1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Câu chuyện "Sơn Tinh, Thuỷ Tinh" nhìn từ góc độ mới

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi tamnhintheky462, 02/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. doom

    doom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    Hic, Vua Hùng chơi không công bằng, Sơn Tinh giả tiếng gà gáy là ăn gia, tội nghiệp Thuỷ Tinh ghê?? mà tội nghiệp nhất vẫn là các nạn nhân của Thủy Tinh.
  2. vuhongthai

    vuhongthai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2003
    Bài viết:
    247
    Đã được thích:
    0
    Em jà em thương Thuỷ Tinh. Đã ko được nữ lại còn thua trận.
    Nhưng tội nghiệp hơn cả là nhân dân ta lúc đó. Chẳng được gì mà 1 năm cứ vài cơn lũ. Cấy cối hoa quả rạp đổ, nước non thì bẩn thỉu, mất vệ sinh, bệnh dịch tràn lan. Chỉ tổ lợi cho bọn bác sĩ ăn chặn dân nghèo...bọn tham quan ăn tiền ủng hộ lũ lụt...
  3. cccvn

    cccvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2005
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Thất tình thì làm sao thắng trận được chứ. Bài học là: Thất tình thì chẳng làm được việc gì cả chỉ làm khổ người xung quanh mà thui
  4. taiquai

    taiquai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    509
    Đã được thích:
    0
    Lâu rồi, cách đây khoảng 15 năm, tôi đã đọc truyện ngắn "Sự tích một ngày đẹp trời" của nhà văn Hòa Vang - "người mang khuôn mặt đời Đường" (chữ tiêu đề 1bài báo trên ANTG Cuối Tháng). Truyện kể: Mỵ Nương trong một lần tắm trần trên suối, những làn nước mơn man da thịt, thật dịu dàng - đó chính là vòng tay của Thủy Tinh, và Nàng đã đem lòng yêu chàng trai khoáng đạt...
    Một truyện ngắn hay nói về mối tình buồn của Mỵ Nương và... Thủy Tinh.
    Nhưng tôi không thich cách lật ngược vấn đề như vậy, không phải vì Sơn Tinh - thần núi Tản Viên là Thượng đẳng Tối linh thần, Đệ nhất Phúc thần trong Tứ bất tử của Việt Nam; cũng không phải trước khi đọc truyện ngắn trên tôi đã đọc truyện thơ Sơn Tinh - Thủy Tinh của Huy Cận với sự minh họa không kém phần tuyệt vời của Mai Long. Mặc dù, những ấn tượng tốt đẹp về vị thần giúp dân đã ghi vào trí óc trẻ thơ tôi, nhưng tôi không thích cách lật ngược vấn đề đó vì nghĩ rằng: nó nhiều cảm tính.
    Tôi xin nêu mấy ý kiến về chuyện cổ này :
    I. Có câu: "nhất thủy nhì hỏa thứ ba đạo tặc", từ xưa đến nay hiểm họa liên quan đến nước vẫn là tai họa lớn nhất với con người. Việt Nam có hệ thống đê điều vĩ đại vì nước ta là nước nông nghiệp, văn hóa nông nghiệp, người dân gắn bó với ruộng đồng, làng xóm, và lụt lội hàng năm là mối đe dọa gắn liền với họ. Và những con người đó phải đấu tranh với thiên nhiên để sinh tồn...
    Nước là nguồn sống nhưng cũng là hiểm họa lớn lao, có biết bao nhiêu cơn bão hàng năm, riêng thảm họa Sóng Thần năm 2004 đã cướp đi sinh mạng của khoảng 300.000 người!
    Sợ hãi đi liền với oán ghét, vì thế mà tác giả dân gian ngay từ đầu đã thể hiện ác cảm với Thủy Tinh qua sự thiên vị của Vua Hùng khi thách cưới: "Voi 9 ngà, gà 9 cựa, ngựa 9 hồng mao" - đó là những sản phẩm lợi thế của Sơn Tinh.
    Cũng vì thế mà người ta yêu kính Sơn Tinh và tôn Ngài là Đệ nhất phúc thần.
    II. Đúng là nếu xét theo góc độ con người thì hành động "không ăn được thì đạp đổ", kẻ thất tình hay đúng hơn là:thất thế, chạm tự ái nên tìm mọi cách trả thù cả tình địch lẫn người yêu - xử sự đó thật hèn hạ, đáng lên án!
    Nhưng câu chuyện này mang tính chất của cả Truyền thuyết và Thần thoại, trong đó tính thần thoại nhiều là chủ yếu. Vì vậy, nhìn nhận dưới góc độ thần thoại - để giải thích những hiện tượng thiên nhiên, cũng để nói lên nỗ lực và ý chí của con người thì chính xác hơn đánh giá dưới góc độ tâm lý, kiểu "tiểu thuyết tâm lý xã hội".
    Nếu xét về tính hợp lý của hành động lật lại vấn đề thì tôi cho rằng chủ đề "Tôi không Kính-lão-đắc-thọ" của mình có lý hơn: http://www9.ttvnol.com/f_187/875448/trang-1.ttvn
    Hy vọng tôi không chủ quan!
    Cuối cùng, nếu để phê phán những tích, truyện, tôi xin đưa ra 3 đề cử:
    1. Truyện Tấm Cám trong đó đoạn kết: Cô Tấm "hiền lành" bày kế "muốn trắng thì tắm nước sôi" cho Cám (có thể chấp nhận vì... Cám ngu!), sau đó Nàng làm mắm xác Cám - em cùng cha với mình, gửi cho mẹ kế của mình là Mụ dì ghẻ! - Đây là hành động bất nhân dù được bào chữa là: tội ác phải bị trả giá.
    Tuy nhiên, những tình tiết "rất Pônpốt" đó thường được lược sửa lại là: Mụ dì ghẻ nghe tin con chết cũng uất lên mà chết.
    2. Chuyện Mạc Đĩnh Chi đi sứ sang Tàu, say rượu, thấy bức tranh vẽ chim sẻ đậu cành trúc sinh động quá tưởng thật bèn vồ. Mọi người cười ồ lên chế nhạo, Họ Mạc bèn xé bức tranh và ngụy biện: sẻ là tiểu nhân, trúc là quân tử, tôi chỉ thấy vẽ sẻ đậu cành mai, vẽ sẻ đậu cành trúc khác nào bảo tiểu nhân đứng trên quân tử.
    - Câu chuyện cho thấy sự tỉnh táo và khả năng thưởng tranh của Họ Mạc là thấp, việc phá hoại một tác phẩm hội họa cũng đáng chê trách.
    3. Chuyện Trạng Quỳnh thi vẽ với người Tàu, sau 1 hồi trống người kia vẽ xong 1 con rồng, Trạng nhúng 10 đầu ngón tay vào mực vẽ 10 con giun và bảo rằng đó là "rồng đất".
    - chuyện cũng cho thấy sự thua kém về nghệ thuật. Câu chuyện 2 và 3 thể hiện tính "khôn vặt", chạm vào nỗi đau dân tộc núp dưới mỹ từ "thông minh".

    Được taiquai sửa chữa / chuyển vào 19:07 ngày 26/01/2007
  5. minhbim

    minhbim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2005
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi mọi người nhưng cho phép tớ nhìn vấn đề thế này được không ạ. Truyện cổ dân gian của VN khác một số nước khác ở chỗ là nhằm giải thích sự vật hiện tượng hoặc tập quán sinh hoạt mà khoa học và nhận thức thời kỳ đó chưa hoặc không muốn giải thích theo nghĩa đen.
    Cứ theo như thế thì "sơn tinh thủy tinh" nêu lên sự bất bình đẳng trong lựa chọn (mà nay thường gặp trong đấu thầu hạn chế). Toàn đưa ra yêu cầu về voi, ngựa, gà .. thì Thủy tinh lấy đâu ra.
    Cũng tương tự, mẹ Thánh Gióng đi ra đồng rồi về tự nhiên đẻ ra Thánh Gióng thì giải nghĩa thế nào (nay thì đã được gọi là con ngoài giá thú)..
    Thành cổ loa do An Dương Vương xây thì cứ ban ngày xây sau 1 đêm lại đổ, chẳng hiểu tại sao (nay đã biết là do rút ruột công trình..)
    Còn nhiều lắm nhưng tự nhiên giờ chưa nghĩ ra.
  6. cccvn

    cccvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2005
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Mọi cá nhân hoàn toàn có thể phát biểu ý kiến theo tầm nhìn của mình, điều đó dĩ nhiên là được tôn trọng. Trong chủ đề này, người chủ đã đưa ra đề nghị tìm cách nhìn mới về truyện cổ tích Sơn Tinh - Thuỷ Tinh. Tất nhiên là nhìn theo tầm nhìn WTO. Và cũng đã có rất nhiều ý kiến nhưng các ý kiến như là " nhất thuỷ nhì hoả..." là kg mới vì sách giáo khoa đã nói. Tiêu cực hơn là " Đời có cái gì công bằng, rồi ý kiến cho cha mẹ lựa chọn đối tác cho con gái về nhà chống , rằng một thằng ăn khoai mì và một thằng đi @, thằng ăn khoai thua là chắc" Tất cả ý kiến đều thiển cận và chứng tỏ sự hạn hẹp về bề dày của sự trải nghiệm, cũng như trào lưu chủ nghĩa vãt chất. Nhưng vẫn phải thừa nhận rằng đấy là ý kiến của thời WTO. Chỉ ngại rằng sau Thuỷ Tinh lại đến Từ Hải được đem ra xét xử với 1 câu kết luận " xanh dờn: Chết dại vì gái. Sau khi chủ đề này mở ra chắc hẳn Nguyễn Du cũng đã lo sốt vó rồi mặc dù Ông củng đã nắm trong tay tấm bằng Danh nhân văn hoá thế giới.
    Trở lại vấn đế: Theo " thói quen" của người Việt, thì không thể dựa trên hiện tượng để mô tả chính hiện tượng được, không thể dựa vào chuyện mưa gió để sáng tác câu chuyện về mưa gió được, như là nhất hoả nhì thuỷ rất trần tục như vậy được. Tôi vẫn có cách nhìn như thế này: Trong câu chuyện này, nói lên 1 tinh thần chiến đấu, chiến đấu không mệt mỏi cho sự công bằng dù có bao nhiêu tổn thất xảy ra. Nếu cho rằng người dân vô tội không nên chết vì cuộc chiến và đổ lỗi cho Thuỷ Tinh là không đúng. Nếu an phận như thế thì đất nước này đã không có nhưng cuộc chiến tranh vĩ đại để giành lấy như ngày hôm nay. Tôi vẫn rất yêu Thuỷ Tinh, yêu 1 một ý chí bền bỉ , một tinh thần nghĩa hiệp đòi lấy sư cộng bằng. Công bằng là cội rễ của 1 xã hội.
    Xin đừng vội chê trách chuyện tấm cám hay những chuyện cổ tích khác, sẽ thật là vội vàng. Và nếu cần hãy mở riếng chủ đề để bàn luận
    Đất nước này có hơn 1000 năm chiến đấu, và không được 20 năm là kinh tề. Ở vào hoàn cảnh đó rất cần những cái " khôn vặt" chứ. Và bây giờ mới là thời kỳ đầu cho giai đoạn " Khôn chiến lược " đấy.
  7. jrxii

    jrxii Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2006
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    THật ra việc mổ xẻ chuyện cổ tích không phải mới đây mới được đem ra thảo luận. NGay cả những câu chuyện của Walt Disney cũng trở thành đề tài tranh luận. VÍ dụ như những công chúa thì xin đẹp, da trắng. Thế những em gái da đen, da vàng sẽ cảm thấy như thế nào? Hay công chúa đẹp, nên có hoàng tử đẹp trai đến cưới. Vậy những em gái không được xinh đẹp (ngoại hình) hay nhà nghèo sẽ cảm thấy như thế nàp. Cho nên loạt phim hoạt hình Shrek đã phản ánh rất chân thật những khiếm khuyết của những câu chuyện cổ tích. NHưng đằng nào đi chăng nữa, cổ tích là cổ tích, người lớn mới là người có trách nhiệm phân tích cho các em hiểu câu chuyện theo cái nghĩa tốt đẹp của nó, và tránh đi cái mặt khiếm khuyết.
  8. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Gớm, thế thì đọc thần thoại Hy Lạp còn thấy ghê tởm đến đâu nữa không biết, đầy rẫy ức hiếp, loạn luân.........
    Nói chung là Sơn Tinh thắng trận nhờ có phím của chủ tịch hội đồng chấm thầu, nhưng anh ta bảo vệ được gói thầu là ổn rồi. Chứ anh Thủy lại cướp được vợ anh Sơn thì có lẽ ta về giỗ tổ ở đồng bằng sông Dương Tử!!!!
    Anh Thủy có người khen là kiên trì bền bỉ, thế anh Sơn mà không hơn tầm thì mất vợ từ bao giờ rồi???
    Nói chung phân tích kiểu này thì đừng dạy trẻ con cái gì cả là hơn, cấm tiệt Cổ tích, giai thoại toàn khuyến khích "khôn vặt", hay toàn chuyện oánh nhau máu chảy đầu rơi rất dã man (cái ông Gióng còn dùng cả WMD mà???), lịch sử thì cũng đánh nhau vô nhân tính (lại còn chuyên trò đánh trộm nữa chứ, hèn nhỉ!), thơ ca thì cũng rặt đánh nhau, thần thánh cũng toàn ông đánh giết dã man bao nhiêu người (2 bà Trưng, bà Triệu............. đến giờ), có nhân văn được như bển đâu.
    Tôi chưa sang Mỹ nhưng nghe nói bển phát triển vì dạy trẻ con toàn bằng tiếng Mỹ cả, ta muốn nhớn mạnh cũng phải học bằng tiếng Mỹ thôi (xin phép cụ Azit Nexin người Thổ một tý lai xần nhỉ!)
  9. cccvn

    cccvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2005
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơm Anh Kiên. Trong Topic này theo tôi hiểu nên nhìn chuyện cổ tích theo con mắt người nhớn. Để tìm 1 chút gì đó mới mẻ thôi mà(chỉ là người nhớn nói với người nhớn thui).
    Mọi đứa trẻ phải được sống và lớn lên trong những câu chuyện cổ tích, và như thế nó tuyệt đối bất khả xâm phạm, người lớn kg được quyền xía vô.
    Nói nhỏ Anh Kiên nghe, Sơn Tinh được '' bảo hộ'' như thế mà không giữ được vợ thì đúng là đồ khuyết tât
  10. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Cũng nói nhỏ anh nghe, trong truyện tôi nhớ là anh Sơn không chỉ bảo vệ vợ không đâu

Chia sẻ trang này