1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Câu chuyện văn hoá, văn minh quanh chúng ta ....

Chủ đề trong 'Quảng Ngãi' bởi Vic_PTN, 23/03/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. levantam20_11

    levantam20_11 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    539
    Đã được thích:
    0
    Mình cảm thấy thật an toàn đi qua những nơi có người canh giữ nơi đường sắt chạy qua đường bộ có đông dân cư mặt dù đợi một chút thời gian để tàu đi qua,mong ngành đường sắt nên cố gắn làm như thế ở tất cả các điểm,vì mỗi lần nghe có tai nạn đường sắt đa số bị ở những nơi này ko có rào chắn và người canh giữ
  2. Vic_PTN

    Vic_PTN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2005
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Câu chuyện ATGT mà đang có mặt trong ĐH XI với BT Hồ Nghĩa Dũng, vậy khi biết rằng tình hình ATGT của ta vẫn đang có chiều hướng gia tăng, một thực trạng nhức nhối và đau lòng cho xã hội...
    Vậy trách nhiệm ở đâu ? liệu có phải là do người dân ta không chấp hành lụât lệ, kém ý thức hay chăng? hay còn ytố nào khác không ?... Cách khắc phục thế nào?...
  3. Vic_PTN

    Vic_PTN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2005
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Theo đây vẫn có 1 câu chuyện rất tỉnh lẻ nhưng cũng phải bình thêm,
    Thường thấy những cửa gương được gắn bằng kiếng thường ở các cty, văn phòng, khách sạn, cafe...
    Nhưng vô tình nghe 1 nguời khác lên tiếng nhắc nhở là cố gắng để ý khi đẩy cửa vào bên trong thì dùng tay nắm lấy tay cầm của cửa kiếng, mà đừng dùng nguyên bàn tay 5 ngón đặt lên mặt kiếng, vì sau đó ta sẽ thấy 5 ngón tay của ta sẽ in trên đó trông rất xấu xí và tệ...
    Đôi khi chỉ là sự vô tình thôi nhưng phải nói nếu ko quan tâm thì nó lại là 1 thói quen không tốt đấy chứ ...
  4. Vic_PTN

    Vic_PTN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2005
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Chiếc Nón
    Cùng với áo dài, áo cánh, váy lĩnh, yếm đào, thắt lưng bao... chiếc nón được coi là một thứ phục trang truyền thống của phụ nữ Việt Nam.
    Trước hết, nón là một đồ dùng rất "thực dụng". Nó dùng để che mưa nắng. Nón chóp nhọn đầu, nón thúng rộng vành, nón ba tầm như nón thúng nhưng mảnh dẻ hơn... tất cả đều để che chắn cho những con người sống trên một dải đất nắng lắm mưa nhiều. Dù nón có nhiều loại, song nét đặc thù chung của nó là rộng vành (để chống nóng) và có mái dốc (để thoát nước nhanh, che mưa). Ngoài chức năng ứng phó với môi trường tự nhiên, chiếc nón còn hướng tới mục đích làm đẹp cho con người và phù hợp với cảm quan thẩm mỹ của người Việt: đẹp một cách tế nhị, kín đáo. Dưới vành nón, đôi mắt, nụ cười, lúm đồng tiền, những sợi tóc mai, cái gáy trắng ngần của cô gái dường như được tôn thêm nét duyên dáng, kín đáo mà không kém phần quyến rũ...
    Người ta đội nón làm đồng, đi chợ, chơi hội. Tiễn cô gái về nhà chồng, bà mẹ đặt vào tay con chiếc nón thay cho bao nhiêu lời nhắn gửi yêu thương... Chiếc nón gợi nguồn cảm hứng cho thơ, cho nhạc. Đã có hẳn một bài về hát về nón: "Nón bài thơ, em đội nón bài thơ, đi đón ngày hội mở"... Giữa những kênh rạch, sông nước chằng chịt ở miệt vườn Nam Bộ, ai đó đã phải ngẩn ngơ vì: "Nón lá đội nghiêng tóc dài em gái xõa". Chiếc nón còn gợi nhớ dáng mẹ tảo tần: "Quê hương là cầu tre nhỏ/Mẹ về nón lá nghiêng che...". Trong những năm chiến tranh, tiễn người yêu ra chiến trường, các cô gái thường đội nón với cái quai mầu tím thủy chung. Chỉ như vậy thôi đã hơn mọi lời thề non, hẹn biển, làm yên lòng người ra trận...
    Chiếc nón xuất hiện từ khi nào không ai biết. Từ thời xưa đã có câu: "Nón chuông, khua lụa, quai thao làng Đơ". Chiếc nón quai thao đã được các bà, các cô (tầng lớp trung lưu trở lên) ưa chuộng, chiếm vị trí quan trọng trong trang phục lễ hội của phụ nữ mà thời Nguyễn được sử dụng phổ biến nhất. ở Hà Nội xưa, các "cô ả" mười lăm, mười sáu - cái tuổi bắt đầu làm duyên, thường đi sắm chiếc nón Nghệ. Về cái nón Nghệ, nhà văn hóa Hoàng Đạo Thúy mô tả kỹ lưỡng thế này: "nón rộng đến 80 cm, sâu 10 cm, lần lót đan bằng sợi tre rất nhỏ, đằng sau cài những mảnh gương vào. Nón Nghệ nặng lắm vì thế, cái "khua" phải cứng, sơn quang dầu. Lên Hàng Bạc sắm một bộ "chiên, thẻ". Chiên là miếng bạc vuông, trong đó có vòng tròn, chạm hai rồng chầu mặt nguyệt. Hai chiếc thẻ cũng bằng bạc, to như quân bài tam cúc, chạm hoa lá, ở giữa có cái vòng để buộc quai thao. Cắm hai cái thẻ vào bên trong nón, đặt cái chiên vào đáy khua, rồi chờ phiên chợ hàng tơ, các bà làng Triều Khúc ra bán quai thao. Một bộ quai thao gồm tám sợi bằng tơ, mỗi sợi gồm nhiều sợi tơ, ngoài bọc tơ dệt liên tục, như bấc đèn con. Quai thao dài độ 1,5m. Hai đầu mỗi sợi thao là một quả găng, từ đó rủ xuống những chỉ tơ, dài độ 20 cm. Phải đưa thao mộc đi nhuộm thâm, nhuộm kỹ". Chỉ như thế cũng đủ biết chiếc nón được làm công phu đến mức nào.
    Về cái quai thao của nón cũng rất nhiều chuyện thú vị. Có hẳn một làng giữ nghề làm thao. ấy là làng Triều Khúc (Thanh Trì - Hà Nội) nổi tiếng dệt quai thao nón dẹt nên còn có tên là Làng Đơ Thao (để phân biệt với làng Đơ Bùi, Đơ Đồng cũng ở gần đấy, chuyên nghề làm ruộng). Làng này còn có đền thờ, tượng, và sự tích ***** nghề Thao là Vũ úy, thời Lê - Trịnh (thế kỷ 17-18) được cử sang sứ Trung Hoa và học được nghề dệt Thao, khi về vua phong làm "Cục trưởng cục Thao" và tổ chức dạy nghề này cho dân làng Triều Khúc - Đơ Thao. Mộ cụ tổ nghề ở cánh đồng Miễu. Bia tạc đời Cảnh Hưng thứ sáu (1745). Bây giờ người làng vẫn còn truyền tụng câu ca như một niềm tự hào:
    Làng tôi công nghệ đâu bằng
    Là làng Triều Khúc ở gần Thanh Xuân
    Quai thao dệt khéo vô ngần
    Là nghề của Vũ sứ thần dạy cho...
    Thực ra, chiếc nón không hẳn là thứ phục trang chỉ dành cho phụ nữ. Bước chân vào một cửa hàng ở phố Hàng Nón - Hà Nội xưa, người ta có thể nhìn qua chiếc nón mà thấy đủ thứ "tước vị", "giai tầng" trong xã hội. Có nón "mũ chảo", nón "nông dân xứ Đoài". Các anh chạy xe ba gác thì kiếm một cái "nón cu li" ba xu. Các cậu lính lệ, phục dịch cửa quan thì đã có "nón lính" làm bằng thanh tre ken lại, giống như cái đĩa úp lên đầu, trên có chỏm đồng, sau có lưỡi vải che gáy. Mà trong "nón lính" lại còn có nón lính ma tà, rồi khố đỏ, khố xanh. Các bà ngồi chợ bao giờ vào hàng cũng tìm nón Nghệ, nón "nhị thôn", nón "ba tầng" treo đung đưa trên mái nhà... Đấy là các loại nón dành cho "dân đen" còn các "quan phụ mẫu" dùng kiểu khác: tổng lý ưa nón lông quạ, bông bèo đồng, các quan nhỏ chuộng nón chóp và bông bèo bạc, các cụ lớn thì dứt khoát phải nón lông trắng, bông bèo vàng. Các tao nhân nữ sĩ thì lùng cho kỳ được nón dứa Huế, Gò Găng, nhẹ và thanh lắm.
    Chiếc nón không chỉ là thứ đội đầu, che mưa, nắng. Trong khi dùng người ta còn "sáng tạo" ra bao nhiêu là công dụng. Này nhé: "Mùa nắng thì chụp lên đầu, có gió thì che diêm mà hút thuốc lào, mỏi thì lót xuống ngồi, khát không có hàng nước thì hứng nước máy, lại còn lúc ngồi ngủ ở xe thì úp lên mặt cho ruồi khỏi bu lại, lúc nóng thì làm quạt... mà túng nữa thì làm cái rổ đựng đồ mua chợ cho mẹ..." (Tam Lang - Tôi kéo xe).
    http://www.quehuong.org.vn/vi/nr050307131435/nr050307110202/nr050307152729/ns061117100456
  5. Vic_PTN

    Vic_PTN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2005
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Tôn trọng lẫn nhau làm mọi người gần nhau hơn
    "Ê thọt! Bán cho ít gói đậu phộng". Đó là tiếng gọi 1 đứa bé bán đậu phộng của một thanh niên ăn mặc bảnh bao đang ngồi trong quán ăn. Đứa bé lê chân cao chân thấp lặng lẽ cầm mấy gói đậu phộng đưa cho khách bằng hai tay, nhận tiền và không quên nói lời "Cảm ơn" mặc dù chỉ lí nhí trong miệng mà không dám ngẩng lên...
    Trên một con đường vắng người qua lại, chị lao công đang lặng lẽ làm công việc thường ngày của mình. Một vị khách ngoại quốc đi tới cùng vỏ hộp sữa tươi cầm trên tay, thay vì vứt xuống đường, ông tiến đến bên xe rác và bỏ nó vào. Trong giây lát hai con người xa lạ cùng nhìn nhau và nở trên môi hai nụ cười như đã quen nhau từ lâu. Sự việc chỉ diễn ra không đầy nửa phút, sau đó mỗi người lại tiếp tục công việc của mình...
    Trong mỗi người đều luôn có sẵn sự tự tôn và lòng tự trọng. Dù đúng hay sai nhưng chắc chắn bạn sẽ oán trách bất cứ ai nếu họ xúc phạm đến mình và ngược lại cuộc sống sẽ thật sự có ý nghĩa hơn, người gần người hơn nếu mọi người biết tôn trọng, thông cảm chia sẻ lẫn nhau. Lòng tự trọng làm nâng cao phẩm giá của mỗi con người và trong mỗi chúng ta ai cũng muốn được người khác tôn trọng. Người thanh niên trong quán ăn ra dáng một trí thức lại có thể buông những câu nói xúc phạm đến cậu bé khuyết tật trong khi cậu lại xử sự như một con người có học thức bằng lời cảm ơn người khách hàng của mình. Kết quả là một ánh mắt đượm buồn pha chút tủi hờn mà đáng lẽ ra cậu phải vui mừng vì bán được hàng. Và cả nỗi lo rồi sẽ có bao nhiêu người như người thanh niên kia mà cậu sẽ phải gặp? Còn với chị lao công, dù hai người không quen biết, không cùng một ngôn ngữ, dù một chiếc vỏ hộp không làm chị mệt thêm nhưng hành động đó sẽ làm chị yêu công việc cũng như cuộc sống của mình hơn. Một hành động tưởng chừng rất nhỏ bé nhưng lại có thể kết nối những con người dù mới gặp nhau lần đầu.
    Chúng ta đang chung sống trong vòng tay yêu thương của bạn bè, gia đình, lớn hơn là cả cộng đồng người. Hãy siết chặt vòng tay yêu thương đó bằng cách hãy tôn trọng mọi người xung quanh kể cả những người không quen biết và như vậy cũng là tôn trọng chính bản thân mình. Khi đó bạn sẽ nhận được nhiều hơn những điều bạn nghĩ.
    Trong cuộc sống có môn ngàn cái lý tưởng và không lý tưởng, nhưng con người ta biết xử sự làm sao cho có văn hóa và ấn tượng để thấy mình là người có ích cho chính bản thân qua lời nói, cử chỉ, điệu bộ .... Chính điều đó thể hiện 1 tầm vóc mới và 1 lối sống văn minh cho chính ta và cho mọi người ...
  6. Vic_PTN

    Vic_PTN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2005
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Hãy bắt đầu bằng việc nhặt rác bỏ vào thùng :
    Một em bé nhặt rác bỏ vào thùng, một anh cảnh sát giao thông chỉ đường cho khách bộ hành, một người rút điện thoại gọi cấp cứu khi gặp một tai nạn... Mọi người cùng nhau up ảnh lên, qua máy kỹ thuật số, qua điện thoại, rất nhiều cách để truyền tải thông tin và thông điệp... Việt Nam sẽ đẹp từ những điều giản dị như thế. Đơn giản là đẹp bởi đó là cái đẹp từ bản chất.
    Một suy nghĩ đơn giản của tác giả rất gần với suy nghĩ của mình.
    Vẫn luôn hi vọng một Việt nam ta với một tầm vóc lớn hơn và lớn hơn trong tương lai gần :
    http://vietnamnet.vn/blogviet/2006/12/642383/
  7. Vic_PTN

    Vic_PTN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2005
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Tìm hiểu thêm về văn hoá trà Việt xưa :
    Văn hoá trà Việt xưa
    Xưa kia người ta quan niệm uống trà, thưởng thức trà là dành cho những ông tú, ông cử, ông đồ, dành cho nhà văn, nhà thơ, dành cho quan chức cao cấp, dành cho những người nhàn nhã.
    Uống trà không đơn thuần là để giải khát mà ngày xưa người ta quan niệm uống trà là để tu tâm, dưỡng tính, tâm hồn rộng mở trong sáng hơn - đạo đức trong sáng hơn, trông rộng nhìn cao hơn xa hơn... uống trà để tâm trí được minh mẫn, sáng suốt, sảng khoái hơn. Do đó uống trà để học bài, làm bài, viết văn, làm thơ, để nghiên cứu, tụng kinh niệm Phật tốt hơn. Uống trà còn là cái thú rất thanh lịch, thanh tao, thanh nhã và rất thanh tao.
    Họ vừa ngồi uống trà vừa thưởng nguyệt ngắm hoa. Vừa uống trà vừa xem hoa quỳnh nở vừa chờ trăng lên. Vừa uống trà vừa làm thơ, vịnh thơ, bình thơ... Vừa uống trà vừa nói chuyện (truyện Tấm Cám, truyện Lưu Bình, truyện Kiều,... ) để cho con cháu ngồi xung quanh nghe.
    Người ta có thể uống trà độc ẩm (một người), nhị ẩm hoặc song ẩm (hai người), tam ẩm (ba người) và uống trà quần ẩm (uống nhiều người).
    Người ta có thể uống trà trong trà gia, trong trà thất, uống ở quán, uống trong cung đình - miếu mạo trong ngày tiệc hội,...
    Trà có thể uống vào sáng sớm, buổi trưa, buổi chiều và buổi tối đều được nhưng thú vị nhất và sảng khoái nhất là uống vào buổi tối để thưởng nguyệt, ngắm hoa để xem hoa quỳnh nở và để chờ trăng lên.
    Văn hoá trà và nghệ thuật uống trà Việt là một bộ phận của nền văn hoá nói chung của dân tộc ra đã có cách đây hơn nghìn năm. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, văn hoá trà Việt đã mai một đi hầu như không còn nữa. Ngày nay hoà bình đã được lập lại, đất nước đã được thống nhất, non sông một dải, chúng ta mới có điều kiện để khôi phục và xây dựng lại văn hoá trà Việt Nam sao cho phù hợp với xu thế thời đại ngày nay.
    Hướng tới văn hoá trà và nghệ thuật uống trà của người Việt Nam xưa và nay
    Trước hết Lư Trà Quán nhà B6 Thanh Xuân Bắc xin trân trọng giới thiệu với các bạn trà như sau:
    Lư Trà Quán được ra đời năm 1990 đến nay là 15 năm trên khoảnh đất bé cỏn con, dưới cầu thang gác chẳng vuông tròn, chiều dài khoảng 5m, chiều rộng trung bình là 1,7m; diện tích trước đây là hơn 8m2. Do đường phố được mở rộng nay diện tích chỉ còn 5m2. Bàn ghế đồ dùng chẳng có gì sang trọng, mà mang vẻ đơn sơ, mộc mạc. Khách đến uống trà còn ngồi bằng chiếu, bằng bàn ghế mộc do chính chủ quán đóng lấy,...
    Vậy mà tính đến nay đã có gần 40 tờ báo đưa tin và giới thiệu, đài truyền hình Việt Nam đã hơn chục lần đưa tin và giới thiệu để bạn trà trong và ngoài nước biết đến. Đặc biệt là Đài truyền hình NHK Nhật Bản cũng đã phát sóng một chương trình nói về Lư Trà Quán ở nhà B6, Thanh Xuân Bắc.
    Nếu các bạn đến uống trà mà không để ý thì không hiểu hết lý do tại sao Lư Trà Quán lại được đài truyền hình, các báo chí đưa tin nhiều đến như vậy. Nhưng chỉ để ý một chút thôi, bạn sẽ thấy Lư Trà Quán khác hẳn với những quán trà khác: Nhìn từ ngoài vào thì chính giữa có bồn chữ: Hoà, Kính, Thanh, Tĩnh được viết rất trang trọng. Và có lịch uống trà cũng ở giữa hơi chếch về phía bên trái của quán. Trên tường bên trái ở trên cao có ba chữ: Hoa, Tuyết, Nguyệt khá đẹp. Ở dưới có treo bảng đen to dùng làm bảng đối vui: về văn, sử, địa, thả thơ, bình thơ,...
    Trên tường bên phải phía trên có ba chữ: Chân, Thiện, Mỹ khá đẹp, phía dưới là hai bức cuốn thư là hai bài thơ uống trà bằng chữ Hán, nhưng lại viết bằng chữ quốc ngữ và viết theo nghệ thuật thư pháp rất đẹp. Và một bài thơ cổ về uống trà được các cụ xưa rất ưa thích cũng được viết theo thư pháp, viết theo nghệ thuật, viết theo chữ thảo rất đẹp, mỗi chữ chỉ có một nét bút (khi viết không nhấc bút lên lần nào). Dưới nền đất có hai bếp than: một bếp để luộc chén, một bếp để đun nước sôi. Chủ quán và người phục vụ luôn vui vẻ và niềm nở với khách. Lư Trà Quán chỉ có trà, kẹo lạc, ít hạt dưa, hạt bí để ngồi nhâm nhi và vài ba bao thuốc lá, không có rượu, không có đề đóm, không có tú lơ khơ, không tá lả, không xổ số, không có cờ bạc...
    Điều đó nói lên rằng Lư Trà Quán làm việc rất khoa học và rất văn hoá. Chính vì vậy, Lư Trà Quán đã được nhiều người yêu quý và mến mộ, báo chí truyền hình ca ngợi như vậy.
    st
  8. Thongocmummim

    Thongocmummim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2004
    Bài viết:
    4.162
    Đã được thích:
    0
    Chở mama đi rõ là chậm mà nguyên 1 đoạn đường dài kg có ai. Xi nhan qua đường 1 đoạn fải đến > 20m roài mới wa vậy mà ông í còn quay lại nhìn mình lâu cực với anh mắt hình viên đạn nữa chứ . Lúc đó vái trời có cục đá ngay giũa đường cho biết
    Đi đường chả biết nhún nhường ai gì hết T_______T

Chia sẻ trang này