1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Câu chuyện môi trường

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi Oshin, 14/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rinvic

    rinvic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    922
    Đã được thích:
    0
    Chủ Nhật, 08/05/2005, 07:46 (GMT+7)
    Tuổi Trẻ Online
    "Cụ" rùa Hoàn Kiếm sẽ không cô đơn ?

    Rùa sa nhân - giống rùa đặc chủng của Cúc Phương

    TTCN - Rùa ở VN đang bị đe dọa, đó là lời cảnh báo của các nhà khoa học trong cuộc hội thảo với chủ đề ?oRùa ở VN đang bị đe dọa - làm thế nào để nâng cao hiệu quả truyền thông?.
    Trao đổi với ông BÙI ĐẶNG PHONG, giám đốc Trung tâm Bảo tồn và cứu hộ rùa Cúc Phương - trung tâm duy nhất của VN thành công trong việc cứu hộ và bảo tồn được nhiều giống rùa quí.
    * Hiện tượng buôn bán động vật quí hiếm đang là thách thức đối với xã hội. Tình hình ?ochảy máu? loài rùa ở nước ta hiện nay ra sao?
    - Đối với loài rùa, thị trường tiêu thụ lớn nhất hiện nay ở châu Á là Trung Quốc và Nhật Bản. VN hiện được coi là nơi trung chuyển rùa từ Lào, Campuchia để từ đó sang các thị trường trên. Hiện tượng buôn bán rùa từ nước ta sang Trung Quốc chỉ bắt đầu cách đây vài năm, song theo các chi cục kiểm lâm thì nạn này đang ngày càng gia tăng và tinh vi hơn trước.
    Ước tính hằng năm có khoảng 10.000 tấn rùa bị buôn bán và vận chuyển trong khu vực. Với tốc độ đó, rùa ở VN ngày càng cạn kiệt. Các loài rùa đã có lịch sử tiến hóa 250 triệu năm trước, tức là cùng thời với các loài khủng long. Nếu chúng ta không cứu hộ và bảo tồn kịp thời thì chỉ khoảng 15 năm nữa sẽ không còn nhìn thấy rùa trong tự nhiên.
    * Vậy trung tâm đã có những việc làm cụ thể nào để cứu hộ và bảo tồn loài rùa?
    - Trung tâm Bảo tồn và cứu hộ rùa Cúc Phương đã cứu hộ và chăm sóc nhiều loài rùa quí hiếm của VN. Trong năm 2004, chúng tôi đã thả gần 400 con rùa đất lớn và núi vàng tại vườn quốc gia Cát Tiên.
    Trung tâm hiện nuôi dưỡng và bảo tồn 16/23 loài rùa nước ngọt với hơn 820 cá thể, trong đó có một số loài quan trọng và khó sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt như rùa cổ bự, rùa bốn mắt của VN. Đặc biệt, trung tâm còn nghiên cứu ấp nở thành công 10 loài rùa, trong đó có những loài quí hiếm như rùa Trung bộ, rùa sa nhân, rùa núi vàng... Khi số lượng cá thể của các loài rùa tăng cao hơn chúng tôi sẽ mang thả chúng vào tự nhiên.
    Với sự giúp đỡ trực tiếp của các chuyên gia người Anh là Tim McCormack, trưởng nhóm nghiên cứu thực địa (Hiệp hội Bảo tồn động thực vật hoang dã), trong thời gian tới, trung tâm sẽ xây dựng các hạng mục công trình để diễn giải về các loài rùa phục vụ du khách đến thăm vườn và nâng cao nhận thức cho cộng đồng về trách nhiệm bảo tồn rùa. Hy vọng, những nỗ lực của trung tâm sẽ góp phần vào công cuộc bảo tồn các loài rùa nước ngọt của VN.
    Giám đốc trung tâm theo dõi việc sinh sản của rùa

    * Trong sách đỏ thế giới (IUCN), rùa Hoàn Kiếm được đánh giá là ở mức cực kỳ nguy cấp. Nhưng ở VN, loài rùa này lại chưa hề có tên trong danh mục thực vật, động vật hoang dã quí hiếm cần bảo vệ?
    - Nghị định số 48/CP ngày 22-4-2002 và nghị định 18 của HĐBT (nay là Chính phủ) ngày 17-1-1992 bổ sung các qui định danh mục thực vật rừng, động vật rừng quí hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ chỉ có tên năm loài rùa là rùa hộp ba vạch, rùa đất lớn, rùa răng và hai loài rùa núi vàng. Theo đó, không chỉ loài rùa Hoàn Kiếm mà rất nhiều loài khác nữa của VN không có tên trong danh sách được bảo vệ.
    Riêng rùa hoàn kiếm đối với người dân VN còn gắn liền với truyền thuyết trả gươm lại cho thần rùa sau khi đánh thắng quân xâm lược của vua Lê Lợi. Như vậy, nó không chỉ giá trị về mặt khoa học mà còn có ý nghĩa đặc biệt về mặt văn hóa. Theo tôi, các cơ quan chức năng cần có sự quan tâm riêng với rùa Hoàn Kiếm và sớm đưa loài rùa này vào danh sách động vật quí hiếm được bảo vệ bởi pháp luật VN.
    * Được biết, rùa Hoàn Kiếm là một trong năm cá thể rùa còn sót lại trên thế giới và là loài rùa độc nhất chỉ có ở châu Á. Xác định được những giá trị quan trọng trên, trung tâm đã có những nghiên cứu nào để cứu hộ và bảo tồn loài rùa này?
    - Rùa Hoàn Kiếm, tên khoa học là Rafetus swinhoei, được liệt vào danh sách có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất. Trên thế giới hiện chỉ có năm cá thể sống của loài rùa này, trong đó ?ocụ? rùa hoàn kiếm là cá thể duy nhất sống tại VN (số còn lại sống ở Trung Quốc).
    Trong năm 2004, trung tâm đã kết hợp với Trường đại học quốc gia Hà Nội cùng với sự tài trợ của Hiệp hội Bảo tồn thế giới (WCS) đã điều tra tại một số tỉnh ở miền Bắc VN. Bước đầu đã có một số thông tin về những cá thể cùng loài với rùa hoàn kiếm nằm rải rác tại một số địa điểm. Chính điều này đã hé mở hướng nghiên cứu tiếp theo của chúng tôi trong năm 2005, đó là tiếp tục khoanh vùng nghiên cứu và phỏng vấn người dân. Có thể, ?ocụ? rùa hoàn kiếm sẽ không còn cô đơn nữa.
    THU PHƯƠNG
  2. rinvic

    rinvic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    922
    Đã được thích:
    0
    http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/Loi-song/2005/06/3B9DEF3C/
    Thương ông lão 5 thì trách chính quyền địa phương 10 ...
    Ông già môi trường
    Dù đã bước sang tuổi thất thập, nhưng suốt mấy năm ông tình nguyện đi thu gom rác thải cho dân làng. Cũng chính ông tự bỏ tiền xây cầu, làm đường cho dân làng đi lại đỡ khổ.
    Ông là Nguyễn Văn Thuận, ở thôn Ngọc Động (xã Hoàng Đông, Duy Tiên, Hà Nam), người được dân làng gọi là ông già ?omôi trường? và được UBND tỉnh tặng bằng khen vì thành tích bảo vệ môi trường.
    Cứ tầm chập tối, người dân ở thôn Ngọc Động, xã Hoàng Đông lại quen với tiếng còi ú như xe cảnh sát, tiếp đó là giọng oang oang của ông Thuận trên loa: "Kính thưa dân làng Ngọc Động! Thực hiện vệ sinh môi trường, kính mong toàn thể nhân dân hưởng ứng...".
    Ông Thuận một tay đẩy xe rác, một tay cầm cái loa nhỏ kêu gọi mọi người đổ rác. Tiếng loa của ông vang đến đâu, già trẻ trong làng đều mang rác ra đổ. Cứ thế hết ngõ này, ngõ khác cho đến khi xe rác đã đầy, ông Thuận tắt loa và ?ooằn? lưng kéo xe rác đi đổ. Mấy năm qua, ông đã quen với công việc này rồi.
    Dân làng Ngọc Động quê ông chủ yếu sống bằng nghề mây tre đan xuất khẩu, vì thế lượng rác thải ra hằng ngày rất nhiều. Ngày trước đường làng ngõ xóm nơi nào cũng ?ongập? rác. Nhiều lần dân làng định thuê nhân công môi trường về thu gom rác thì ông Thuận xuất hiện, xin nhận làm công việc này. Ông quan niệm, làng xã phải sạch đẹp thì mới văn minh, nếu cứ để bẩn thì dễ gây ra bệnh tật cho mọi người.

    Chiếc xe ba gác, cái loa là phương tiện đi thu gom rác hằng ngày của ông Thuận.
    Nghĩ là làm, ông đi mua 1 chiếc chổi tre, 1 chiếc cào, 1 chiếc xẻng, rồi cặm cụi ?otự chế? cho mình một chiếc xe ba gác để làm nghề ?olao công?. Sau đó, ông bỏ tiền ra mua hàng trăm bao tải, ghi tên từng chủ hộ vào đó và phát không cho họ với yêu cầu họ đổ rác vào bao.
    Ông kể: ?oBây giờ thì khác, chứ hồi mới bắt tay làm vệ sinh môi trường, trong nhà vợ con ai cũng phản đối". Nhiều lần vợ chồng to tiếng cũng vì chuyện ngăn cản không cho ông đi nhặt rác. Tám người con của ông ai cũng dọa sẽ ?otừ mặt? ông, bởi họ nghĩ con cái ai cũng đã trưởng thành rồi mà để cho ông bố 70 tuổi cứ đêm hôm một mình đi hót rác cho làng.
    Người làng có người bảo ông là ?ohâm?, là ?ođiên khùng? vì già rồi không ở nhà với vợ con mà lại đi làm cái việc ?ohôi thối? ấy làm gì cho mệt người. Mặc kệ người nhà ngăn cản, người làng tha hồ đàm tiếu, ngày ngày ông Thuận vẫn đẩy chiếc xe đi gom rác khắp làng.
    Một thời gian sau, chính quyền của thôn thấy ông làm tốt đã quyết định trả cho ông mỗi ngày công là 18.500 đồng. Và giao cho hẳn một chiếc xe thùng to để ông đi thu gom rác trong làng. Nhưng khổ nỗi chiếc xe đó không hợp với sức người của ông.
    Ông Thuận vui lắm! Vui không phải vì khoản tiền công hằng tháng, vui vì cuối cùng bà Thuận, vợ ông cũng ủng hộ việc hữu ích mà ông đang làm. Từ đó không chỉ làm ban ngày, ông Thuận còn thu gom rác vào ban đêm.
    Sở dĩ ông phải ?olọ mọ? cả đêm hôm như thế, vì lượng rác thải của làng quá nhiều, nếu ngày nào chưa thu dọn xong thì ông chưa về nhà. Hơn nữa, làm ban đêm theo ông đỡ bụi bặm, đỡ ô nhiễm hơn. Chính vì đêm hôm đi thu gom rác khắp làng nên có lần ông Thuận suýt bị đánh vì người ta tưởng là kẻ trộm.
    Đến nay, ngoài thu gom rác cho làng Ngọc Động, ông Thuận còn nhận thu rác cho làng Chuông, làng Trịnh kế bên và ký hợp đồng với cả khu vực thị trấn Đồng Văn. Không hết việc, ông phải thuê thêm anh Kiểm người làng bên, với tiền công 20.000 nghìn đồng/một ngày công và bao cơm ăn.
    Ông còn làm thơ ca ngợi, biểu dương những người có thành tích trong phong trào ?oxanh-sạch-đẹp xóm làng?: ?oHoan hô Ngọc Động thôn ta/Toàn dân đóng góp tham gia môi trường/Trước đây nhìn cảnh đáng thương/Hai bên vệ đường rác bẩn, ruồi bâu/Bây giờ nó đã biến đi đâu...?.
    Công việc thu gom rác nặng nhọc, hôi thối, nhưng ông vui vẻ chấp nhận. Mới đây có người trong thôn không muốn cho ông tiếp tục làm nên ông đã viết đơn kiến nghị lên xã. ?oMấy hôm nay ông ấy cứ đờ người ra, cứ chạy lên chạy xuống trên UBND xã cũng vì chuyện nhặt rác. Nếu không được đi nhặt rác chắc ông ấy điên mất, bởi ông Thuận đã nghiện rác mất rồi...?, bà Thuận, vợ ông tâm sự.
    Không chỉ đi thu gom rác thải cho dân làng, ông Thuận còn tự bỏ tiền ra xây cầu, làm đường cho người dân đi lại cho đỡ khổ. Trước đây dân làng Ngọc Động mỗi lần đi lễ nhà thờ phải sang thôn Động Linh kề bên, mà giữa hai thôn lại bị ngăn cách bởi một con mương rất to. Lúc mưa to nước ngập, nhiều người chỉ còn cách cởi bỏ trang phục đội lên đầu mà lội qua mương. Đã có không ít lá đơn kiến nghị của bà con gửi lên xã, nhưng chưa được giải quyết vì lý do kinh phí.
    Thấy thế, ông Thuận ?omôi trường? về chặt bụi tre nhà mình ra bắc cầu cho dân đi. Được một thời gian do lượng người đi lại quá đông, cây cầu tre ông Thuận làm cũng ọp ẹp. Ông lại tính đến việc xây dựng một cây cầu kiên cố hơn. Số tiền công được trả cho việc thu gom rác thải hằng tháng, cộng với tiền con cháu cho dành dụm bấy lâu, ông dồn hết vào việc xây dựng một cây cầu bêtông kiên cố cho làng. Lần này vợ con cũng không cản nổi ông.
    Không chỉ dừng lại ở đó, ông Thuận còn làm một việc ?ohâm? hơn nữa, đó là việc tự mình ?ođội đá vá đường?. Thấy con đường nhỏ trước nhà cứ đến mùa mưa nhiều đoạn chìm ngập như cái ao làng. Ban đầu ông nghĩ đến việc đi vận động các gia đình cùng làm nhưng thấy ít người ?ohưởng ứng?. Thế là ông phải một mình thực hiện ý đồ đắp đường cho dân. Cả gia tài của ông chỉ có chiếc xe ba gác và chiếc loa Trung Quốc làm phương tiện trong việc thu gom rác, thế nhưng ông vẫn quyết đắp bằng được con đường.
    Ngày thì ông đi thu gom rác khắp làng, tối về ông Thuận lại một mình hì hục khuân đất, đá về đắp đường. Sau gần một tháng trời quần quật ngoài đường, con đường nhỏ vốn lầy lội nay trở nên thoáng đãng, sạch đẹp. Giờ đây, khi cây cầu, đoạn đường đã làm xong, nhiều người vẫn bảo ông là ?ohâm?, là ?ođiên khùng?, nhưng với ông Thuận đó là niềm vui, nguồn hạnh phúc, khi thấy dân làng đi trên ?ocầu ông Thuận, đường ông Thuận?.
    (Theo Tiền Phong)
  3. doi_man_tra

    doi_man_tra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2005
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    mình có biết một câu chuyện rất hay. Đó là tại những hòn đảo tại Châu Phi của một số nước(mình cũng không nhớ rõ là nước nào), do ở đây ít mưa nên người dân đã sử dụng các tấm nilon chắn luồng hơi nước mang từ biển vào, với các tấm nilon có diện tích 2 -4 mm2 và kết quả là họ thu được một lượng nước khá lớn. Mình không mang tài liệu nên không thể nói chính xác được. Mong các bạn thông cảm và hãy chia sẻ thông tin nhé. Tuy nhiên đó cũng có thể là một cách để chống hạn đấy chứ nhỉ.
  4. steppy

    steppy Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    1.327
    Hình như cách đây mấy năm trên báo ANTG có đăng một bài về một loại rùa Khổng lồ ở Thanh Hoá trong một cái đầm lớn, giống như loại rùa hồ Hoàn Kiếm. Hồi năm 72 -73 gì đó do chiến tranh Thanh Hoá bị đói, có bác nông dân chuyên đi đánh bắt loại rùa này để ăn thịt, nhờ đó qua được nạn đói. Một con rùa làm lương thực gần 1 tháng. Sau đó tác giả liên hệ với quê Lê lợi ở Thanh Hoá, và có khả năng Lê Lợi bắt 02 con ra thả tại Hồ Hoàn kiếm để làm huyền thoại , không hiểu thông tin có chính xác không, phiền các Bác chuyên về rùa kiểm tra lại.
    Goodluck
    P/s tôi nhớ cũng không được chính xác 100% đâu, nhưng đại thể bài báo là như vậy. Nếu không đúng thì xin các bác chỉnh lại hộ.
  5. doi_man_tra

    doi_man_tra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2005
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    theo mình được biết thì dung dịch đó là AgNO3. Chúng ta có thể giải thích như sau:
    khi những phân tử AgNO3 được phun lên trên các đám mây thì chúng sẽ kết hợp với những ion có trong đó ( vì khi bốc hơi thì trong hơi nước thường chứa một lượng muối nhất định mà, có đúng không nhỉ? ) phản ứng này là phản ứng thu nhiệt nên chúng làm cho các đám mây trở nên lạnh đi và ngưng tụ lại nên dễ rơi xuống hơn.

Chia sẻ trang này