1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Câu chuyện "Sơn Tinh, Thuỷ Tinh" nhìn từ góc độ mới

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi tamnhintheky462, 02/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ch171980

    ch171980 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2006
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    177
    Xin mạn phép góp vài ý cho topic.
    Truyện cổ tích Việt Nam có ý nghĩa chủ yếu là để giải thích một sự vật - hiện tượng nào đó và ca ngợi một số đức tính tốt của con người (nhằm răn đời). Cụ thể truyện ST-TT nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm của khu vực ĐBSH và ca ngợi sức mạnh chế ngự thiên nhiên của con người.
    Không ai biết tác giả của câu chuyện là ai, và câu truyện đã được truyền miệng hàng ngàn năm nay. Có lẽ chính vì thế mà nó được đưa vào trong SGK của trẻ con. Theo tôi, không nên bỏ câu truyện này trong SGK cho trẻ nhỏ, bản thân tôi và các bạn cũng lớn lên với những câu truyện như thế và tự nhận thấy rằng mình sống hướng thiện hay hay ác.
    Nếu tôi nhớ không nhầm thì câu truyện này tôi được học hồi lớp 7. Còn nhớ hồi đó tôi có bài kiểm tra môn Văn là trần thuật lại câu truyện ST-TT theo góc độ nhìn nhận của riêng mình, và tôi đã nhập vai là Thuỷ Tinh để trần thuật lại câu truyện trong khi cả lớp đều nhập vai chính diện. Kết quả là bài văn của tôi được điểm cao nhất lớp (duy nhất 1 lần, còn các lần khác toàn đứng ở vị trí đội sổ), vì thế câu truyện ST-TT làm tôi nhớ mãi, và cũng có lẽ một phần vì câu truyện này mà giờ đây (đã vượt qua cái tuổi dở dở ương ương) tôi trở thành người sống hướng thiện(ít nhất là lương tâm mình thấy như vậy).
    Nếu không có những câu truyện cổ tích như vậy trong SGK thì lũ trẻ có lẽ chẳng bao giờ biết đến nó mà chỉ biết đến truyện tranh của nước ngoài(Nhật Bản) với bản sắc văn hoá hoàn toàn khác.
    vài lời!
  2. khinhkhoaidinh

    khinhkhoaidinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2004
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    có cái này, đọc chắccũng có liên hệ được với chuyện sắm lễ vật của thần nước thần núi: http://www9.ttvnol.com/forum/itc/817839/trang-1.ttvn
    Được khinhkhoaidinh sửa chữa / chuyển vào 02:29 ngày 03/03/2007
    Được khinhkhoaidinh sửa chữa / chuyển vào 02:29 ngày 03/03/2007
  3. tieuvuongbackan

    tieuvuongbackan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2006
    Bài viết:
    2.411
    Đã được thích:
    0
    Thạch sanh tha lý thông về quê lập nghiệp
    Cô tấm hiền nhưng xương cám vẫn còn đây
    Mọi việc nên cố gắng nhìn vào mặt tốt của nó ấy!
  4. freshdmd

    freshdmd Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/01/2007
    Bài viết:
    334
    Đã được thích:
    1

    Khi làm một việc gì cần thục hiện 4 tính :
    1- Tính chính xác
    2- Tính kế hoạch
    3- Tính thời gian
    4- Tính kỷ luật .
  5. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Được Tran_Thang sửa chữa / chuyển vào 19:46 ngày 29/04/2007
  6. thegioidv

    thegioidv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    0
    hehe đẻ hiẻu được cơ học Newton thì người đấy ko tầm thường đâu cũng phải đến tiến sĩ rồi
  7. mokich69

    mokich69 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2007
    Bài viết:
    324
    Đã được thích:
    1
    2 câu chuyện cổ tích: Tấm-Cám và Thạch Sanh có 2 ý nghĩa về kết của chuyện rất khác nhau:
    1. Tấm-Cám: Tấm khi đã là một công chúa, hoàng hậu (diện quí tộc, đảng cấp cao ) mà lại hành xử rất thô bạo ( theo kiểu xã hội đen ) khi trả thù Cám ( giết, làm mắm gửi cho mẹ của Cám)và Dì ghẻ
    2. Thạch Sanh là một anh tiều phu đốn củi ( học vấn thấp, đẳng cấp XH thấp ) mà lại hành xử rất cao thượng, vị tha khi tha cho Lý Thông về quê mặc dù tên này rất gian ác.
    Nếu xét trên góc độ Logic thì 2 chuyện cổ tích trên không hợp lý lắm khi xây dựng nhân vật như vậy, tự mâu thuẫn trong chính nhân vật của mình.
  8. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Tấm chả bao giờ là "công chúa" cả !. Công chúa là con vua bạn ạ.
    Mà cha Tấm là dân thường, mẹ Tấm mất từ thuở Tấm mới biết đi, ít lâu sau người cha cũng mất. Như thế Tấm không có ai dạy dỗ, chăm lo, không có ai chỉ bảo hướng dẫn, có thể thấy Tấm vẫn là một người dân thường trong bản chất, cách hành xử luôn luôn rất dân thường: "giặt áo chồng tao thì giặt cho sạch, giặt mà không sạch tao rạch mặt ra" , "phơi áo chồng tao thì phơi bằng rào, chớ phơi bờ rào tao cào mặt ra", "kẽo cà kẽo kẹt, lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt ra".... toàn những ngôn từ dân thường đanh đá ghê gớm.
    Tấm chả bao giờ đại diện cho tầng lớp cao cả. Từ đầu cho đến cuối truyện thì Tấm vẫn là một cô gái thường dân.
    Một cô gái thường dân làm hoàng hậu thì vẫn có thể hành xử thường dân. Cách hành xử của Tấm rất nhất quán từ đầu đến cuối.
    Còn nhân vật Thạch Sanh, nếu bạn đã đọc đầy đủ truyện cổ tích Thạch Sanh, thì bạn có biết xuất xứ của Thạch Sanh từ đâu không?
    Thạch Sanh là con ông Thạch Nghĩa, nhưng thực ra chính là Thái tử con của Ngọc Hoàng đầu thai. Như vậy Thạch Sanh từ trong bản chất đã là thần thánh (thì mới làm được các kì tích: giết trăn tinh, đại bàng, niêu cơm... ). Dù thân phận là đốn củi, nhưng trong bản chất Thạch Sanh là một vị thần giáng trần, nên hành xử luôn có tính lý tưởng của thần thánh.
    Hai nhân vật ấy chả có gì ngược với bản chất của họ cả.
  9. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Em lại tưởng Thạch Sanh là người gốc Khmer.
  10. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Truyện cổ tích Thạch Sanh được diễn nôm trong một bài thơ lục bát dài đến mấy trăm câu, những câu mà bây giờ nhiều người hẳn còn nhớ như "Đàn kêu tích tịch tình tang - Ai mang công chúa dưới hang trở về" là rút từ trong bài thơ nôm này. Tôi đã mất quyển sách diễn nôm đó, đại khái là Thạch Nghĩa là người tiều phu nhưng tốt bụng, sống tích đức, nhưng không có con, lời cầu khấn được Ngọc Hoàng nghe thấu và sai Thái tử đầu thai.
    Nhiều người gán câu truyện này với xứ Hà Tiên, Thạch Động được coi là nơi Thạch Sanh xuống hang cứu công chúa, và như thế có thể liên quan với người Khơ Me, với một câu truyện Khơ Me nào đó. Thực tế ra sao, truyện cổ tích này khởi phát từ vùng nào, thì chưa thấy tài liệu nào ghi lại, mà toàn là phỏng đoán.
    Những chi tiết như trăn tinh có thể gán cho liên quan với rắn thần Naga, đại bàng liên quan với chim thần Garuda..., nhưng chi tiết về con trai vua Thủy tề, và đặc biệt là chuyện 18 nước chư hầu tiến đánh, thì lại không có nguồn gốc Khơ Me.
    Nếu chấp nhận truyện Thạch Sanh khởi xuất từ vùng Hà Tiên, thì yếu tố Khơ Me là rất có thể, nhưng lại cũng được Việt hóa khá nhiều. Tính thần thánh của Thạch Sanh là có, những điều Thạch Sanh làm được là phi thường, người thường không ai làm nổi.
    Ngược lại, cô Tấm chỉ là một người thường. Những gì mà cô có một cách bất thường là do Bụt ban cho, cô là người tiếp nhận sự thần thánh chứ tự cô không làm nên sự thần thánh.

Chia sẻ trang này