1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cậu chuyện về bảo hộ thương hiệu và nguyên nhân đánh mất

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi HoangThanh_Mai91, 24/11/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. HoangThanh_Mai91

    HoangThanh_Mai91 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/09/2015
    Bài viết:
    254
    Đã được thích:
    0
    Việc bảo hộ thương hiệu không chỉ là việc riêng của doanh nghiệp mà còn là vấn đề kinh tế, vấn đề hình ảnh của đất nước. Vì vậy, các biện pháp tăng cường bảo hộ thương hiệu Việt cần phải được thực hiện đồng bộ từ các cơ quan quản lý nhà nước cũng như từ các doanh nghiệp.
    Hiện tượng một số thương hiệu mạnh của Việt Nam bị đăng ký tại nước ngoài đã xảy ra tại một số thị trường từ nhiều năm trước. Ngoài ra, một số trường hợp doanh nghiệp nước ngoài làm giả các sản phẩm đã được bảo hộ thương hiệu mạnh của Việt Nam để tiêu thụ tại thị trường Việt Nam (do doanh nghiệp nước ngoài chủ động hoặc theo đặt hàng của doanh nghiệp Việt Nam). Một số ví dụ như:

    - Năm 2002, thương hiệu Vinataba - thương hiệu thuốc lá hàng đầu của Việt Nam đã bị P.T. Putra Stabat Industri (một công ty của Indonesia) chiếm đoạt đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và 9 nước ASEAN.
    - Năm 2003, Công ty võng xếp Duy Lợi thắng trong vụ tranh chấp với doanh nhân Nhật Bản Johnson Miki về việc đăng ký bảo hộ thương hiệu võng xếp Duy Lợi tại Nhật Bản.
    - Doanh nghiệp Thái Lan làm giả nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc bán ở Châu Âu (các nhà sản xuất ở Thái Lan chưa đăng ký độc quyền bảo hộ thương hiệu nước mắm Phú Quốc tại thị trường nào, kể cả tại Thái Lan).
    [​IMG]
    Bảo hộ thương hiệu Việt có thật sự yên tâm trên trường quốc tế không?​

     Nguyên nhân các doanh nghiệp bị làm giả hoặc bị mất thương hiệu mặc dù đã được bảo hộ thương hiệu do đâu?
    • Nguyên nhân xảy ra tình trạng doanh nghiệp đã bảo hộ thương hiệu rồi mà vẫn bị mất thương hiệu là do các doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của bảo hộ thương hiệu hàng hoá, sự đóng góp của thương hiệu trong giá trị sản phẩm và sự canh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường, từ đó xem nhẹ việc bảo hộ thương hiệu thuộc quyền sở hữu công nghiệp đối với doanh nghiệp của mình không chỉ tại thị trường nước ngoài mà ngay cả ở thị trường trong nước.
    • Các doanh nghiệp Việt Nam chưa xác định được chiến lược kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh trong điều kiện hội nhập quốc tế và tập trung phát triển kinh doanh dài hạn tại các thị trường trọng điểm. Một tâm lý phổ biến là để tiết kiệm chi phí các doanh nghiệp thường chờ khi sản phẩm có chỗ đứng tại thị trường nước ngoài nào đó rồi mới nghĩ đến việc bảo hộ thương hiệu. Các doanh nghiệp này không nhận thức được rằng nếu muốn kinh doanh thành công và lâu dài, thì trước tiên phải bảo hộ thương hiệu ở những thị trường mà có ý định muốn quảng bá sản phẩm.
    • Hiểu biết của các doanh nghiệp Việt Nam về luật pháp quốc tế trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, nhất là Luật Quyền sở hữu trí tuệ tại các quốc gia mà doanh nghiệp muốn thâm nhập còn hạn chế nên việc bảo hộ thương hiệu còn nhọc nhằn.

    Để tránh những việc đáng tiếc có thể xãy ra, hãy đến ngay với chúng tôi. KOVO – công ty chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn bảo hộ thương hiệu sẽ mang lại những giải pháp hoàn hảo cho doanh nghiệp bạn.

    Mọi thông tin về bảo hộ thương hiệuxin vui lòng liên hệ:
    Dịch vụ tư vấn bảo hộ thương hiệu KOVO
    CÔNG TY CỔ PHẦN VIETNAMTRADE
    Địa chỉ: 44 Trần Quý Cáp - Q. Hải Châu - TP. Đà Nẵng
    Tổng đài: 19008003
    Hotline: 0905 88 10 89
    Website: http://kovo.vn
    Email: info@kovo.vn

Chia sẻ trang này