1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Câu chuyện nước Mỹ

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi thosan, 25/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thosan

    thosan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2003
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    0
    Câu chuyện nước Mỹ

    Giữa tháng 2, 3, đoàn nhà văn nhà báo Việt Nam gồm 12 người tham quan nước Mỹ trong một chương trình do Bộ ngoại giao Mỹ mời có tên "Cái nhìn của người cầm bút đối với các vấn đề xã hội đương đại Mỹ". Nhà báo Dương Phương Vinh kể lại một phần ấn tượng trong chuyến đi của mình.

    Phần 1 : New York, đến đó để "love" hoặc "leave"


    Nghe nói ở ý, biển báo giao thông mang phong cách nghệ thuật âm nhạc - "nhanh", "chậm", "vừa phải"... Bản lĩnh của một thành phố nghệ sĩ, "trung tâm của thế giới" New York thể hiện ngay trong subway (xe điện ngầm). Nơi đây người ta có thể cảm thấy thời gian chờ đợi ngắn đi khi ngắm nghía các nghệ sĩ lang thang da đen bóng khoẻ mạnh nhảy craket trên sàn xi măng của nhà chờ, hoặc lia mắt qua các dòng chữ viết bóng bẩy trong toa tàu: "7 triệu dân New York ( khu vực Manhattan) là 7 triệu nhà phê bình nghệ thuật nghiêm khắc nhất, bạn sẽ trở nên nổi tiếng hoặc sẽ bị nhấn chìm ". Câu khác mà dân New York cũng rất ưa nhắc đến: New York chỉ chấp nhận hai thái cực "love it or leave it"- hoặc là yêu nó, hoặc không thích thì "biến". Không có trung dung.

    Đối với cả bọn 12 người chúng tôi, thoạt tiên đến New York là để biết mình "đã đến đã thấy đã chụp ảnh". Rồi sau đó rụng chân vì đi bộ quá nhiều. Nhà hát Broadway là trung tâm kịch nghệ New York, còn phố Broadway đầy hàng hoá và đồ lưu niệm, dài rộng đến nỗi nhớ ngay được vì sao minh tinh 20 triệu đô Julia Roberts có cái miệng bị ví "như đại lộ Broadway". Mênh mông bể sở nhưng đường phố ở New York được xẻ ngang dọc rất hợp lý, dễ nhớ dễ tìm, nhất là khi được hỏi đường, cư dân của thành phố còn cẩn thận nhẩm hộ "bạn sẽ mất khoảng 5, 7, 10... phút đi bộ". Một ngày ngót nghìn phút đi như vậy, nhà thơ Trần Mạnh Hảo làu bàu "Tưởng nước Mỹ là cái gì, hoá ra cái nồi hầm nhừ chân chúng ông". ở những thành phố khác - Boston, Washington, Iowa, San Francisco... chúng tôi đi xe hơi là chính, còn đến đây người hướng dẫn nói tìm chỗ parking (đậu xe) cực khó. Rồi ngay cả muốn ra bến xe điện ngầm cũng phải đi bộ chứ.


    Nếu như Đại lộ 5 (The Fifth Avenue) hay Central Park là nơi làm những con mọt sách mềm yếu nhất qua những truyện ngắn, tiểu thuyết thì Times Square (Quảng trường Thời đại), phố 42 và những đường phố nối dài, về đêm là đất cho các nghệ sĩ thể hiện tài năng. Cỗ xe ngựa đậu hờ sát hè như trong một bộ phim cổ vừa phát trên ti vi. áp- phích quảng cáo phim mới nhất của Mel Gibson (có Đơn Dương tham gia) "Chúng tôi từng là người lính" nổi nhất trong hàng nghìn tấm biển rực rỡ, đặt không xa áp phích phim "Lion King" cổ lỗ sĩ. Hoạ sĩ, nghệ sĩ kịch câm, kịch nói... biểu diễn ngay trên đường phố, dù có khán giả dù không. Những nhóm nhạc của người da đỏ, túm tóc dài buộc sau gáy đến từ một tiểu bang miền núi xa xôi, tiếng kèn da diết gợi nhớ tổ tiên. Nghe chưa hết bài, một số người moi ví lấy tiền mua băng của họ trước khi bần thần bước đi.

    Trong đoàn người dằng dặc chờ đợi đến lượt ra đảo tượng thần Tự do sáng ấy, chúng tôi ngắm người đàn ông lang thang chơi violon chỉ vì hàng đang xếp ngay trước mặt ông ta. Biết rằng cả bọn "from Hà Nội", ông ta bèn lập tức cử Tiến quân ca từ "Đoàn quân VN đi" cho đến "vững bền", không sai một nốt! Cho rằng đó là một người "chuyên nghiệp" tiếp thị giỏi thuộc làu cỡ vài trăm bản quốc ca đi nữa, thì trí nhớ thật đáng nể, những đồng cen bay vèo vèo vào chiếc mũ. Vẫn Trần Mạnh Hảo tỏ ra yếu đuối nhất, đòi luôn một pô rất báo chí

    Những người thực sự hiểu biết hai chữ Việt Nam ở New York có lẽ không nhiều, nhưng chỉ cuộc gặp nhà thơ Grace Paley, thi bá ở New York nhiều năm trước, đủ thú vị và xúc động. ở Mỹ cứ hai năm lại một lần bầu chọn thi bá của từng thành phố, tiểu bang, liên bang. Grace Paley nay đã ngoài 90, từng là một trong những người ủng hộ viên mạnh mẽ nhất của phong trào phản chiến, sang Việt Nam lần đầu vào năm 69 và trở lại năm 97. Gương mặt phúc hậu vóc dáng nhỏ bé của bà trở nên đặc biệt sinh động trên giảng đường ĐH Tổng hợp Massachusetts. Bà có thể kể 3 tiếng đồng hồ liền kỉ niệm sâu đậm nhất đời mình - đã đi bộ như thế nào vì hoà bình ở đất nước Việt Nam xa xôi.

    Men theo bức tường dẫn đến Tháp Đôi, những bức tượng nhỏ bằng đồng tạc hình ảnh đáng yêu của những người lính cứu hoả dũng cảm. Nước Mỹ đang kỉ niệm 6 tháng lâm nạn. Chỗ trống của Tháp Đôi vẫn đang được dọn dẹp, xung quanh bây giờ trở thành điểm đến thăm của cả thế giới, như phố Wall, Times Square... Thỉnh thoảng, một lá cờ nhiều sao mắc lại trên cành cây cao, gió mạnh chỉ lay xuống cành khác chứ không rơi xuống đất. Trên lối đi, kỷ vật, mũ, áo của những người đã chết được bày ra. Những thanh niên áo đen trẻ đẹp mắt đầy nước bên bức tường ghi danh những người đã chết... Chúng tôi chụp thật nhiều ảnh mang về chia sẻ với người thân ở nhà, quả nhiên khi biết có qua "Nữu ước", câu đầu tiên khi trở về mà họ hỏi thăm: "Có đến chỗ Tháp Đôi bị sập không, bây giờ ở đó thế nào".

    Nhiều người chê New York quá ồn ào. Sự thực muốn yên tĩnh ở nơi đây đâu phải không tưởng, có rất nhiều con phố tĩnh lặng dễ thương nhà không chọc trời.

    (Dương Phương Vinh)



    Hello,anh sờ tí sao em không đồng ý!!!! (Lionel Richie)
  2. thosan

    thosan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2003
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    0
    ở New School University (Viện Đại học New School), nơi đào tạo nhiều khoa trong đó có viết văn và diễn viên, học phí 15.000 USD/năm (loại trung bình ở Mỹ, còn Havard, trường sang trọng nhất - khoảng trên 30.000/năm), hai hôm liền cả đoàn được tiếp xúc với một phụ nữ dễ chịu là tiến sĩ Carol Wilder. Tươi tắn, trạc năm mươi, bà đưa đoàn đi thăm bảo tàng nghệ thuật đương đại New York, rất tuyệt; đãi rượu ngon và món cá, thịt bò, rau trộn cũng rất ngon tại "bar hầm" sang trọng; trao tặng những chiếc áo pull xinh xinh hợp vóc dáng người Việt và chưa chia tay đã rơm rớm "Tôi yêu Việt Nam". Nhưng rồi sáng hôm ấy, người ta báo Viện trưởng Viện Đại học New School tức sếp của Carol, người sẽ tiếp chúng tôi chính là Bob Kerry.
    Bob Kerry, nhân vật năm ngoái chiếm lĩnh nhiều trang thời sự các báo lớn trong nước với vụ sám hối muộn mằn trong cuộc thảm sát ở xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, Bến Tre. Báo Thanh Niên tung những giả thiết "ghê rợn" nhất về con người này, dịch từ nguồn báo Mỹ. Ngoài ra nghi vấn nhất vẫn là lý do sám hối, có phải chỉ vì đã bị lộ và không thể đừng được. Đương sự thú nhận từng gây tội ác, rồi lại chối, cho rằng những nhân chứng đồng ngũ cũ không đáng tin cậy. Rồi tin sinh viên đòi "người hùng của nước Mỹ" từ chức vì đã nói dối quá lâu. Đau nữa là một người bạn lâu năm đã qui tội ông nặng nề, viết thư ngỏ cho ông trương lên công luận, lại sẵn sàng đứng ra làm luật sư miễn phí cho dân xã Thạnh Phong đòi quyền công bằng. Các nhà báo Mỹ cũng nhanh chân đổ bộ địa danh nổi tiếng này để tìm sự thật...

    Người tổ chức chương trình đề nghị chúng tôi không đề cập những vấn đề quá nhạy cảm vì "tình thế là tế nhị". Ông Kerry mới về ĐH này được một năm, trường này theo người tổ chức - phiên dịch, hai giáo sư Nguyễn Bá Chung và Chung Hoàng Chương người Mỹ gốc Việt, thuộc diện có mối quan hệ thiện chí với VN, trước kia và có lẽ cả trong tương lai - như UMASS (ĐHTH Massachusetts) vậy; bây giờ ông ta là chủ nhà, nhận lời tiếp nhưng đâu phải đã vui lòng chịu chất vấn. Cú sốc báo chí năm ngoái chắc đủ cho ông rồi...
    Được thông báo là người đẹp trai nhưng cuối cùng cựu thượng nghị sĩ hiện ra với khuôn mặt hơi lõm, đường nét mỏng mảnh. Khi cười càng lõm hơn, vẻ quyết liệt, ác ngầm. Lập tức ông nắm thế chủ động và có vẻ chỉ muốn hỏi hơn là đáp. Kể sang VN nhiều lần, lần chót là năm 92, tự nhận đã tham dự vào cố gắng bình thường hoá quan hệ hai nước cho đến khi nó thành tựu vào 1994 dưới thời Clinton.
    Vào cuộc cựu thượng nghị sĩ và bây giờ là nhà quản lý học đường cho biết chỉ tiếp nửa giờ. Được 26 phút, một phụ nữ, thư ký thì phải, tiến vào đưa ông mẩu giấy ý chừng "có việc" để ông có thể lịch sự rút lui một cách lửng lơ trở vào phòng làm việc của mình. Sau đó như đã "mặc định", chúng tôi thấy mình ở trong căn phòng đó, ông đứng trước máy vi tính và màn hình đang dừng ở những dòng trao đổi thông tin của Đại sứ quán Mỹ ở VN! Ông nhấp chuột một lúc rồi tiến ra góc bàn, giơ lên biểu tượng Tháp Đôi (loại mặt hàng đang được bày bán khắp New York với đủ món dây chìa khoá, đồ tiêu dùng, đa số ghi made in China...), vẻ trầm tư vừa phải "trước kia hàng ngày tôi vẫn nhìn thấy nó, Tháp Đôi, qua khuôn cửa này, bây giờ thì không".
    Chỉ chờ câu hỏi "Sao ông không tranh cử nữa" Bob Kery đáp 12 năm trong Thượng viện là quá đủ, được mời vào Viện ĐH tôi thấy đây là công việc rất hay(chứ không phải vì dính xì căngđan?) Rồi giơ tấm ảnh một đứa trẻ bé xíu lên khoe, trình ra vẻ mặt người cha hạnh phúc "Lý do thứ hai là đây, một người già mà có được đứa con nhỏ. Làm nghị sĩ sẽ không có thời gian cho gia đình". Một nét chăm chú cần thiết khi đón nhận món quà là bức tranh thêu cảnh đồng quê dân dã. "Cảnh này là đâu vậy?". "Bức này được làm bằng tay thật ư?" khiến người tặng phải chăm chỉ tiến hành cuộc giải thích thật sự vì người được tặng đã tỏ ra quan tâm như thế.
    Trước lập trường của một vị khách "Chắc ông cũng biết tình hình ở những nước có nhiều đảng thường rất phức tạp, mất ổn định", ông cười nụ "Nước chúng tôi có hai đảng dân chủ và cộng hoà (tôi theo đảng dân chủ). Hai đảng này không làm người dân thoả mãn, nhưng người của hai đảng này cũng nói y như bạn, rằng có thêm đảng thứ ba sẽ mất ổn định. Nói chung tình hình trên thế giới đều như nhau..." Một trong những phương pháp của Bob là hay đem "bản địa" ra so sánh một cách hơi giễu cợt với đối tượng, như thế những câu hỏi xoáy tuồng như làm người nghe thấy nhẹ đi.
    Hôm trước, Kevin Bowen, nhà thơ, giám đốc Trung tâm William Joiner ở Boston (nơi đăng cai cuộc này của chúng tôi thông qua Bộ ngoại giao Mỹ) vừa tặng mỗi người trong đoàn tập thơ "Playing basketball vith the *********" - Chơi bóng rổ cùng *********, đọc lõm bõm xong cả bọn nói đùa với nhau: "ẩm tìn tịt". Kevin, nổi tiếng về tình cảm sâu đậm với "*********" trước kia và bây giờ. Larry Hainemann, nhà thơ cựu binh khác thì nổi tiếng với câu thơ "Tôi từng đi lính. Tôi là kẻ hèn nhát", một nghịch lý của những người lính thế hệ anh. Wayne Karlin, nhà văn, người tổ chức hợp tuyển "Phía bên kia góc trời" gồm tác phẩm của nhà văn cựu binh Việt - Mỹ, viết mãi vẫn không thôi ám ảnh những ngày làm thợ máy trên phi cơ cuối thập kỉ 60, bị buộc phải bắn vào bất cứ vật di động nào dưới đất... Không đợi đến câu chuyện của anh Trần Quý Thắng, thư ký thứ nhất đại sứ quán VN ở Washington, chúng tôi mới biết "Nhiều cựu binh Mỹ, bản thân đã bị nhiễm chất độc da cam, tóc rụng, mặt sần, tâm sự rằng thường xuyên đêm không ngủ nổi, mồ hôi ướt đầm, khoảnh khắc chiến tranh với ký ức tàn sát dân lành cứ hiện ra. Họ rất không bằng lòng với thái độ của chính phủ, không chịu thừa nhận và không bồi thường cho nạn nhân ở VN. Chính họ, cứ làm được đồng nào là dành dụm sang VN tự nghiên cứu hậu quả, tìm cách chứng minh chính phủ phải có trách nhiệm, phải đền bù".
    Bây giờ, ngài Bob ở trước mặt chúng tôi đây, một chính trị gia đúng nghĩa, thông minh, rất có thể là một con người thú vị, thậm chí một ông đốc học mẫu mực. Song nghĩ đến nghi án Thạnh Phong và nguy cơ trôi vào dĩ vãng của nó, tôi chỉ muốn biến cho nhanh, dù chỉ là ra khỏi nơi đây, ra đến đường, những con đường sạch đẹp dễ chịu dễ nhớ. Sự thực là lúc cả bọn chụp ảnh chung với ngài, có kẻ đã quay lưng đi.

    (Dương Phương Vinh)



    Hello,anh sờ tí sao em không đồng ý!!!! (Lionel Richie)
  3. thosan

    thosan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2003
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    0
    Phần 2 : "Vi mạch" nước Mỹ
    Từ trên cao nhìn xuống, New York, Washington, Chicago, Virginia... trông như những vi mạch điện tử - với nhà cửa, đèn đuốc chi chít... Xuống thấp thì trông rõ người hơn.

    Bạn đọc nhiều người tuyên bố ("cho báo chí biết mà buồn") bây giờ Bin Laden có bị bắt sống hay giết chết tươi cũng chẳng quan tâm nữa, nhàm quá rồi, nhưng phía mời quyết định dịch chuyển chương trình tham quan của đoàn nhà văn nhà báo VN từ tháng 10/2001 đến tận tháng 2/2002 "cho an toàn". Chính người Mỹ cũng có vẻ quen dần với tai ương rồi, họ thường hỏi lại là sang đến đây có sợ gì không.
    Sân bay quốc tế Kennedy - New York rộng là thế, hàng trăm chiếc kề nhau chờ cất cánh, hạ cánh song té ra cũng "xịn" vừa vừa, khách phải cầm vé lên... xe buýt trước khi lên máy bay, không được chui vào "đường ống" ngay. Thêm quang cảnh cũng hơi ngổn ngang, không choáng lộn như ở Hàn Quốc, có người đã đùa "Thế thì khác quái gì sân bay Đa Phúc". Trên chiếc máy bay "đồ chơi" giản tiện New York đi Boston, lần đầu tôi hiểu vì sao người ta nói với nước Mỹ để khen cũng được mà chê, không sai.
    "Món đồ chơi" chỉ chứa được khoảng 3 chục người. Bay 1 tiếng, chỉ một tiếp viên, một phi công. Anh phi công còn có cái khoang xíu xíu mà ngồi, chứ anh tiếp viên phải bắc chiếc ghế ngồi đọc báo (đương nhiên có thắt dây an toàn) ngay trước mặt hành khách ngồi đầu- tôi đây. Sự tiện dụng, thực dụng kiểu Mỹ, cái gì cần to thì to, có thể bé tội gì không bé.
    Chàng tiếp viên da đen, người chắc như nêm, một tay cầm mic :"Ladies and gentlemen", tay kia đút túi quần, người đung đưa, mặt mày giãn nở. Không đẩy xe phục vụ, mà hỏi vọng từng 4, 5 người một, uống gì nào, rồi hai tay bê hai cái cốc tung tăng đi đi lại lại như người nghệ sĩ được hứng. Suốt cả chặng Hà Nội-Seoul- New York trước đó đọng một chuỗi ấn tượng hoàn toàn khác, các cô tiếp viên xinh đẹp cầu kỳ, sáng trang điểm nâu chiều đánh gam sáng, máy bay thì to đẹp, tác phong phục vụ cũng "hộp"...(có nhà văn thốt "nhìn anh tiếp viên nào cũng như từng đóng phim", na ná nhau). Người thích "hộp", "chuẩn", "hoành tráng" sẽ khó chịu với không khí trên chiếc máy bay đồ chơi, còn tôi thấy nó ngộ nghĩnh và chả sợ nguy hiểm gì cả khi thân hình đơn sơ của nó chao liệng ngoài biển. Nhân đây phải nói thêm rằng đồ ăn của hàng không Mỹ tồi ơi là tồi dù máy bay to hay bé. Muốn uống một lon bia của hàng không Mỹ khách phải trả 3 USD, còn máy bay Hàn rượu cũng miễn phí, khách "nhõng nhẽo" gọi mấy lần liền, OK.
    "ở Mỹ mọi thứ đều chuẩn hoá. Chẳng hạn cuộn giấy vệ sinh ở mọi sân bay đều có kích cỡ bằng nhau, tính chất mềm xốp, màu sắc như nhau". Việt Anh, nữ sinh ở Boston kể. Đã 15 lần lang thang sân bay các bang, thấy cũng không đúng hoàn toàn. Cùng với những biển chỉ dẫn khắp nơi nơi để không ai lạc nổi: exit (lối ra), enter (lối vào)..., "em" thùng rác cũng có chỗ ở khắp chốn, cái này mới đúng qui chuẩn "hình thể" màu sắc- xám và luôn có ni-lon vành ra ngoài miệng thùng, khiến người lười cũng ít cơ phát huy tật xấu. Muốn người ta tự giác, cũng nên tạo điều kiện. ở Sài Gòn, Đà Lạt bây giờ, thỉnh thoảng nơi công cộng thùng rác còn kèm dòng chữ "cho tôi rác với" học lỏm ở đâu đó, dễ thương. Người đi bộ các thành phố dù lớn dù nhỏ ở đây chẳng sợ tai nạn khi sang đường, vì đã có chỗ vạch trắng dành riêng cho họ, đi theo hiệu lệnh đèn. (Sao mình không thử theo nhỉ). Một khi người đi bộ đã bước chân xuống đường, tất cả các xe phải dừng lại, không "oong đơ". Thường thì lái xe chỉ cần thấy bạn dợm chân muốn sang là đã tự động nhường với nụ cười để sẵn, có khi còn kèm một cái khoát tay.
    "Nước Mỹ có thể trở nên rất đáng sợ nếu bị khích động", giáo sư Connell ở UMASS không nói rõ ai là tác giả câu nói này nhưng ông chứng minh rằng sự tự hào của người Mỹ cộng với tinh thần Thanh giáo, đáng sợ. "Giấc mơ Mỹ"- một quan niệm sống và thuật ngữ quen thuộc cũng được ông mổ xẻ với âm hưởng hơi chế giễu. Giấc mơ được làm người Mỹ, ban phát tình cảm và quyền lực đối với các công dân còn lại của thế giới. Một trong những biểu hiện "cường quốc" của dân nước này ngoài chuyện tự thoá mạ (một cách chân thành hoặc chỉ là "đánh quả thoá mạ"), còn thường xuyên nhấn mạnh họ độc lập hoàn toàn với chính phủ. Phóng viên tờ Boston Globe, ăn lương 40.000 USD đến 90.000 USD/ năm, kể uy tín của họ được tạo nên chủ yếu nhờ những bài điều tra, nhất là những bài can thiệp sâu vào tình hình chính trị chẳng mấy được lòng chính quyền. Trên đường phố New York sáng rực về đêm, có bảng điện tử to tướng đủ màu chạy dòng 11 chữ số nhấp nháy, chuyển động liên tục cho biết số USD chính phủ Mỹ nợ nước ngoài, tăng từng giây! Thỉnh thoảng cũng có người dừng lại nhẩm ngắm, như đối với các áp phích quảng cáo xe hơi, mỹ phẩm, phim ảnh gợi cảm vậy.
    Làn sóng di cư lậu sang Mỹ nghe nói bây giờ mạnh nhất là Mexico láng giềng. Xin visa vào Mỹ ngày một khó, đặc biệt qua con đường học hành, bởi theo các quan chức Bộ ngoại giao chúng tôi gặp ở Washington, 19 kẻ khủng bố trong vụ 11/9 đều là sinh viên, vào Mỹ bằng đường này. "Visa khó làm vậy song một khi bạn đã vào được đây, chẳng ai quản lý xem bạn đi đâu, làm sao sống và sống với ai" .
    Một buổi sáng ở UMASS, chúng tôi được mời dự cuộc nói chuyện về văn học đối kháng của người da đen. Có một niềm đau đáu đòi công bằng vẫn âm ỉ giữa chốn hợp chủng này. ở công sở và địa điểm công cộng, những người có nước da đen, đa phần to béo, đi lại tự tin, nhưng một lần suýt bị lạc ở xe điện ngầm ban đêm, tôi nghiệm từ 12 giờ trở đi dân da đen muốn lên được taxi, cực khó. Tuy nhiên, chuyện thời sự là Alice Randall, một phụ nữ da đen khá xinh vừa thắng lớn trong vụ "The wind done gone" (Để gió cuốn đi), cuốn sách ăn theo "Gone with the wind" (Cuốn theo chiều gió). Bằng sách của mình Randall "mắng" Margaret Mitchell "tội phân biệt", gia đình Mitchell thì kiện cô vi phạm tác quyền. Bây giờ cô thuê được hãng luật Hill & Balow ở Boston bào chữa thành công. Tuy nhiên cuốn sách coi bộ chẳng có giá trị gì. Trong câu chuyện bản quyền xa rộng hơn, các luật sư kể "Nước Mỹ xâm phạm bản quyền của cả thế giới, song không cho ai đụng đến họ".
    Nước Mỹ, nước Mỹ... Buổi làm việc tại thư viện công cộng Boston, ông giám đốc nhà xuất bản Curbstone Press nói "Nước Mỹ rất quê mùa, chỉ biết những gì thuộc về họ, không biết và không đọc những gì ngoài họ", cách nói có lúc được hiểu như sự "nhận lỗi" với người viết ở các nước ngoài nước Mỹ thấy chả người Mỹ nào biết tác phẩm của mình. Vẫn giáo sư Connell ở Boston thích thú trích dẫn lời một nghệ sĩ Nga di cư nổi tiếng "ở Nga, nhà nước quản lý nghệ thuật nên nghệ thuật không khá được. Còn ở Mỹ, thị trường chi phối nghệ thuật nên nghệ thuật cũng không khá được"...

    (DƯƠNG PHƯƠNG VINH)

    Hello,anh sờ tí sao em không đồng ý!!!! (Lionel Richie)
  4. thosan

    thosan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2003
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    0
    Phần 3 : Hài hước kiểu Mỹ và chuyện ở phố HoMo
    Đôi khi có cảm giác nhiều người Mỹ cố gắng đạt đến độ hài hước. "Hãy cho tôi biết anh cười cái gì, tôi sẽ cho biết anh là người thế nào"- cả xã hội coi trọng tiếng cười, coi đó là biểu hiện "tột đỉnh" của "trí lực", văn minh, chẳng lẽ anh không biết cười và làm người khác cười. Nhưng phải nói không ít người Mỹ chúng tôi gặp có vẻ thực sự biết làm mọi chuyện trở nên nhẹ nhõm.
    Thị trưởng thành phố Iowa, một người đàn ông không còn trẻ trung gì. Hôm tiếp đoàn tại chính căn phòng vẫn dùng làm nơi dân biểu thành phố hội họp, ông vận chiếc áo len cổ lọ đỏ xuề xoà, thân ái tặng mỗi người một chiếc bút có hàng chữ Iowa sau khi trao bằng chứng nhận "công dân danh dự của thành phố". Câu chuyện sau đó vui tươi giản dị, ông kể mấy năm làm thị trưởng (kiêm quản lý siêu thị của gia đình), chứng kiến thần dân của mình chẳng chịu bàn luận những vấn đề to tát như ngân sách, thuế... mà cứ đau đáu với việc có nên cấm săn bắt hươu và hút thuốc nơi công cộng. (Iowa là thành phố nhỏ xinh, miền núi miền Trung nước Mỹ). Việt Hà, nhà văn "Cơ hội của Chúa" cắt lời "Tôi mà là công dân ở đây, sẽ không bầu cho ông, vì tôi nghiện thuốc lá nặng". Ông già cười tươi, nhẹ rút từ lần áo sơ mi phía trong áo len trước sự bất ngờ của tất cả, một bao thuốc lá hơi nhàu, giơ lên cao "Bây giờ anh đã bỏ phiếu cho tôi chưa"!
    Đón cả đoàn ở sân bay rồi đưa về Đại học viết văn- một trong những địa danh làm người ta nhớ Iowa (một số nhà văn trẻ VN cũng từng theo học các cua 3 tháng ở đây: Vàng Anh, Võ Thị Hảo, Hữu Việt), Giám đốc chương trình viết văn Iowa, Christopher Merrill hiểu ngay cơn xúc động lần đầu thấy tuyết của các nhà văn nhà báo : "Xin nghênh đón các bạn bằng thứ có màu trăng trắng đặc sản xứ chúng tôi nhưng xin hứa chỉ sau mấy ngày sẽ thu hồi lại". Mà thu hồi, "đòi" thật. Trong vòng 7 hôm cả bọn trải hết bão tuyết, nắng ấm lại mưa to. "Nếu bạn không thích thời tiết ở đây, xin hãy chờ 5 phút"- chính đồng hương của Chris dặn thế từ đầu. Phút Chris chia tay cả đoàn ở sân bay, nhận thấy ánh mắt đã hơi ầng ậng của "chàng", tôi bèn chuyển đề tài đỡ "mềm yếu Địa Trung Hải": "Tôi thấy vợ ông, Lisa, rất xinh. ***y nữa". "Tôi cũng đồng ý như thế"!
    Thông tin nghiêm túc về tình hình thơ Mỹ của Robert Pinsky (thi bá nước Mỹ 2000-2001): ở Mỹ người ta hay đặt quy chuẩn trừ với thơ, nên người viết phải rất sáng tạo tìm tòi. Cách dạy văn của ông ở trường Đại học Boston thật hay: bảo sinh viên chọn bài thơ mà họ cho là quan trọng nhất, giải thích vì sao. Rồi tập hợp tất lại và thế là được giáo trình phong phú hẳn lên, chẳng hạn nếu có 40 người cùng viết về một bài, nghĩa rằng có 40 đáp án, tha hồ dạy. Được nài "thể hiện", thi bá đẹp trai nở nụ cười cao ngạo song không kém láu lỉnh "không nhà thơ nào từ chối đọc thơ mình":
    Khi tôi không có mái nhà, tôi lấy sự liều lĩnh làm mái ấm
    .................
    Khi tôi không có người yêu, tôi đi ngủ
    Khi tôi không có đối thủ, tôi chống đối chính mình
    Khi tôi không có cái gì, cái chết là thành công của tôi.

    (Dương Phương Vinh)

    Hello,anh sờ tí sao em không đồng ý!!!! (Lionel Richie)
  5. thosan

    thosan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2003
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    0
    Xe lao trên đường trung tâm San Francisco, tôi gần như tưởng chỉ tại mình cận, mắt không rõ biển: Hiệu sách dành cho người đồng tính ái nam và nữ (Gay and Lesbian).
    Định thần lại thì té ra cả một dãy phố dài với hệ thống "ký tín ám hiệu" riêng tư mà lại công khai hoàn toàn. Những lá cờ sáu màu sặc sỡ - cờ riêng của "giới", treo ở từng nhà, tít trên cao, phần phật cẩn thận. Đàn ông, đúng ra là những vóc dáng đàn ông, rất chịu khó đi bộ trên đường, dáng mềm như bún hai chân quấn lấy nhau và từng cặp người cũng quấn túm nhau. Cặp phụ nữ nhiều không kém. Khiến cho hình ảnh ba chúng tôi: Phong, Việt kiều gốc Sài Gòn ở San, sang mới được 2 năm đã đầy thông tỏ, đi giữa tôi và Thu Huệ (Đài truyền hình VN), có vẻ lạc lõng thế nào.
    Thỉnh thoảng , trên những con đường rất chi "đèo dốc" của thành phố du lịch nổi danh này - dốc đến nỗi xe hơi phải đỗ nghiêng cho đỡ trôi, còn vỉa hè dành cho người đi bộ cũng có bậc thang, vẫn bắt gặp họ, tai trái đeo khuyên, mặt mũi râu ria nam tính nhưng "nhìn biết ngay". Còn giờ, sao không dạo thử hiệu sách một cái.
    Hôm ở Boston, hớn hở thám thính một hiệu sách thuộc loại lớn nhất khu Đại học Harvard, đám nhà văn nam được một phen mặt đỏ tận tai (thì chính họ kể lại vậy) với các ấn phẩm Playboy bày "toẹt" bên cạnh các giáo trình "tử tế" khác. Mục đích vào mua thẻ điện thoại thế là chung chiêng cả. Nhớ lại để thấy độ đậm đặc ở đó vẫn chưa là gì so với cửa hàng độc đáo này. Tôi nhờ Phong hỏi cô bán hàng "Có thể chụp ảnh không" "Miễn là không chụp khách hàng".
    Huệ có thú đến một nơi mới nào đó thì chọn quán cà phê dễ thương nhất để ngồi ngắm cảnh, tấn công những chiếc kem to tướng giá 5 USD xơi xong chết rét, nhưng nhìn quanh quất ở đây chúng tôi có vẻ "không chốn nương thân". Muốn vào những nơi như thế, có lẽ phải đuổi bớt Phong, rồi hai đứa dìu nhau cùng tiến thì "hài hoà" hơn ! Bản nhạc Speak softly love (Thú yêu thương) êm dịu phát ra từ một quán nhỏ "Đời không xót xa vì mất tình yêu đâu còn là đời", hai người đàn ông ngồi ngay mé ngoài tay trong tay ăn chung miếng bánh pizza; ngoài lề đường, hai phụ nữ cùng mặc quần đỏ, mũ tím, đi hai đôi giày hệt nhau và mỗi người một đầu xích dắt chung chú chó Phốc tinh nghịch. Có tới hai cặp đàn ông trung niên loay hoay tìm chỗ đỗ hai chiếc xe màu sắc nhãn hiệu y chang. Cảnh vật tươi đẹp, trời San Francisco hôm ấy nắng trong gió nhẹ và nhịp sống vẫn hài hoà như ở bất cứ đâu! Rời khỏi phố Castro, có lúc làm mình nín thở, biết rằng nếu đi đến đây lần thứ ba chắc cũng chẳng buồn nhìn. Chẳng có gì là mới dưới ánh mặt trời này! Nước Mỹ thật giỏi trong việc tạo huyền thoại, sự tích (Cầu Cổng Vàng chẳng hạn, tôi cũng thấy đẹp vừa thôi, song du khách nước khác đến đây còn nướng phim hơn mình, bản thân đi từ cầu xuống thì dặn lòng về đến nhà phải lôi cuốn tiểu thuyết trinh thám Tối hậu thư dưới Cổng Vàng ngày nào ra đọc lại). Với phố Castro, tiếng đồn về nó là: thủ phủ dân pêđê, ô môi - như ta vẫn nói nôm na, không chỉ của San Francisco mà cả nước Mỹ. Chắc thỉnh thoảng các cuộc hiến chương "đặc biệt" nhất Liên bang vẫn khởi đi từ đây.
    Tuần trước, tham dự cuộc hội thảo đề tài hậu chiến quan trọng tại khách sạn Omni ở Virginia, thủ phủ thuốc lá của nước Mỹ xong, cả bọn dự cuộc ăn tối, hơi đông. Được một lát, Bruce Weigl, nhà thơ cựu binh dễ mến đi cùng chúng tôi từ Washington, tiến ra chỗ của tôi và Huệ, thì thào buôn chuyện bằng tiếng Việt "Chị M. ấy, ngồi ở bàn kia kìa, "thì thích" Huệ và Vinh". "Đương nhiên"- cả hai vênh mặt, vì hiểu gì đâu. Cuối buổi, về lại khách sạn, mặt mũi đa cảm Bruce kể nốt "Chị ấy tốt lắm, là giáo sư giỏi, thân tôi lắm, nhưng không thích đàn ông, hay tham gia các cuộc biểu tình đòi quyền tự do... yêu". Ngừng một lát anh gặng "ở VN coi những chuyện đó thế nào". "Hơi sợ" "Vì sao? Họ cũng là người mà".
    K., một giáo sư trẻ hơn M. và ngồi gần chúng tôi hơn bà, nghe nói là người quan trọng của Quỹ Rockerfeller tài trợ cho hội thảo. Đăm chiêu sau cặp kính và có vẻ thoả mãn với câu trả lời nghiêm túc của Huệ vấn đề "Vì sao phía nhà nước Mỹ chú ý đến đoàn các bạn", K. hất hàm sang đám đàn ông ngồi cuối bàn với ánh mắt tinh nghịch hơn "Lý do nào khiến các bạn đồng ý đi chung với những ông già này" rồi cười to "Tôi thấy đàn ông xứ tôi (cô người Mỹ gốc á) đã ồn ào, các vị còn ồn ào hơn" . Tưởng lại một bà cô khó tính, ai dè hôm sau cũng Bruce giải thích cho biết, K. không chịu được đàn ông nốt! Không thực hiện lời hứa email cho K. song tôi nhớ mãi gương mặt tuy không xinh mà thông minh, và cử chỉ cô cầm ô che mưa không chỉ cho bốn vị đàn bà mà lần lượt từng vị đàn ông trong đoàn, đến khi họ leo lên được xe...

    (Dương Phương Vinh)

    Hello,anh sờ tí sao em không đồng ý!!!! (Lionel Richie)
  6. thosan

    thosan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2003
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    0
    Phần 4 : Giới trẻ với "Bài ca sư phạm"
    Tan cuộc nghe nói chuyện ở ĐH Massachusetts về Giấc mơ Mỹ (đã kể với bạn đọc trong kỳ 2 Vi mạch nước Mỹ), tôi gặp T, một trí thức trung lưu, thế rồi anh có ý bồi thêm một ít chi tiết đường gân thớ thịt xứ này, có chuyện nho nhỏ sau:

    ở nhà vệ sinh khu Disneyland - California, có một số vòi nước, giấy lau tay. Nơi này rất đông, anh chờ đến lượt mình. Cậu bé tóc vàng nọ khoảng 6, 7 tuổi cứ nghịch nước mãi, chẳng cho ai sử dụng. Chờ lâu quá, anh định nhắc nhưng liếc thấy nhân viên dọn vệ sinh đứng ngay cạnh, nên bỏ ý định mà nghĩ người lớn kia sẽ có trách nhiệm làm việc đó. Mãi, vẫn chẳng thấy người ấy ỏ ê, cũng chịu khó chôn chân như anh, nét mặt tỏ ra hết sức kiên nhẫn. Cho đến khi cậu bé ngừng nghịch, bỏ ra ngoài, mới xin phép anh làm nhiệm vụ, mang túi giấy bẩn đi, lau chùi, lấy chổi thấm nước, rồi lịch sự mời anh rửa tay. Đã ở Mỹ khá lâu mà anh vẫn ngạc nhiên, logic ở ta tay kia không quát "ông trẻ" còn là may. Sau anh vỡ lẽ, tay kia được trả công để làm đúng phận sự, không phải để đối phó với khách, ngộ nhỡ khách phàn nàn, ảnh hưởng đến kinh doanh... Người có trách nhiệm, gọi là superviser, thấy cảnh trên, cũng sẽ cân nhắc, nếu thấy thật cần thiết thì cũng không nhắc mà đề ra quy định phù hợp để chấn chỉnh, sau đó niêm yết, lúc đó sẽ thành luật, ai vi phạm sẽ "được" nhắc và có thể bị phạt. Chưa có luật, xin làm đúng phận sự, không giẫm chân, "nhúng mũi" vào việc người khác.

    Vấn đề là có luật, có chính sách. Thế rồi cứ việc làm theo. Chẳng hạn có chính sách dành hẳn cho người tàn tật, vậy thì không lạ ở ĐH Harvard có bể bơi riêng dành cho người tàn tật, nông hơn bể thường. Đêm lang thang ở Harvard Square với trung tâm thư viện, giảng đường, nhà ăn... thực sự là dừ cả chân, chúng tôi được ngắm một nơi, thật quá tráng lệ, "gợi" so với tính chất: dành cho sinh viên truy bài. Nhà văn trẻ được đánh giá là viết hóm và nói năng có hương có nhuỵ nhanh miệng bình "chỉ tổ thi lại suốt!"- Thực ra dư điều kiện luôn luôn thì lo gì "sướng quá hoá rồ" trong vài khoảnh khắc. ******** được soạn giảng và trao đổi công khai, vấn đề sẽ là không phải sợ ăn trái cấm mà là có muốn ăn không. Sức ép lên những người trẻ học hành và có khát vọng là : làm sao vượt lên. Một nơi như Harvard thể thao chưa phải ưu tiên hàng đầu, có tới 4 sân quần vợt có mái che. G.S Hoàng Ngọc Hiến, người năm ngoái cũng "lang bang" Harvard, nói hóm "5 năm du học Nga hồi trẻ, tôi được hai món quần vợt + tiếng Nga và cho đến giờ phút này chưa biết cái nào quan trọng hơn cái nào". Sinh viên không chơi thể thao, hơi khó tưởng tượng!
    Trong những bộ phim Mỹ, trẻ em đôi lúc được xưng tụng quá đáng, những đứa trẻ gi gỉ gì gi cái gì cũng biết, làm như đứa nào cũng là chú bé Macauley Culkin "ở nhà một mình" thông minh đĩnh ngộ thiên thần. Nhưng quả tự lập là một đặc điểm của số đông giới trẻ ở đây. Đứa nhỏ mới hơn chục tuổi thường thích ra cửa hàng xỏ áo quần rồi tự trả tiền hơn là bám váy mẹ; khỏi phụ thuộc "gu" ai. Cha mẹ không sợ con mua hớ vì giá cả được yết sẵn. 16 tuổi trẻ vị thành niên biết lái xe có quyền thi lấy bằng (loại dành riêng cho họ, vị thành niên). Lao ra đường kiếm sống bằng mọi chước, họ học khắp nơi, trong tiệm cà phê, ngoài công viên, sở làm, nhiều nhất là các tiệm ăn, cửa hàng bách hóa. Không mặc cảm, sĩ diện hão, không tự cho "đầu thai nhầm thế kỉ", "anh hùng chờ thời".
    Bữa nọ tôi gặp lại người bạn gái thân đang theo học Luật ở Los Angeles. Hồi nào tới giờ ở trong nước vẫn trêu bạn có bao nhiêu kiến thức đem phục vụ toàn công ty nước ngoài. "Chảy máu chất xám trên chính quê hương là thế chứ đâu". "Tội" tiếp theo đó là "lờ" hoàn toàn trường nội, chỉ cho con học tiếng Việt 1 năm, lúc 6 tuổi, rồi "tống" vào trường quốc tế ở TP HCM, nghe đâu học phí lên tới 9.000 USD/ năm. "Hồi xưa bạn có trường quốc tế mà học đâu, vẫn nên người đấy thôi"."Nhưng sao tôi lại không tạo điều kiện tốt nhất cho con một khi có thể? Từ một đứa trẻ nhút nhát yếu đuối, thằng Tí nhà tôi bây giờ nhảy xa chạy nhanh nhất lớp, không một mảy tự ti. Tôi theo dõi các bài học của nó, hoàn toàn không có áp đặt bao giờ. Chính mình học được ở con và yên tâm qua cách nó tiếp thu bài giảng, kể ra thì dài lắm". Bây giờ thì mẹ sang đây hoàn thành bằng ĐH thứ ba trong khi con chưa lớn đã "dấm" trường Berkeley. Dù không nằm trong diện tôn sùng giấc mơ Mỹ, người Mỹ nói chung, nhưng những người như bạn tôi đang thực hiện công thức của nó- O and M (opportunity and money)- cơ hội và tiền bạc. ở Mỹ, everything is possible, mọi thứ đều có thể, nếu muốn. Nói bạn tôi không thường xuyên nằm mộng giấc mơ Mỹ là có chứng cứ. Hồi ở nhà, chúng tôi chơi với nhau cả đám, dù với người không thân lắm cũng chả bao giờ coi chuyện ai trả tiền là vấn đề, nữa là thân thiết thì thôi rồi, "chỉ có tình yêu là không sẻ", thế mà phải quen với nơi đây "vẫn biết sòng phẳng không xấu song lắm lúc mệt mỏi vì sự chia tiền, từng xen". Hơn một lần, cô chứng kiến các nhà tương lai của nước Mỹ ở trường chui vào restroom (khu VS) hút thuốc (cả thuốc lá cả cần sa), ôm nhau khóc chia sẻ nỗi buồn, sau đó mời nhau đi uống một ly cà phê giá 1 đô la. Đứa được mời vừa chùi nước mắt vừa cám ơn và nói, tao muốn ly lớn cơ, nếu mày mời tao ly nhỏ thì tao trả thêm một đô để uống ly lớn!

    (Dương Phương Vinh)

    Hello,anh sờ tí sao em không đồng ý!!!! (Lionel Richie)
  7. thosan

    thosan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2003
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    0
    Hệ thống giáo dục Mỹ ưu việt hay hạn chế đến đâu, người hưởng nó tường tận hơn cả, song nước này nổi tiếng siêu cường cũng nhờ giáo dục. Hơn 200 trường Đại học nêm vào một thành phố Boston cổ kính xinh đẹp, chưa kể các nơi còn lại. Phổ thông có tiểu học, trung học thấp và cao (middle and high-school). Học xong high-school thì vào các community college (đại học cộng đồng- ĐHCĐ) mở khắp nơi nơi. ĐHCĐ là một hình thức tiêu biểu ở nước này, mà điểm dừng chân cụ thể của chúng tôi tháng 3 rồi chủ yếu ở ĐHCĐ San Francisco. Muốn vào ĐHCĐ không phải thi cử khó khăn, chỉ cần viết đơn và có giấy tờ hợp pháp. Xã hội hoá đến mức các ông già bà cả lợi thì có lợi nhưng răng không còn, 70-80 tuổi cũng tựu trường. Học xong hai năm có thể nghỉ và có bằng, nếu muốn thì thi tiếp và học hai năm cuối để hoàn thành bằng cử nhân (bachelor), hai năm cuối này diễn ra ở các university. Những học sinh giỏi hơn hoặc có điều kiện kinh tế thì học university từ đầu, sau khi xong high school. Thường phải thi SAT (school admission test), na ná thi đại học ở ta. Học phí ở Mỹ theo phép tính thông thường - lè lưỡi, ngất ngư, song nếu điểm cao đặc biệt sẽ được học bổng một hoặc toàn phần. Quảng cáo du học Mỹ của ta đang gia tăng, và như đã tính từ đầu : tiền của bạn, bao nhiêu?
    Nghe nói ở Mỹ không bao giờ có chuyện thầy giáo bắt học sinh đứng "chào cờ" đầu giờ để kiểm tra miệng rồi "hạ nhục" bằng những con ngỗng? "Tất nhiên. Nhưng hệ thống giáo dục và pháp luật Mỹ cũng tạo những xen kỳ quái làm trò cười cho cả thế giới, chẳng hạn con cái kiện cha mẹ, trò kiện thầy không chiều theo ý thích ngông cuồng của chúng. Cái gì chả hai mặt"- Một nữ giáo sư Mỹ ở Cali, lương 60.000 USD/năm - mức trung bình, kết luận. Còn để kết thúc phần này, xin kể hầu bạn đọc câu chuyện mà tôi cho là khá hài của ông Bá Dương, trong Người Trung Quốc xấu xí, có vài chi tiết hơi giống xì căng đan giáo dục ở ta cách đây đã lâu.
    "Dưới sự ủy thác của Cục Giáo dục tỉnh Đài Bắc, Trường Đại học Sư phạm Công lập Đài Loan đã làm một cuộc điều tra xem ý kiến mọi người như thế nào về việc trừng phạt thân thể. Kết luận cho biết : 91% thầy giáo, 85% gia trưởng, 80% học sinh đều cho rằng nếu không đưa đến việc đả thương thì sự đánh đòn là một việc nên làm. Cuộc điều tra này cho thấy cả người đánh lẫn người bị đánh - như chuyện Châu Du và Hoàng Cái ở trận Xích Bích - hai bên cùng ưng thuận. Một bên ưng thuận đánh và một bên chấp nhận bị đánh.
    Bá Dương không đủ sức để phản đối 91%, 85%, cả đến 80% những người đồng ý việc đánh đòn. Nhưng tôi đây có thể hướng về những người học trò bị sỉ nhục, đề nghị một bí quyết như sau : Nếu họ đánh các em, tuy các em không thể đánh lại được ngay bây giờ, nhưng khi lớn lên như một người trưởng thành, thì phải quyết tâm trả mối thù đó. Mười năm chưa có gì là muộn cả. Có những phần tử rất hiếu chiến có thể mắng các em : " Tôi cứ đánh đấy ! Mười năm sau rồi ta nói chuyện ! " Đối với cái loại rắn vườn này, các em vĩnh viễn đừng bao giờ quên chúng, hãy cứ thật tình hẹn chúng mười năm sau."

    (Dương Phương Vinh)

    Hello,anh sờ tí sao em không đồng ý!!!! (Lionel Richie)
  8. thosan

    thosan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2003
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    0
    Phần 5 : Nào, Đi chợ 99 xu!
    Đó là "mẹo mực" của hệ thống bán hàng Âu- Mỹ: thượng vàng hạ cám gì cũng có đuôi 99. Một chiếc bật lửa Zippo xịn chẳng hạn, ghi 34,99 USD liệu gây được ảo giác rẻ, đáng mua hơn hẳn 35,00 USD hay chăng. Tuy nhiên chợ 99 cen (xu), toàn đồ chỉ nhõn 99 xu, không tới 1 USD, thì chắc Mỹ độc quyền. Và là đất dụng võ của những người tài châu á: Trung Quốc.
    Vào một cửa hàng 99 xu cũng vui mắt ra trò, thoạt nhìn lung linh kém gì đồ sang. Mẹ chồng bạn tôi, sống ở Hà Nội rồi Sài Gòn, nơi có nguồn hàng phong phú nhất đất nước - nhân đợt sang thăm con đã hân hoan khiêng một va li búp bê về làm quà cho người ở nhà, mỗi con 99 xu không kể thuế giá trị gia tăng (thường từ 8 đến 9 %). Bà so sánh "một cách bất lợi" là nó đẹp và rẻ hơn nhiều so với búp bê - TQ hoặc "nội" ở nhà. Sinh viên rất thích những món đồ ngộ nghĩnh đẹp và tiện dụng: hộp khăn giấy bằng gỗ, lọ hoa, bát đĩa, khăn trải bàn, khung hình, sổ tay, máy tính tay, kim chỉ, ngay cả cái chổi cọ bồn cầu trong toa-let cũng có hình con vịt... Son môi 99 xu thuộc loại "biểu tượng" của chợ kiểu này, mẫu mã óng chuốt, mua về làm quà ai không quí, cũng Mỹ chớ bộ, do đã được tiêu chuẩn hoá. "Tiền nào của nấy", nhưng 99 xu/món vẫn là hời! ở Mỹ, hàng hoá dù đắt dù rẻ bày bán trên thị trường đều được kiểm nghiệm kỹ lưỡng đề phòng trường hợp kiện tụng, với đồ ăn thì thêm lý do sức khoẻ cũng như quyền lợi người tiêu dùng. Khách hàng chợ 99 xu đa số dân nhập cư, người già (hưu trí) và đương nhiên người có thu nhập thấp... Đi đến một vùng đất mới, ẩm thực không gì khác chính là văn hoá, còn đi chợ là một động thái du lịch, thú vui không cạn bao giờ.
    Trong một tiểu thuyết, nhà văn Nguyễn Khải viết rằng "Với ba củ lạc rang, họ đi khắp thế giới" là để nói về người TQ giỏi giang năng động. ở châu lục xa xôi này, người Hoa có mặt từ mấy trăm năm trước, làm đường ray tàu hoả. "Khen Trung Quốc đông dân", bây giờ thành ngữ mới chắc phải là "Khen hàng TQ rẻ" ! Một món hàng làm ở TQ xuất sang Mỹ, sau khi trả tiền nhân công, vận chuyển và thuế vẫn rẻ hơn làm tại Mỹ nhiều. Người làm công Mỹ được hưởng lắm quyền lợi, trở nên "khó chịu", suốt ngày đòi tăng lương, bảo hiểm y tế, hưu trí... động một nhát thì kiện tụng. Dân Mỹ thoáng lại thực dụng, đã làm phép tính đơn giản: lựa chọn những người nhập cư ngoan ngoãn hay là đồng bào lúc nào cũng sẵn sàng vác đơn kiện hoặc ỉ ôi đòi quyền lợi.
    Người Việt ở Mỹ thường gọi hai loại chợ chính ở đây là chợ Mỹ và chợ Tàu, nó khác với siêu thị. Hai chục năm nay lác đác có chợ Việt Nam ở những thành phố đông người Việt. Một buổi đêm ở New York, vừa đi khỏi Quảng trường Thời đại náo nhiệt như giữa ban ngày, chúng tôi lạc tiếp vào China Town, thôi thì trống giong cờ mở phèng la inh ỏi nghẽn hết đường. Té ra hôm ấy đúng rằm tháng giêng, những người dân ưa màu đỏ đang làm lễ to như đang ở chính quốc vậy, giữa Thiên An Môn vậy. Cảnh tượng gợi nhớ bộ phim truyền hình xuất sắc Người Bắc Kinh ở New York có Khương Văn thủ vai. Một trong những chuyện Mỹ hay nhất mà nhà thơ Nguyễn Duy (người gây liên tưởng tới một nhân vật của Rơ-mác trong "Phía Tây không có gì lạ", đi đến đâu cũng kiếm được đồ ăn) đãi bạn bè là anh đã lọ mọ thế nào ở chợ trời và "chợ thường" qua hàng chục thành phố Mỹ. Âu yếm ngắm nhìn đủ loại thực phẩm châu á, đặc sản VN: tôm hùm, lươn cua ốc ếch, ba ba, cá lăng, cá chép - rồi gừng, nghệ, riềng, mắm tôm, mắm cá, rau húng, kinh giới, tía tô, rau muống, rau dền, mồng tơi, rau đay, mướp, bầu, bí, cà pháo; cho đến húng lìu, hoa hồi nấu phở. Hôm đi Chợ 88 của người Việt gốc Hoa ở Boston, trong đám bọn tôi có người đã a lên trước những bịch diếp cá nom "tươi tỉnh" giá 3 USD. Có cả con vật trông vừa lạ vừa quen, gọi tóm là "con quỷ", có lẽ chú bề bề... Trong khu China Town của New York, phố Canal dằng dặc vô số những quầy hàng nhỏ bán tạp hoá và thực phẩm tươi sống tổng hợp, cũng tôm cá bày trên hè phố, cũng lủng lẳng những bó rau, túm ớt, nải chuối, chùm cà rốt, củ cải, các loại trái cây... y hệt phố chợ VN. Chỉ thiếu có thịt chó!
    Đi chợ cũng có nghĩa đi ăn, uống. ở Mỹ cấm ngặt uống rượu nơi công cộng. Chỉ 30% số cửa hàng khắp đất nước được phép bán rượu. Người nghiện thuốc lá cũng khá khổ sở vì phải tìm đúng nơi qui định mới được rít, còn lái xe uống rượu bị ghê sợ thực sự. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp năm ngoái đi Mỹ về, viết một tạp bút trên báo Tiền Phong ca phở Mỹ hết lời. Những bát phở xe lửa, phở tàu bay giá trên 5 USD thì nhìn đã phát ốm, lớn quá. Phở Bằng, Phở Hoà, Phở Pasteur... thành hệ thống có mặt khắp các bang. Trên đường phố, những "sạp" cam, dâu, nho cạnh quầy tuylip, hướng dương, dưới ánh nắng chan hoà trông lại càng "tôn da", bóng mọng.

    (Dương Phương Vinh)

    Hello,anh sờ tí sao em không đồng ý!!!! (Lionel Richie)
  9. thosan

    thosan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2003
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    0
    Các thành phố lớn đều có chợ trời, tức là chợ họp ngoài trời. Chợ trời ở "Thung lũng điện tử" San Jose thuộc loại lớn nhất nước, đến những nơi này hoàn toàn không có cảm giác nguy hiểm như khi lạc chợ trời VN, hoặc chợ trời đêm Thái Lan.
    Cùng với căn bệnh béo phì nổi tiếng thế giới, số đông người Mỹ còn mắc "bệnh" nghiện mua sắm. Mua sắm ở đây có đặc điểm rất Mỹ: Hàng mua rồi có thể trả lại ngay hoặc trong vòng 30 ngày, miễn chưa dùng tới. Tranh thủ thẻ miễn thuế của người quen làm ngoại giao, tôi với Thu Huệ (Đài THVN) âm mưu rủ nhau "khiêng cả nước Mỹ" về nhà - chỉ là âm mưu thôi - trong buổi đi chơi cách TP San Francisco 2 giờ xe hơi, nơi nổi tiếng nhiều hàng gốc dễ mua. Thấy khách hàng "đần mặt" đấu tranh tư tưởng giữa hai màu đen trắng của bộ đầu đọc đĩa loa thùng Bose, anh chàng bán ngạc nhiên "Cô có 90 ngày để nghĩ lại cơ mà, dùng màu nào một thời gian không thích thì đổi". Tưởng chúng tôi là người Việt ở khu VN - San Francisco, hoặc xa lắm là quận Cam, Los Angeles, đi lại dễ dàng lắm chắc. Chuyện được trả lại, nghĩ lại thoải mái làm người ta đi mua sắm dễ dàng tự tin. Lại nữa, nếu anh mua một món đồ nguyên giá mà vài ngày sau biết nó vừa được hạ giá (nhiều khi đến hơn một nửa), tội gì không mang hoá đơn ra đòi lại tiền chênh lệch. Nước Mỹ mang danh "thiên đường mua sắm" còn vì hệ thống thương mại điện tử. Vào website của một hãng nổi tiếng như J. Crew, Banana Republic, A/X... hay siêu thị cao cấp Maycy's, Nordstrom, E-Luxury, Neiman Marcus... có thể mua bất cứ thứ gì, đồ may mặc thì đủ kích cỡ. Mua qua mạng chỉ cần có cre*** card. Thỉnh thoảng trên mạnglại cung cấp một mã số (code) để nếu đánh số này vào, giá hàng hạ tới 20, 30%. Ưu việt nữa là đấu giá qua mạng, website thông dụng nhất là ebay.com, nghe nói "ai chưa biết chưa phải người Mỹ".Đấu những món từ vài đô cho đến triệu- vàng bạc đá quí, những món đồ hiệu thời trang rất nổi tiếng của Louis Vuitton, Hermes, E-Luxury, Neiman Marcus hay xe hơi Rolls-Royce sang nhất. Nếu quan tâm tập thơ Distance Road (Đường xa) của Nguyễn Duy dịch ở Mỹ, có thể vào Amazon.com, 30 giây!
    Lại nói chuyện hàng TQ. Đương nhiên các nhãn hiệu cao cấp ít làm ở TQ mà là ý, Pháp, Mỹ, Nhật. Còn các hãng tương đối nổi như Donna Karan, CK, A/X (Armani Exchange), Nine West... đều có hơi hướng dính dáng, kể cả hãng Louis Vuitton nổi tiếng của Pháp cũng có một số chi tiết được gia công cách nửa vòng trái đất; thậm chí Valentino, Hugo cũng thế. Thôi thì đảm bảo bằng tên hãng. Nhưng đến một nơi như Kalona, làng truyền thống ở Iowa thành phố miền núi miền Trung nước Mỹ mà cũng trưng hàng TQ thì... Nghe giới thiệu rất cặn kẽ những món đồ thủ công xinh xẻo ai nấy đã hơi mềm lòng chuyến " đi tìm bản sắc", tưởng do người dân bộ lạc khéo tay A-mit hoặc lân cận làm ra, té ra China!
    Ngày nọ tôi đứng bần thần tại siêu thị Macy's nổi tiếng Cali, chiếc áo bò thật là đẹp, mặc được hai mặt, mặt trong màu chàm, mặt ngoài loang. Định mua cho người bạn gái thân nhưng nhìn kỹ, made in China, giá 59USD, cảm thấy ngại ngần bởi mình sang đây đã biết sức mạnh hàng TQ nhưng bạn ở nhà vốn sành điệu liệu có "thấu". Bữa khác ở Ghira Delli, một trong những nơi đáng yêu nhất TP San Francisco, cảnh đẹp, lại bán từ kem quế vani cho đến đồ điện tử, tôi "tương tư" bộ dàn trông cứ trong vắt kháu khỉnh; khu vực đựng đĩa, cửa băng toàn bằng kính và mi-ca rất độc đáo. Hàng Mỹ hẳn hoi nhưng soi kỹ- made in China. Đã đánh đường sang đến đây! Mà nó lại to nặng cồng kềnh. Thấy tôi kiên quyết "chối từ", người bạn "tạm trú" nước Mỹ được ít lâu, la lên: Bạn ơi, quên xuất xứ đi. Thế bạn tưởng người Nhật thì khéo tay hơn người Trung Hoa chắc!
    Đi Mỹ tôi nghe được hai quan điểm. Rất đông người nói họ không thể hình dung "cuộc sống" lại thiếu được đồ TQ. Lại có người tiên liệu đến một lúc nào đó, dùng mãi một loại, như yêu mãi một người, cũng phải chán chứ, nổi điên lên chứ, chuyển sang đối tượng mới chứ. Không biết được, nhưng tôi mơ đến một ngày có những người ngoại quốc ở bên kia bán cầu cũng la lên với nhau: Thế anh tưởng, người Hàn thì khéo tay hơn người Việt chắc! Nói người Hàn là ví dụ vậy thôi. Riêng ở phi trường họ đã chứng tỏ bán hàng giỏi thế nào. Sân bay tràn ngập đồ hiệu C.D, C.K, Lancom, Baley... Mang cả mỹ phẩm, rượu kèm bảng giá "chuẩn" đi dọc các hàng ghế máy bay chào mời thì biết rồi đấy. Rất nhiều hành khách đã dễ dàng moi ví trước nụ cười trắng bóng của nam nữ tiếp viên. Sau Nhật, nay xe hơi Hàn Quốc hàng hàng nối nhau trên xa lộ Mỹ. Bao giờ hàng họ VN được như thế nhỉ, có mặt ở khắp nơi nơi...

    ( Dương Phương Vinh)

    Hello,anh sờ tí sao em không đồng ý!!!! (Lionel Richie)
  10. thosan

    thosan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2003
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    0
    Phần 5 : Lai lịch" một chuyến đi
    Năm, 1987, hai nhà văn Lê Lựu, Nguỵ Ngữ nhận lời của William Joiner Center (Trung Tâm W.J) mở đầu cuộc đến thăm và hội thảo tại nước Mỹ của các nhà văn VN. Từ đó đến nay, đã mười mấy đoàn nhà văn qua Mỹ như thế, gọi là theo con đường phi chính phủ. W.J.C là Khoa Nghiên cứu chiến tranh và hậu quả xã hội của chiến tranh thuộc ĐH Masachusetts, Boston. Thế rồi năm nay, với ưu thế "Việt Nam học" hơn hẳn các nơi khác, W.J.C lại được đại diện, nói theo ngôn ngữ thực dụng là trúng thầu, đăng cai chương trình "Khách tham quan quốc tế" (International Visitors, gọi tắt là I.V) của Bộ ngoại giao Mỹ. Chủ đề "Cái nhìn của người cầm bút đối với các vấn đề xã hội đương đại Mỹ" với 12 người viết VN lần này mở rộng thành phần tham gia, tính chất các cuộc gặp cũng khác.

    I.V, một chương trình có lịch sử 60 năm, thường đưa danh sách những người được coi là sẽ góp phần thay đổi bộ mặt của đất nước họ và thế giới, các nhà báo, quan chức chính phủ, nhà giáo, quan toà, nhà kinh tế, môi trường và các nhà hoạt động tích cực. Trong cuốn "gai" (sách hướng dẫn) nhỏ và đẹp còn những gì, lưu tâm thời tiết các mùa ở Mỹ ra sao vì "chỉ có" 4 múi giờ thay đổi ở nước này thôi, đừng để hối hận đã mang quá ít danh thiếp, "thành thật khuyên bạn mang nhiều va li vừa phải hơn là một va li lớn"... Và "bạn không cần phải cám ơn bất cứ ai, bạn đủ tiêu chuẩn để chúng tôi mời"!.
    ở thành phố Boston chặng dừng đầu tiên, một trong những cuộc mời đó đã diễn ra tại thư viện công cộng. Ông giám đốc NXB Curbstone Press thông tin tình hình dịch sách VN, từ cuốn mới nhất - Ngược dòng nước lũ của Ma Văn Kháng, đến những khó khăn khi làm cuốn khác nhưng "Tôi sẽ cố gắng xuất bản ít nhất mỗi năm một cuốn sách VN bằng tiếng Anh cho đến khi nào có thể, cho đến khi tôi chết". "Phía bên kia góc trời" - hợp tuyển của nhà văn cựu binh Việt - Mỹ với hai người làm trực tiếp là Wayne Karlin và Lê Minh Khuê được dùng trong 10 trường đại học là thắng lợi của NXB. Cũng ông kể, một tờ báo ở đây đã gọi Nguyễn Duy - tác giả tập "Distance Road" (Đường xa - Kevin Bowen dịch) là "Walt Wittman VN".
    Cũng như "Kevin ở Joiner" (nhà thơ, GIám đốc Trung tâm W.J), Bruce Weigl lém lỉnh là nhân vật trong các bài chân dung của Hồ Anh Thái, Lê Minh Khuê, Nguyễn Quang Thiều... Anh ta có cái thú làm chúng tôi phải phá lên cười, ồn ào như ong vỡ tổ trong xe ô tô, thậm chí cả một nơi "kinh viện" như Bộ ngoại giao Mỹ. Bruce nói được một ít tiếng Việt, lúc nào lái xe cũng mở nhạc, có lúc tự dưng đề nghị "không nghe đài nữa, ai hát đi nào" "Hát bài gì" "Bác Hồ ơi!".
    Nhà thơ này có một cô con gái nuôi nguời Việt tên Hạnh, năm nay đã thiếu nữ. Hồi Hạnh mới được mang về, nhỏ lắm, 8 tuổi, Bruce thấy con bé cứ mặc cảm khép nép, nên lẳng lặng theo dõi. Đến một ngày anh hiểu Hạnh thực sự hạnh phúc khi lén thấy con gái khe khẽ một giai điệu trong góc riêng, "Bác Hồ ơi". Thuở còn là trinh sát ở chiến trường miền Nam, Bruce từng hơn một lần muốn len vào giữa đoàn quân áo xanh dép cao su để trở thành đồng ngũ của họ. Không từng đi lính như Bruce, ông giám đốc nhà băng Wain Right ở Boston, nơi chúng tôi đến nhận "tiêu chuẩn" I.V đợt này cũng không úp mở tình cảm của mình. Bức ảnh ông chụp ở đường phố Huế cổ với con gái thật đẹp. "Tôi muốn thăm lại VN quá, con gái cũng thế".
    Cũng trong cuốn "gai": "Người Mỹ đang ngày càng biết nhiều hơn về các quốc gia và các vấn đề toàn cầu, nhưng nếu bạn thấy rằng đã gặp những người không biết đất nước bạn ở châu lục nào hay nói tiếng gì thì đừng tỏ ra bị xúc phạm mà nên tận dụng cơ hội này để giải thích về tập quán, truyền thống và đất nước của bạn". Trong chuyến đi này nếu có điều cấn cá đối với một vài người viết, thì có lẽ là sự tủi thân đôi chút: chưa hiểu người biết đến tác phẩm của họ. Dễ gì hạnh phúc như Bảo Ninh tác giả Sorrow of war (Nỗi buồn chiến tranh), được in và giới thiệu trang trọng lại có bản dịch tốt. Thì lúc người Mỹ hỏi khách đọc gì văn học hiện đại của họ, đâu phải không có người ngớ ra. Một sự hiểu biết luôn là có hạn, không xa vạch xuất phát bao nhiêu sau bao năm "quen biết".
    Các giáo sư ĐH viết văn Iowa, sau buổi tối nói chuyện kịch nghệ nước này đã không quên cung cấp cho chúng tôi danh sách 200 vở kịch Mỹ viết về VN! Còn thời sự văn nghệ Hà Nội đầu tháng 4 là bộ phim tài liệu dài 101 phút Giấc mơ Hà Nội kể câu chuyện hai nhà hát kịch - một từ Mỹ và một VN, cùng nhau dàn dựng vở Giấc mộng đêm hè của Shkespeare. Đặc biệt trong phim người xem thấy những người Mỹ đến Hà Nội đầu thiên niên kỉ thứ ba còn tưởng họ sẽ bị "định kiến như một vùng nước xoáy". Cuối cùng, tất cả đẹp như một giấc mơ!. Trong tuần công chiếu tại một số địa điểm hạn chế ở HN và TP HCM, phim lấy được nhiều nước mắt của khán giả. Bây giờ, quan hệ giữa các nghệ sĩ hai bên thân tình, Tom Weidlinger (đạo diễn phim), Allen Nause (đạo diễn kịch), Doug Miller (diễn viên)... còn manh tâm rủ nhau mua chung một căn nhà ở Hà Nội làm cõi đi về, mỗi năm vài ba bận! Gặp ở ngoài đường, họ coi bộ còn "hâm", yếu đuối hơn trên phim và sàn diễn, khiến người đối diện đôi khi phải nhìn lảng đi...

    (Dương Phương Vinh)



    Hello,anh sờ tí sao em không đồng ý!!!! (Lionel Richie)
    Được thosan sửa chữa / chuyển vào 15:36 ngày 30/06/2003

Chia sẻ trang này