1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Câu chuyện có thật về cô gái mù tập khí công ở Việt Nam

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi reqb, 20/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. reqb

    reqb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2005
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Câu chuyện có thật về cô gái mù tập khí công ở Việt Nam

    Mọi người chắc cũng đã nghe tin về chuyện này rồi
    Mình có đưa ra đây một vài bài báo để mọi người tham khảo

    Nguồn Báo Tiền Phong Điện tử :http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=51296&ChannelID=13

    Tự truyện khó tin của cô gái mù ?ocó phép lạ?

    TPCN - Một cô gái phải bỏ đi cả đôi mắt của mình đã nhìn thấy ánh sáng, có thể trông thấy gương mặt mình trong gương và nhìn nắng lên trên hàng cau trước ngõ...


    Chuyện hoang đường chăng? Cô gái ấy đã kể lại tuổi thơ dữ dội và hành trình từ bóng tối đến với thế giới ánh sáng trong cuốn tự truyện của mình.

    ?oTôi mù??- tự truyện của cô gái mù ?ocó phép lạ? vừa được Nhà xuất bản Hội Nhà văn và Công ty Đông A ấn hành, cuốn sách dẫn dụ độc giả tới một thế giới chưa từng có?

    Côn Sơn ?" một ngày thu cách đây đã 2 năm, tôi gặp Nguyễn Thanh Tú khi cô đang cùng những người mù tập dưỡng sinh.

    Gương mặt cũng thanh tú như tên gọi, làn da trắng hơi xanh xao, Tú giống như một tiểu thư quen sống cảnh ?oêm đềm trướng rủ màn che?. Nhưng đằng sau vẻ ngoài khuê các ấy là một quãng đời bất hạnh với những ký ức buồn.

    Mắc chứng Glo-côm bẩm sinh, mới cất tiếng khóc chào đời, Tú được đưa từ nhà hộ sinh đến thẳng Viện Mắt. Bốn lăm ngày tuổi, Tú lên bàn mổ lần đầu, mười sáu tuổi phải bỏ cả hai mắt sau mười lần phẫu thuật. Tú sống trong thứ bóng tối đậm đặc và tưởng chừng như vĩnh viễn.

    Bóng tối ấy dường như sẽ làm Tú tàn phế về mặt tâm hồn, sẽ tuyệt vọng... nếu ?oánh sáng cuối đường hầm? không xuất hiện khi tháng 10/1994 Tú được giới thiệu lên Hội Người mù Việt Nam để tiếp cận một phương pháp dưỡng sinh. Người hướng dẫn phương pháp này - nhà văn Nguyên Bình - đã giúp Tú kiên trì tập.

    Tập luyện được một thời gian, ngày nọ Tú bỗng thấy không gian bừng lên, một thứ ánh sáng rực rỡ bao phủ đôi mắt cô. Từ chỗ ?onhìn? còn mờ mờ, ảo ảo dần dần Tú ?onhìn? rõ hơn.

    Cô thấy những chùm hoa khế đang rụng trước sân, chiếc lá vàng bay là là dưới mái hiên? Những khoảnh khắc đời thường ấy đối với cô gái phải đeo mắt nhựa này là một cái gì đó còn kỳ diệu hơn cả chuyện cổ tích?

    ?oThế giới ánh sáng? của cô gái mù này đã được kể lại trong cuốn tự truyện mà Tú bắt đầu viết từ năm 1999. Viết bằng chữ bình thường, viết bằng chữ nổi, rồi ?ophiên dịch? lại. Cần mẫn với những con chữ gần bảy năm, giờ đây ?oTôi mù?? đã xuất hiện trên các hiệu sách. Với Tú, cuốn tự truyện ?oTôi mù?? là một cột mốc đánh dấu bước ngoặt trong hành trình đi tìm ánh sáng của người mù.

    Tú cầm cuốn tự truyện trên tay, đôi mắt nhựa của cô dường như đang ánh lên những tia sáng hạnh phúc.

    Cô nói: ?oCuốn sách này phải ra đời như một lẽ đương nhiên bởi vì nó rất có ích cho hành trình tìm lại ánh sáng của người mù. Em muốn chuyển một thông điệp: Trên đời đang có một phương pháp tìm ánh sáng cho người phải chịu sự khắc nghiệt của số phận.

    Em không có ý định viết một tác phẩm văn chương. Bằng việc kể lại quãng đời từ bóng tối tới ánh sáng của mình, em muốn gửi gắm tới những người khiếm thị một niềm hy vọng, một nghị lực vươn tới, vượt lên số phận, khẳng định giá trị của chính mình?.

    ?oDường như Tú đang gắn cuộc đời mình với việc đi tìm ánh sáng cho người mù? Một công việc duy nhất mà Tú yêu??.

    Thanh Tú trả lời bằng tiếng cười trong veo: ?oCông việc em đang làm nhọc nhằn đến mức không yêu nó được. Biến cái hoang tưởng thành hiện thực- một cái gì đó ?ođiên? như húc đầu vào đá.

    Nhưng điều quan trọng là cái tưởng chừng như hoang tưởng đó đã có kết quả, nhiều người mù tập luyện phương pháp này đã ?onhìn thấy? và bản thân em cũng được nó ?ocứu rỗi?.

    Đã mấy năm nay, ngôi nhà rợp bóng cây của Tú trở thành nơi lui tới của nhiều người mù. Họ đến đây để được cô gái ?ocó phép lạ? này hướng dẫn tập dưỡng sinh. Không ít người trong số đó đã thấy bừng lên trong mắt thứ ánh sáng mà họ đinh ninh rằng đã bị số phận tước đoạt vĩnh viễn. ánh sáng của đức tin, của khát vọng sống như những người hoàn toàn lành lặn?

    Đã mấy năm nay, Tú âm thầm hướng dẫn tập dưỡng sinh cho những người cùng cảnh ngộ, cô làm việc này tự nhiên như nó phải thế, không hề đòi hỏi bất cứ sự thù lao nào. Với Tú, thù lao lớn nhất là khi những đôi mắt đã ?ongủ quên? kia tự nhiên thức dậy.

    Người ta gọi Tú là cô gái mù có ?ophép lạ?. Tôi đã được tận thấy ?ophép lạ? của Tú trong chuyến lên Côn Sơn đi thực tế với nhóm người mù của nhà văn Nguyên Bình.

    Tôi còn nhớ đó là một buổi tối mùa thu êm như nhung, Thanh Tú đứng bên hồ nhìn vầng trăng lay động dưới đáy nước. Rồi cô gái mù này ngước lên nhìn không gian ngập tràn ánh bạc.

    Những gì Tú kể lại sau đó hoàn toàn đúng như cảm nhận của tôi. Cũng hôm đấy, ở chùa Côn Sơn, Tú ?onhìn? rõ đến mức cô có thể dùng que để chăn một đàn kiến đang chạy trên bãi cỏ.

    Và mặc dù chiếc cặp của tôi để trong tủ ở khách sạn cách Tú hàng trăm mét, nhưng Tú đã đọc vanh vách trong đó chứa cái gì. Tin được không? Điều đó cần có thời gian và cần cả những tấm lòng khoan dung sẵn sàng tiếp nhận và chấp nhận những điều chưa- từng- có còn chưa được khám phá trong thế giới này.

    Điều mà tôi bắt gặp trong cuốn tự truyện của cô gái vốn ?onghèo hai con mắt? này là một tâm hồn giàu có đầy những cung bậc rung cảm trước cuộc sống.

    Tuổi thơ của Tú không những bất hạnh vì mất đôi mắt mà còn phải chịu nỗi đau mất bố quá sớm. Mẹ Tú bươn chải nuôi hai chị em trong khi phải chống chọi với một số thế lực đòi cướp ngôi nhà mà họ đang ở.

    Có lẽ vì thế mà trong cuốn tự truyện luôn xuất hiện hình ảnh của những con người gặp nhiều thiệt thòi, mất mát trong cuộc sống. Một cô gái mù bị cướp mất con, một ông lão mắc bệnh hiểm nghèo, phải bán hết gia sản còm để chữa bệnh?

    Nhưng xuyên suốt tất cả, vẫn là niềm yêu sống và nghị lực phi thường của cô gái vừa ra đời đã có lý do để tìm đến cái chết.

    Nhà văn Nguyên Bình nói về người học trò của mình: ?oNhững người, những việc kể trong ?oTôi mù?? có thể xếp vào loại Chuyện lạ có thật, thứ chuyện làm thỏa mãn trí tò mò của số đông.

    Nhưng đọc kỹ và không định kiến, ta sẽ thấy đấy là công việc rất nghiêm túc. Lạ, vì nó vượt ra ngoài những hiểu biết của chúng ta... Dám mơ ước và dũng cảm biến ước mơ tưởng là hoang đường thành hiện thực, qua những trang viết chân thật, Nguyễn Thanh Tú gửi thông điệp cho mỗi chúng ta: đừng tuyệt vọng, dù trong đời gặp tai ương bất hạnh đến đâu.

    Trên con đường gian nan tìm lại ánh sáng, tuy chưa có kết quả hoàn toàn như mong muốn, Nguyễn Thanh Tú đã trở thành người có nhiều để cho. Phẩm chất người ở tầm mức ấy không phải ai cũng có được?.

    Phùng Nguyên


    Báo Kinh Tế Đô Thị

    http://www.ktdt.com.vn/default.asp?thongtin=chitiet&id=47014


    Trò chuyện với người đàn bà mù viết văn (7/13/2006 7:59:00 AM)

    (Hanoinet) Hàng loạt nhận định, đánh giá chân thành dành cho cuốn tự truyện ?oTôi mù? của tác giả trẻ Nguyễn Thanh Tú trong những ngày qua. Cuốn tự truyện ấy đúng như một nhà văn đã nhận xét: ?oChẳng có gì hay hơn là người mù viết cho người mù?...

    Tôi có thể gọi chị là nhà văn được không?

    Không không, đừng! (cười). Chưa bao giờ tôi có ý định theo đuổi nghiệp văn chương kể cả bây giờ khi cuốn tự truyện ?oTôi mù? đã ra đời.

    Không tự cho mình là nhà văn, sao chị có thể khai sinh một tác phẩm mang hơi hướng văn học sâu sắc đến thế?

    Mẹ tôi, bố tôi, thầy tôi (nhà văn Nguyên Bình) và bản thân tôi đều là những người say mê văn học và. ?oTôi mù? chỉ đơn giản là một cuốn tự truyện, nhưng tôi nghĩ nếu ?opha? vào đó chút ít chất văn học thì công chúng sẽ tìm đến nhiều hơn và số phận của tác phẩm sẽ không giống người mẹ đã sinh ra nó (cười). Nói thế chứ ?oTôi mù? cũng chẳng có một thủ pháp hay phong cách, hình thức văn học độc đáo nào đâu! Mộc mạc và giản đơn là điểm mạnh của nó thì đúng hơn.

    Chị thai nghén ?oTôi mù? trong bao lâu?

    7 năm, dài đúng không! Nhờ vào ?oTôi mù?, tôi đánh thức tất cả mọi người mà đầu tiên là người mù bằng một bức thông điệp: phương pháp dưỡng sinh phục hồi chức năng cho người mù mà thầy trò chúng tôi vật lộn thực hiện trong 12 năm qua thực sự có hiệu quả. Tôi muốn quảng bá chương trình của chúng tôi đến những người khiếm thị để họ có cơ hội tìm lại ánh sáng cho mình.

    Chị đến với ?oChương trình phục hồi ánh sáng cho người mù? như thế nào?

    Tôi mắc bệnh Glucôm từ khi mới sinh ra. 10 năm đầu, tôi vẫn có thể nhìn được, nhưng mắt bị mờ dần. Ðến năm 14 tuổi tôi hoàn toàn không nhìn được nữa và mắt tôi cũng không có khả năng chữa trị. Lúc bấy giờ, bác sĩ chẩn đoán nguy cơ vỡ nhãn cầu kề cận có thể làm tôi đau đớn về thể xác. Và... tôi đành bỏ hẳn đôi mắt của mình. Sau đó 2 năm (1994), tôi may mắn được gặp nhà văn Nguyên Bình và bắt đầu tham gia ?oChương trình phục hồi ánh sáng cho người mù?.

    Khó khăn và thử thách chắc chắn là điều không tránh khỏi, đúng không?

    Vâng, rất chính xác. Phương pháp dưỡng sinh phục hồi chức năng của người mù do thầy tôi phát hiện là hoàn toàn mới và khoa học. Nó không mang bất kỳ yếu tố nào của tâm linh hay đại loại là thần thánh như ai đó nghĩ. Khó khăn lớn nhất thì thầy tôi đã vượt qua, đó là tìm ra phương pháp tối ưu và thử nghiệm trong thực tiễn. Phương pháp này có thể thay thế cơ chế nhìn bằng nhãn cầu bởi cơ chế nhìn bằng tế bào cho người mù.

    Tôi và một vài người bạn nữa là những người mòn đường, đi đầu trong việc hỗ trợ thầy Nguyên Bình thử nghiệm phương pháp này. Khó khăn của chúng tôi là tinh thần. Ðã gọi là thử nghiệm thì rất khó khẳng định thành công hay không. Chúng tôi đã vượt qua giai đoạn gian nan nhất với nhiều trăn trở, buồn chán và thậm chí có cả tuyệt vọng. Gia đình và thầy Nguyên Bình là những người đã vực chúng tôi dậy và đi tiếp chặng đường phía trước. Bây giờ chúng tôi có thể tự tin để khẳng định là đã thành công.

    Sự thành công ấy ở mức độ nào, thưa chị?

    Chương trình chúng tôi đã đi được 12 năm, nhiều người đến, cũng nhiều người đi vì hoàn cảnh không tập luyện được. Chúng tôi có 50 thành viên, 2/3 trong số đó đã tìm lại ánh sáng nhưng ở những mức độ khác nhau. Riêng tôi, chưa thể sinh hoạt như một người bình thường, chưa đảm bảo tính ổn định (nhìn được bất cứ lúc nào) của mắt nhưng tôi đã thực sự tìm lại ánh sáng cho mình.

    Chị nhắc nhiều đến cái tên thầy Nguyên Bình, chị cảm nhận thế nào về người thầy mà mình đã đi cùng suốt 12 năm?

    Tôi rất vui vì có cơ hội được nói về thầy. Cha tôi mất sớm, tôi đã xem thầy như người cha thứ hai. Tôi gần như bị ảnh hưởng từ thầy mọi thứ, từ tác phong làm việc, cách sống, và thậm chí cả trong cách thể hiện ?oTôi mù?. Nghiêm khắc, quyết đoán và cực kỳ bản lĩnh, đó là cách làm việc của thầy tôi.

    Còn, nhân cách sống thì chắc chị cũng rõ phần nào, mấy ai có thể ?ovứt nghề, bỏ nghiệp? (nhà văn, nhà báo chuyên nghiệp) để lao vào công việc mà tưởng chừng ?ođập đầu vào đá? như thầy tôi không! Nhân ái và vị tha là những gì tôi học được ở thầy. Tất cả những gì tôi làm được hôm nay đều nhờ có gia đình và đặc biệt là thầy tôi.

    Nhưng, tôi thấy chị cũng có cái riêng đấy chứ?

    Ðúng, tôi tự nhận mình là người cá tính mạnh mẽ. Tôi chưa bao giờ mặc cảm hay chấp nhận số phận. Tôi không cho phép mình sống vật vã, hoặc chết, hoặc sống thì phải sống đàng hoàng. Ðó là bản năng sinh tồn. Có thể chưa lớn, song phần nào đó đã tạo nên niềm tin lớn trong tôi và giúp tôi có đủ dũng khí đi tiếp chặng đường còn lại. Ðôi mắt là cửa sổ tâm hồn (cười), tôi không có ánh sáng nhưng tâm hồn tôi vẫn luôn rạo rực, vẫn vươn mình đón nhận những điều thi vị và ý nghĩa từ cuộc sống mới.

    Chị có thay đổi ý định của mình không nếu công chúng bạn đọc mong muốn có thêm nhiều tác phẩm của chị?

    Tôi vẫn giữ nguyên ý định của mình, có viết thì tôi cũng chỉ ?obồi? thêm sức sống cho ?oTôi mù? theo tháng ngày mà thôi.
  2. reqb

    reqb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2005
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0

    Báo Hà NỘi mới
    http://www.hanoimoi.com.vn/vn/21/90999/
    Hành trình đi tìm ánh sáng của cô gái mù
    24/06/2006 08:30
    30 tuổi nhưng nhìn Thanh Tú trẻ như cô gái 20. Từ nhiều năm nay, tác giả của cuốn tự truyện Tôi mù? (NXB Hội Nhà văn) vừa phát hành ngày 15-6, miệt mài trên con đường đi tìm ánh sáng
    Sinh ra tại một làng nhỏ chuyên trồng rau gia vị của Hà Nội, tuổi thơ của Tú trôi qua êm đềm như bất cứ đứa trẻ nào lớn lên ở thôn quê. Song quãng thời gian mà cô cho là ?otuyệt vời đẹp? ấy không ở với cô lâu. Ngày mang thai Tú, mẹ không may bị cúm nên 10 năm sau khi cất tiếng khóc chào đời, cô dần phải làm quen với cuộc sống không có ánh sáng. Trước đó, Tú vẫn đến trường, yêu văn học nên 7 tuổi đã đọc tiểu thuyết, nhưng đôi mắt cứ mờ dần do bệnh tăng nhãn áp. 10 tuổi, bệnh nặng quá, cô không tiếp tục đi học được nữa. Chạy chữa khắp nơi không được, cô phải từ giã ánh sáng. 16 tuổi, Tú đứng trước nguy cơ bị vỡ nhãn cầu. Các bác sĩ khuyên nên bỏ đi đôi mắt, nếu không sẽ bị đau đớn cả thể xác lẫn tinh thần. ?oLúc ấy tôi còn bé, bất hạnh lại đến một cách từ từ nên tôi không bị sốc?.
    Có lẽ cú sốc lớn nhất trong đời Tú, một nỗi đau tưởng chừng lớn hơn việc mất đi đôi mắt, là sự ra đi vĩnh viễn của người cha thân yêu sau một tai nạn giao thông lúc cô 13 tuổi. Càng thương mẹ chịu đựng quá nhiều nỗi đau, lại một mình tần tảo nuôi ba chị em ăn học, cô càng rơi vào sự cô đơn. ?oTôi ương bướng lắm, đến nỗi mẹ phát cáu. Tôi không thích sống giả dối và đôi khi cũng biết là mình quá quắt?.
    Câu chuyện kỳ lạ
    Năm 1994, Thanh Tú tình cờ gặp nhà văn Nguyên Bình, lúc này đang luyện khí công với hy vọng chữa bệnh thiểu năng tuần hoàn não cho vợ. Một chuyện kỳ lạ xảy ra. Hôm đó khoảng 4 giờ sáng, ông ngồi dậy tập và bỗng nhiên thấy căn phòng sáng lên như ban ngày. Rất hoang mang, ông đem kể cho mọi người nghe, ?ovậy là chú đã khai mở con mắt thứ ba rồi đấy?. Ngay lập tức, Nguyên Bình nghĩ đến những người mù và tìm đến họ để dạy. Nhưng lúc đó ông đã lầm.
    Thanh Tú là học trò đầu tiên của thầy Bình, song cô đến với ông không phải với hy vọng đôi mắt nhựa của mình sẽ biến thành mắt thật mà bởi vì cô đang bị bệnh eczema rất nặng, bàn chân cứ lở loét hết tưởng như không thể đi được nữa. ?oGặp thầy Bình, tôi tin ngay vào con người ông. Tôi quyết định tập xem thử chân mình có khỏi không?. Tập được mấy tháng, Tú thấy có ánh sáng trước mắt mình. Người đầu tiên cô nhìn thấy chính là thầy giáo mình, nhưng tia sáng chỉ lóe lên rồi tắt hẳn. Điều này khiến cả thầy và trò đều nhầm lẫn phương pháp này có thể giúp ích cho người mù. Và họ rơi vào ảo giác, nhất là với những người nhạy cảm như Tú, cô đã bị sốc. ?oTôi cứ nhìn thấy ma quỷ, thánh thần xung quanh mình. Phải mất hơn hai năm mới xóa hết được ảo giác này? - Tú nói.
    Tú lấy lại bình tĩnh là nhờ phương pháp dưỡng sinh phục hồi chức năng do nhà văn Nguyên Bình nghĩ ra sau khi từ bỏ phương pháp khí công. Nó giúp mở ra những khả năng mà tự nhiên đã ban cho con người. Đây là phương pháp chính của chương trình ?oÁnh sáng của người mù? mà nhà văn dạy cho những người mù từ năm 1999 đến nay, rất đơn giản mà hiệu quả lại cao. Đã có 2/3 người mù sau khi tập luyện đạt kết quả ở những mức độ khác nhau và chính họ lúc đầu cũng không tin là mình nhìn được dù đó chỉ là trong chốc lát với những vệt ánh sáng đứt đoạn.
    Tôi mù?
    Tin chắc rằng hướng mình đang đi là đúng, thầy Bình nói với Tú ?omột ngày nào đấy, thầy sẽ không còn trên cuộc đời, con là người trong cuộc, con hãy viết đi để cho mọi người được biết?. Và Tú đặt bút viết Tôi mù? trong suốt bảy năm, lúc thì bằng chữ nổi, lúc thì bằng loại chữ mà Tú đã được học khi mắt còn sáng. ?oKhi họa sĩ Trần Đại Thắng mang cuốn sách tới, tôi không nhìn được, anh về rồi tôi mới thấy, tôi rất thích bìa sách? - Tú nói.
    Hầu như ngày nào Tú cũng nhìn được thế giới xung quanh, lúc này hoặc lúc khác, ít hoặc nhiều. Có khi cô ngồi đọc sách cả mấy tiếng đồng hồ. Cô biết, Hà Nội đã thay đổi rất nhiều, từng ngày, từng giờ. Chỉ có mẹ và Tú là vẫn như xưa. Mẹ đã lục tuần rồi mà vẫn làm được hướng dẫn viên du lịch. Tú đã trưởng thành, hiểu biết nhiều mà khuôn mặt vẫn giữ được vẻ hồn nhiên, thơ ngây.
    ?oMẹ đôi khi vẫn nghi ngờ tôi đã biết hôm nay bà mặc đồ gì. Mẹ bảo, bắt được kiến rồi mà sao đi vẫn bị vấp??. Tất nhiên, tìm lại nguồn sáng đã mất đâu phải là điều dễ dàng. Và Tú vẫn đang tiếp tục tìm. Ai gặp cũng nhận xét Tú là người can đảm, rất bản lĩnh nhưng cô tự thấy mình thật yếu đuối. Đôi lúc cũng thấy nản lòng, nghĩ thôi an phận cho xong một đời nhưng dường như Tú chỉ có một con đường là tiến về phía ánh sáng. Hai mươi năm, rất nhiều sóng gió đã qua đi, trả về cho cô cuộc sống bình yên trong ngôi nhà thân thuộc song cô vẫn không quen được với bóng tối, không chấp nhận được khi quanh mình luôn là bóng đêm Cô muốn làm chủ thứ ánh sáng thần kỳ đã đến với mình và bạn bè.
    Vậy khi đã tới nơi rồi, Tú sẽ làm gì? Sẽ giúp người mù khác tìm ra ánh sáng - Tú nói. 3/4 người mù ở Việt Nam không có hy vọng chữa khỏi bằng y học. Phương pháp này không chỉ giúp người mù nhìn thấy mà còn cho họ một tinh thần thoải mái, chiến thắng bệnh tật (bệnh eczema của Tú đã khỏi mà không cần đến thuốc) và nghị lực trong cuộc sống.
    Tôi mù? (*)
    Tự truyện của một cô gái bất hạnh phải sống với đôi mắt nhân tạo một lần nữa lại chứng minh giới hạn của khoa học hiện đại.
    Bốn mươi lăm ngày tuổi, Thanh Tú đã phải lên bàn mổ lần đầu tiên và 16 năm sau phải múc bỏ đôi mắt bệnh tật của mình, thực sự đi vào bóng tối. Trong màn đêm mịt mờ, thẳm sâu do mặc cảm, tủi hổ... do cả những lời trách móc bâng quơ của những người xung quanh, cô gái co rúm mình, rúc sâu trong vỏ ốc tự ti. Vậy mà, từ trong nỗi mặc cảm đó, cô bứt mình ra, hòa nhập với mọi người.
    Ánh sáng lóe lên từ niềm tin. Thanh Tú đã thấy được thầy, mẹ và thấy vạn vật xung quanh. Dẫu ánh sáng đến với Tú không thường xuyên. Cô vẫn nhầm bà chủ quán vừa đi vào là một con chó, hay hai cô bé lên mười cô lại thấy thành hai cụ bà 50... Tú uống bia, Tú ca hát và luyện tập với mọi người. Trong những ghi chép của cô, hình ảnh cụ Hạ, cụ Nhung, bé Trang, chị H... những mảnh đời cùng chung nỗi bất hạnh đang xích lại gần nhau, cùng tìm sức mạnh.
    Gần 150 trang sách lướt qua, dấu chấm hỏi trong tựa sách vẫn còn lửng lơ đâu đó. Tôi mù? Hay không mù? Chỉ có mình Tú biết. Ai cũng hiểu, nghị lực và niềm tin trong từng con chữ của cô gái này chính là hành trang quý giá nhất mà cuộc đời đã dành tặng cho cô. Với niềm tin bỏng cháy trong lòng, cô đang song hành cùng mọi người trong cuộc sống và bình thản lắng nghe những thanh âm kỳ lạ của những ước mơ.

  3. reqb

    reqb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2005
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0

    Huệ Nhãn ????
    [09.06.2006 13:12]

    Nguồn: http://www.nguoikhuyettat.org/index.php?nv=News&at=article&sid=261
    Trong cuốn tiểu thuyết "Tôi và những người mù", nhà văn Nguyên Bình đã dành cho nhân vật Thanh lấy từ nguyên mẫu ngoài đời là cô gái mù Nguyễn Thanh Tú một tên gọi: "Còn-hơn-cả-sự-khủng-khiếp". Thế nhưng, sự thật về số phận đau đớn và kỳ lạ của cô gái mù này chỉ thực sự được bộc lộ một cách đầy đủ nhất, chi tiết nhất, và rõ nét nhất trong cuốn tự truyện "Tôi mù?" sắp sửa được ấn hành.

    Tôi nương theo những ngõ phố chật hẹp và ngoằn ngoèo để tìm tới nhà Tú trong một ngày Hà Nội nắng nóng như chưa bao giờ hơn thế. Ngôi nhà cấp 4 xây từ thời xa xưa tọa lạc trên một khu vườn rộng, mênh mênh, mang mang bởi gió vi vít những chiếc lá roi già thả đầy sân vàng ruộm. Những chùm khế lúc lỉu, thập thò những chùm quả xanh non tơ sau vòm lá. Mùi hương hoa dại và mùi của cây lá ngây ngấy thơm tôi vẫn thường hít thở ở quê nhà bỗng dưng ùa về nhấn chìm tôi trong một cảm giác lạ lùng. Mẹ của Tú ra mở cổng, một gương mặt mang nhiều nét của người đàn bà xứ Trung Á, lặn chìm những truân chuyên và uẩn khúc không giấu nổi. Tôi bước qua khoảng sân rộng, nắng phủ lên những vòm lá dày và rộng mở xòe ra che chắn.
    Tú đợi tôi ở thềm nhà, dẫu còn nghi ngại bởi cuộc viếng thăm có chủ đích này, Tú vẫn bồn chồn tâm trạng. Có lẽ, với những người khiếm thị như Tú, một sự thay đổi thói quen, một cuộc gặp gỡ, một người mới đến cũng làm nên một chút xáo động nhỏ, và chí ít cũng là một niềm vui bé con làm sống động lên phía bên ngoài cái cuộc sống mang bóng tối vĩnh cửu ấy.
    Tôi cảm nhận như vậy, bởi khi tôi đến, có một chút ánh sáng nhỏ hắt bừng lên gương mặt Tú, mẹ Tú, và cả khu vườn mênh mênh, mang mang này. Điều đó làm cho tôi cảm thấy cái công việc mà tôi sẽ làm với Tú hôm nay dường như trĩu nặng hơn, và tôi không biết sẽ đem lại được gì, giúp ích được gì cho cuộc sống của hai người phụ nữ "cô đơn" trong ngôi nhà rộng này.
    Tôi bắt đầu câu chuyện với cô gái mù trên chiếc chiếu cói rộng trải giữa thềm nhà. Nắng xiên xiên qua lá rơi lon xon trên trang sổ tôi viết. Tú không bộc bạch nhiều. Có lẽ bản tính của một người từ nhỏ đã học cách tự vệ, để bảo vệ mình, nên ở Tú thường trực một bản năng đề phòng với tất cả. Thế nhưng, rồi Tú cũng mở lòng mình, và đằng sau gương mặt trắng hồng, mái tóc đen nhánh mượt mà của một vóc dáng "không có tuổi", tâm hồn dữ dội của Tú đầy ắp những giằng xé, những dông bão, những ẩn ức.
    Tú mắc bệnh Glôcom bẩm sinh. Chạy chữa nhiều nơi, nhưng cố gắng đến tuyệt cùng thì năm lên 10 tuổi đang học lớp 5, Tú bị mù hoàn toàn. Năm 14 tuổi, do nhãn áp tăng quá cao, Tú buộc phải bỏ hẳn đôi mắt để giữ gìn sức khỏe và để tránh những cơn đau đớn triền miên do di chứng thần kinh từ đôi mắt bị hỏng. Sau 10 lần mổ, Tú buộc phải thay mắt nhựa. Từ đó, cả gia đình Tú, đặc biệt là mẹ Tú và bản thân Tú đã mất hết hy vọng dù quá mơ hồ và vô vọng là giữ được đôi mắt cho con gái và nhờ vào một phương thuốc thần kỳ để giúp con gái mình tìm lại ánh sáng. Tú đã đi qua tuổi ấu thơ của mình bằng thứ ánh sáng mờ mờ, và bước sang tuổi thiếu nữ với bóng-tối-vĩnh-cửu.
    Giờ đây khi nhắc lại chuyện đó, Tú lắc nhẹ tóc và cười. Tú cũng ngạc nhiên về thái độ của mình, nghĩa là Tú không cảm thấy sốc. Tú đã quen với thứ ánh sáng mờ dần, hư ảo, và rơi dần vào bóng tối bất-khả-kháng. Người sốc nhất phải kể đến là mẹ Tú. Người đàn bà vì cuộc mưu sinh đang đi hợp tác lao động ở Đức bỏ ở nhà 3 đứa con thơ dại với người chồng tần tảo bỗng một ngày nhận được điện khẩn của gia đình: chồng bà bị tai nạn xe máy. Bà bỏ lại tất cả để lao về nhà với hai bàn tay trắng. Cái chết bất đắc kỳ tử của người chồng đã đưa gia cảnh của người đàn bà với ba đứa con thơ dại đứng trước những dông tố mới. Một năm sau chồng mất, Tú - con gái bà phải bỏ hẳn đôi mắt.
    Đến bây giờ, khi kể lại, bà vẫn không cầm được nước mắt. Nước mắt của người mẹ vất vả, chảy từ ngày sinh con ra biết con sẽ bị mù, đến bây giờ vẫn chưa thôi rơi. Phải mất hàng năm trời sau đó bà mới tĩnh tâm, mới quen dần với đôi mắt nhựa của cô con gái yêu bé bỏng. Bà đã phải khốn khó lao đao trước sóng gió của số phận định-mệnh-cay-nghiệt.
    Cô gái mù là Tú lớn lên trong hoàn cảnh và số phận bất hạnh như vậy. Mồ côi cha từ nhỏ, hai mắt lại bị mù, bao nhiêu tình thương yêu, sự xót xa mẹ và hai chị gái đều dành cả cho Tú. Tú lớn lên trong biển lớn tình yêu ấy, Tú không biết làm gì, không tự chăm sóc được cho mình, không tự chủ được cuộc sống. Tú cười cay đắng khi nói vui rằng Tú là "nạn nhân của tình yêu thương".
    Thế nhưng, trong những người mù ấy, Tú là cô gái có những khả năng kỳ lạ. Số phận may mắn đã cho Tú gặp được nhà văn Nguyên Bình, người đang hướng dẫn cho những người mù và những người bệnh một phương pháp dưỡng sinh chưa từng biết đến ở Việt Nam có tên gọi là: Tĩnh công ý thức.
    Cũng cần nói thêm rằng, chuyện nhà văn Nguyên Bình đến với Tĩnh công ý thức là do sự run rủi kỳ lạ khi năm 1994, vợ ông bị bệnh thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn tiền đình rất nặng, hàng tháng trời không rời khỏi giường, cả năm không ra khỏi nhà. Bệnh này không có thuốc đặc trị. Lúc đó, nhiều người khuyên nhà văn đến học môn này để về dạy cho vợ may ra khỏi bệnh. Không tin lắm nhưng ông đã lên Côn Sơn để học.
    Tĩnh công ý thức có 3 nội dung: thực pháp, linh pháp và hư pháp, ông chỉ xin học thực pháp. Học được 5 hôm, điều kỳ lạ đã xảy ra, đang đêm, thức dậy ông đột nhiên nhìn thấy mọi thứ xung quanh sáng bừng lên, tất cả các đồ đạc hiện ra cực rõ như ban ngày. Ông mở choàng mắt ra thì thấy xung quanh trời vẫn tối đen như mực. Nhắm mắt lại thấy không gian bừng sáng. Ông hoang mang cực độ, tim đập mạnh. Thử đi thử lại hàng chục lần vẫn như vậy. Lúc đó ông lờ mờ hiểu ra rằng mình đang nhìn bằng con mắt thứ ba mà nhà Phật vẫn gọi là Huệ nhãn.
    Kể từ buổi sáng tinh mơ kỳ lạ đó, nhà văn Nguyên Bình hiểu rằng ông đã gắn bó với Tĩnh công ý thức với một niềm tin vô điều kiện. Ông chăm chỉ luyện tập. Ông phát hiện ra mình có những khả năng kỳ lạ như nhắm mắt mà vẫn xem được tivi, bạn bè ông bịt mắt lại viết các chữ đưa ông đọc vanh vách. Sau này khi đã hướng dẫn cho vợ tập Tĩnh công ý thức và chữa lành bệnh cho vợ, ông đã tìm đến Hội Người mù Việt Nam, gặp Phó Chủ tịch Hội Trần Công Nhuận đề nghị một số người mù tình nguyện luyện tập.
    Ngày 28/10/1995, Hội Người mù tham gia buổi tập đầu tiên trong đó có cụ Trần Công Nhuận và Nguyễn Thanh Tú. Và cũng từ đó, thầy trò gặp nhau trong định-mệnh. Cả nhà văn Nguyên Bình cũng không ngờ Tú lĩnh hội nhanh và mau chóng trở thành một nhân vật "còn-hơn-cả-sự-khủng-khiếp" của Tĩnh công ý thức, cứ như thế, thiên bẩm Tú đã có sẵn những khả năng ấy chỉ chờ ngày khai mở. Sau những thành công ban đầu, hai thầy trò mở lớp hướng dẫn cho đa số những thương binh hỏng mắt ở phố Nguyễn Thái Học và thu lại những thành công hết sức khả quan.
    Tên sách: Tôi mù?
    Tác giả: Nguyễn Thanh Tú
    NXB Hội nhà văn và Công ty Đông A
    Thanh Tú trở thành một cô gái mù bắt đầu từ năm 15 tuổi. Cô cảm thấy bất hạnh mặc dù mẹ và hai chị gái rất mực chiều chuộng. Sự khao khát nhìn thấy ánh sáng không ngừng trỗi dậy trong cô. Cho đến khi Tú gặp thày Bình vốn là một nhà văn cùng thời với Bùi Ngọc Tấn, Châu Diên, Dương Tường? Thày Bình đã hướng dẫn, dìu dắt Tú và những người mù khác bằng những phương pháp dưỡng sinh đơn giản. Nhưng có lẽ, sự hiệu nghiệm phải được đo bằng niềm tin và khao khát ?onhìn thấy? sự vật, con người một cách mãnh liệt.
    Cuốn tự truyện Tôi mù? kể lại một cách trung thực những gì đã diễn ra trong quá trình tập luyện để nhận biết được đồ vật mà không cần dùng đến đôi mắt của Tú và những người trong Hội người mù. Người đọc sẽ thấy những tên tuổi khá quen thuộc như họa sĩ Phan Cẩm Thượng, GS Vi Huyền Đắc, GS Phan Nhật Nam, nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải trong cuốn tự truyện này.
    Cả câu truyện dấy lên sự đồng cảm, từ thân phận con người, đến những người tàn tật, và cụ thể là những người mù. Tú nói: ?oNhững người mù như tôi, không biết ai khổ hơn ai??. Số phận của những người mù được Tú kể lại như những kiếp sống chịu thiệt thòi và bất hạnh. Cho dù Thanh Tú có được may mắn hơn những người khác ở cuộc sống vật chất không đến nỗi thiếu thốn nhưng trong tâm hồn, sống mà không phụ thuộc vào ai, có lẽ, đó mới là vấn đề.
    Câu chuyện cuộc đời Tú không có nhiều tình huống gì đặc biệt nhưng dường như có cả một bầu giông tố bên trong. Giọng điệu trong tự truyện chỉ đều đều, đơn thuần để kể lại quá trình nhận thức, tự chữa bệnh cho mình và mọi người, về những mối quan hệ giữa Tú và thày Bình, giữa Tú và mọi người. Chỉ thi thoảng, người đọc mới nhận ra những trăn trở, dằn vặt ?ohàng ngày phải đối mặt với những lúc còn tăm tối, va quệt, quờ quạng, sống theo thói quen trì trệ của người mù làm tôi thấy đau đớn. Sự đau đớn cả thể chất, cả tinh thần rình rập, trở đi trở lại. Tôi vẫn phải quằn quại vượt qua mình mỗi ngày, mỗi giờ?.
    Thời gian đầu luyện tập, Tú nhìn một con gà trống, lại đoán ra anh thanh niên, nhìn bà chủ quán, lại đoán nhầm ra con chó. Nhưng Tú thừa hưởng sự hài hước, sống như vô vi của người thày, một người thày cô đơn, người thày mà Tú thấy như cỏ cây, như nước, khí trời hoà nhập với tất cả, tạo nên sự sống mới ở chính những con người đầy bệnh tật mù loà. Tú như được tiếp sức bởi sự hồn nhiên, biết ?oquẳng gánh lo đi mà vui sống?. Điều này thật khó khăn, Tú từng lo lắng cho những người mù khác khi nhìn lại được, lại có một số khả năng đặc biệt hiếm, những người chỉ biết nghĩ đến mình, lại đầy ham hố, thèm khát tranh đoạt tiền bạc, danh vọng sẽ ra sao? Liệu họ có sống một cuộc đời bình thường lương thiện như mọi người khác? Cô có thể đoán chữa được bệnh với độ chính xác 70% nếu so sánh với phương pháp chuẩn đoán và chữa trị Tây y, chỉ rõ khuyết tật trong nội tạng người, và hướng dẫn các phương pháp tập dưỡng sinh chữa bệnh.
    Những quan niệm của Tú, một cô gái mù cũng rất khác biệt. Theo cô, chân lý vô cùng đơn giản, song thông thường, mọi người tìm hiểu chân lý theo những tiêu chí có trước của mình, của cộng đồng. Đó là cách tốt nhất để xa rời chân lý. Cũng như sự thật chỉ có một. Nhưng ai cũng nhìn sự vật, sự việc theo cách riêng của mình, nên chẳng bao giờ thấy được sự thật.
    Liệu cái lối thoát mà Tú và người thày của mình tìm tới, và lường trước rằng, cho dù nó có kéo dài hàng chục năm hay cả cuộc đời có trở thành hiện thực hay không? Cô gái Nguyễn Thanh Tú đã tìm thấy và tự nhủ rằng: "Phải chờ đợi. Tôi đã không mất hy vọng nhìn thấy ánh sáng, và tôi đã có nó. Trở thành người có nhiều cái để cho, tôi sẽ có kết quả mong muốn".
    Tên truyện là một câu trần thuật thông báo vấn đề. Nó là một câu hỏi, một sự hoài nghi, có thể trả lời yes/no. Tôi mù? Câu kết thúc cuốn tự truyện cũng là một câu hỏi: ?oBạn có chia sẻ niềm tin đó với tôi không? Bạn có cho rằng tôi còn là người mù?? Câu hỏi đặt ra cho độc giả, cũng là câu hỏi tự chiêm nghiệm cho bản thân mình. Thanh Tú đang sống, cô đang sống cuộc đời của cô, dẫu là cuộc đời của một người thiếu đôi mắt. Cuộc sống với cô là đừng bao giờ đánh mất niềm hy vọng, hãy đem cái gì mình có, giúp ích cho mọi người. Đó là một cuộc sống có ích. Những câu hỏi như khẳng định chính: tôi không mù. Còn bạn thì sao? Cái gì là con đường đích thực của mình? Chúng ta hãy thử tìm con đường đó.
    Nguyễn Lan Anh
  4. reqb

    reqb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2005
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Nguồn: http://hanoi.vnn.vn/vanhoc/docviet.asp?id=BT24100530408&chude=42&page=1
    ''Người mù và tôi'' - hành trình đi tìm ánh sáng

    Từng làm báo, và viết văn được giải A của Hội nhà văn với cuốn Những ngày đã qua, nhà văn Nguyên Bình có những trang viết rất hay về người điên (Cô gái mồ côi và hòn đảo). Nay ông lại có những trang viết về người mù. Cuốn tiểu thuyết Người mù và tôi của Nguyên Bình do NXB Thanh Niên phát hành tháng 8/2005. Lật từng trang sách, ta như đang hé mở cuộc sống của những người khuyết tật. Họ là ai? Nhân vật, đời sống đa dạng, nhưng hình như sự bi quan, chán nản đã đi qua họ. Khao khát cháy bỏng đến tột cùng của họ là được nhìn thấy ánh sáng.
    Mở đầu, nhân vật tôi một ngày nọ phát hiện ra mình có khả năng nhìn mọi thứ khi mắt vẫn nhắm. Nhân vật tôi liên tưởng đến những người mù, ông quyết tâm giúp đỡ người mù khôi phục lại khả năng nhìn mà không cần mắt. Bắt đầu một cuộc phiêu lưu với những phương thức tập luyện của Tĩnh công ý thức do nhân vật ?oAnh? đứng đầu. ?oTôi? đã sát cánh, đã cùng ?oAnh? hướng dẫn những người mù và người bệnh luyện tập. Dần dà, nhân vật "tôi" nhận biết mặt trái của ?oAnh?. Có thực anh là một người có tài không? Các phương pháp trị bệnh của anh có hiệu quả thực sự hay không? Đằng sau những cái chết của một số nhân vật, nhân vật ?otôi? đã chôn ?oAnh? và chôn luôn một niềm tin mù quáng.
    ?oTôi? tách ra, hành động, làm việc, suy nghĩ, đều tập trung cho người mù. Và đứng đằng sau những thân phận ấy, thi thoảng, Nguyên Bình có những câu viết nghe cũng khá đau đớn: ?oTôi có đánh lừa người mù vì ao ước hoang tưởng của mình không? Tôi sẽ đưa họ đi tới đâu?/ Tôi đang chơi vơi, mắc vào thiên la địa võng nào đây? Vào mớ bòng bong nào??. Như vậy, có thể khẳng định nhân vật tôi ?olọ mọ âm thầm, lầm lũi đánh vật với ao ước hoang đường, mục đích siêu tưởng? trong sự tỉnh táo chứ không đơn thuần là một ông thày hâm hâm tàng tàng như ông tự nhận. Ông khẳng định: "Mới chỉ có tôi, người nhìn không cần mắt chứ chưa có món lẩu dưỡng sinh khí công nào giúp người mù khỏi bệnh và nhìn lại" (trang 300).
    Khi đọc Người mù và tôi, bạn sẽ thấy những số phận con người ở hoàn cảnh đặc biệt đang bươn trải trong cuộc sống thế nào. Muốn sống, họ phải tìm cách tồn tại, ít có người mù bị động, họ luôn muốn đánh thức trong mình sự hữu ích. Độc giả sẽ gặp ở đó, một ông phó chủ tịch Hội Người mù có đôi tay không còn nguyên vẹn trong một vụ nổ, một tai điếc, tai kia ?ochập chờn? nhưng lại là người đã tốt nghiệp Khoa Văn - Đại học Tổng Hợp. Hay nhân vật Thanh, 10 lần mổ mắt, 14 tuổi mù hẳn, một cô bé hay hờn dỗi đỏng đảnh dám cãi, bắt nạt thày nhưng cũng rất ?ocứng? trong cuộc chiến tranh đất đai với ông nội mình. Họ là Ân, với cái chết đau buồn. Họ là Phương, một cô gái mù được chọn để đẻ thuê. Khi cô sinh con xong, chỉ cần một cú lừa đơn giản, cô đã bị chia lìa với đứa trẻ đó mãi mãi. Nói chung, có rất nhiều tầng lớp, nhiều lứa tuổi, nhiều số phận trong lớp học của nhân vật tôi. Ngoài việc làm thêm, họ học hát, học đàn, làm thơ, và cả chuyện tình cảm cũng không kém phần ?odữ dội?...
    Tuy nhiên, thực ảo lẫn lộn. Nhân vật tôi gặp đủ các hạng người mắc hội chứng đại sư, họ theo học đủ loại rồi ?othấy mình là cái - gì - đó - ghê - gớm?. Họ có xuất vía được thật không? Có thể điều khiển nội tạng chạy tùm lum không? Hay đó là sự hoang tưởng đã váng vất bao phủ? Có một nhân vật tưởng chừng như hoang đường, nhưng đó chính là mặt thứ 2 của nhân vật tôi - đó là ông bạn ?oVũ trụ tan vỡ?. Ông này đến từ nơi mà trí tuệ được lập trình, dùng kỹ nghệ gene can thiệp vào quá trình sinh sản tự nhiên. Hành tinh này tan vỡ, do một nguyên nhân từ chính ?osự kiêu hãnh thái quá của dạng động vật cao cấp có trí tuệ?.
    Qua cuộc đối thoại, người đọc hiểu hơn về gia cảnh của nhân vật tôi. Bằng ấy năm trời theo đuổi chương trình đi tìm ánh sáng, nhà cửa đất đai bán sạc, chỉ hai năm tới, ?otôi? sẽ không còn một xu dính túi. Lấy gì nuôi 2 đứa con học hết đại học? Và trong cuộc đời của nhân vật tôi đã có nhiều giải pháp. ?oCứ vay để sống cái đã?, rồi cho vợ đi lao động bên Đức, lô hàng đầu tiên nghịch lý thay chính lại là lô hàng mang sang Đức bị trả lại, toàn những son gió, bấm móng tay, ?obán không ai mua, cho không ai đắt?... Khi ?otôi? lo cho người mù những chuyến đi luyện tập ở xa như Côn Sơn, cũng là lúc ông bỏ tiền túi ra lo kinh phí. Người mù đâu phải là người có tiền. Nhưng ?otôi? luôn tâm niệm ?ophải biết giấu mình, nén mình, ngắm sửa mình. đừng bao giờ biến ta thành thằng hề trước tự nhiên, thảm hại hơn, là kẻ mua vui cho thói tò mò, ham thích chuyện lạ? (trang 254).
    Nhân vật ?oTôi? trong tiểu thuyết, chính là nhà văn Nguyên Bình. Ở đây, không có sự hoá thân hay hình tượng hoá nhân vật gì hết. Đó là những gì ông gắn bó trải qua với người mù hơn 10 năm nay. Nguyên Bình nói: ?oĐây là một cuốn tiểu thuyết tư liệu, nhân vật và sự việc đều có thật. Nếu ai cần thiết, hãy liên lạc với tôi, bạn sẽ thấy cả một thế giới người mù, những nguyên mẫu trong tiểu thuyết, và cả những gì xảy ra trong cuộc đời họ nữa. Tôi chưa làm gì được cho họ, những người mù của tôi. Mỗi lần bắt gặp họ quờ quạng lóng ngóng, va quệt trong sinh hoạt, lòng tôi quặn thắt?. Trên báo Tiền Phong đã in bài báo về chuyện người mù nhìn thấy sự vật liên tục trong 4 kỳ. Đó là thành công của ông, người đứng đằng sau người mù, âm thầm luyện tập với họ. Khi có tiền, ông tổ chức các cuộc dã ngoại cho người mù, khi sức cùng lực kiệt, ông không còn khả năng chi trả cho họ - những người mù mong manh và nghèo túng.
    Giờ đây, ngồi trong căn nhà không phút nào yên tĩnh, văng vẳng tiếng hát karaoke của nhà hàng xóm, đôi lông mày bạc rủ xuống, cục u trên trán, Nguyên Bình vẫn trầm ngâm, điềm đạm tin vào việc mình làm. Bạn bè có người nói ông hâm, có người nói ông đúng đấy, cứ làm tiếp đi... Giáo sư V.H.T. (ĐH Y) ủng hộ ông, khuyến khích động viên Nguyên Bình phải ?okiên trì đến lì lợm, phải có tài và lòng dũng cảm?. Lòng kiên trì thì chắc chắn ông đã có. Thêm vào đó, là sự đồng cảm vô cùng với những người có số phận bất hạnh. Ánh sáng trên cao kia, bao la và vô cùng. Nhưng có những người cả đời cả kiếp, chỉ khát khao 1 lần được ?onhìn?, được ?othấy?. Và Nguyên Bình vẫn cùng họ bước đi trong hành trình đi tìm ánh sáng.

    Theo Evăn


  5. muoi_mot

    muoi_mot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    0
    1 trong các bài viết trên có đề cập đến Huệ nhãn.
    Nhưng khả năng của con mắt thứ 3: nhìn thấy mọi vật ở gần, ở xa mà không phụ thuộc vào không gian, thời gian, nhìn thấy hào quang năng lượng, nhìn xuyên thấu, nhìn thấy vong linh, thần thánh, tiên phật, nhìn thấy tiền kiếp, tương lai... là Thiên nhãn chứ không phải là Huệ nhãn (hay Tuệ Nhãn)...
    Ngũ nhãn là: Nhục nhãn, Thiên nhãn, Huệ nhãn, Pháp nhãn, Phật nhãn.
    Tam nhãn:
    http://cusi2.free.fr/gtk/gtk0051.htm
    Ngũ nhãn:
    http://www.thuvienhoasen.org/kinhadidaluocgiai-01.htm
    Ngoài ra ta có thể tra cứu từ điển Hán Việt, từ điển Phật học để biết thêm.
  6. reqb

    reqb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2005
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Nguồn:
    http://www.mofa.gov.vn/quocte/26,05/mat%20tgqt26,05.htm
    Thời xưa, người phương Đông cổ đại cho rằng, năng lượng phát ra từ bộ phận trung tâm của con người, vùng trung tâm đó chính là "con mắt thứ ba". Vì vậy hình ảnh con mắt thứ ba được thể hiện trên trán của các vị thần trong các bức tượng, tác phẩm điêu khắc cổ đại ở đền chùa Phật giáo. Truyền thuyết phương Đông cho rằng, con mắt nhìn thấu mọi điều được Thượng đế ban tặng cho các vị thần để họ có những năng lực siêu phàm (khả năng ngoại cảm) nhìn thấu những vật vô hình.
    Cách đây mấy năm, dư luận thế giới xôn xao về hiện tượng một cô giáo người Mỹ có con mắt thứ ba ở phía sau gáy, và cô đã phải để tóc dài che đi. Hồi nhỏ, bạn bè cùng lớp đã ví cô là Cyclops (người khổng lồ một mắt - nhân vật trong thần thoại Hy Lạp).
    Tiến sĩ Pravdivtsev đã khám phá ra bí ẩn con mắt thứ ba qua thí nghiệm trên một số người có khả năng phát ra năng lượng sinh học phía trước trán. Ông tin rằng, con mắt thứ ba có thể tìm thấy ở thời kỳ phôi thai, nhưng con mắt này sẽ mất đi khi thai nhi tiếp tục lớn lên. Nó chỉ để lại mấu trên não (epiphysis) ở tuyến yên phía trước tiểu não. Epiphysis có đặc điểm tương tự như mắt, chịu sự điều khiển của tuyến yên và nhãn cầu, nghĩa là nó cũng có một thuỷ tinh thể và các chức năng cảm nhận màu sắc. Trước kia epiphysis to bằng quả anh đào, nhưng trong quá trình tiến hoá hàng nghìn năm, epiphysis đã bị nhỏ đi bằng hạt đậu do thiếu hoạt động. Epiphysis có thể có quan hệ trực tiếp với những khả năng đặc biệt của con người.
    Có khả năng con mắt thứ ba nằm ở vùng đỉnh hoặc vách xương chẩm ở đầu người từ cách đây nhiều thế kỷ. Con mắt này rất hữu ích với một số mục đích đặc biệt. Con mắt thứ ba như một thấu kính hội tụ truyền đi tối đa thông tin mà nó nhận được, giúp con người giám sát xung quanh một cách toàn diện. Nhưng trong suốt thời kỳ tiến hóa, con mắt này đã dịch chuyển sâu vào trong não. Bởi thế mà trong các tác phẩm nghệ thuật, người Ấn Độ đã vẽ con mắt thứ ba ở trán - vùng trung tâm có khả năng thông tin đặc biệt bằng ngoại cảm vô hình. Trên thực tế đã có người có khả năng nhìn xuyên cơ thể như chụp X-quang vậy.
    Nhà nghiên cứu nổi tiếng người Nga Voronezh Anatoly Rodionov đã chứng minh, một số người dồi dào sinh khí, đầy sức sống thường hay có từ trường sinh học, trong một số điều kiện nhất định những từ trường này có thể trở thành "con mắt thứ ba". Theo ông, hầu hết mọi người đều có thể hiểu bí ẩn con mắt thứ ba. Điều quan trọng là nhận biết và khai thác được tối đa nguồn năng lượng sinh học rất huyền ảo, tinh tế mà không thể nhìn thấy bằng mắt thường, giúp con người có thể điều khiển năng lượng bên trong cơ thể. Trường Đại học Voronezh đã áp dụng phương pháp chẩn đoán qua hình ảnh vào giảng dạy để đào tạo chuyên gia trong một lĩnh vực mới của khoa sinh học, nhằm áp dụng vào nghiên cứu đất trồng, sinh vật học, triết học và tâm lý học...
  7. reqb

    reqb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2005
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Bịp mắt vẫn đọc được sách báo : Hiện tượng này dễ hiểu đối với những ai tập luyện mở được Ấn đường
    Không biết bác nào trong mình có khả năng này không? hay biết được thêm thông tin về cô gái dưới đây
    Mà sao thấy toàn nữ mở ấn đường thế nhỉ???

    Nguồn: Đài truyền hình Việt Nam
    http://www.vtv.vn/vi-vn/VTV3/2004/12/33300.vtv
    Là chủ nhiệm bộ môn khoa học nghe khá lạ tai - môn Khoa học Dự báo của một trung tâm cũng gây tò mò không kém - Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người, hiện nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải đang là cố vấn của chương trình ?oNhững chuyện lạ VN? trên VTV3. Ông đã có cuộc trò chuyện với báo giới xung quanh công việc mới của mình.
    - Một chuyện lạ nhất VN chính mắt ông chứng kiến và đến nay vẫn chưa giải thích nổi, đó là chuyện gì, thưa nhà nghiên cứu?

    - Một người bịt mắt lại vẫn có thể đọc báo vanh vách! Tôi được giới thiệu về chuyện lạ này và đã ba lần trực tiếp đến kiểm tra. Tôi đã dặn gia đình hễ khi nào cô gái ấy bộc lộ khả năng kỳ lạ thì báo cho tôi. Chuyện lạ này mới được tôi phát hiện và chưa được Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người công bố.
    Về hiện tượng này, nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải cho người viết xem những tấm ảnh chụp một cô gái còn rất trẻ bịt mắt bằng một chiếc khăn mặt trắng gấp tư. Ông Hải cho biết trước đây cô gái này chưa có khả năng kỳ lạ đó và nay khả năng ấy không phải lúc nào cũng bộc lộ. Bịt mắt, cô gái vẫn đọc trôi chảy từng đoạn dài chữ nhỏ. Chỉ những chữ viết tắt, tên nước ngoài là cô đọc ngập ngừng. Tuy nhiên, theo ông Hải, ?ocó thể bịt mắt cô lại bằng đủ mọi cách, nhưng cô yêu cầu không che khuất phần ấn đường trên trán. Theo tôi, đây là một hiện tượng siêu hình. Chúng tôi đang tiếp tục theo dõi và nghiên cứu về hiện tượng này?.

    - Thế còn những hiện tượng ông có thể lý giải được, lấy ví dụ từ chương trình truyền hình ?oNhững chuyện lạ VN? đang phát sóng trên VTV3 vào tối thứ tư hằng tuần?

    - Một số hiện tượng lạ dư luận chú ý được phát sóng gần đây, bên cạnh khả năng con người và yếu tố dày công tập luyện thì có thể giải thích dưới góc độ vật lý. Người biểu diễn tiết mục nằm trên mảnh chai để lộn xộn thì quả thật anh ta đã tập luyện để đạt đến độ ?omình đồng da sắt?.

    Tuy nhiên cơ lưng mỗi người đều có một lớp thịt mềm, nếu luyện tập tốt để cơ được thả lỏng, có thể làm nhũn cơ ra và chỗ tiếp xúc với mảnh chai không cứng như chỗ khác thì áp lực giảm đi rất nhiều. Khi biểu diễn được gối đầu lên một mảnh gỗ, tay đặt lên ngực, lưng người biểu diễn hơi cong lên theo kiểu ?ouốn cầu vồng? thì có thể giúp áp lực giảm đi. Khi nhân vật trong chương trình chịu lực một tảng đá 470kg đặt lên người thì việc thêm một người khác dùng búa nện vỡ tảng đá đó không phải đã làm tăng áp lực cho người nằm dưới. Khi đó lực cơ học đã được dàn đều. Nếu giỏi hơn thì anh hãy bỏ tảng đá gần nửa tấn ra và chỉ... giáng búa vào, chắc là khó hơn nhiều đấy!

    Với phần biểu diễn ?ochạy trên mặt nước?, cần được gọi đầy đủ là ?ochạy trên tấm thảm trên mặt nước?. Khi chạy, áp lực dàn trên mặt phẳng của nó. Vấn đề là cần chạy đủ nhanh để không kịp chìm từng bộ phận của dải băng. Trong truyện Túp lều của bác Tom, tôi nhớ cũng có chi tiết một phụ nữ bế đứa bé chạy trên dải băng trên mặt nước. Trong chương trình chạy trên mặt nước hôm đó, người tổ chức hơi sơ sót khi để cái đích xa 170m nên cuối cùng người chạy nhanh nhất, xa nhất vẫn chưa tới được đích.

    Tôi đã nghe nói đến Trung Quốc có người chạy trên tuyết không để lại dấu chân, ở Ấn Độ có người nổi mình trên không... Những hiện tượng được cho là khinh thân, theo tôi, có thể kiểm nghiệm bằng việc cho người đó đứng trên một cái cân lò xo (cân đồng hồ), nếu cân chỉ gần về ?okhông? (đề khí khinh thân) thì chúng ta công nhận...

    - Có phần biểu diễn đã ghi hình nhưng cuối cùng lại không phát sóng, đó là vì sao thưa ông?

    - Đúng là có những phần đã ghi hình nhưng không phát sóng, ví dụ như người đứng trên bóng điện. Mới nghe thì có vẻ phi thường, siêu nhiên nhưng thật ra lại là tự nhiên. Tôi có thể đứng trên ba quả trứng nếu chúng được giữ thẳng đứng. Quả trứng (đặc biệt là trứng vịt) hay bóng đèn, bóng điện có cấu trúc bản mỏng (hình vòm) rất chắc chắn. Vì cấu trúc có khả năng chịu lực ghê gớm nên đã được ứng dụng chế tạo cổng mái vòm hay tiêu biểu là công viên biểu diễn ở Sydney, Úc. Hôm quay chương trình, người biểu diễn đứng lên vỡ đui chứ có vỡ bóng đâu!
    - Xin cảm ơn ông.

    Theo Tuổi trẻ

  8. GiaixuDoai

    GiaixuDoai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/08/2006
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    Hì hì ! Nhà bác "reqb" tội nghiệp ghê !
    Không phải chỉ "toàn nữ mở ấn đường thế nhỉ" đâu nhà bác ơi ! Nhà bác đừng tưởng chỉ có đàn ông mới háo danh đâu nhá ?
    Theo như nhà cháu được tiếp xúc thì đa phần đàn ông mở được Ấn đường thì không be ầm lên, và chỉ khoảng 30% trao đổi kín đáo với những đồng môn thân cận, thậm chí còn có người cũng không bá cáo cả Sư phụ nữa !
    Ngược lại thì đa phần khi các mợ thấy được "ne nói" thì : "ối giời ơi ! cái gì thế", "ló cứ như thế lào ấy", "iem cứ kinh kinh nà",v.v...
    Được GiaixuDoai sửa chữa / chuyển vào 14:33 ngày 16/08/2006
    Được GiaixuDoai sửa chữa / chuyển vào 14:36 ngày 16/08/2006
  9. GiaixuDoai

    GiaixuDoai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/08/2006
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    Trich từ bài của "reqb"
    ... Cũng cần nói thêm rằng, chuyện nhà văn Nguyên Bình đến với Tĩnh công ý thức là do sự run rủi kỳ lạ khi năm 1994, vợ ông bị bệnh thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn tiền đình rất nặng, hàng tháng trời không rời khỏi giường, cả năm không ra khỏi nhà. Bệnh này không có thuốc đặc trị. Lúc đó, nhiều người khuyên nhà văn đến học môn này để về dạy cho vợ may ra khỏi bệnh. Không tin lắm nhưng ông đã lên Côn Sơn để học.
    Tĩnh công ý thức có 3 nội dung: thực pháp, linh pháp và hư pháp, ông chỉ xin học thực pháp. Học được 5 hôm, điều kỳ lạ đã xảy ra, đang đêm, thức dậy ông đột nhiên nhìn thấy mọi thứ xung quanh sáng bừng lên, tất cả các đồ đạc hiện ra cực rõ như ban ngày. Ông mở choàng mắt ra thì thấy xung quanh trời vẫn tối đen như mực. Nhắm mắt lại thấy không gian bừng sáng. Ông hoang mang cực độ, tim đập mạnh. Thử đi thử lại hàng chục lần vẫn như vậy. Lúc đó ông lờ mờ hiểu ra rằng mình đang nhìn bằng con mắt thứ ba mà nhà Phật vẫn gọi là Huệ nhãn...
    Nếu những điều trên đây là chính do Nhà văn Nguyên Bình (NB) nói lại (Nhà cháu không đọc "Người mù vài tôi" vì không có nhã hứng) thì càng chứng tỏ ông ấy là người "ăn xong co chân sút thẳng vào bát".
    Không một ai, kể cả các "đại sư huynh" của ông ấy, khi bắt đầu có khả năng "khí quang" mà lại có cách ứng xử với hiện tượng như nói trên đây. Bởi vì vào thời điểm đó (từ Côn sơn 1 đến Côn sơn 13 - khoảng từ năm 1992-1998) trước khi luyện tập khai mở Ấn đường nói riêng và các công pháp khác nói chung, NQT Hoàng Vũ Thăng bao giờ cũng giảng về lý thuyết rất rõ ràng cặn kẽ, nói trước sẽ có hiện tượng gì xảy ra đối với một số người cụ thể, và - điều này mới là quan trọng - chỉ dẫn cẩn thận về cách ứng sử với các hiện tượng đó như thế nào.
    Còn về vzụ khai mở Ấn đường - xin thật tình với các nhà bác - nhà cháu bây giờ vẫn là "học sinh Nguyễn Đình Chiểu", những điều kể lại dưới đây hoàn toàn là "văn tả cảnh" của các sư huynh. Đại đa số các môn đệ của Tĩnh Khí công Ý thức (TKCYT) đều không phải người có căn duyên đặc biệt, nên các công năng hoàn toàn do tu tập mà nên; kể cả ông NB cũng không là ngoại lệ. Khi bắt đầu xuất hiện công năng Khí quang - thầy Thăng đã căn dặn kỹ - thì người luyện phải "tâm bình khí hòa", thậm chí makeno makebono. Phải qua quá trình luyện tập - lâu hay mau phụ thuộc khả năng định tâm của mỗi người - thật nhiều, sau đó công năng mới ổn định.
    Lại nói về nhà văn NB, ông ta đến với Tĩnh công đâu phải là quá trình "tầm sư học đạo", chỉ là do "có bệnh thì vái tứ phương" mà thôi; vậy nên tố chất ban đầu cũng không lấy gì là sáng sủa cả, mà chỉ là kiên trì hơn lớp trẻ thôi. Nhà cháu cũng xin nói rõ ở đây : hỗn danh Dậm Đại vương chính là của ông NB đã được môn đệ của TKCYT lưu truyền hơn mười năm nay. Chỉ cần chiết tự hỗn danh đó là mọi người có thể hiểu.
    Nhà cháu xin hầu các nhà bác một sự kiện đã "mắt thấy tai nghe". Đó là vào khoảng năm 1996, vợ chồng họa sỹ Dung Vũ ở Ngọc-Hà (HN) có tổ chức một lớp nhập môn TKCYT do anh Tuấn "tu sỹ" chủ trì, và chính Tuấn "tu sỹ" là người mời thầy Thăng đến dạy. Sau vài buổi học thì thầy Thăng đến xin lỗi mọi người là không thể tiếp tục dạy lớp này được nữa, vì lý do không tiện nói. Khi tìm hiểu ra thì mọi người vỡ lẽ; Tuấn "tu sỹ" là người thuộc nhóm của ông NB, khi tổ chức lớp Tuấn không để cho ông NB dạy mà lại mời thầy Thăng; theo thông tin đã được kiểm chứng thì ông NB cho rằng thầy Thăng đã "cướp cơm học trò". (Hì hì, các nhà bác có lẽ không tin nổi rằng gần mười năm nay, những bữa thầy Thăng "phải" ăn cơm chỉ đếm được trên đầu ngón tay của một bàn tay). Sau đó lớp đó giải tán, và gần 2/3 số học viên ở đó chuyển đến học từ Nhập môn đến Lộ trình 3 ở CLB 1 Lê Phụng Hiểu do bác Cát và bác Phan Minh Tuệ phụ trách, mà lại vẫn do thầy Thăng giảng dạy.
    Có vài điều nhà cháu đề nghị các nhà bác ngẫm nghĩ xem :
    - Ông NB "không tin lắm" mà vẫn cứ đi học, điều này chứng tỏ rằng ở tuổi đó, vị trí xã hội đó, ông NB là một người có cái "tâm bất định", nói cách khác ông ấy có "trái tim vượn".
    - Khi công năng đã xuất hiện, rồi sau khi luyện tập ổn định mà ông vẫn "lờ mờ hiểu ra" thì không phải là "cướp cơm chim" mà chính ông đã cướp công thầy. Bởi khi giảng lý thuyết, Thầy đã nói rõ quá trình các hiện tượng sẽ xảy ra như thế nào rồi, không lẽ ông học mà không cần nghe giảng !?!
    - Khi xuất hiện công năng mà ông "hoang mang cực độ, tim đập mạnh" thì ông đã đánh mất danh hiệu "nhà văn" rồi, vì nói như các sư huynh : ông ấy "văn tả cảnh" hoàn toàn thiếu chân thực. Khi hoang mang cực độ làm cho tâm thần bấn loạn, biểu hiện ở tim đập nhanh mạnh; mà "tâm thần bấn loạn" thì - như thầy đã giảng và kiểm chứng của của rất nhiều sư huynh - công năng tắt phụt, và sau đó phải khổ công mới lấy lại được, mà có người được có người không. Thậm chí cho đến bây giờ, không ít các sư huynh vẫn còn nuối tiếc rằng suốt bao nhiêu năm nay chỉ được duy nhất có một lần có cảm giác kỳ lạ đó !!!
    - Còn "ông chỉ xin học thực pháp" thì ai còn dám gọi ông là Dậm Đại vương nữa !?! Nhờ các nhà bác suy luận hộ !!!
    Thôi, "nói giai nói dài nói dại" các cụ nhà cháu bảo thế ! Nhà cháu chỉ cống hiến các nhà bác tí chút làm quà. Còn như nhà bác nào muốn "đến tận ngọn nguồn lạch sông" thì xin mời "hãy nhúng vào" !!!!!!!!!!
    Nhà cháu xin thêm vài nhời về NTTú. Như ý kiến đã trình bày khi trước : em Tú chỉ nạn nhân của công nghệ lăng xê thời @. Ý tưởng của ông NB là muốn "khai tông lập phái" mà thôi ! Đó đúng là chất Dậm Đại vương
    Và các nhà bác cứ thử một lần tin anh em nhà cháu đi : công năng của Tú là hoàn toàn chân thực, và khi hoàn toàn theo sự dẫn dắt của ông NB thì Tú đã có công năng đó ở tầm mức trung trung rồi ! Có điều sử dụng công năng ấy như thế nào cho có ích với đồng loại lại là chuyện khác. Dần theo năm tháng, nếu các nhà bác là người có tâm hải hà sẽ biết rõ về Tú thôi. Hiện đang có các sư huynh có trách nhiệm sẽ lập chương trình giúp Tú vượt qua giai đoạn này.
    Được GiaixuDoai sửa chữa / chuyển vào 16:00 ngày 18/08/2006
  10. iakuza

    iakuza Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2003
    Bài viết:
    948
    Đã được thích:
    0
    To GiaixuDoai
    Này ông, ông đúng là kẻ tàn ác.
    Người ta mù loà, người ta vượt lên trên số phận , để mà từ bóng tối trở thành 1 người có thể cho nhiều hơn là nhận.Cuộc đời của đặc biệt của Tú sẽ trở thành niềm tin , thành hi vọng sống cho nhiều người khiếm thị khác.
    Thế mà ông bạn lại đi ghen tị ,lại sinh đố kị với những con người đó.Thật là xấu xa

Chia sẻ trang này