1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Câu chuyện giao thông Hà Nội - có khó lắm không???

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi khoinguyen_kts, 24/11/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khoinguyen_kts

    khoinguyen_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Nói một đằng - làm một nẻo vốn là cái bệnh của ta...
    Trên VNN vừa có một bài báo rất hay của Tràng An Nguyễn nói về cách Hà Nội sử dụng quỹ đất thu được do chuyển các nhà máy ra ngoài.
    Chủ trương chung là sẽ biến những nơi này thành các không gian công cộng, công trình dịch vụ công cộng như trường học, nhà trẻ - những cái HN đang thiếu nghiêm trọng - nhưng thực tế, hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy các công trình đó sẽ được XD. Ngược lại - TP và các nhà đầu tư đang cố xây thật nhiều nhà ở, VP, KS... lên trên các khu đất đó - có nghĩa là gia tăng thêm sức ép giao thông lên một thực trạng đã quá tải về mặt giao thông
    Thử hỏi làm sao Hà Nội hết tắc trong tương lai gần?? - sau đây là 1 số trích đoạn của bài báo:
    "....Thống kê chưa đầy đủ, Hà Nội hiện có khoảng 1.000 nhà máy, cơ sở sản xuất trong diện phải di dời. Từ năm 2003, UBND TP Hà Nội đã ra Quyết định nêu rõ diện tích đất của các đơn vị sau di chuyển được ưu tiên xây dựng các công trình công cộng (trường học, vườn hoa?) và một phần sử dụng vào mục đích kinh doanh, dịch vụ. Đối với phần diện tích đất sau khi di chuyển dùng để xây dựng công trình công cộng, đơn vị đang sử dụng đất được nhận tiền bồi thường theo qui định về giải phóng mặt bằng của Chính phủ. ....
    ...nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất chưa biết bao giờ mới dời đi nhưng đã lũ lượt doanh nghiệp "đăng ký xí phần". Điển hình là khu Nhà máy cồn rượu tại 94 Lò Đúc (Hai Bà Trưng) với những mặt tiền đắc địa trải dài nhiều phố trung tâm....
    ....UBND TP cũng vừa thống nhất về chủ trương để Công ty TNHHNH 1 TV Cơ khí HN di dời cơ sở sản xuất tại 74 Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân) ra khỏi khu dân cư và hợp tác với các doanh nghiệp khác (Công ty CP Vincom, Công ty CP Vinpearl, Công ty TNHH Dịch vụ tổng hợp và đầu tư HN) lập dự án đầu tư xây dựng khách sạn, văn phòng, trung tâm thương mại, siêu thị, căn hộ cao cấp...
    Ngày 27/11/2007 qua, diện tích 26.378,3m2 đất của Nhà máy Cơ khí 120 tại 609 Trương Định (quận Hoàng Mai) cũng vừa được UBND TP thống nhất về chủ trương di dời và hợp tác với Công ty TNHHNN 1 TV Sông Đà 1 lập dự án đầu tư xây dựng Khu tổ hợp văn phòng, chung cư cao cấp kết hợp trung tâm thương mại...
    ....Cho đến thời điểm này, hầu như chưa một nhà máy, cơ sở sản xuất nào tại nội thành Hà Nội khi có ý định dời đi được chuyển thành vườn hoa, trường học, khu vui chơi công cộng, câu lạc bộ, tượng đài (những cái khu vực nội đô thực sự đang thiếu) hay thậm chí, để mở một con đường thông thoáng... Nhà máy dời đi, khu vực đó thoát được ô nhiễm tiếng ồn, khí, thải... thì lại đối mặt với sự quá tải về dân cư khi các cao ốc mới hình thành...
    ....Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường Phạm Khôi Nguyên nhấn mạnh: "Hà Nội ngày nay có quyền chọn các nhà đầu tư theo ý mình. Đầu tư vào Hà Nội hiện nay phải bằng những công nghệ cao, không gây ô nhiễm và sinh lợi lớn. Giá trị sinh lời hiện nay của đất đai Hà Nội rất cao, nhưng không phải vì thế mà xây quá nhiều nhà cao tầng, chung cư tại trung tâm, kéo dân về, không còn chỗ nào cho giao thông! Theo tôi, sau này qui hoạch lại, khu nội đô nên tập trung cho dịch vụ, không nên phát triển quá nhiều các khu dân cư".
    Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Hồng Quân thì nhận định: "Sắp hết đất rồi, các nhà đầu tư rất muốn thay đổi hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng, chiều cao ở những đô thị tập trung - nhưng trước hết phải theo qui hoạch, mà qui hoạch chi tiết do chính quyền địa phương phê duyệt. Không thể có chuyện xin - cho từng dự án, từng cơ sở sản xuất!... Xây dựng đô thị có đặc thù riêng, khác với xây dựng công trình. Để thực hiện một dự án phát triển đô thị, chính quyền phải duyệt qui hoạch. Qui hoạch là quyền của Nhà nước. Qui hoạch 1/500 trong dự án có thể do chủ đầu tư lập, nhưng phải do chính quyền duyệt. Trong một dự án phát triển đô thị có 2 việc chính quyền phải làm: duyệt qui hoạch và thỏa thuận cơ chế, còn tiền do nhà đầu tư bỏ ra". ....
    Nguồn: http://vietnamnet.vn/kinhte/2007/12/757930/
    --------------
    Điều có thể nhận thấy rõ nhất qua bài báo này đó là sự thiếu hụt một nguyên tắc chung nhất trong vấn đề phát triển đô thị. Bộ và chính phủ "không bảo nổi" địa phương
    Hà Nội và nhiều thành phố hiện nay đang phát triển thông qua các quyết định đơn lẻ - các dự án đơn lẻ do thành phố duyệt.
    Quy chuẩn chỉ mang tính tham khảo, quy hoạch lại có thể điều chỉnh - cho nên hiện không có gì khống chế tính hợp lý của các quyết định này - ngoại trừ tính kinh tế của các dự án và các sức ép quyền lợi - quyền lực.
    Từ 5-7 năm nay đã có nhiều người thấy nhu cầu phải có một bộ luật về quy hoạch - tuy nhiên, cho đến thời điểm này, một bộ luật như vậy vẫn chưa ra đời - không hiểu tại sao?
    Nếu muốn hình dung tác dụng của Luật quy hoạch to lớn đến giao thông HN như thế nào, chỉ cần thử hình dung cách đây 15-20 năm, ta có 1 điều khoản:
    + Bề ngang tối thiểu của mọi đường ngõ ngách phải lớn hơn 3m

    thì ảnh hưởng của nó đến HN thế nào - chỉ cần địa phương thực hiện nghiêm túc nguyên tắc này thì không cần bất cứ bản vẽ quy hoạch nào cả, các khu dân cư tự phát vẫn có thể đảm bảo vấn đề giao thông nội bộ.
  2. kakalot_hau

    kakalot_hau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/08/2005
    Bài viết:
    2.723
    Đã được thích:
    1
    hay, hay, hay, cực hay ! (đã vote 5*)
  3. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    Tự bộ với chính phủ phân cấp, bi h còn kêu j`?
    - Văn bản nào thể hiện nội dung quy chuẩn chỉ mang tính tham khảo?
    - QH thì tất nhiên có thể điều chỉnh vì những yếu tố tác động lên quy hoạch là biến số chứ không phải hằng số. QH đc điều chỉnh trong trường hợp nào đều đã có quy định cụ thể.
    Bạn thân mến, xin đừng vu oan cho Quốc hội và Chính phủ như vậy chứ!
    - Ngày 26/11/2003 Quốc hội XI ban hành Luật Xây dựng - số 16/2003/QH11 - dành toàn bộ Chương II quy định về Quy hoạch.
    - Ngày 24/01/2005 Chính phủ ban hành Nghị định 08/2005/NĐ-CP về Quy hoạch xây dựng.
    Cái tưởng như "chỉ cần" đó thực tế là 1 vấn đề cực kỳ khó khăn, phức tạp trong tổ chức thực hiện, nó thế cơ!
    Được KtsDzi sửa chữa / chuyển vào 13:11 ngày 04/12/2007
  4. dinerless

    dinerless Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2007
    Bài viết:
    300
    Đã được thích:
    0
    Bác cất ngay cái tranh biếm hoạ đi bác Dê ị ơi, lừa trẻ con à.
  5. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    Cuối cùng có bạn dinerless đã nhận ra đó là biếm hoạ
    Lừa trẻ con hay chứ!
  6. bothangjun

    bothangjun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2007
    Bài viết:
    837
    Đã được thích:
    281
    Đó là về đường, còn phương tiện nào đi trên đường cũng rất quan trọng. Châu Âu cũng có nhiều thành phố cổ, mật độ đường giao thông có lẽ cũng chẳng hơn Hà Nội nhiều lắm nhưng họ không đi xe máy như ở Hà Nội. 60 chiếc xe máy diện tích chỉ chiếm gấp đôi một chiếc xe buýt nhưng đóng góp vào việc ách tắc giao thông lớn gấp 5 lần. Do đó bọn Tàu cũng cấm tiệt xe máy ở các thành phố rồi, HN không sớm thì muộn cũng phải cấm thôi.
    Ngoài ra, vấn đề nghiêm trọng hơn ở Hà Nội là quy hoạch định hướng không gian tổng thể: Các khu vực làm việc nằm rải rác và lẫn lộn trong các khu vực dân cư dẫn đến nhiều luồng dịch chuyển ngược chiều giao cắt nhau vào giờ cao điểm, do vậy việc tắc đường là đương nhiên, nếu có làm đường to ra đến mấy mà không giải quyết vấn đề này thì sau này TP phát triển lên nữa thì lại tiếp tục phải mở rộng đường thôi.
  7. khoinguyen_kts

    khoinguyen_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Bạn thân mến, xin đừng vu oan cho Quốc hội và Chính phủ như vậy chứ!- Ngày 26/11/2003 Quốc hội XI ban hành Luật Xây dựng - số 16/2003/QH11 - dành toàn bộ Chương II quy định về Quy hoạch.
    - Ngày 24/01/2005 Chính phủ ban hành Nghị định 08/2005/NĐ-CP về Quy hoạch xây dựng.
    Được KtsDzi sửa chữa / chuyển vào 13:11 ngày 04/12/2007
    [/QUOTE]
    Anh Dzi ơi, không oan cho Chính phủ và QH đâu. Mấy cái luật và văn bản kia đến mãi năm 2003 và 2005 mới được thông qua rồi sau đó chậm chạp triển khai. Nghị định 08 chủ yếu đề cập đến thiết kế đô thị - nhưng mà theo thông tin vỉa hè - ngay Bộ XD còn chưa thông về cái này - chưa nói gì đến địa phương
    Trong khi đó đô thị HN bùng nổ từ đầu những năm 1990 - suốt mười mấy năm phát triển linh tinh mới đem lại cái hậu quả ngày hôm nay.
    Về những gì mà các bộ luật kia đem lại, phải 10-15 năm nữa mới thấy được. Tuy nhiên cái mà mọi người có thể thấy rõ nhất ở thời điểm này vẫn là:
    - Không có một cam kết và chương trình mang tính đột phá - mọi nguyên tắc làm việc vẫn như cũ
    - Các quyết định của TP vẫn kiểu "trời ơi" - Ví dụ:
    + vụ chuyển đổi chức năng CV Tuổi Trẻ, CV Yên Sở, việc cho phép mấy Cty xẻ thịt CV Thống Nhất
    + gần đây là các dự án Sông Hồng, rồi các cao ốc khu vực Hồ Gươm - Hiển nhiên chỉ càng làm tăng mật độ tập trung ở Trung tâm HN, tăng thêm áp lực giao thông.
    Được khoinguyen_kts sửa chữa / chuyển vào 12:55 ngày 14/12/2007
  8. mrtortoise

    mrtortoise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2007
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Còn nhiều bất cập lắm : Từ trên xuống dưới ai cũng hưởng 1 tí , chỉ chết dân thôi !
  9. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Thành phố thì ngày càng phát triển, không thể cấm người ta xây nhà được. Đương nhiên là phải hạn chế phát triển khu vực nội thành, nhưng cái quan trọng hơn là phải phát triển khu vực ngoại vi. Khu vực ngoại vi Hà nội hiện nay phát triển quá chậm.
    Đường vành đai 3 thành phố xây 20 năm rồi mà vẫn chưa xong, nó như cái thòng lọng chưa được cởi bỏ, cứ xiết chặt lấy phần nội thành, làm sao không nghẹt thở. Chỉ mở được mỗi đoạn Phạm Hùng mà các bác đã thấy chỗ đó dễ thở đến thế nào rồi.
    Thành phố phía bắc sông Hồng chủ trương cũng dễ được 10 năm rồi mà tuyến đường lõi vẫn chưa hiện hình, vậy thử hỏi nhu cầu phát triển kinh tế và dân cư không dồn vào khu đô thị cũ đã xây dựng hàng trăm năm rồi mới là lạ.
    Vậy vấn đề ở đây không phải là quy hoạch mà vấn đề là thực thi quy hoạch thế nào. Tôi lấy ví dụ đường Vành đai 3 đưọc vạch ra từ đầu những năm 1990s. Trước tuyến Láng Hòa lạc rất nhiều, chứng tỏ người làm QH đã định lượng trước sự phát triển của Thành phố. Nhưng chỉ vì một ý đồ nảy sinh mới mà người ta đổ tiền vào làm tuyến Láng Hòa lạc. Đến khi quay lại làm tuyến vành đai 3 thì ôi thôi, dân đã ken đặc, rồi đền bù, rồi giải tỏa, không biết bao giờ mới xong.
    Như vậy yếu kém ở đây không phải là quy hoạch mà chính là kế hoạch đầu tư, cái gì làm trước, cái gì làm sau.
  10. khoinguyen_kts

    khoinguyen_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Chính xác - có điều ở VN, cái gì làm trước, cái gì làm sau, cái nào nên làm bị mấy bác lãnh đạo thao túng quá nhiều - mà không ai kiểm soát được cả.
    Cái chết nữa đó là đa số quyết định được đưa ra một cách rất cảm tính - nói là để phục vụ đất nước và nhân dân, nhưng lại không hề tìm hiểu đất nước và nhân dân thực sự cần gì.
    Mới có bài của bác Võ Văn Kiệt nói về các cải tổ cần thiết cho quy hoạch đô thị - đọc sơ qua thì thấy: trong suốt nhiệm kỳ của bác, cố gắng để phát triển đô thị có bài bản là con số "0" - bác chỉ cố gắng "hiểu ý đồ người thiết kế", làm con đường điện 500KV và xây nhà máy lọc dầu ở Dung Quất.
    Cơ chế phát triển đô thị chồng chéo, bất cập, thiếu luật, thiếu quy hoạch có thể dùng được, thiếu tầm nhìn, chế tài quản lý phát triển đô thị hiệu quả - thì đô thị phát triển bất cập là điều đương nhiên.
    -----------------------
    Sau đây là trích bài của bác Kiệt trên VNN (đăng lại của Doanh Nhân Sài Gòn Cuối Tuần):
    ....Thực tế phát triển các đô thị trong thời gian gần đây đã bộc lộ một cách trung thực những bất cập trong toàn bộ lĩnh vực quan trọng này. Các đồ án quy hoạch đô thị được đầu tư tốn kém đã nhanh chóng bị cuộc sống vượt qua, buộc phải xóa đi làm lại, thường được gọi bằng một cụm từ khá mềm mỏng: ?ođiều chỉnh quy hoạch?!
    ....... Giao thông đô thị ở hai thành phố lớn Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh rối loạn, ách tắc, do không ước lượng được tốc độ gia tăng dân số, gia tăng phương tiện như một tất yếu có tính quy luật để sớm có chủ trương và giải pháp thích hợp, kịp thời.
    ..... Các nhà quản lý viện dẫn nguyên nhân do triều cường, do cống cũ, do xây dựng không đồng bộ, do đầu tư nhỏ lẻ, manh mún và do nhiều nguyên nhân khác nữa. Tuy nhiên có một nguyên nhân cơ bản không thấy các nhà quản lý đề cập, mà theo tôi có thể đấy mới là nguyên nhân chủ yếu: ?othiếu tầm nhìn, nôn nóng, duy ý chí, chủ quan?. Và còn do một nguyên nhân đặc thù hình như chỉ có ở nước ta, gần đây trở nên phổ biến: ?otư duy nhiệm kỳ?, căn bệnh trầm kha qua nhiều thế hệ lãnh đạo.
    Sau hơn ba mươi năm ta làm chủ đất nước, làm chủ đô thị, quy hoạch khu trung tâm TP. Hồ Chí Minh ngày càng hỗn loạn, cơ quan quy hoạch thành phố mới tìm ra được giải pháp: ?oTổ chức cuộc thi?!
    .....Không khó để thống kê đã có bao nhiêu đồ án quy hoạch thủ đô, nhưng đến nay, Hà Nội phát triển chủ yếu về hướng nào, các nhà quy hoạch cũng không đủ tự tin để đưa ra một ý đồ xác quyết.
    ........Điểm qua mấy nét tiêu biểu ở hai thành phố lớn và một số thành phố khác để thấy một phần mức độ nghiêm trọng của sự bất cập trong công tác quy hoạch đô thị, mặc dù về mặt chủ trương, Đảng và Nhà nước đã chăm lo chuẩn bị cho công việc này từ rất sớm. (!)
    Vậy nguyên nhân do đâu?
    1. Trước hết do nhận thức của Đảng và Nhà nước còn hạn chế khi sự hiểu biết về lĩnh vực quan trọng này chưa thật thấu đáo và chưa tương xứng với những đòi hỏi nghiêm túc trong sự nghiệp đô thị hóa đất nước.
    ..... Việc các cấp xét duyệt quy hoạch không thu xếp đủ thời gian để đọc, để nghe, để hiểu, để cân nhắc kỹ trước khi đưa ra những quyết định đúng là tình trạng phổ biến. .... Chất lượng các đồ án quy hoạch được duyệt không cao dẫn đến giá trị pháp lý của các quyết định phê duyệt không bền. Không phải là chuyện hiếm khi chính các cơ quan quy hoạch đón trước ý đồ lãnh đạo, hy sinh những tiêu chí khoa học để chiều lòng cấp trên. (không làm thế chắc chắn phải làm lại!)
    .......2. Nếu suy nghĩ trên đây của tôi là hợp lý thì cung cách tổ chức bộ máy Nhà nước hiện nay phụ trách lĩnh vực công tác này là chưa thật hợp lý.
    .... việc phân công cho Bộ Xây dựng làm quy hoạch, Bộ Giao thông - Vận tải xây dựng và quản lý hệ thống đường đô thị, Bộ Tài nguyên - Môi trường quản lý đất, chưa kể Bộ Công nghiệp phụ trách hệ thống điện, Bộ Bưu chính - Viễn thông (nay là Bộ Thông tin - Truyền thông) phụ trách xây dựng và quản lý hệ thống đường dây, đường cáp, đường ống nổi và ngầm là một cách làm manh mún mang dấu vết tiểu nông. Kế hoạch đầu tư do đó mà chồng chéo, dẫm chân, lệch pha, lỗi nhịp, gây nên tình trạng lộn xộn trong nghiên cứu, xây dựng và vận hành đô thị...........
    nguồn: http://vietnamnet.vn/chinhtri/2008/01/766233/

Chia sẻ trang này