1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Câu chuyện giao thông Hà Nội - có khó lắm không???

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi khoinguyen_kts, 24/11/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ivannn

    ivannn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/08/2005
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    - Nhiều người cứ đổ lỗi cho lãnh đạo trong khi quên béng vai trò vô cùng quan trọng của nhân dân. Nên nhớ, là cho dù "Đảng lãnh đạo, nhà nước và nhân dân cùng làm" thật đấy, nhưng phương châm nhất quán vẫn là "cho dân, vì dân". Vậy thì nhìn cho sâu cho xa thì chủ đầu tư cao nhất vẫn là dân, đảng và nhà nước cũng chỉ là nhà thầu của dân mà thôi. Thế thì còn thắc mắc gì nữa nào, nhà thầu làm mọi việc để đáp ứng nhu cầu của chủ đầu tư nhân dân, chủ đầu tư mà không thông thì đố thằng nào cãi được. Đấy, trăm sự chỉ bởi ý thức của nhân dân quá thấp kém mới ra cơ sự ấy. Sao không chờ vài năm nữa tư duy của nhân dân phát triển hơn xem bộ mặt đô thị sẽ ra thế nào, chả ngon gấp mấy lần mỹ ý chứ.
    - Ừ, biết ngay là lại có kẻ rắm thúi lại dám rỉa rói bộ máy quản lý hành chính.Thưa mấy pố là bộ máy hành chính giờ là quá chuẩn rồi. Hồ sơ dự án đưa lên, các ảnh chỉ thẩm được là có đúng không, có khớp không, có phù hợp định hướng không thôi chứ lại muốn các ảnh duyệt cả giá trị thẩm mỹ với giá trị văn hóa thì thôi dồi, các con dời tư vấn cứ mà đi bơm xe mấy cả vá lốp hết. Đúng là người ta thả cho đường sáng không đi lại đòi dúc vào cái xứ tối tăm. Muốn thêm một cấp chủ đầu tư nữa phỏng?? Rõ là chất lượng tư vấn thiết kế cũng như cái dắm tró, còn đòi hỏi dì nữa nào?.
  2. TocHuiCua

    TocHuiCua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2008
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    - Đồng chí này đảng viên chưa nhể, chắc là được giáo huấn đường lối kinh lắm đây. Ờ thì chủ đầu tư cao nhất vẫn là dân, nhưng chính quyền lại là đại diện cho chủ đầu tư cao nhất mới chết chứ. Còn lâu đảng & nhà nước mới làm nhà thầu cho dân... ừ mà cũng có khi làm thầu cho dân thật, nhưng cũng chính họ lại đại diện cho dân để nghiệm thu. Trước cửa nhà đồng chí đã bị chúng nó đào đường, khoét hố rồi sau đó xí xoá lấp lại thành 1 đống như mèo mửa chưa? Các con đường toàn ổ gà, ổ trâu, ổ voi mà đồng chí phải lao xe qua mỗi ngày, đồng chí là chủ đầu tư cao nhất, đồng chí có được nghiệm thu không? Con đường không làm đồng chí hài lòng, đồng chí kêu có ai nghe không? Đây chỉ là 1 ví dụ nhỏ để thấy người dân chúng ta chỉ là cái kiến, có chăng tư duy, dân trí thấp nó bộc lộ ra khi tham gia giao thông mà thôi...
    - Riêng cái việc như thế, các ảnh vẫn chưa làm tròn trách nhiệm đâu đồng chí ạ, các ảnh chủ yếu là thẩm xem cái phong bì dày hay mỏng, nặng hay nhẹ thui.
  3. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    thì ra vấn đề giao thông HN rất dễ: "thiếu đường" bây giờ cứ làm thế nào xây thật nhiều đường trong thời gian ngắn nhất là xong.....
  4. Wehrmacht

    Wehrmacht Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/02/2005
    Bài viết:
    1.969
    Đã được thích:
    0
    Nhật đang giúp mình làm lại gia thông đo thị thì phải.
    Phải nói thực là giao thông là điều làm cho người VN như mình thấy xấu hổ với người nước ngoài nhất.
    Càng ngày càng tồi tệ
  5. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Nhật cũng chỉ giúp tài trợ một số công trình khắc phục mang tính chữa cháy thôi chứ cái định hướng chung lâu dài phải do ta. Thực chất vấn đề giao thông là phần nổi của tảng băng quy hoạch đô thị. Khi quy hoạch đô thị còn quá nhiều điểm bất cập thì giao thông đô thị có chữa chỗ này lại hỏng chỗ kia mà thôi.
  6. khoinguyen_kts

    khoinguyen_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Bạn ơi, quy hoạch bất cập là cái gì thế? - nghe giống giọng lãnh đạo quá. Các vị lãnh đạo hay dùng chiêu hoả mù này để né trách nhiệm, chứng tỏ mình hiểu biết mà thực ra chẳng hiểu biết gì cả.
    Chính vì thế mà HN, Tp HCM tắc đường, ngập nước cả chục năm, bất động sản giá trên giời - mà vẫn chẳng có giải thích rõ ràng về nguyên nhân hay biện pháp thích thoả đáng gì từ chính quyền.
    Có một bài viết rất đáng đọc của các GS Havard (in bằng tiếng Việt) dăng trên Niềm Tin vào Tương Lai có đề cập đến nguyên nhân cụ thể của các "bất cập" kể trên.
    Nguồn: http://niemtin.free.fr/luachonthanhcong.htm
    -------------------------
    Xin tóm tắt lại:
    1) Sự mập mờ giữa quyền lực chính trị và quyền lực kinh tế: quyền lực chính chị không được sử dụng để đạt lợi ích quốc gia mà dùng để đạt mục đích của các nhóm lợi ích
    2) Vì đặc quyền kinh tế, các nhóm lợi ích cản trở cải cách và việc ban hành các chính sách ích nước lợi dân cũng như thi hành các dự án đầu tư công đúng đắn và có hiệu quả
    3) Cũng vì quyền lợi các nhóm (không phải đại chúng nhân dân) mà nhiều chính sách đô thị bị giới chính trị lũng đoạn; luật lệ và các nguyên tắc quản lý minh bạch không được áp dụng - thị trường BDS ở VN là thiếu minh bạch nhất. Tính kỹ trị bị xem nhẹ.
    4) Đất đai đô thị bị quản lý quá "hớ hênh", không theo nguyên tắc, không theo quy hoạch, đền bù không công bằng, đầu cơ đất đai, thiếu hụt công trình phúc lợi công cộng, giao thông tắc nghẽn... đều là các hệ quả của các vấn đề trên.
    Để đô thị phát triển bền vũng, sử dụng hiệu quả tài nguyên, và tiến tới giải quyết triệt để các vấn đề tắc nghẽn giao thông, đầu cơ đất đai... điều quan trọng nhất là phải tách bạch quyền lực chính trị ra khỏi quyền lực kinh tế.
    --------------------
    Đối với VN, điều đó có thể bao hàm nhiều nội dung khác nhau.
    Các nội dung cơ bản mà tôi cảm thấy rõ nhất là:
    - bãi bỏ phần lớn sự can thiệp hành chính vào việc cấp đất định giá đất: 1) muốn sở hữu đất phải mua lại theo giá thị trường dù là đất công hay tư; 2) muốn sử dụng đất phải theo quy hoạch và luật; 3) nhà nước chỉ bán những đất thích hợp cho người sử dụng, không cấp đất - ; 4) nhà nước chỉ thu hồi đất để thực hiện các dự án công ích - nhà nước không đứng ra thu hồi đất cho các dự án dân sinh;
    - các cơ quan quản lý chỉ thực hiện nhiệm vụ quản lý theo luật - không được phép tham gia vào các dự án kinh tế hay đỡ đầu cho các công ty nhà nước. Các cơ quan quản lý chỉ có một nhiệm vụ duy nhất, đó là đảm bảo môi trường công cộng (gồm cả môi trường đô thị và môi trường VH-XH, kinh tế, luật pháp công) phát triển lành mạnh theo kịp nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Ngân sách chỉ được dùng duy nhất để đảm bảo công tác này - không được dùng ngân sách để làm kinh tế.
    Tuy nhiên, theo như các GS Havard đã nói - điều này mang tính văn hóa cố hữu rất khó thực hiện ở VN cũng như các nước DNÁ khác vì chủ nghĩa "thân quen" , coi thường luật pháp đã ăn sâu trong tâm trí mọi người.
    Tách bạch quyền lợi chính trị ra khỏi quyền lợi kinh tế đồng nghĩa với việc thủ tiêu "quan chức" - các "quan" sẽ chỉ còn là nô bộc thực sự của dân chứ không còn là "các ông vua con" như hiện nay.
    Minh bạch đồng nghĩa với việc các "quan" lúc nào cũng phải đối diện với chất vấn, lúc nào cũng phải cẩn trọng trong từng quyết định, lại phải luôn nâng cao học thức nữa - thật không dễ chịu chút nào so với hiện nay.
    Chỉ có một lợi ích nhỏ nhoi duy nhất cho các "quan" - đó là sự tự hào và thanh thản về mặt lương tâm khi thấy công việc của mình có thể đem lại lợi ích cho đồng bào và đất nước - tiếc rằng diều này thường âm thầm vì ngay cả với những người tốt nhất cũng không phải lúc nào cũng được xã hội đánh giá đứng mức.
    Vì thế, khả năng mà chính phủ Việt Nam có thể tự thay đổi là rát nhỏ nhoi - chắc không ít người ý thức được điều trên - nhưng chư có động lực mạnh để thay đổi.
    Trong khu vực châu Á, chỉ duy nhất có Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Hồng Kông - là làm tốt điều này và họ đã xây dựng được bộ máy quản lý hành chính hiệu quả, mạnh mẽ. Trung Quốc, Malaysia cũng đang cố gắng những vẫn còn tụt hậu.
    Còn Việt Nam? Ai có thể làm các "bố" bỏ bớt quyền hành lợi lộc đây? ai có thể làm các "bố" nghĩ nhiều đến dân và quyền lợi quốc gia hơn?

Chia sẻ trang này