1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Câu chuyện rước đuốc : Cơ hội của chúng ta

Chủ đề trong '7X - Chi hội Sài Gòn' bởi lyenson, 22/04/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Câu chuyện rước đuốc : Cơ hội của chúng ta

    Nguồn bài viết
    [​IMG]
    đây là cơ hội để sinh viên VN tham gia vào quyền làm chủ đất nước, quyền quyết định tương lai đất nước. Tuổi trẻ là tương lai của VN.Cơ hội cuối cùng cho Việt NamCó lập luận cho rằng không nên biểu tình phản đối rước đuốc Olympic vì đuốc là biểu tượng của tinh thần thể thao, rằng không nên chính trị hóa Olympic. Điều này chỉ có trong xã hội không tưởng.Thực tế Thế vận hội đã bị chính trị hóaTrung Quốc tung ra video ca nhạc Olympic do Tống Tổ Anh biểu diễn.Nội dung ca ngợi cảnh đẹp Hải Namnhưng hình ảnh minh họa được ?ođính kèm? một số cảnh quay ở Hoàng Sacách khẳng định Hoàng Sa thuộc tỉnh Hải Nam - Trung Quốc.lịch sử Thế vận hội hiện đại (1896-2008) hai cuộc thế chiến đã buộc thế giới phải hủy bỏ Thế vận Hội ba lần (1916, 1940, 1944).nhiều sự cố chính trị tạo nên thông lệ ruồng bỏ, tẩy chay một số các nước đăng cai:1936 -Tẩy chay Thế vận hội ở Berlin, Đức quốc xã, vì manh nha chiến tranh của Hitler.1972 - Munich: Khủng bố quân Palestine "Black September", thân với đảng Fatah của Yasser Arafat, bắt cóc và giết hại 11 vận động viên Do Thái.1976 - Sau khi IOC từ chối đề nghị lọai bỏ Tân Tây Lan vì đội banh rugby Tân Tây Lan đã thăm chơi ở South Africa, một quốc gia có chế độ dị chủng (Apartheid), Tanzania dẫn đầu 22 quốc gia Phi châu tẩy chay Thế vận Hội Montreal, Quebec (Canada).1980 - 65 quốc gia tẩy chay Thế vận hội ở Moscow vì hành động xâm lăng của Liên Xô ở Afganistan năm 1979.1984 - Để trả đủa Hoa Kỳ, 14 nước trong khối Đông Âu của Liên Xô tẩy chay Thế vận Hội ở Los Angeles, Hoa Kỳ.1988 - Sau những cuộc tẩy chay hàng loạt của các quốc gia trong các Thế vận Hội 1976, 1980, 1984, Thế vận Hội Seoul, ở Nam Hàn lại một lần nữa bị tẩy chay, do Bắc Hàn chủ động, theo sau là Cuba.quyết định nước nào được đăng cai Olympic ràng buộc bởi nhiều yếu tố không còn mang tính thể thao. Năm 2000, để có thể đăng cai, Trung Quốc đã phải cam kết trong hồ sơ sẽ cải thiện các vấn đề nhân quyền.kêu gọi cộng đồng thế giới không chính trị hóa Olympic,nhưng chính Trung Quốc lợi dụng sự kiện này để tô son hình ảnh một cường quốc mới hùng mạnh.không quan tâm việc TQ tự marketing cũng như quốc gia thuộc chế độ chuyên chính cộng sản nhân bản hay chủ nghĩa tư bản man rợ (capitalisme sauvage)...Là người VN, ai không phẫn nộ việc in hình và phóng đại quần đảo Hoàng Sa vào bản đồ rước đuốc như 1 phần lãnh thổ không thể tách rời của TQ.[​IMG]
    Sự kiện vượt quá phạm vi chính trị hóa ngọn đuốc và thuộc về vấn đề dân tộc, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.TQ đưa Hoàng Sa vào bản đồ rước đuốc là một cách hợp thức hóa chủ quyền trước thế giới và Việt Nam thông qua sự kiện Olympic.[​IMG]
    bây giờ VN không lên tiếng sau này TQ sẽ bảo :hồi "Ngộ" rước đuốc qua nước "Nị", bản đồ có ghi đảo Hoàng Sa ở biển Nam của "Ngộ", "Nị" có kêu ca gì đâu?Lúc ấy đối đáp như nào? Không phản ứng bây giờ coi như VN gián tiếp thừa nhận đảo thuộc về TQNếu hôm khai mạc Olympic, TQ cho cầu truyền hình ra Hoàng Sa thì sao?Hoàng Sa là lãnh thổ của Trung Quốc sẽ được truyền hình trực tiếp đến hàng tỷ người trên hành tinh.Cơ hội hiếm cóOlympic là sự kiện thu hút sự chú ý của thế giới, báo chí và chính dân TQMột biểu ngữ trưng ra, cả thế giới đều thấy. 1 tiếng hô Hoàng Sa Trường Sa, thế giới sẽ biết , dân TQ sẽ biết dân Việt đòi đảoĐuốc đã bị phản đối dữ dội trên tất cả quốc gia thì tại sao VN không lên tiếng về Hoàng Sa Trường Sa ? Nhất là khi chính TQ sử dụng ngọn đuốc để phục vụ chính sách bành trướng VN.RSF biểu tình vì nhân quyền, vì tự do báo chí, pro-tibet biểu tình đòi tự do cho Tây Tạng, các dân tộc khác... đuốc là cơ hội thể hiện chính kiến.
    các cuộc biểu tình năm ngoái vì Hoàng Sa Trường Sa, Công an giải tán đám đông với lý do bảo vệ an ninh trật tự, không cho tụ tập đông người thì nay rước đuốc là cơ hội tuyệt vời để xuống đường.không cho xem rước đuốc à? hay muốn đuốc chạy qua vườn không nhà trống hoặc đi trên đường cao tốc như ở San Francisco.Công an khó mạnh tay với ai hô khẩu hiệu chống TQ bởi hôm đó chắc chắn có nhiều phóng viên nước ngoài. An ninh VN cũng đã rút được kha khá kinh nghiệm để đối phó với vấn để này.Tận dụng cơ hội như thế nào ?[​IMG]
    Yếu tố con người đã có, chỉ cần một tếng hô Hoàng Sa Trường Sa sẽ có cả ngàn người hưởng ứngNếu mang theo được cờ đỏ 1 sao vàng với nhiều biểu ngữ thì tốt. không thì một tờ giấy, một cây bút cũng làm nên chuyện.Nếu có mặt tại buổi rước đuốc, Tôi sẽ :-Tuyệt đối tránh mọi hành vi bạo lực.Bởi bạo lực có hại cho chính bản thân chúng ta và không đem lại kết quả mong muốn.-Không tìm cách chặn đường, dập đuốc, ném cà chua trứng thối ..vv.. vào đuốc ...cho dù thằng TQ xứng bị như thế lắm ...Dù bị TQ bành trướng lợi dụng nhưng ngọn đuốc vẫn là đại diện của Olympic, của tinh thần thể thao. Chúng ta phản đối TQ nhân đường đi của đuốc.-Không trút tức giận lên những người cầm đuốc.Họ cũng là người Việt Nam, máu đỏ da vàng. Họ tham gia vì sự kiện thể thao chứ không vì xu nịnh TQ hay bán nước.Họ cũng không hèn nhát nếu họ không có động thái cụ thể chống TQ. Nếu ở hoàn cảnh của họ, ta có làm gì hơn được không ?-Việc sẽ làm là hò hét khản cổ Hoàng Sa Trường Sa, giương cao biểu ngữ nếu có trên tay khi đuốc chạy qua.THIÊN THỜI ĐỊA LỢI NHÂN HOÀ.Cơ hội này xin đừng bỏ lỡ !
  2. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Về những cuộc biểu tình trong việc rước đuốc Olympic, Hội Đồng Olympic Quốc Tế đã có phản ứng như sau:
    ?o?Mr Rogge will write to the 205 national Olympic committees with guidelines to ?oprevent further politicisation? of the Games.
    ?oFreedom of expression is absolutely a human right but there are small limitations. We are a movement of 205 nations, many of whom are inconflict, and the Games are not the place to take political or religious stances,? he said??
    (trích http://www.timesonline.co.uk/tol/sport/olympics/article3724308.ece )
    Trong tinh thần này, Hội Đồng Olympic Việt Nam có trách nhiệm với đất nước và với Olympic phản đối việc TQ ?otake political stance? về Hoàng Sa, Trường Sa ?oat the Games?.
    Nếu Hội Đồng Olympic Việt Nam không làm điều này thì là phản bội chính mình, không làm theo tinh thần của Olympic, ?oWe are a movement of 205 nations, many of whom are in conflict, and the Games are not the place to take political or religious stances?.
    Cách đây 50 năm, chính phủ Phạm Văn Đồng không dám nói là không đồng ý áp dụng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc cho Hoàng Sa, Trường Sa.
    Ngày nay, chính phủ Việt Nam, Hội Đồng Olympic Việt Nam và truyền thông Việt Nam (trong đó, chính phủ VN có trách nhiệm nhiều nhất) không dám nói là không đồng ý với bản đồ rước đuốc Olympic cho là Hoàng Sa thuộc về Trung Quốc.
    Sự ?oacquiescence? này có lẽ nên có tên là ?oCông Hàm Phạm Văn Đồng 2?.
    Chú thích:
    1. Theo từ điển Wikipedia:
    ?oAcquiescence is, the term used to describe an act of a person inknowingly standing by without raising any objection to infringement ofhis rights, when someone else is unknowingly and honestly putting inhis resources under the impression that the said rights actually belong to him. Consequently, the person whose rights are infringed cannotanymore make a claim against the infringer or succeed in an injunctionsuit due to his conduct. The term is most generally, ?opermission? given by silence or passiveness. Acceptance or agreement by keeping quiet or by not making objections.?
    2. Tôi nhắc tới công hàm PVD 1958 không phải để trách cứ lẫn nhau, mà để nhắc về một lỗi lầm chúng ta nên tránh. Ngày nay, nếu Hội Đồng Olympic VN và nhà chức trách không phản đối với Hội Đồng Olympic Quốc Tế, sau này TQ đưa ra thêm một lý lẽ, eg, họ nói
    ?oNăm 2007-2008, TQ đưa ra bản đồ Olympic với Hoàng Sa, Trường Sa và 75% Biển Đông thuộc về TQ. Hội Đồng Olympic Quốc Tế và 250 hội viên, trong đó có VN, chấp nhận, không một lời phản đối.?
    thì Hội Đồng Olympic VN và nhà chức trách VN là đóng góp chủ yếu cho lý lẽ đó.
    3. Tôi không kêu gọi biểu tình trong cuộc rước đuốc ở VN. Tôi kêu gọi Hội Đồng Olympic Việt Nam lưu ý Hội Đồng Olympic Quốc Tế về tính chính trị của bản đồ rước đuốc Olympic.
    Dương Danh Huy
    http://www.minhbien.org/?p=368
  3. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    BẢN KIẾN NGHỊ NGỎ ​

    Kính gửi:
    - Các đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam.
    - Các thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
    - Các thành viên Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam.

    Kính thưa các Cụ và các Quí vị,

    Thế là đã hơn ba tháng kể từ ngày 02 tháng 12 năm 2007 khi Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa (Chính phủ của Trung Quốc) ký quyết định thành lập thành phố cấp huyện Tam sa, trong đó lại bao gồm cả hai quần đảo máu thịt của Tổ Quốc Việt Nam chúng ta là Hoàng Sa và Trường Sa. Hành động ngang ngược này của Trung Quốc rõ ràng đã coi khinh tình hữu nghị mà Việt nam chúng ta đã nỗ lực khôi phục và vun đắp trở lại trong suốt hơn một thập kỷ qua. Sự kiện này đã làm cho nhiều người Việt Nam chúng ta khi biết tin hết sức bức xúc, phẫn nộ và đau xót. Không kể gái trai, già trẻ, địa vị, chính kiến đã có nhiều tiếng nói cá nhân, nhiều cuộc biểu tỏ tập thể công khai đã vang lên từ khắp nơi, trên mạng Internet, báo chí, trên đường phố, trong và ngoài nước, cùng tỏ rõ nỗi xót xa, đau thương, phẫn uất khi một phần da thịt của Tổ Quốc bị cướp mất. Các tiếng nói tuy có thâm trầm khác nhau, nhưng tất cả đều đã thể hiện sự phẫn nộ với sự bành trướng của nước láng giềng, sự đồng lòng quyết bảo vệ Non Sông, Tổ Quốc khi bị lâm nguy. Song, tất cả những tiếng nói đó mới chỉ thấy vang lên từ Nhân Dân đại chúng và một số đoàn thể nghề nghiệp, tổ chức có tính chất địa phương. Rất tiếc và rất khó hiểu, cho đến nay tất cả các vị lãnh đạo cao cấp và các cơ quan cao cấp nhất trong hệ thống lãnh đạo, quản lý đất nước từ Quốc hội, Chính phủ,?đều chưa bày tỏ thái độ một cách chính thức và rõ ràng đối với vấn đề Tổ Quốc đã bị Trung Quốc xâm lấn và tuyên bố thôn tính.

    Ý đồ của Trung Quốc rắp tâm xâm lấn, thôn tính dần đảo, biển, tài nguyên thềm lục địa của Việt Nam chúng ta là điều đã rõ ràng và có hệ thống. Năm 1956 Trung Quốc đưa quân đội ra chiếm nhóm đảo phía đông quần đảo Hoàng Sa. Ngày 04/09/1958 Chính phủ Trung Quốc công bố quyết định nới rộng địa phận lãnh hải thêm 12 hải lý trong đó bao gồm cả Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Từ ngày 17 đến 19/01/1974 hải quân Trung Quốc đã tấn công chiếm giữ quần đảo Hoàng Sa, giết chết 58 binh sĩ Việt Nam. Tháng 04/1979 tàu hải quân Trung Quốc đánh đuổi tàu hải quân Việt Nam đang ở vùng biển Hoàng Sa. Tháng 10/1987 hải quân Trung Quốc tập trận lớn ở vùng đảo Trường Sa. Tháng 03/1988 quân đội Trung Quốc tấn công chiếm giữ 06 điểm trên quần đảo Trường Sa, giết chết 74 binh sĩ Việt Nam. Năm 1989 hải quân Trung Quốc chiếm thêm một số đảo thuộc Trường Sa. Ngày 25/02/1992 Trung Quốc công bố đạo luật về lãnh hải, xác định chủ quyền đối với toàn bộ Hoàng Sa, Trường Sa. Tháng 05/1992 Trung Quốc cho công ty Crestone thăm dò dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam, cạnh mỏ dầu Đại Hùng. Tháng 07/1992 hải quân Trung Quốc chiếm đóng thêm một số hòn đảo Trường Sa để hỗ trợ công ty Crestone. Năm 1993 một cuốn sách xuất bản tại Trung Quốc đã công bố chiến lược ?o nhanh chóng?đánh đuổi quân chiếm đóng nước ngoài ra khỏi Nam Sa ( tức Trường Sa của Việt Nam chúng ta)?. Năm 1994 Trung Quốc giành chủ quyền tại mỏ dầu Thanh Long của Việt nam. Tháng 07/2006 Trung Quốc công bố ?o bản đồ chuẩn? trên mạng để khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa. Tháng 04/2007 Trung Quốc cảnh báo Việt Nam hợp tác với hãng BP và Conoco Phillips xây dựng đường ống dẫn khí trên biển Vũng Tàu, sau đó BP tuyên bố ngừng dự án. Ngày 10/08/2007 báo Trung Quốc China Daily đưa tin Trung Quốc tổ chức du lịch tới Hoàng Sa. Từ 16-23/11/2007 hải quân Trung Quốc tập trận lớn tại Hoàng Sa.Và ngày 02/12/2007 Quốc vụ viện Trung Quốc đã công bố quyết định thành lập thành phố cấp huyện Tam sa bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Từ năm 2000 trở lại đây, hàng trăm ngư dân Việt Nam chúng ta đã bị phía Trung Quốc bắt giữ, cướp bóc và bắn chết trên hải phận xung quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những nguy hiểm tính mạng vẫn đang rình rập ngư dân các vùng Thanh Hóa, Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hòa do phía Trung Quốc gây ra không thể kể xiết.

    Trong khi đó, phía đất nước Việt Nam chúng ta chỉ có Bộ Ngoại giao lên tiếng phản đối khi được báo giới và dư luận hỏi đến. Mọi cơ quan được thiết lập làm đại diện cho quyền lực, ý chí của toàn dân Việt Nam (như Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc ) đến nay vẫn im lặng!

    Chúng tôi thấy, những câu phản đối của người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt nam vừa qua về vấn đề Trung Quốc xâm lấn Hoàng Sa, Trường sa là hoàn toàn không đủ và đã xúc phạm lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam khi gọi những cuộc biểu tình trong trật tự để phản đối Trung Quốc là ?onhững cuộc tụ tập không được phép?. Đặc biệt cần nhấn mạnh những nhân viên an ninh Bộ Công an đã có những hành xử thô bạo, sách nhiễu cuộc sống của những người biểu tình ôn hòa xiển dương lòng yêu Tổ Quốc Việt nam là những hành vi trái pháp luật, làm tổn thương truyền thống đoàn kết quật cường chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

    Những hành động ngày càng ngạo mạn của chính quyền Trung Quốc gần đây đối với Việt nam liệu có phải là hậu quả từ sự phản ứng quá nhún nhường của phía Việt Nam chúng ta? Việc ngăn cản nhân dân phản đối kẻ xâm lược lại càng làm cho dã tâm thôn tính của chính quyền bành trướng ngoại bang thêm táo tợn? Bất kỳ người Việt Nam yêu nước nào cũng đều đang đau đớn với những câu hỏi này!

    Trong khi đó chỉ bằng hai cuộc biểu tình của giới trẻ Việt nam trước đại sứ quán và lãnh sự quán Trung Quốc vào ngày 09 và 16 tháng 12 năm 2007 đã làm cho giới lãnh đạo Trung Quốc phải xuống thang bằng việc tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) ngày 19/12/2007 phải đưa ra việc phủ nhận về ý định thành lập thành phố Tam Sa.

    Chúng tôi hiểu rằng, trước ý đồ thôn tính có hệ thống của chính quyền bành trướng ngoại bang to lớn ngay bên cạnh, những người lãnh đạo yêu nước sẽ phải thận trọng trong việc ứng phó và có thể không tránh được những trăn trở, bối rối, lo lắng. Nhưng kinh nghiệm của các bậc lãnh đạo tiền nhân đã cho thấy, dù quân xâm lược có hung bạo đến mấy, sức nước có non yếu đến bao nhiêu, những trăn trở, lo sợ của người lãnh đạo cũng sẽ được nhân dân che chở, giải tỏa nếu người lãnh đạo giãi bày, hòa lòng cùng dân chúng. Cách đây 724 năm, Hội nghị do vua Trần Nhân Tông triệu tập ở điện Diên Hồng để bàn bạc công khai với các bô lão dân gian đã giúp triều đình nhà Trần có được quyết sách cương quyết, khôn khéo để bảo vệ lãnh thổ trước sức mạnh vũ bão của vó ngựa giặc Nguyên-Mông. ?o Ta đây, ngày thì quên ăn, đêm thì quên ngủ, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức rằng chưa được sả thịt lột da của quân giặc, dẫu thân này phơi ngoài nội cỏ, xác này gói trong da ngựa thì cũng đành lòng? ( trích Hịch Tướng sĩ của Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn). Chỉ cần thấy lại tâm tư này của giới lãnh đạo nhà Trần với quân dân nước Việt lúc đó, chúng ta có thể hiểu được tại sao đất nước nhỏ bé, cô đơn của Việt Nam chúng ta cách đây hơn 700 năm đã đánh bại ba cuộc xâm lược liên tiếp của một đế quốc to lớn đã từng tung hoành khắp Âu-Á. Lùi xa thêm 200 năm nữa, vào năm 1084 ngay sau cuộc chiến với quân Tống, trong một lá thư gửi cho vua nhà Tống để đòi lại đất, vua Lý Nhân Tông đã viết: ?o Mặc dầu những đất ấy nhỏ bé nhưng vẫn khiến lòng tôi đau xót, luôn luôn nghĩ đến cả trong giấc mộng.? Tấm lòng thương nước của một vị vua đến như thế thì cũng không khó hiểu sau đó nước đại Tống phương Bắc đã phải trả lại đất cho nước Đại Việt vẫn còn vô cùng nhỏ bé của chúng ta khi đó.
    Chúng tôi hiểu rằng, là người Việt Nam yêu nước và đặc biệt đang giữ trọng trách lãnh đạo đất nước, sẽ không thể thờ ơ và yên lòng khi ngoại bang có hành vi ngang ngược thôn tính giang sơn gấm vóc do tổ tiên để lại. Nhưng lòng yêu Tổ Quốc và thái độ trước quân xâm lược của những người lãnh đạo một đất nước đã có truyền thống quật cường không nên và không thể biểu tỏ bằng sự im lặng quá lâu. Đây là một sự im lặng vô cùng nguy hiểm. Nó sẽ khích động thêm lòng ham muốn của chính quyền bành trướng ngoại bang và gây bất mãn, phẫn nộ to lớn trong dân chúng.

    Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam cho thấy sẽ không có một lực lượng đơn lẻ, một chính quyền tách rời dân chúng nào có thể một mình chống trả được ý đồ thôn tính từ phương Bắc.

    Lịch sử dân tộc cũng cho thấy không một nhà lãnh đạo đất nước, một chính quyền nào có thể chối bỏ được trách nhiệm to lớn nhưng đầy vinh dự trong việc nâng niu, kêu gọi lòng yêu nước, tập hợp sức mạnh trí tuệ, vật chất từ quần chúng trước hành vi xâm lăng của ngoại bang.

    Công cuộc gìn giữ và bảo vệ non sông Tổ Quốc Việt Nam qua mấy ngàn năm luôn là một công việc trường kỳ, gian khó và phức tạp, nhưng để có giang sơn gấm vóc cho chúng ta như ngày hôm nay, các bậc tiền nhân lãnh đạo yêu nước đã luôn có chung một tấm lòng quảng đại gạt mọi sự khác biệt, hiềm khích riêng tư để cùng đồng lòng trên dưới như một, hòa lòng cùng với toàn dân để tạo thành khối sức mạnh to lớn đặng đưa Tổ Quốc vượt qua mọi thời khắc lâm nguy.

    Thưa các Cụ, các Quí vị,

    Việc nước không của riêng ai, nhưng nếu ai cũng chờ đợi người khác làm trước thì có lẽ đất nước đã không còn đến ngày hôm nay. Vô cùng xúc động và hưởng ứng những cá nhân, đoàn thể khác đã lên tiếng, góp ý về vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa, chúng tôi, những người ký tên dưới đây xin kêu gọi các Cụ, các Quí vị hãy đồng lòng với chúng tôi để góp thêm tiếng nói cho công cuộc bảo vệ giang sơn gấm vóc của tổ tiên để lại, bằng những kiến nghị khẩn thiết sau đây:

    1. Yêu cầu Quốc hội ?" cơ quan đại diện lớn nhất của dân, Mặt trận Tổ quốc Việt nam ?" tổ chức chính trị tập hợp ý chí, nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân, Chính phủ - cơ quan điều hành quản lý đất nước, phải có ngay một tuyên bố rõ ràng về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa và thái độ kiên quyết phản đối sự xâm phạm lãnh thổ của Trung Quốc. Tuyên bố này cần thiết để minh xác ý chí thống nhất giữa nhân dân và Nhà nước Việt Nam cùng đồng lòng trong việc bảo vệ đất nước, và xóa tan mọi âm mưu chia rẽ có thể của các thế lực bành trướng ngoại bang.

    2. Yêu cầu Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc tập hợp, nghiên cứu các cứ liệu, giải pháp đề xuất của mọi người dân trong và ngoài nước về vấn đề đấu tranh, bảo vệ lãnh thổ trước sự xâm lấn của Trung Quốc, để sớm có sách lược cụ thể công khai cho toàn dân tỏ rõ. ( đề nghị tham khảo tập sách ?o Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam? do Nhà xuất bản Trẻ ấn hành 02/2008)

    3. Kêu gọi Ban chấp hành trung ương ********************** với vai trò nắm quyền lãnh đạo đất nước hiện nay cần phải hết sức lắng nghe, trân trọng, đoàn kết với mọi cá nhân, lực lượng yêu nước của dân tộc trong việc bảo vệ và chấn hưng đất nước.

    4. Yêu cầu ông Bộ trưởng bộ Công an chỉ đạo dừng mọi hành vi sách nhiễu, gây khó khăn đối với những người dân muốn thể hiện lòng yêu nước trong trật tự, ôn hòa tại nơi công cộng.

    5. Kêu gọi mọi người dân Việt Nam không kể trai gái, già trẻ, địa vị, chính kiến, cư trú trong hay ngoài nước hãy cùng đoàn kết một lòng để đóng góp trong sự nghiệp giữ gìn, đòi lại lãnh thổ và chấn hưng đất nước.

    Xin kính gửi lời chào trân trọng tới các Cụ, các Quí vị và xin chân thành cảm ơn sự hưởng ứng, trợ giúp, đóng góp của các Cụ, các Quí vị trong thời gian tới.

    Hà nội, ngày 23 tháng 04 năm 2008
    Những người viết bản kiến nghị

    1. Trần Đức Quế - cựu chuyên viên vận tải. Hiện cư trú tại quận Thanh Xuân ?" Hà nội.
    2. Nguyễn Gia Năng ?" cựu chuyên viên vận tải. Hiện cư trú tại Giáp bát ?" Hà nội.
    3. Nguyễn Ngọc Nam ?" cựu giảng viên Đại học nông nghiệpI. Cư trú tại nhà D2 Thanh xuân ?" Hà nội.
    4. Phạm Văn Hiện ?" đại tá, cựu chánh văn phòng bộ phận B68. Hiện cư trú tại 90 Hoàng Đạo Thành ?" Hà nội.
    5. Vũ Thuần ?" 83 tuổi đời, 58 tuổi đảng cộng sản, huân chương độc lập.
    6. Nguyễn Đức Thiệp ?" cựu chiến binh, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, Hà nội.
    7. Nguyễn Minh Phục ?" cựu chiến binh, quận Hoàng Mai, Hà nội.
    8. Trần Bá ?" cựu chiến binh. Cư trú tại 53 Cầu gỗ - Hà nội.
    9. Lê Hữu Hà ?" lão thành cách mạng.
    10. Nguyễn Văn Bé ?" cán bộ tiền khởi nghĩa, cựu ủy viên thường trực ban liên lạc 23-10, huy chương vì sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc.
    11. Nguyễn Văn Tuyến ?" đại tá quân đội, 60 năm tuổi đảng cộng sản, 83 tuổi đời. Cư trú tại phòng 106 ?" C19 ?" Thanh Xuân bắc ?" Hà nội.
    Nguồn http://www.doi-thoai.com/baimoi0408_339.html
  4. Ionesome

    Ionesome Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    1.195
    Đã được thích:
    1
    Bác lyenson không hiểu tinh thần của phong trào Olympic rồi. Với lại, hình như bác cũng không (hoặc không buồn) hiểu mục đích của những người hô hào biểu tình từ hồi 9/12 đến giờ. Bác có biết chính những người đó đang kêu gọi ngày 29/4 này Nam phụ lão ấu ở VN hãy mang 1 băng đen ra đường không? Mục đích của tất cả những kẻ cơ hội chính trị đứng đằng sau những hành động này là gì bác có biết không?
    Thiết nghĩ 1 người lớn tuổi như bác phải hiểu rõ những chuyênnạy hơn ai hết trước khi đem post những bài này tại 7XSG.
    Sự thật hơn khó nghe, mong bác hiểu cho.
  5. sn75

    sn75 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Bài viết:
    4.178
    Đã được thích:
    1
    Topic càng lúc càng lấn sâu vào chuyện chính trị, mà điều này rất không phù hợp với box 7xSG. Mong mọi người qua box thảo luận mà bàn tiếp, sn75 sẽ khoá topic này lại.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này