1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Câu chuyện "Sơn Tinh, Thuỷ Tinh" nhìn từ góc độ mới

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi tamnhintheky462, 02/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tamnhintheky462

    tamnhintheky462 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2006
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Câu chuyện "Sơn Tinh, Thuỷ Tinh" nhìn từ góc độ mới

    Tôi xin đưa ra sự đánh giá của mình về Huyền thoại Sơntinh , Thuỷ tinh:
    Tốt: Chuyện Sơn tinh biết đến đúng giờ để được vợ coi như là phần thưởng cho người biết trọng chữ Tín. Thủy tinh lại trễ không lấy được Công chuá, thất bại đâm ra hận đời, làm phép cho mưa gió bão lụt để trả thù. SơnTinh cũng làm phép dâng núi cao lên để tránh lụt. Cuối cùng Sơn tinh thắng vì là người tốt. Thủy tinh thua vì là người xấu. Có người còn cho mụcđích câu chuyện là để dạy cho dân thời xưa biết tìm chỗ cao để tránh lụt.

    Xấu: Cái xấu ởđây thựcra không đến độ nguy hiểm nếu các nhà giáo dục dùng câu chuyện huyền thoại trên vào chương trình giáo dục, thì cũng nên phân tích cho học trò thấy lợi hại, tốt xấu như thế nào. Ở cái tuổi còn nhỏ, những ý niệm đúng giờ chưa được hiểu là quan trọng. Nếu nhớ không lầm, ấn tượng duy nhất còn sót lại về câu chuyện đã có với trí óc còn non nớt, là ông thần Nước vì không lấy được Côngchuá nên mới tức giận trả thù, đánh nhau với ông thần Núi Cái ấn tượng đó theo thời gian với tuổi lớn khôn, nếu không có cơ hội để hiểu biết, chắc chắn sẽ trở thành "Ðược làm Vua, thua làm Giặc", hay "Ăn không được, thì phá cho bõ ghét!". Ði xa hơn một chút về Tâm sinh lý của người lớn, Sơntinh và Thủytinh còn là biểu tượng của Non và Nước, hay ám chỉ Sơn Hà là hai thực thể không rời nhau của Ðất và nước. Các nhà văn hóa Giáo dục coi chuyện Sơntinh đánh nhau với Thủy tinh vì quyền lợi cá nhân là chuyện thường tình, lại được mặc nhiên đồng lòng và hậu thuẩn bởi nhiều người chúng ta( nếu không thì làm sao câu chuyện được bỏ vào chương trình Giáodục?), nên cũng chẳng lạ gì tại sao trong sử Việt, nội chiến tương tàn xảy ra nhiều nhất so với lịch sử các quốc gia khác!
    Thiết nghĩ 01 câu chuyện như vậy kô xứng và kô nên đưa vào chương trình giáo dục để đào tạo nên những thế hệ tương lai của đất nước! Mong các cao nhân trong box Học thuật cho ý kiến !!!!
  2. black_mind

    black_mind Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/08/2004
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    0
    mạn phép cho tôi có ý kiến,là vớ vẩn.Bất cứ sự vật nào nhìn nhận dưới nhiều góc độ chả lòi ra cái này cái nọ.Trình độ bọn trể con thì đâu nghĩ đến vậy.Thậm chí những chuyện cổ tích của andecxen(chả biết mình có viết đúng hay ko) nhiều cái bọn trẻ con có thể hiểu hết được.
    Tóm lại cấp học cao thừa nhận thuyết tương đối nhưng với các cấp học thấp vẫn là cơ học của Newton thôi
    Được black_mind sửa chữa / chuyển vào 11:44 ngày 05/12/2006
  3. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Sao không đem nốt cả truyện Tấm Cám ra xét lại luôn thể cho trọn bộ? Cô Tấm báo thù sao mà giống anh hùng Lương Sơn quá vậy?
  4. TruongLaoCaiBang

    TruongLaoCaiBang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    0
    một câu chuyện tưởng chừng chỉ dành cho trẻ thơ thế này, mổ xẻ ra cũng nhiều cái để nói lắm, nhưng mà không đơn giản như bạn nghĩ đâu.
    Điều mấu chốt của câu chuyện là ca ngợi sức mạnh của con người, cụ thể hơn là sức mạnh của những người nông dân anh hùng trong quá trình khai phá và chinh phục tự nhiên đã tìm ra cách chế ngự lũ lụt ở vùng châu thỏ sông Hồng.
    Cũng chẳng thể nào nói Sơn Tinh là có chữ tín hay một cái gì đó tương tự. Công chúa thì chỉ có một và nói chung là trong hai chàng cũng chỉ có thể có một chàng có được công chúa mà thôi. Sơn Tinh không hẳn tượng trưng cho cái tốt và Thủy Tinh cũng không phải tượng trưng cho cái xấu.
  5. Tieu__Long

    Tieu__Long Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi nếu cứ đưa cả kho tàng truyện mà trẻ con đang học thì còn rất nhiều điều cần bàn cãi. Tuy nhiên đứng trên góc độ truyền dẫn những giá trị văn hoá và hình thành dần trong đầu trẻ những kiến thức sơ đẳng về tự nhiên thì những câu chuyện đó lại rất hữu ích. Thiết nghĩ, hồi còn nhỏ chúng ta có nghĩ được sâu xa thế đâu, nhận thức càng phát triển thì con người sẽ có thế giới quan nhìn nhận sự việc thôi. Ví như truyện Tam Quốc, ngày trước có ai cho Lưu Bị là người gian xảo và Tào Tháo là người anh hùng đâu. Cứ thế, ... theo tôi xã hội càng phát triển thì sự tư duy, nhìn nhận lịch sử sẽ khác thôi ...
    Nói tóm lại không cần nhồi nhét vào đầu bọn nhóc những sự phân tích quá làm gì, hãy dừng lại ở mức độ tự tìm hiểu ... có đứa nào làm chuyện xấu vì xem những truyện đó đâu .
    Vài lới thô cạn mong mọi người bỏ quá cho .
  6. dhlv

    dhlv Guest

    Tuyệt hảo !
    Lần đầu tiên có người lập topic hộ mình !
    Có lẽ mình là người bị ảnh hưởng từ lúc còn mới biết đọc (1981) khi xem truyện tranh "Sơn Tinh - Thuỷ Tinh". Thật kì lạ là mình lại thích nhân vật Thuỷ Tinh
    Lớn lên một tí thì cùng lũ trẻ con trong xóm ra công viên, chơi những trò trẻ con và bơi lội. Cũng kì lạ là mình bơi vượt trội tất cả trẻ con trong xóm....
    Rồi lớn lên một chút thì vào nam học cấp 3, trong 1 lần đi ra ngoài đảo Phú Quốc (lúc về) thì bị chìm tàu, và tất cả mọi người phải lóp ngóp bơi vào bờ.
    Sau này lên TTVNOL 9/2005, thì mình lấy luôn nick là donghailongvuong , tung hoàng ngang dọc ở các box . Sau định qui ẩn, có chuyện nên lại xuất đầu lộ diện với nick mới này là DHLV .
    Như các bạn đã thấy qua thời sự những ngày gần đây, chính phủ đang lo cứu hộ cho dân ở các vùng bão lụt, mà năm nào cũng gây thiệt hại hàng nghìn tỉ đồng . Sức mạnh của Thuỷ Tinh là rất ghê gớm , ghê gớm hơn cả vũ khí nguyên tử .
    Theo Tôi, ý nghĩa của chuyện Sơn Tinh - Thuỷ Tinh là nói về chuyện phòng chống lũ lụt của ông cha ta. Nhưng về mặt chính trị thì vua Hùng là người xử lý kém, nếu vì đại cục của giang sơn , dân tộc thì nhường Mỵ Nương cho Thuỷ Tinh là hợp lý nhất .
    Thế nào cũng có người cho ĐHLV này là lộng ngôn, nhưng xin hãy xem những thời gian đầu tiên mà ĐHLV lên mạng vẫy vùng , với lời kêu gọi ở đây : http://www7.ttvnol.com/forum/ytst/625375.ttvn
    Và sau hơn 1 năm : http://www.vovinamus.com/forum/viewtopic.php?t=302
    Bài học về "Sơn Tinh Thuỷ Tinh" ko chỉ thuần tuý cho việc giáo dục con trẻ mà cho các nhà chính trị gia, doanh nhân, ko nên vì những cái vụn vặt thậm chí phải chấp nhận hi sinh cái nhỏ để đạt lấy cái lớn . Nôm na là "thả con săn sắt, bắt con cá rô"
  7. tamnhintheky462

    tamnhintheky462 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2006
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Các bạn nghĩ sao khi tôi đã là đứa trẻ rất hâm mộ câu chuyện này? Quả thực khi còn bé tôi kô biết được những điều sâu sắc này ! nhưng khi biết đc thì bạn biết tôi nghĩ gì kô? đó là : à ! hoá ra vì những chuyện vụn vặt ấy mà người ta có thể đánh nhau, gây nên bao hậu hoạ !tôi đã từng cũng chỉ vì những chuyện con con mà đến bây jờ vẫn còn tiếc nuối . Tất nhiên nguyên nhân chưa hẳn đã lã do câu chuyện ST-TT nhưng nếu như người lớn đừng định hướng cho bạn trẻ những câu chuyện như thế biết đâu sẽ tốt hơn ! Thế hệ sau là sản phẩm của thế hệ trước ( một cách thụ động và chủ động)! kô phải bàn caĩ về điều nay! vì vậy , thiết nghĩ những người đi trước hãy định hướng cho người đi sau những gì là tốt đẹp nhất! toppic này kô có mục đích nào khác là tâm huyết về một thế hệ người Việt đoàn kết , hùng cường trong tương lai !
    dẫu sao đây cung chỉ là quan điểm của tôi _ một 8x muốn sống cho quốc gia , dân tộc!
    một chút nhỏ nhoi !!!!!!
  8. codet

    codet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    Đọc thêm Sơn tinh - Thủy tinh do nhà văn Hòa Vang viết đi.
    Thêm 1 cách nhìn mới.
  9. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Đúng là tầm nhìn thế kỷ 19!
    Không có cái xấu thì lấy cái gì để nổi bật cái tốt lên đây?
  10. Nolf

    Nolf Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2002
    Bài viết:
    404
    Đã được thích:
    0
    Cái này chắc là bác học được các thầy cô dạy văn tiêm vào đầu tư tưởng là ca ngợi sức mạnh con người đúng không nhỉ? Thày cô dạy văn nào chả thế. Tất nhiên, với trẻ con dạy thế là đúng, để chúng nó có niềm tin vào con người. Nhưng chả nhẽ đến bây giờ mà bác vẫn nghĩ thế...
    Tôi thì cho là nó chả ca ngợi gì đâu, nó chẳng qua chỉ là mơ ước của con người trong chế ngự sức mạnh thiên nhiên thôi. Con người từ đó và cho đến giờ vẫn chưa chế ngự được sức mạnh của thiên nhiên, nên luôn mơ ước có thần có thánh để chế ngự, thế thôi bác ạ.... Mà cái bác gì cho rằng nó nhắc đến ý thức đúng giờ gì gì đó, nghe hơi lạ... người xưa chưa nghĩ đến mức ấy đâu... Bác làm em nhớ đến chuyện báo viết rằng, theo định hướng mới thì những thày cô dạy bài Đại cáo bình Ngô sẽ phải vạch ra được tư tưởng bảo vệ môi trường ở trong đấy. Nghe hơi khiếp...

Chia sẻ trang này