat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2001
    Bài viết:
    2.803
    Đã được thích:
    0
    Tản mạn về Nam Cao và Chí Phèo
    Bùi Đình Thắng
    Không có một hình tượng văn học tồn tại như một giá trị tự thân, ở bên trong tác phẩm văn học, và vì vậy, không có câu hỏi đích thực hay không.
    Hình tượng văn học tồn tại bên ngoài tác phẩm, trong ý thức và cảm nhận của người đọc, bên trong hệ thống giá trị văn hoá mà mỗi cá nhân nắm giữ. Mỗi tác phẩm văn học, giống như một trạm truyền tin, truyền đi những tín hiệu để rồi chúng hội nhập nơi người đọc, tái tạo và hình thành nên những hình tượng, giống nhau hay khác nhau, trong những hệ qui chiếu khác nhau. Ở nơi người này là anh hùng, nơi người kia là một tên tội phạm, ở nơi người thứ ba, là một tha nhân bị bóng đè, nát bẹp dưới sức nặng ngàn cân của tầng tầng lớp lớp những giá trị, những son phấn, những ẩn ức của cả một nền văn hoá.
    Người làm văn học, lý luận phê bình văn học là người biện giải hệ qui chiếu của mình, phổ quát nó nơi người đọc khác. Cho dẫu rằng công việc ấy là thành công, tùy thuộc vào tài nghệ, hệ qui chiếu ấy lan truyền trong không gian và thời gian không hoàn toàn nguyên vẹn. Nó có thể lớn lên, sinh sôi nảy nở, có thể gầy mòn, mất mát và tơi tả. Bản sao của những nhân vật văn học, vì thế mà cứ lan truyền đi mãi, chúng có thể lớn lên, sinh ra hay chết đi trong những tâm hồn, những thế hệ khác nhau, cứ thế, như những đợt sóng. Làm sao có thể khác.
    Ai biết tác giả đã chủ định chính xác những gì khi xây dựng một hình tượng? Mà điều đó đâu có hề chi khi chính anh ta, đọc lại tác phẩm của mình lúc bình minh, cũng có thể chết đi những ý nghĩ ban đầu hay sinh thành ra những điều mới mẻ tinh khôi không ngờ tới. Đứa con tinh thần, vì thế, độc lập từ khi nó sinh ra, thuộc về một thế giới khác, như những viên đạn bắn ra bên ngoài nòng súng. Chúng có thể là những viên đạn thối hay trở thành một viên bộc phá mà sức giật tiêu hủy luôn người đã sản sinh ra nó.
    Nam Cao, một ngày đẹp trời, cũng đã sinh ra Chí Phèo trong làng Vũ Đại. Có thể không bao giờ có một ai như Chí Phèo, không bao giờ có một làng như làng Vũ Đại. Có hề chi, ta tìm thấy trong đó những cái giống mình, những cái mình không có. Ta gửi gắm vào trong đó những cảm nhận, những ẩn ức, những ước mơ và khát vọng. Ta rút ra những hình tượng, những hình tượng làm thông điệp chung, trong những tiếp xúc giao hoà với thế giới.
    Ừợ thì viên đạn đã bắn đi, nó có đường đi riêng của mình, nhưng không phải Nam Cao không biết mình hướng nòng súng về phương nào? Ừ thì Chí Phèo đã đái vào miếu thờ, đã chửi cả làng Vũ đại, nhưng ai biết Nam cao đã nghĩ gì khi vén quần anh Chí lên, ai đã biết Nam cao chủ định gì khi rạch nát khuôn mặt Chí Phèo trong những lần ăn vạ, ai đã biết Nam Cao căm thù hay tức giận như thế nào khi cho anh cắt cô? Bá Kiến. Thậm chí, ngay cả điều đó giờ đây cũng không còn quan trọng nữa, chúng ta đã sắp sẵn, nơi viên đạn rơi xuống, một thùng thuốc nổ.
    Martin Eden, trong tiểu thuyết cùng tên của Jack London, cũng đã tranh đấu với cuộc đời, với xã hội, rồi hoài nghi và phủ nhận các giá trị đạo đức giả trá của xã hội (mỉa mai thay, hình như chính vì có chúng mà xã hội đã tồn tại cho đến nay, ít ra là theo cái cách mà chúng hiện hữu hôm nay) và cuối cùng cũng tự hủy, chìm dần trong dòng nước trắng đục của đại dương. Nhưng M. Eden đã làm điều đó một cách chân chính, đàng hoàng và trong sáng. Như một con người.
    Nam Cao, hèn hơn, làm điều đó qua ống quần của một thằng say rượu, qua bộ mặt và cuộc đời của một gã khốn cùng không cha không mẹ. Có thể những lo sợ, có thật và không có thật xuất phát từ bộ máy kiểm duyệt - nhà nước và văn hoá, có thật và không có thật - đã khiến Nam Cao phải làm như vậy chăng? Mà có thật Nam Cao làm như vậy không? Điều đó có hề chi. Chỉ biết rằng hình tượng Chí Phèo đã sống, đã tồn tại, dung tục hoá trong đời, cho đến một ngày.
    Giờ đây, trên vai anh là bản ngã dân tộc, là hiện thân của những khát vọng vô thức tiềm ẩn bị kìm nén, là sự tự khẳng định mình bằng tư cách của một bản lĩnh tự do....
    Thế ra suốt hơn nửa thế kỷ qua, tất cả đã bị lừa, đã bị chơi khăm. Suốt hơn nửa thế kỷ qua, đã bị lừa vì một nỗi lo sợ kiểm duyệt của đầu thế kỷ, đã chỉ chăm chăm nhìn vào giai cấp, tầng lớp, bần nông-địa chủ... mà quên đi cái chiều sâu văn hoá mà anh Chí đã còng lưng gánh vác. Đã bị lừa. Và thay vì phải chuẩn bị sẵn một thùng pháo hoa, người ta chôn ở đó một thùng C4. Không phải Chí Phèo đi lùi để tìm lại bản ngã của mình, mà chúng ta đi lùi để khám phá ra chiều sâu văn hoá dân tộc trong hình tượng văn học của một anh giáo cũ đầu thế kỷ. Chúng ta đi lùi để tìm về bản ngã của dân tộc. Hay chính cái bản ngã ấy lạc đường, nay đuổi theo chúng ta, níu áo mà đòi cái nợ tha phương? Có hề chi, ngay cả điều vừa mới khám phá ra ngày hôm nay, cũng có thể trở thành một tín điều lừa đảo lớn lao sau 50, 70 năm nữa. Trong cuộc lên đồng của vô thức, trong cơn say của chữ nghĩa và sự ám thị mộng du mang tư cách thiền sư, ta có thể lôi một con quỉ từ tám tầng địa ngục để đánh bóng dưới ánh mặt trời. Ai chấp kẻ say? Làng Vũ đại không chấp, chỉ khoái trá nhấm nháp sự sung sướng ngấm ngầm khi quan sát cuộc chiến đấu của kẻ chết thay. Càng ngẫm càng cay.
    Bùi Đình Thắng
    2-7-01
    "... ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có can đảm để bước qua những ranh giới ấy"
  2. cottage

    cottage Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2001
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Chí Phèo và Thị Nở lúc đầu đến với nhau chỉ theo bản năng, còn sau đó tình yêu có nảy nở thì cũng là điều tất yếu. Tôi thấy chẳng có gì gọi là đẹp đẽ trong chuyện tình này cả. Nếu Thị Nở thực sự yêu và tôn trọng Chí Phèo thì không thể xăm xăm đến chửi và xỉa xói Chí Phèo như vậy. Bạn đưa topic này lên có phải để giễu cợt Đôi lứa xứng đôi chăng ?
    cottage

Chia sẻ trang này