1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Câu chuyện giao thông Hà Nội - có khó lắm không???

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi khoinguyen_kts, 24/11/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khoinguyen_kts

    khoinguyen_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Câu chuyện giao thông Hà Nội - có khó lắm không???

    Tắc đường, kẹt xe, khói bụi - hình ảnh đã quá quen thuộc với Hà Nội, có lẽ đã cả chục năm rồi. Nhưng chỉ mới vài năm gần đây - có lẽ vì quá mức không chịu nổi - câu chuyện mới được đem ra kêu ca phê phán trên báo chí.

    Thế là một loạt các giải pháp tình thế được xướng ra: cấm xe, đi ngày chẵn lẻ, xén vỉ hè, phân lại luồng,..v..v... nhưng tắc vẫn hoàn tắc - lại còn có phần tệ hơn. Quan chức thì thủng thẳng: tắc là chuyện thường của phát triển (bác Thảo) - hay Hà Nội còn tắc dài dài - ít nhất là đến năm 2015 khi bắt đầu có tuyến tàu điện ngầm.

    Tất nhiên chẳng ai giải thích được rõ ràng: vì sao với kinh nghiệm Bangkok và Tp. HCM đi trước hàng chục năm mà Hà Nội vẫn tắc? Các đây 5-7 năm quan chức Tp đã từng nói đến các hệ giải pháp chống ùn tắc GT - thế nhưng tình hình vẫn ngày càng xấu đi. Và hệ thống tàu điện ngầm ít ỏi - liệu có giảm bớt tắc đường??

    Câu hỏi đặt ra là:
    - Phân tích nguyên nhân kẹt xe (phân tích một cách thực sự) và quy hoạch hệ thống giao thông để hạn chế ùn tắc - có thực sự khó quá không? - Nếu không khó tại sao chúng ta không làm nổi??

    Theo tôi, vấn đề trên đơn giản.

    Cái phức tạp thực ra nằm ở các vấn đề khác liên quan tới nó - hay nôm na là "cơ chế". Chính cái "cơ chế" này đã tạo ra vòng xoáy luẩn quẩn khiến không giải pháp nào được thực thi một cách nghiêm túc.

    Nếu ta có thể chỉ ra các khiếm khuyết cụ thể một cách có sức thuyết phục để thay đổi "cơ chế" - căn bệnh giao thông Hà Nội sẽ có thể được giải quyết triệt để.
  2. khoinguyen_kts

    khoinguyen_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề số 1:
    Thiết kế giao thông để tránh tắc không hề khó !!!
    Nguyên tắc thiết kế đường giao thông để tránh tắc thực ra hết sức giản dị:
    1 - Làm đường đủ rộng
    2- các tuyến đường liên thông với nhau
    4- phân bố đường đồng đều
    5- có đủ chỗ đỗ xe để không cản trở lưu thông
    6-Khi mật độ giao thông ở các chỗ giao cắt tăng lên, cần có các giải pháp thích hợp như: dùng CSGT điều khiển, dùng tín hiện đèn, xây đường vượt.
    Để thực hiện được các điều giản dị trên, chỉ cần duy nhất có 1 điều kiện - đó là để dành đất làm đường cho tương lai- mà từ chuyên môn gọi là "đất không lưu" - khi nhu cầu hiện tại còn nhỏ bé hay hiện tại còn chưa làm được
    Tuy nhiên cái điều giản dị đó là cực khó đối với VN - kết quả là đường hiện nay làm chỉ hết 1 đồng nhưng tiền giải toả là 10 đồng -
    Vì sao?????
  3. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    Lưu không!
  4. NGR

    NGR Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Bài viết:
    686
    Đã được thích:
    0
    Bây giờ có điều kiện tiếp cận nhiều nguồn thông tin mới thấy các KTS,các nhà qui hoạch của mình không phải kém ,mà là bị ...coi rẻ
    Kém thế nào được,các bác đầu ngành toàn học ở Nga,Trung,Pháp..., mà đường phố các nước đó (kể cả nước đang khó khăn như Nga) đều chuẩn cả.Nhưng qua cái vụ hội trường Ba Đình,lục lại hồ sơ nhiều vụ khác,tui mới hiểu người ta cứ hay đổ oan cho KTS.
    Mấy cái nhà ống mà có mái vòm Hồi giáo,cột dầm Hi-La và nhiều thứ nhắng khác,là do chủ nhà xem ở đâu thấy hay hay rồi thuê ông trung cấp xây dựng với mấy ông ngồi ở Giảng Võ làm ;chứ trong bản vẽ làm gì có .Nhà xây xong rồi,KTS đi rồi thì chủ nhà làm gì là việc của họ,KTS đâu có liên quan.
    Đến cái nhà quốc hội,theo bác Luyện là manh nha từ năm 2002,lúc đó các KTS "lão" đã đề nghị xây ở khu phía Tây Hà Nội cho rộng rãi,nhưng "ấy" không nghe,"ấy" lại cứ thích ở Ba Đình cho nó ...gần.Cứ cái tầm nhìn thế thì cần quái gì tàu cao tốc,chỗ nào cũng gần mà.
    Đường xá cũng vậy,các "ấy " cứ thành thực nghe các KTS thì có gì mà khó ,đằng này
  5. arch4p

    arch4p Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2007
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Giải quyết nan đề giao thông đô thị ko chỉ lên quan đến đường sá mà còn dính đến nhiều vấn đề khác rộng lớn hơn nhiều
  6. ivannn

    ivannn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/08/2005
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi, tổ chức giao thông cho đô thị cỡ trung bình như kiểu Hà Nội hay TP HCM có mấy vấn đề chính như sau:
    - Vấn đề phân cấp hệ thống giao thông
    - Vấn đề kết nối các hệ thống giao thông
    - Vấn đề giao thông tĩnh
    - Vấn đề đô thị vệ tinh
    - Vấn đề kinh tế
    - Vấn đề giáo dục
    - Vấn đề văn hoá
    - Vấn đề đầu tư.
    Đó, để có một hệ thống giao thông đô thị bất kỳ đều phải xem xét trên những khía cạnh như trên mới hy vọng có được giải pháp trọn vẹn nhất.
  7. khoinguyen_kts

    khoinguyen_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Nếu phân tích rộng ra, thậm chí còn có thể có nhiều vấn đề hơn nữa. Nhưng tựu trung lại, theo tôi quan trọng nhất chỉ là sự trù tính và gìn giũ mạng lưới giao thông.
    Có thể ở thời điểm nào đó, ta chưa thể xây được đường xá, nhưng ta phải có sự trù tính đường xá sẽ xây ở đâu - đồng thời có các biện pháp bảo vệ để về sau đường xá có thể xây được ở chỗ đã trù tính.
    Trù tính không có nghĩa là vạch đường lên các khu dân cư đã hình thành đông đúc - có nghĩa là trù tính cần đi trước phát triển.
    Sau khi mạng giao thông đã được định hình, mọi vấn đề còn lại đều đơn giản. Có tiền xây nhiều, xây đẹp, ít tiền, ít nhu cầu xây ít; chức năng nào không phù hợp có thể can thiệp để thay đổi; có thể dùng các hệ thống kiểm soát giao thông để phân luồng....
    Còn tình hình ở HN (nội thành) hiện nay là "bó tay" - không làm gì được vì không có đất - muốn có đất để làm đường "khả dĩ" thì phải giải toả hàng chục ngàn hộ dân - một nhiệm vụ bất khả thi. Giả sử có sự quản lý của chính quyền, giả sự dự tính mở đường được thông báo sớm và cụ thể để người dân không xây nhà, thì bây giờ mở đường giao thông sẽ dễ hơn rất nhiều. Hà Nội sẽ không lâm vào tình trạng như hiện nay.
    Vấn đề không nằm ở chỗ những điều trên huyền bí, cao siêu, hay khó hiểu -
    Mà ngược lại: những điều trên quá đơn giản, dễ hiểu, không nằm ngoài khả năng thực hiện, thậm chí đã được báo trước 100 năm qua kinh nghiệm của các thành phố tư bản và 20 năm qua kinh nghiệm của Bangkok - Thế nhưng ta vẫn không tránh nổi.
    Cộng với các biểu hiện khá thờ ơ, rũ bỏ trách nhiệm, đối phó của các cơ quan chính quyền đối tình trạng tắc đường kẹt xe, khả năng cải thiện tình hình giao thông Hà Nội là hết sức mờ mịt.
    Được khoinguyen_kts sửa chữa / chuyển vào 04:55 ngày 29/11/2007
  8. khoinguyen_kts

    khoinguyen_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Tại sao ta không thể quy hoạch trước và không thể hoạch định hệ thống đường xá sẽ mở một cách cụ thể trước khi Hà Nội bùng nổ phát triển?
    Ai cũng biết rằng cho đến tận giữa những năm 1980, Hà Nội về cơ bản còn hết sức thưa thớt, dân số chỉ tập trung chủ yếu ở ngoại thành và các khu vực thời Pháp. Tại sao suốt từ năm 1954 - 1984: sau 30 năm mà ta không có được 1 quy hoạch HN tử tế? để đến tận cuối những năm 1990 mới bắt đầu có cơ bản QH các quận huyện tỷ lệ 1/2000 - mà đa số - nếu không dùng các thiết bị định vị toạ độ - hay các bản vẽ chỉ giới đường đỏ 1/500 - thì không thể nào xác định nổi đâu sẽ là đường - đâu không phải là đuwòng.
    Chưa hết, đến ngay tại thời điểm này, không chỉ quy hoạch 1/2000 mà cả các bản vẽ QH 1/500 cũng đang "bó tay" trong việc bổ xung đường với mặt cắt tối thiểu cho các khu ở tự phát, phát triển ken đặc tại những nơi mà vào những năm 1980 còn rất thưa thớt.
    Theo hiểu biết có hạn của tôi, vấn đề cơ bản nhất nằm ở mối quan hệ đặc thù Việt nam giữa: Nhà Nước - Đất Đai - Tư Nhân:
    Nhà nước có quá nhiều nhiều quyền hành nhưng - nhưng lại chưa thực sự vì nhu cầu và sự phát triển của nhân dân. Nói chính xác nhất: Nhà nước hoạt động theo các chỉ đạo của trung ương - còn trung ương tin tưởng tuyệt đối rằng các chỉ đạo đó là vì dân. Tuy nhiên sự "bắc cầu" này nhiều khi không sát thực tế. Trong khi đó, người dân gần như không có cơ hội gây ảnh hưởng lên các quyết định của nhà nước.
    Một trong những chỉ đạo lớn nhất, đó là việc không công nhận quyền sở hữu đất, không coi đất là tài sản, khiến cho một thời gian rất dài nhà nước không quản lý được đất -trong khi trong thực tế, người ta, vì nhu cầu và vì do năng lực cung cấp nhà đất của nhà nước có hạn, vẫn sở hữu đất để xây nhà cửa và vẫn bán trao tay. Đến thời "cởi trói" cuối 1980s "Lấn chiếm đất công vì nhu cầu" dưới mọi hình thức trở thành thành phương thức để "xoá đói giảm ngèo" - được áp dụng triệt để. Vì đất chưa là của ai, hoặc chỉ được xác định theo kiểu "hồi xưa tôi ở đấy" - chẳng có giấy tờ gì - nên Hà Nội bị biến dạng khủng khiếp với tốc độ nhanh chưa từng có. Cho đến tận bây giờ, có đến hàng trăm ngàn hộ gia đình vẫn chưa có giấy quyền sử dụng đất.
    Chỉ đạo lớn thứ 2, đó là việc không nỗ lực đo đạc, hệ thống hoá, lập quy hoạch, và cắm mốc mở đường, và tạo các cơ chế giám sát quản lý việc thực thi. Những việc này vào thời Pháp thuộc được thực hiện rất cẩn thận. Nhiều hồ sơ bản đồ cụ thể ngày nay còn được lưu lại ở trung tâm luu trữ Quốc gia. Thời ta thì không.
    Nguyên nhân chắc có nhiều cả khách quan lẫn chủ quan - tuy nhiên, tôi không cho rằng đó là do năng lực hạn chế. Tôi cho rằng - như trên đã trình bày - bộ máy nhà nước chưa thực sự hiểu những gì một xã hội phát triển cần - mà chỉ đơn thuần làm các công tác theo sự chỉ đạo của cấp trên (sự quan liêu). Chắc chắn có rất nhiều người có năng lực và nhìn ra vấn đề, nhưng không có chính sách, không có kinh phí - không có việc gì được thực hiện.
    Một vấn đề nữa là tính kỷ luật và truyền thống Á Đông - "Bệ hạ bảo sao - thần nghe vậy" - và những vấn đề cơm áo gạo tiền hàng ngày khiến cho nhiều người không thể dứt chuyện tư mà lo các vấn đề bao đồng xa xôi - như hồi trước chúng tôi nghĩ về năm 2000 - "bao giờ cho đến năm 2000".
  9. khoinguyen_kts

    khoinguyen_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Nói thêm 1 chút về nguyên nhân:
    Thêm chỉ đạo lớn thứ 3 - cái này có lẽ là đặc điểm nhiều hơn - đó là sự lẫn lộn giữa quản lý hành chính và làm kinh tế trong bộ máy nhà nước.
    Nhiều cơ quan nhà nước Việt nam không khác gì công ty tư nhân - cũng lăn vào các vụ làm ăn. Đến ngay Đảng Bộ Hà Nội (theo thông tin vỉa hè , không biết đúng không) còn có nhiều doanh nghiệp trực thuộc mà cụ thể là Công viên nước Hồ Tây. Sở nào, bộ nào, UBND nào cũng có vài ba công ty làm ăn. Chưa nói đến tiêu cực, chỉ riêng việc toàn tâm toàn ý cho công việc xã hội của bộ máy nhà nước đã có vấn đề.
    Trong công tác làm ăn thì đất đai là lẽ sống còn. Nhà nước có quyền cấp đất cho các đơn vị cá nhân có nhu cầu và được xét duyệt - Đất đai được cấp đi (hay biếu không) nhiều vô cùng mà nhà nước không thu được đồng nào đáng kể để xây dựng thành phố. Ngược đời ở chỗ đất được cấp đi trên giấy, có định vị đàng hoàng rồi mới làm quy hoạch. Hồi trước tôi làm quy hoạch phải đưa vào một lô hàng chục miếng đất trống như vậy vào bản vẽ - coi như hiện trạng - không được thay đổi gì cả - vì đã có dự án!.
    Chỉ khổ nhất là dân thổ cư, bị con đường to bự đi qua -theo các thông tin không chính thức - con đường to đó bị điều chỉnh để lấy thêm quỹ đất cấp cho các dự án - hiển nhiên việc đền bù và mở đường sau đó lại dựa vào ngân sách còm cõi của nhà nước - lại là cuộc chiến giữa chính quyền và người dân - còn đối với cả thành phố - là sự trì trệ giao thông.
    Sự chỉ đạo, hay chính sách lớn thứ 4 nữa trong phát triển đô thị đó là thái độ dựa hoàn toàn vào các dự án "khu đô thị mới". Quan điểm chính của chính sách này là sự coi trọng hạ tầng hơn quỹ đất. Thành phố coi phát triển hạ tầng và công trình dân dụng là công tác rất tốn kém và nặng nề, vì thế nhà nước chủ trương dùng quỹ đất chưa phát triển để đổi lấy đầu tư hạ tầng và các công trình dân dụng.
    Triết lý có vẻ hợp lý với điều kiện nước nghèo như VN, tuy nhiên trong thực tế giá xây dựng nhà cửa và đường xá gần như cố định, trong khi giá đất đai ngày càng tăng. Các quan chức Hà Nội đã bị hố rất to bởi lô gích đơn giản đó. Ví dụ điển hình là khu Ciputra - vào những năm đầu 1990, với viễn cảnh mở ra, tưởng ràng thành phố sẽ ngay lập tức có mối lợi lớn - so với giá đất khá bèo bọt thời đó. Tuy nhiên hơn 10 năm sau, Ciputra vẫn xây cầm chừng để giá đất lên gấp cả chục lần - và Ciputra cũng chẳng việc gì phải vội vì càng ngày họ càng lời hơn.
    Như vậy, các công ty lớn, nhờ vào vị trí, hay vốn, được cấp trọn gói hầu hết các khu đất lớn để đầu tư kinh doanh với giá rẻ hơn rất nhiều giá thị trường - như một thoả ước ngầm - họ đều xây cầm chừng và đều tìm cách để khống chế nguồn cung nhằm tránh BĐS xuống giá.
    Hậu quả là giá nhà đất ngày càng tăng cao vô lý - đa số người dân có đất (không kể người đầu cơ) không giàu lên vì bán đất thì ở đâu? - trong khi đa số không có nhà phả mua với giá cắt cổ. Điều tất yếu là mọi quỹ đất, dù nhỏ nhất còn sót lại sẽ được tận dụng bằng mọi cách để xây nhà - khiến cho việc cải tạo đường xá ở các khu vực chật chội ngày càng xa vời. Mâu thuẫn xã hội thông qua đền bù đất đai tại các dự án trọng điểm ngày càng trầm trọng hơn.
    Mà nhà nước nói cho cùng cũng không được gì nhiều. Một số quỹ nhà được tạo ra nhờ các dự án khu đô thị mới, những giá quá tầm với của đa số dân trung lưu, chưa nói đến người nghèo. Không doanh nghiệp nào mặn mà xây chung cư giá thấp cả. Thuế thu được từ các dự án này không đáng kể và gần như không có ý nghĩa gì để cải tạo phần còn lại của thành phố.
    Người thu nhiều nhất chính là các doanh nghiệp - các đại tư bản - mà trong số đó, nhiều doanh nghiệp có sự đỡ đầu của chính quyền.
    Nhiều người đã gợi ý rằng, nhà nước nên chủ động quy hoạch và xây dựng hạ tầng đô thị đến từng lô đất đủ lớn để bán đấu giá nhằm bình ổn nguồn cung đất đai, phá vở thế "độc quyền" hiện nay và sự đầu cơ đất đai, tiến tới giảm giá đất.
    Tuy nhiên, chưa có dấu hiện nào cho thấy chính sách trên sẽ thay đổi. Với giá đất tăng cao vô lý, rất nhiều doanh nghiệp, tư nhân đầu tư vào đất đai đang ở thế "cưởi bong bóng" - Chỉ cần nguồn cung đất đai có nhiều, giá đất hạ, chắc chắc một loạt sẽ phá sản - có lẽ đó là cái khó của chính quyền???
    Được khoinguyen_kts sửa chữa / chuyển vào 06:17 ngày 29/11/2007
  10. arch4p

    arch4p Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2007
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi để giải qyuết vấn đề giao thông cần trước hết những mối quan tâm ở tầm vĩ mô hơn :
    + Quy hoạch vùng được quan tâm đúng mức, xác định định hướng phát triển kinh tế và dân số hợp lý cho mỗi địa phương nhằm khống chế được phần nào quá trình đô thị hoá và dịch chuyển dân số từ nông thôn ra thành thị hay từ vùng phát triển thấp sang vùng phát triển cao ( xu hướng không thể tránh khỏi )
    Vì sao vậy ? Bởi vì một thành phố được xây dựng cho 1 triệu dân làm sao có thể chịu đựng được dân số tăng lên gấp 2, 3 lần chỉ trong hơn chục năm . Chúng ta có đủ đất lưu không ( nếu có nghĩ đến điều này ) để mở rộng đường xá lên gấp 2 hay 3 lần không, bao nhiêu đất cho đủ ?
    Để thực hiện điều này chúng ta cần 1nhà quy hoạch có tài với tư duy của 1 chuyên gia kinh tế ( chư ko cần KTS ) có sự hậu thuẫn mạnh mẽ của chính phủ, mà cho tới bay giờ vẫn chưa có ai như vậy.
    + Khả năng nhìn thấy trước được sự phát triển của các loại hình giao thông và phương tiện giao thông để có lựa chọn hợp lý.
    +Quy hoạch đô thị hợp lý
    +Chính sách đất đai hợp lý có thể hạn chế tăng giá đất và đầu cơ đất đai tạo điều kiện cho các dụ án mới trong tương lai.
    Nếu chúng ta chỉ dựa vào những giải pháp cục bộ như dân tăng thì mở rộng đường thì rốt cuộc cái chúng ta có sẽ lại là những Bangkok và Manila mới mà thôi
    Được arch4p sửa chữa / chuyển vào 22:40 ngày 29/11/2007

Chia sẻ trang này