1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Câu chuyện về 1 bài hát ( Tin hay không tuỳ bạn )

Chủ đề trong 'Nhạc Pop' bởi ducdevilt, 14/11/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ducdevilt

    ducdevilt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/01/2002
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0
    Câu chuyện về 1 bài hát ( Tin hay không tuỳ bạn )

    Có thể nào một bài hát làm cho người nghe nó phải chết không? Nghe có vẻ phi lý, nhưng đó là sự thật đối với một bài hát mang tên Gloomy Sunday.

    "Gloomy Sunday" là tên của một bài hát kể về 1 tình yêu đã mất. Thật đúng như tựa đề của nó, bài hát được viết vào một ngày Chúa Nhật thật ảm đạm của tháng 12 năm 1932 bởi 1 nhà soạn nhạc tên là Reszo Seress.

    Reszo thường nằm nguyên ngày trong căn phòng của mình ở thủ đô Paris. Người phụ nữ anh yêu vừa cự tuyệt tình yêu cao thượng của anh. Reszo luôn luôn tôn thờ tình yêu của mình, nên vì vậy anh đã phải đau khổ thật nhiều khi tình yêu của anh bị từ chối. Trong nỗi thất vọng, anh đã sáng tác ra bài hát sầu thảm nhất trong đời. Khi bài nhạc được hoàn thành, Reszo cảm thấy nhẹ nhàng hơn đôi chút trong lòng. Tuy nó không bù vào nỗi mất mát tình yêu to lớn kia, nhưng bài hát của anh ta thật hay - đủ hay để được đưa vào dĩa nhạc thời bấy giờ.

    Khi Reszo cố gắng bán "Gloomy Sunday", thoạt đầu anh đã gặp nhiều khó khăn khi tìm người tiêu thụ. Các nhà sản xuất dĩa nhạc cho rằng bài hát nghe rất lạ và quá buồn thảm để trở thành 1 dĩa nhạc có giá trị.

    Một nhà sản xuất đã viết rằng: " Có cả một mối tuyệt vọng bị cưỡng ép thật kinh khủng trong bài hát ấy. Tôi không nghĩ rằng nó sẽ đem lại điều gì hay ho cho người nào nghe bài hát ấy."

    Nhưng không vì thế mà Reszo ngừng cố gắng để tìm mối tiêu thụ. Cuối cùng, anh ta đã tìm được một nhà sản xuất chịu phát hành nhạc của anh. Khi bài hát được tung ra thị trường cũng là lúc nhiều sự việc lạ lùng bắt đầu xảy ra.

    Một người đàn ông đang ngồi trong 1 quán café đông đúc tại Budapest đòi ban nhạc chơi bản "Gloomy Sundaỵ" Người đàn ông ngồi tại bàn ông ta vừa nhấp rượu champagne vừa lắng nghe bài nhạc. Khi bản nhạc chấm dứt, người đàn ông trả tiền, rời khỏi quán, và vẫy 1 chiếc xe taxi. Vừa ngồi vào trong xe, ông ta liền lôi ra 1 khẩu súng và tự kết liễu đời mình.

    Vài ngày sau đó, một cô gái bán hàng thật trẻ đã tự treo cổ tại Berlin. Nằm phía dưới chân của cô gái là tờ nhạc của bài "Gloomy Sunday".

    Một cô thư ký xinh đẹp tại New York tự tử trong căn apartment bằng hơi ga đã để lại một mẩu giấy nhỏ xin yêu cầu bản nhạc "Gloomy Sunday" được chơi vào buổi lễ an táng cô.

    Khắp thế giới, có nhiều bài tường trình về những cái chết liên quan đến bài hát ấỵ Ca sĩ chết trong lúc hát. Người ta chết trong lúc nghe.

    Cuối cùng thì công ty truyền thông Anh Quốc phải cấm hẳn bài "Gloomy Sunday" vào những buổi phát thanh thường lệ trên làn sóng. Công ty này không thể làm ngơ trước những lời phiền hà đến từ bài hát ấy.

    Nhiều hệ thống viễn thông Hoa Kỳ cũng nhanh chóng làm giống vậỵ Mười lăm quốc gia khác đã đâm đơn kiện bài hát. Các luật sư quanh thế giới đã tranh luận
    rằng người soạn nhạc của bài hát có nên chịu trách nhiệm cho hàng loạt cái chết là hậu quả của sự sáng tạo của anh ta hay không. Nhưng khi các đài radio cố gắng hủy bỏ bài hát thì nó càng trở nên phổ biến hơn. Người ta còn cản thấy hào hứng hơn khi nghe bài hát "tự tử" này (suicide song).

    Bài hát dường như ảnh hưởng mọi người không phân biệt gì đến tuổi tác hay tầng lớp. Một người đàn ông 80 tuổi tự hủy diệt đời mình bằng cách nhảy từ cánh cửa sổ lầu bảy xuống trong khi bài nhạc đang hát. Một cô gái 14 tuổi chết đuối khi trong tay còn cầm một bản copy của bài "Gloomy Sunday".

    Một nạn nhân trẻ tuổi khác, một cậu bé sai vặt người Ý, đang đi ngang một người ăn xin trên lề đường đang hát bản nhạc "Gloomy Sunday" đột nhiên dừng lại, để chiếc xe đạp của cậu sang một bên, tiến dần đến chỗ người ăn xin và cho ông ta hết số tiền mà cậu đang có. Sau đó chẳng một lời nào, cậu bé đi đến một cây cầu gần đấy và tự nhảy xuống tìm lấy cái chết.

    Báo chí lượm lặt hết tất cả những câu chuyện và gửi phóng viên đến phỏng vấn Reszo và hỏi anh ta nghĩ gì về điều ấỵ Nhưng Reszo cũng bàng hoàng như bao người khác. Anh ta cũng chẳng hiểu vì sao bài hát của mình đã gây ra nhiều điều bất thường đến vậy.

    Từ đó, người soạn nhạc dường như bị truyền nhiễm những điều bất lành theo sau bài nhạc bất cứ khi nào và nơi đâu khi bản nhạc được chơi lên. Khi bài "Gloomy Sunday" trở thành một "top hit" trong tuần, Reszo đã viết một lá thư gửi cho người yêu cũ của chàng và xin thêm một cơ hội nữa để nối lại mối duyên xưa.

    Ngày hôm sau, người ta tìm thấy thi hài của cô gái trẻ đã chết vì uống thuốc quá liều lượng. Bên cạnh cô ta là một tờ giấy với nét chữ nghệch ngoạc trên ấy nhưng còn có thể đọc được. Đó là tên của bài nhạc "Gloomy Sunday".

    Đến lúc này thì Reszo chẳng còn nghi ngờ gì về bài hát mang đầy tính nguyền rủa của chính mình. Lần đầu tiên trong đời, Reszo cố gắng thu hồi lại bài nhạc để nó khỏi bị lan ra nhiều thêm. Nhưng tất cả mọi nổ lực của anh đều không thành. Bài hát càng bị cấm, nó lại càng trở nên phổ biến hơn. Những bản copy lậu được bày bán trên đường phố như một loại trái cấm.

    Trong mỗi quốc gia, số người chết lại càng gia tăng. Bài hát đã đem lại nhiều lời đồn đãi chết người đến nỗi các nhạc sĩ không dám chơi bài ấy hay thậm chí các ca sĩ cũng sợ không dám hát.

    Thời gian trôi quạ Chiến tranh thế giới lần thứ 2 bùng nổ và người ta cũng bắt đầu quên đi bài hát ấỵ Dần dần, cơn sốt bài hát được lắng dịu xuống.

    Vào thời điểm này Cơ Quan Truyền Thông Anh Quốc quyết định nới lỏng lệnh cấm bài hát. Đài BBC cho phát thanh "Gloomy Sunday" trên làn sóng điện, nhưng bấy giờ bài nhạc chỉ còn là một hợp tấu khúc (orchestral piece). Từ ấy bài hát được sửa lại theo lối hoà âm hợp khúc này.

    Cũng bài nhạc được sửa lại theo kiểu version mới này được phát ra và cứ lập đi lập lại hàng giờ trong một căn apartment nhỏ. Người cảnh sát đi tuần gần đấy cứ phải nghe mãi một bài hát và lấy làm lạ. Tiếng âm nhạc phát ra từ cánh cửa sổ của một hộ apartment trên con phố mà người cảnh sát tuần tiểu. Cảm thấy lạ vì người nào có thể nghe mãi một bài hát cứ hát đi hát lại mãi thật nhiều lần mà không ngừng nghỉ, người cảnh sát cuối cùng quyết định điều tra.

    Khi viên cảnh sát bước vào căn nhà, "Gloomy Sunday" đang được hát trên dàn máy hát xoay tròn tự động. Thân thể của một thiếu phụ đang nằm cạnh chiếc bàn nơi để chiếc máy hát đang chạỵ Người thiếu phụ đã chết với một liều thuốc ngủ cực mạnh.

    Đây mới chỉ là một bắt đầu của hàng loạt cuộc tự tử khác nối tiếp. Một lần nữa, Cơ Quan Truyền Thông Anh Quốc phải ra cấm lệnh đối với bài hát.

    Giờ đây thì Reszo Seress đã trở thành một người luôn bị ám ảnh bởi những cái chết do bài hát của anh ta gây nên.

    Có hơn 100 người chết sau khi nghe bài hát "Gloomy Sunday". Bài hát vẫn có thể được nghe từ thời này sang thời khác. Gần đây, số tường trình về những cái chết liên quan đến bài hát ấy không còn nữạ Có lẽ lời nguyền năm xưa đã hết linh nghiệm chăng? Có thể là vậỵ
    ------------------------------------------------------------ --------
    ------------- ------------------- --------------------- ----------------
    ------------------- -------------------------------- --------------
    Đ có đính kèm bài này cho mấy u nghe thử
    Hãy clik phải chuột vào link bên dưới rồi download về ( Save Targer as..... ) download mất khoang 10 phút ( 900 K )
    Click trái chuột sẽ bị báo lỗi : Ok ?

    www.angelfire.com/blues2/video6/gloomy_sunday.asf

    Lyrics :

    Sunday is gloomy
    My hours are slumberless
    Dearest the shadows
    I live with are numberless
    Little white flowers
    Will never awaken you
    Not where the black coach
    Of sorrow has taken you
    Angels have no thought
    Of ever returning you
    Would they be angry
    If I thought of joining you
    Gloomy Sunday
    Sunday is gloomy
    With shadows I spend it all
    My heart and I have decided
    To end it all
    Soon there'll be flowers and prayers
    That are said I know
    But let them not weep
    Let them know
    That I'm glad to go
    Death is no dream
    For in death I'm caressing you
    With the last breath of my soul
    I'll be blessing you
    Gloomy Sunday
    Dreaming
    I was only dreaming
    I wake and I find you asleep
    In the deep of my heart dear
    Darling I hope
    That my dream never haunted you
    My heart is telling you
    How much I wanted you
    Gloomy Sunday
    Gloomy Sunday


    AAAAAAAA
  2. mellyvee

    mellyvee Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    6.583
    Đã được thích:
    1
    ko nghe đâu sợ lắm, tớ đã ko biết bài này là bài nào đã thoát chết zồi Ducdevilt lại còn định cố tình "ám hại" à? Ko xong đâu hehe
    I know lovers always end up like strangers...
    I may not be your last but to be your first would be perfectly perfect...
  3. BopBopBaby

    BopBopBaby Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    775
    Đã được thích:
    0
    Úi chà chà, bài hát này sao mà "não nòng" thế, nhưng mà hay thật. Mấy đồng chí kia sao nhát thế ? Mình có thất tình đâu mà sợ chết.
    THĐNN - HOA PHĂNG ĐỎ - IVORY HEART
  4. ptthang

    ptthang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/03/2002
    Bài viết:
    795
    Đã được thích:
    0
    Đọc mỏi cả mắt ... viết như thế là biết bác ducdevilt bị ám ảnh cở nào he he...
    Don't turn off the lights !​
    POPclub website - http://www.popclub.hk.st​
  5. merrimy

    merrimy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/06/2002
    Bài viết:
    345
    Đã được thích:
    0
    hehe..I read, I listened, but I don't understand, could I die for it?
    REPENTthat's what I'm talking about
  6. mellyvee

    mellyvee Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    6.583
    Đã được thích:
    1
    mỗi người đều đã reply 1 bài... cố gắng reply bài thứ 2 đi để chứng minh là mình ko die nào... :D
    ...đến zờ vẫn chưa thấy tăm hơi ai ngoài mình reply... kể cả ducdevilt :D
    I know lovers always end up like strangers...
    I may not be your last but to be your first would be perfectly perfect...
  7. toosonet

    toosonet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2001
    Bài viết:
    4.042
    Đã được thích:
    0
    Hic, hay thật. Hay quá. Quá hay. Nhạc đoạn đầu nghe khiếp thật, ám ảnh cứ như kiểu nghe Pink Floyd ý. Rợn cả người.
    Nghe một mình bài này thì chưa tự tử được, nhưng nghe thêm cả Soldier of Fortune (Deep Purple) thì cơ hội dẫn đến tự tử là 95% đấy.
    Alone in the dark, where the demons are torturing me.
    The dark passage of revenge is all that I see.

    How can I get outta here?
  8. ducdevilt

    ducdevilt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/01/2002
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0
    D da^y , chua bi sao het' , dang ranh roi , de len mang kiem' bai`
    Soldier of Fortune (Deep Purple) ve^` cho ma^y' bac' nghe no^t' nhe' , ai co' tu tu thi` nho' bao truoc' !
    AAAAAAAA

  9. ducdevilt

    ducdevilt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/01/2002
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0
    Notes cho bac na`o mun' sai` ne` :
    AAAAAAAA

  10. ducdevilt

    ducdevilt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/01/2002
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0
    1 so^' ba`i bao' :
    In December, 1932, a down and out Hungarian named Reszo Seress was trying to make a living as a songwriter in Paris, but kept failing miserably. All of his compositions failed to impress the music publishers of France, but Seress carried on chasing his dream nevertheless. He was determined to become an internationally famous songwriter. His girlfriend had constant rows with him over the insecurity of his ambitious life. She urged him to get a full-time 9 to 5 job, but Seress was uncompromising. He told her he was to be a songwriter or a hobo, and that was that.
    One afternoon, things finally came to a head. Seress and his fiancée had a fierce row over his utter failure as a composer, and the couple parted with angry words.
    On the day after the row - which happened to be a Sunday - Seress sat at the piano in his apartment, gazing morosely through the window at the Parisian skyline. Outside, storm-clouds gathered in the grey sky, and soon the heavy rain began to pelt down.
    "What a gloomy Sunday" Seress said to himself as he played about on the piano's ivories, and quite suddenly, his hands began to play a strange melancholy melody that seemed to encapsulate the downhearted way he was feeling over his quarrel with his girl and the state of the dispiriting weather.
    "Yes, Gloomy Sunday! That will be the title of my new song" muttered Seress, excitedly, and he grabbed a pencil and wrote the notes down on an old postcard. Thirty minutes later he had completed the song.
    Seress sent his composition off to a music publisher and waited for acceptance with a lot more hope than he usually had in his heart. A few days later, the song-sheet was returned with a rejection note stapled to it that stated: "Gloomy Sunday has a weird but highly depressing melody and rhythm, and we are sorry to say that we cannot use it."
    The song was sent off again to another publisher, and this time it was accepted. The music publisher told Seress that his song would soon be distributed to all the major cities of the world. The young Hungarian was ecstatic.
    But a few months after Gloomy Sunday was printed, there were a spate of strange occurrences that were allegedly sparked off by the new song. In Berlin, a young man requested a band to play Gloomy Sunday, and after the number was performed, the man went home and blasted himself in the head with a revolver after complaining to relatives that he felt severely depressed by the melody of a new song which he couldn't get out of his head. That song was Gloomy Sunday.
    A week later in the same city, a young female shop assistant was found hanging from a rope in her flat. Police who investigated the suicide found a copy of the sheet-music to Gloomy Sunday in the dead girl's bedroom.
    Two days after that tragedy, a young secretary in New York gassed herself, and in a suicide note she requested Gloomy Sunday to be played at her funeral. Weeks later, another New Yorker, aged 82, jumped to his death from the window of his seventh-story apartment after playing the 'deadly' song on his piano. Around the same time, a teenager in Rome who had heard the unlucky tune jumped off a bridge to his death.
    The newspapers of the world were quick to report other deaths associated with Seress' song. One newspaper covered the case of a woman in North London who had been playing a 78 recording of Gloomy Sunday at full volume, infuriating and frightening her neighbors, who had read of the fatalities supposedly caused by the tune. The stylus finally became trapped in a groove, and the same piece of the song played over and over. The neighbors hammered on the woman's door but there was no answer, so they forced the door open - only to find the woman dead in her chair from an overdose of barbiturates. As the months went by, a steady stream of bizarre and disturbing deaths that were alleged to be connected to Gloomy Sunday persuaded the chiefs at the BBC to ban the seemingly accursed song from the airwaves. Back in France, Rizzo Seress, the man who had composed the controversial song, was also to experience the adverse effects of his creation. He wrote to his ex-fiancée, pleading for a reconciliation. But several days later came the most awful, shocking news. Seress learned from the police that his sweetheart had poisoned herself. And by her side, a copy of the sheet music to Gloomy Sunday was found.
    At the end of the 1930s, when the world was plunged into the war against Hitler, Seress' inauspicious song was quickly forgotten in the global turmoil, but the sheet-music to the dreaded song is still available (on the Net too) to those who are curious to know if the morbid melody can still exert its deadly influence...
    AAAAAAAA

Chia sẻ trang này