1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Câu chuyện văn hoá, văn minh quanh chúng ta ....

Chủ đề trong 'Quảng Ngãi' bởi Vic_PTN, 23/03/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Vic_PTN

    Vic_PTN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2005
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Hai ông Tây, cơn mưa và bịch rác
    TT - Hà Nội. Chiều 13-7-2006, trời bất chợt đổ mưa. Tôi nép nhờ dưới mái hiên một phòng khám tư trên đường Triệu Quốc Đạt. Hai ông Tây cũng trú mưa như tôi dưới mái hiên nhỏ đầy giọt nước.
    Cánh cửa phòng mạch chợt mở, hai cô gái mang áo blouse trắng thò đầu ra khỏi cửa, nghiêng ngó. Một cô tay xách theo bịch nilông đựng bên trong những hộp cơm, mấy vỏ chai không và giấy vụn. Chắc đó là sản phẩm còn lại của bữa ăn trưa tại văn phòng.
    Hơn một giờ trôi qua, cơn mưa dường như vẫn không chịu dứt. Cô gái cầm bịch rác tần ngần, không biết bỏ vào đâu. Lát sau một cô bảo với bạn: ?oNém ra đường cho nó trôi theo nước?.
    Thế là bịch rác được ném cầu vồng ra lòng đường ngập nước. Bịch rác trôi lững lờ, đập vào bánh xe trước một chiếc xe gắn máy, dềnh lên và tiếp tục bị đè lút xuống nước dưới sức nặng của một chiếc ôtô. Sau đó bịch rác lại nổi lên, trôi dập dềnh rồi tấp chặt vào miệng một cửa hố ga thoát nước. Ném xong bịch rác, hai cô gái đứng bá vai nhau nhìn mưa cười rúc rích. Ông Tây to cao đứng cạnh tôi nhún vai, nhìn theo bịch rác và nhìn vào hai cô gái.
    Ông Tây kia có dáng người nhỏ nhắn hơn, chỉ tay qua phía bên kia đường, nói bập bẹ bằng tiếng Việt: ?oBỏ rác...?. Tôi nhìn theo tay ông, bên kia đường, trước cửa Bệnh viện Phụ sản T.Ư, một tốp công nhân vệ sinh đang miệt mài thu dọn rác trong cơn mưa tầm tã. Ông Tây nhỏ quay sang hai cô gái, chỉ tay vào bịch rác nơi miệng cống, rồi chỉ ra chỗ mấy công nhân vệ sinh, giơ hai tay làm động tác đo và nói bập bẹ: ?oQua... gần... gần!?.
    Cơn mưa chợt dịu hạt. Ông Tây to đội tờ báo lên đầu, chạy ra túm lấy bịch rác, lội qua dòng nước chảy lênh láng trên mặt đường và liệng vào thùng rác mà chiếc xe ép rác đang câu lên thùng xe. Về lại chỗ trú mưa, ông nhìn tôi, nhìn hai cô gái đang đứng trố mắt ra, ông vừa nói vừa ra dấu cho chúng tôi hiểu: ?oNước... tắc...?.
    Tôi chỉ còn kịp duy nhất một phản xạ: xấu hổ.
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=153472&ChannelID=10
  2. cuorknia

    cuorknia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0
    TT - Tháng bảy, mùa xá tội vong nhân cầu siêu cho những linh hồn vất vưởng, mùa của hiếu tử tri ân phụ mẫu.
    Không khí trong khuôn viên khu điều trị bệnh nhân vô thừa nhận cũng nhộn nhịp hẳn lên vì đoàn người xe phát tâm từ thiện. Người bôn ba chốn thương trường muốn thi ân cho chúng sinh cơ hàn thiếu thốn, kẻ giong ruổi chốn quê người cố tìm chút hơi ấm nghĩa đồng hương bằng gói quà chia sẻ nhân tình...
    Len lỏi giữa những sinh linh bất hạnh, có quí bà son phấn rón rén đặt gói quà vào những bàn tay gầy guộc, có quí cô tươi cười cạnh ánh mắt ngây ngô của những tâm hồn nhiễu loạn. Ánh flash của máy chụp ảnh lóe sáng, bằng chứng lòng thiện nguyện đã được ghi nhận.
    Bệnh nhân của tôi, trong bệnh lịch ghi ?oVô danh nữ, không thân nhân, không địa chỉ?, nheo đôi mắt lệ nhòa thay lời tạ ơn cô gái trẻ. Bà cụ lơ đãng đánh rơi gói quà vì đôi tay còn bận giữ chặt những đóa hồng vừa cắt trong vườn hoa vào giờ lao động. Bà tặng cô gái một đóa hồng nhung...
    Trong chút nắng yếu ớt cuối chiều, ẩn hiện những bệnh nhân vô thừa nhận của tôi sau những bụi hoa, luống rau, trầm mặc với những suy tưởng riêng tư trên mấy chiếc ghế đá lạnh lẽo. Gió cuốn bay đi chút dấu vết còn lại của giấy hoa, vỏ bọc quà bánh sáng nay.
    Nhìn qua khung cửa sổ phòng khám bỗng dưng tôi nhớ về những mùa Vu lan cũ, tháng mưa ngâu theo mẹ đến chùa, sau buổi kinh cầu siêu, tan lễ tôi thường được cài lên ngực áo một đóa hồng đỏ thắm. Trong ý nghĩ thơ ngây thuở ấy, tôi thường dõi ánh mắt thương cảm theo các bạn đồng niên đang bùi ngùi nhận những đóa hồng trắng.
    Giờ thuốc tối thường nhật của bệnh nhân đã đến. Bệnh nhân vô danh nữ... rón rén đến gần tôi, hai tay run run, chùng giọng: ?oThầy cố gắng tìm địa chỉ, gửi cho con tôi bông hồng trắng này?. Tôi se lòng, biết tìm đâu tình mẫu tử, nghĩa phu thê cho bà lão này.
    Bất giác tôi đưa tay cắm đóa hồng trắng vào chiếc giá bút trên bàn làm việc của mình. Đóa hồng trắng này sẽ dành cho tôi. Một người không còn mẹ từ mùa Vu lan nào xa xôi trong dĩ vãng.
    NGUYỄN GIA KHÁNH (Biên Hòa)
    (Nguồn : Báo Tuổi Trẻ)
  3. Vic_PTN

    Vic_PTN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2005
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Văn hóa ?obịch?
    23:07:07, 24/08/2006Camera

    Buổi trưa, giờ bãi học. Nắng nung người. Xe cộ ken dày mặt đường, nhích dần từng chút. Đèn đỏ. Một cậu bé chừng sáu tuổi, mặt đỏ bừng, vai đeo cặp, ngồi sau xe của cha, hai tay cầm bịch nước mía to đùng hút lấy hút để. Rõ là cậu đang thưởng thức vị ngọt ngào mát lạnh của đường mía hòa trong nước đá xay nhỏ.
    Đèn xanh, người cha lao xe. Bịch một cái. Trên mặt đường đã thấy cái bịch ni-lông ướt nhẹp với ống hút bên trong. Cậu bé đã thản nhiên ném toẹt cái bịch không xuống đường. Có thể đây đã là lần thứ một trăm.
    Hai nữ sinh chừng mười sáu mười bảy, mũ lưỡi trai - áo dài trắng chở nhau trên xe Spacy. Cô ngồi sau chồm người tới trước, nhón từng quả xơ ri đã chấm muối liên tục bỏ vào mồm mình, rồi lại bỏ vào mồm cô bạn tài xế. Cả hai vui vẻ nói cười liến thoắng, đúng kiểu tuổi vòm me hay ô mai, chẳng thèm quan tâm đến nắng nóng... Hạt xơ ri liên tục được phun ra từ hai cái miệng xinh xinh, điểm xuyết giữa những tràng cười giòn giã. Bịch một cái. Lại một bịch ni-lông và gói muối ớt được ném xuống đường, chịu chung số phận với bịch nước mía... Có thể đây đã là lần thứ một ngàn.
    Mỗi ngày có hàng triệu học sinh lớn nhỏ đến trường. Nếu mỗi em đều thoải mái ném tất cả những gì có trên tay xuống đường không ngần ngại thì mọi con đường dẫn đến trường học đều trở thành bãi rác.
    Một người có tuổi xả rác ở nơi công cộng đã là điều đáng trách nhưng có thể hiểu được. Hoặc họ vốn gốc nông dân và vẫn giữ những thói quen tùy tiện của sinh hoạt nông thôn. Hoặc họ không được giáo dục, không được bất cứ ai chỉ bảo về những điều tối thiểu phải tuân thủ khi sống trong thành phố. Ngay cả khi họ không thuộc hai dạng trên nhưng vẫn sẵn sàng làm điều sai, do từ bản chất họ không biết tôn trọng những gì đáng phải tôn trọng, thì dẫu sao họ cũng thuộc thế hệ cũ, sắp sửa bị đào thải.
    Nhưng một người thuộc thế hệ mới, người chủ tương lai của đất nước mà lại tập cho mình những thói quen xấu như thế thì khó lòng chấp nhận. Xã hội chúng ta đang ngày một thay đổi theo hướng tốt hơn, văn minh hơn, đòi hỏi từng thành viên xã hội phải hội đủ những yếu tố cần thiết để hội nhập mà không lạc loài, không kém cỏi, không ảnh hưởng xấu đến quốc thể.
    Đừng nghĩ rằng xả rác chỉ là việc nhỏ, không quan trọng. Nhiều thói quen nhỏ như thế cộng lại sẽ trở thành tính cách, thành nhân cách. Thói tùy tiện không giúp người ta thành công trong một xã hội thực sự văn minh, đòi hỏi một kỷ luật hoàn toàn tự giác.
    Nhưng ai sẽ nhắc nhở, tập luyện cho các em những điều "nhỏ" ấy? Có thể chính các bậc cha mẹ phải tập cho con em mình, không đợi tới nhà trường.
    tn.com.vn

  4. Thongocmummim

    Thongocmummim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2004
    Bài viết:
    4.162
    Đã được thích:
    0
    Bữa nay mệt mỏi quá.....Thế mà lại gặp chuyện bực mình !!!
    Đang đứng đợi đèn xanh, biết vì Hội Nghị Apec nên dạo nì fải chấp hành nghiêm chỉnh , fía sau lằn vôi trắng thì 1 anh chàng từ đâu fóng tới húc vào xe 1 cái....đang mệt nên kg đề fòng vậy là đo đường....Thế mà anh chàng này còn lườm Thỏ 1 cái nữa chứ......Thật là kg hiểu nỗi chuyện gì đang xảy ra nữa.....
  5. Thongocmummim

    Thongocmummim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2004
    Bài viết:
    4.162
    Đã được thích:
    0
    Kg fải tất cả mọi người đều kém văn hoá như anh chàng kia....
    Hôm qua chở mama đi công chuyện. Trân đường có 1 em nữ sinh mặc áo dài trắng. Tà áo sau thì được nhét vào lưng quần gọn gàng nhưng tà áo trước thì lại bay fất fơ rất nguy hiểm vì có thể vướng vào căm xe. 2 Mẹ con nói với nhau để chạy lên nói với em nó 1 tiếng chư kg nguy hiểm wo''a, chưa kip lên thì có 1 anh chàng đầu nguộm nêu đỏ đã kịp nhắc em gái kia rồi
    Đến nới cần đến của 2 Mẹ con, đang rồng rắn xếp hàng chờ ghi vé xe thì 1 anh chàng có vẻ vừa tan sở vì mặc quần tây áo sơ-mi rất gọn gàng chen lên dù mọi người xung quanh nhìn anh í với anh mắt kg hề thiện cảm
    ==> cực kì sai lầm khi đánh giá người khác qua vẻ ngoài. Một bài học lớn cho Thỏ đây !!!!!!!!! Cheppp
  6. Vic_PTN

    Vic_PTN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2005
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Quả thật, người dân mình xem nhẹ việc giữ gìn vệ sinh chung và bảo vệ môi trường nơi mà chúng ta đang phải sống ...
    Ví dụ thường thấy : khi gài được 1 con chuột nào đó trong nhà mình, là ai đó có thể vô tư và thản nhiên quăng nó cái vù ra ngoài đường , mặc cho người đi đường chạy xuôi , ngược và cuối cùng bạn biết con chuột ấy nó như thế nào dưới những làn xe chạy người đi đường.... thật tệ !
    Cảm thấy ngột ngạt và mệt mỏi khi phải đối mặt với những con đường đầy bụi bặm và khói xe, tiếng còi, xe máy.... ồn ào và rùng mình khi đi vào buổi tối...
    Căng ........
  7. Vic_PTN

    Vic_PTN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2005
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Thấy câu chuyện này khá hay, muốn đăng lên cho chúng ta đọc và ngẫm.
    Cái anh chàng Thụy Điển!
    00:30:07, 22/09/2006Ngô Thị Kim Cúc

    Đi được nửa chặng đường, tức qua khoảng mười cái ngã tư, tôi mới nhận ra anh tài xế xe ôm này chạy xe hơi bị gương mẫu. Quá quen với việc hễ ngồi sau xe ôm thì cứ vịn cho chắc mà chịu trận: không bao giờ có chuyện giảm tốc mà chỉ ẹo qua ẹo lại, không bao giờ nhấn còi mà chỉ xấn tới xả láng rồi thắng re... ét một cái muốn ngã dúi luôn, không bao giờ ngừng mà chỉ vọt cho nhanh, trước đèn đỏ! Đàng này anh tài xế chạy xe như thể đang thi lấy bằng: tốc độ vừa phải, còi kiếc đàng hoàng, ngay boong trong tuyến đường xe hai bánh, và chưa lần nào vượt đèn đỏ...!
    Chuyện quá lạ. Tôi không thể không "tiến hành điều tra":
    - Anh mới bị cảnh sát bấm lỗ hả?
    - Sao chị hỏi vậy?
    - Tại anh chạy xe kỹ quá, chẳng giống xe ôm tí nào.
    Anh tài xế nói mà không cười:
    - Tại thằng cha Thụy Điển đó!
    Trời đất, sao lại có yếu tố nước ngoài ở đây?
    - Anh nói sao tôi chưa hiểu...
    Vẫn không cười, anh tài xế giải thích:
    - Chả là mối quen của tui, đi làm toàn đi xe ôm, tiền trả sòng phẳng. Một bữa chả nói có việc gấp, đường lại nhiều xe, tui sợ kẹt, luồn vô đường xóm đi, chả hổng nói gì. Qua mấy ngã tư, không có cảnh sát, tui vượt đèn đỏ luôn, chả cũng hổng nói gì. Tiền trả cũng sòng phẳng. Vậy mà sáng mai, thấy chả, tui kè xe tới, chả nói, tao không đi xe mày nữa. Tui lạ quá, hỏi sao dzậy, chả nói, tại mày chạy xe không đúng luật. Chị coi chơi độc không? Phạt kiểu này còn nặng hơn bấm lỗ!
    - Đúng là cũng hơi độc đáo - tôi đế vào.
    - Tui cãi, vì ông có chuyện gấp, tui sợ trễ việc ông. Chả nói, gấp thì mày chạy nhanh, chạy đường tắt, tao đồng ý. Đàng này mày vượt đèn, vi phạm luật lệ. Tui lại nói, ông không thích thì từ rày tui không làm vậy nữa. Chả vẫn cứ lắc đầu: Không, tao không bao giờ ngồi xe một người lái ẩu, coi thường luật lệ. Rồi chả kêu xe thằng khác. Vậy là tui mất mối.
    - Vậy là do anh rút kinh nghiệm, từ chuyện cái ông khách Thụy Điển đó?
    - Phải rút kinh nghiệm chớ chị. Mình cũng có tự trọng của mình chớ!
    Tôi thầm cảm ơn cái ông khách Thụy Điển nào đó đã gửi lại một bài học nhẹ nhàng mà thấm thía cho anh xe ôm. Nhưng, tôi còn "hâm mộ" anh xe ôm hơn, là bởi, anh đã có một sự tự trọng nghề nghiệp và tự trọng cá nhân đáng kể...Để tự động ngừng xe đúng sau vạch vôi khi đèn đỏ, chẳng cần đến cái còi cảnh sát hay cây gậy trật tự nào cả!
  8. Thongocmummim

    Thongocmummim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2004
    Bài viết:
    4.162
    Đã được thích:
    0
    Bthg ra ngoài thích dùng ba lô hơn, nhg hnọ đi uống nước có người nói seo lúc nào cũng mang ba lô to thế T___T, đựng gì mà nhiều vậy......^^
    Chuyển wa dùng mí cái túi đeo xinh xinh bé bé hơn....
    Hôm wa, được chở, ngồi fía sau đeo túi thế là có 1 anh đi đường góp í để cái túi vào giữa 2 người chứ đừng đeo kiểu làm duyên như thế, hix, vừa nghe 1 chị kkể bị giật đồ roài nghe zụ cướp 3tỷ...sợ woá.....
  9. Vic_PTN

    Vic_PTN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2005
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Hẫy mở rộng tầm nhìn :

    Một người khách du lịch Nhật Bản đi lang thang trên hè phố, hết nhìn người buôn bán anh lại nhìn chòng chọc vào những làn xe vun vút trên đường. Rồi anh móc túi lấy ra một thỏi chewinggum lột vỏ, bỏ vào miệng.
    Cầm vỏ chewinggum trên tay, mắt anh ngó nghiêng tìm thùng rác. Sau khi thấy phía trước có thùng rác đặt bên lề đường, anh bước vội tới. Đi gần đến thùng rác, bỗng một luồng gió thổi qua, một mùi hôi nồng bốc lên. Anh đưa tay bịt mũi, tránh xa thùng rác độ vài bước, rồi vượt lên, cố ném vỏ chewinggum vào thùng rác, nhưng cơn gió đã thổi tạt miếng vỏ chewinggum ra ngoài.
    Anh quay đầu lại, tiến đến cái vỏ chewinggum bị gió thổi còn nằm trên lề đường, cúi xuống lượm lên. Rồi một tay anh bịt mũi, một tay cầm vỏ chewinggum bước lại gần thùng rác hơn, cố ném vô thùng rác một lần nữa, và lần này anh ném trúng. Anh lại tiếp tục đi lang thang trên đường...
    Một vài người bán hàng gần đó thấy vậy bụm miệng cười. Một người nhìn theo bước chân anh ta như là nhìn người từ trên trời rơi xuống...
    Nice weekend to you !
  10. Vic_PTN

    Vic_PTN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2005
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Lâu nay cảnh báo việc tai nạn giao thông ở ta không những được cải thiện mà còn gia tăng đáng kể...
    Đó là 1 thực trạng buồn của chúng ta, không tính ở các con đường xa lộ( những con đường này thì quá nguy hiểm cho người dân đi xe gắn máy) mà ngay những con đường trong nội thành cũng là yếu tố gây nhiều khó khăn và cản trở cho người dân lưu hành đường bộ hay = xe gắn máy....
    Thật sự qua những đoạn đường, mình thật sự giật mình và hồi hộp vì nó thật sự nguy hiểm...
    Hi vọng rồi đây, đường xá, giao thông công cộng của chúng ta được chỉnh sửa và ngày càng được cải thiện tốt hơn để người dân cảm giác an toàn khi lưu thông trên đường...
    (còn nữa)

Chia sẻ trang này