1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CÂU CHUYỆN VỀ CÁC LOÀI HOA!

Chủ đề trong 'Đại học Đà Nẵng (DNU)' bởi thaonguyensm, 14/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thaonguyensm

    thaonguyensm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2003
    Bài viết:
    1.792
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn U! Còn đây là bộ sưu tập hoa hồng, còn nhiều hình nữa nhưng mình không tải được, hẹn dịp khác vậy!!
    BỘ SƯU TẬP HOA HỒNG ​
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được thaonguyensm sửa chữa / chuyển vào 11:00 ngày 13/12/2006
  2. thaonguyensm

    thaonguyensm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2003
    Bài viết:
    1.792
    Đã được thích:
    0
    HOA TRẠNG NGUYÊN
    [​IMG]
    Tên tiếng Anh: Poinsettia, Holy of the Night (vì được dùng trang trí vào Giáng Sinh)
    Tên khoa học: Euphorbia pulcherrima
    Tên tiếng Anh của hoa được đặt theo tên của một đại tá người Mỹ: Joel Roberts Poinsett. Ông vừa là một nhà khoa học, vừa là một người làm vườn lành nghề. Đại tá Poinsett là đại sứ đầu tiên của Mỹ ở Mehico, quê hương của hoa trạng nguyên, giai đoạn 1825 ?" 1829. Chính tay ông đã trồng những cây hoa trạng nguyên rồi gửi về Mỹ. Vì vậy trong tiếng Anh người ta gọi hoa bất tử là Poinsettia để tưởng nhớ công lao của ông. Còn từ "Pulcherrima" trong tên khoa học của hoa này có nghĩa là "đẹp nhất".
    Hoa trạng nguyên có xuất xứ từ Mehico và vùng Trung Mỹ. Cây cao trên 1m, phân cành nhánh nhiều. Lá ở thân dạng bầu dài, chia thùy hay có răng rộng, cuống mập; lá màu xanh đậm, bóng, gân nổi rõ. Lá bao quanh cụm hoa có màu đỏ chói (hoàn toàn đỏ hay chỉ đỏ 1 phần lớn phía gốc, phần đỉnh vẫn màu xanh; có chủng lá bao quanh cụm hoa màu trắng ngà, vàng lợt, hồng, vân hồng, cam, tím ... và xoắn). Chén hoa màu xanh nhạt, có một tuyến lớn màu vàng; quả nang tròn.
    Không để cây hoa ở những nơi quá lạnh hoặc những nơi khô hạn. Cần bọc kín cẩn thận lúc bạn mang cây về nhà và nhớ mở ra ngay khi bạn về đến nơi. Nên để chậu cây ở nơi có nhiều ánh sáng. Nhiệt độ thích hợp là 16 ?" 18o C, nhưng nhớ không để chậu hoa bên trên lò sưởi. Cần tưới nước vừa đủ, không ít quá hay nhiều quá. Nhựa của cây hoa có màu trắng đục, ảnh hưởng xấu tới da, vì vậy cần rửa tay ngay nếu bị dây nhựa ra tay và để chậu cây xa tầm với của trẻ em.
  3. thaonguyensm

    thaonguyensm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2003
    Bài viết:
    1.792
    Đã được thích:
    0
    HOA RẠNG ĐÔNG
    [​IMG]
    Tên Việt Nam: Rạng đông, cây chùm ớt
    Tên Anh: Flame vine, flaming trumpet, golden shower, flaming trumpet
    Tên khoa học: Pyrostegia venusta
    Họ: Bignoniaceae
    Rạng đông là cây bản địa của Nam Brazil, Bắc Argentina, và Paraguay. Thường được trồng để cây leo lên hàng rào, lên tường với mục đích trang trí.
    Rạng đông là cây leo thân gỗ thường ra hoa vào mùa đông và mùa xuân. Hoa có màu đỏ vàng, hình ống, dài khoảng 7.5 cm và mọc thành chùm khoảng 15 -> 20 bông ở đầu cành. Lá kép hình ô van mọc đối xứng. Rạng đông có thể leo được nhờ các tua. Quả khô, mảnh, dài chừng 30 cm. Rễ dài khoảng 35 cm.
    [​IMG]
    Là cây ưa sáng, thích hợp với khí hậu khô hạn, ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, rạng đông mọc rất nhanh, một dây leo có thể dài tới gần 25 m. Vì là cây nở hoa vào mùa đông, nếu trồng ở những nơi có gió lạnh thì cây sẽ không nở hoa. Rạng đông hợp với đất chua hoặc đất có tính kiềm. Chú ý cắt tỉa hết các nhánh phụ để kích thích cây phát triển, đâm nhánh mới và cho nhiều hoa vào đợt sau. Cắt tỉa thường xuyên để giảm tốc độ sinh trưởng của cây vì nếu không, rạng đông có thể làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của các cây khác trồng quanh nó. Có thể trồng bằng cách giâm cành.
    Giàn hoa Rạng đông:
    [​IMG]
  4. thaonguyensm

    thaonguyensm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2003
    Bài viết:
    1.792
    Đã được thích:
    0
    CHUA ME ĐẤT HOA HỒNG ​
    [​IMG]
    Tên Hán - Việt : hồng hoa thố tương thảo, tam hiệp liên, thủy toan chi, cách dạ hợp...
    Tên khoa học : Oxalis corymbosa DC.
    Họ : Oxalidaceae - Chua Me Đất
    Theo Ðông y, chua me đất hoa đỏ có vị chua, tính hàn. Có tác dụng tán ứ huyết, tiêu thũng, thanh nhiệt, giải độc... được dùng chữa các bệnh tổn thương do trật đả, viêm họng, viêm đường tiết niệu, khí hư bạch đới, bỏng, viêm loét, mụn nhọt ngoài da.
    Một số bài thuốc nam thường dùng:
    - Chữa chấn thương đau nhức do đụng dập: Chua me đất hoa đỏ 100-200g. Sắc uống ngày một thang. Có thể dùng giã nát đắp tại chỗ sưng đau.
    - Chữa trẻ em sốt cao: Chua me đất hoa đỏ 10-20g, kim ngân hoa 10-20g, sài đất 10g. Sắc uống ngày một thang.
    - Chữa viêm họng: Chua me đất hoa đỏ 20g, lá xạ cạn 10g, bồ công anh 20g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
    - Chữa viêm thận: Chua me đất hoa đỏ 100g. Sắc uống ngày một thang.
    - Chữa viêm đường tiết niệu (đái buốt, đái rắt): Chua me đất hoa đỏ 60g, cây mã đề 20g, râu ngô 20g. Sắc uống ngày một thang.
    - Chữa đái đục: Chua me đất hoa đỏ tươi 20g, thổ phục linh 20g, mã đề 20g. Sắc uống ngày một thang.
    - Chữa mụn nhọt, viêm loét da: Chua me đất hoa đỏ, lá sống đời, lượng bằng nhau, giã nát, đắp lên mụn nhọt.
    - Chữa trĩ: Chua me đất hoa đỏ tươi, hầm với ruột già lợn ăn ngày 1 lần.
    - Chữa bỏng: Chua me đất hoa đỏ tươi 20g, lá sống đời, lượng bằng nhau, giã nát, đắp lên vết bỏng.
    - Chữa khí hư bạch đới: Chua me đất hoa đỏ tươi 20g, rễ cỏ xước 20g, rễ củ gai bánh 20g sao, rễ bấn 16g sao. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
    - Chữa lỵ: Chua me đất hoa đỏ tươi 20g, rau sam 20g, lá non cây cơm nguội 20g thái nhỏ. Nấu canh ăn ngày 1-2 lần. (Nếu chỉ dùng chua me đất hoa đỏ tươi thì phải dùng đến 100g, nấu canh ăn hoặc giã nát vắt lấy nước uống).
    Chú ý: Do có tác dụng trục ứ huyết nên thận trọng dùng cho phụ nữ có thai.
  5. thaonguyensm

    thaonguyensm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2003
    Bài viết:
    1.792
    Đã được thích:
    0
    Tạo hoa hồng xanh bằng kỹ thuật RNAi ​

    [​IMG]
    Hội nghị hoa hồng thế giới 2006 được tổ chức tại thành phố Osaka từ ngày 11-17/5/2006. Trong hội nghị ban tổ chức đưa ra triển lãm nhiều giống h
    oa hồng mới rất đẹp và ấn tượng. Tuy nhiên nổi trội nhất trong hội nghị lần này chính là hoa hồng xanh được tạo ra bằng kỹ thuật RNAi do sự hợp tác giữa các nhà khoa học của hai công ty Florigene và Suntory dưới sự trợ giúp về mắt kỹ thuật của Viện Khoa Học Kỹ Thuật Úc Châu (SCIRO). Hoa hồng xanh có thể được coi là chén thánh (Holy Grail) của những nhà lai tạo hoa hồng kể từ năm 1840. Khi đó hiệp hội làm vườn của Anh và Bỉ đã treo giải thưởng 500,000 francs cho người đầu tiên tạo được hoa hồng màu xanh.
    Các nhà di truyền học phân tử của công ty Florigene và Suntory đã đoạt được giải thưởng này, một giải thưởng đã từng làm nhụt chí biết bao nhà lai tạo hoa hồng truyền thống bằng cách kết hợp một ít yếu tố cũ, một ít yếu tố mới, một ít yếu tố vai mượn và cuối cùng là một ít yếu tố tạo ra màu xanh. Yếu tố tạo ra màu xanh trên hoa hồng chính là gen delphinidin mà các nhà di truyền của công ty Florigene đã clone từ loài hoa păng-xê (Viola x wittrockiana) để tổng hợp trực tiếp màu xanh trên cây hoa hồng. Yếu tố vai mượn chính là gen iris nhằm tạo ra enzyme DFR (the dihydroflavonol reductase), enzyme này sẽ hoàn thành chu trình phản ứng tổng hợp delphinidin trên hoa hồng. Yếu tố mới chính là một gen nhân tạo. Gen này được tạo ra bởi nhóm các nhà di truyền học của công ty Suntory bằng một kỹ thuật mới là RNA interference, viết tắt là RNAi. Kỹ thuật này được tư vấn bởi viện CSIRO nhằm mục đích tắt sự hoạt động của gen hình thành màu đỏ trong hoa hồng. Chính gen này đã đánh bại những nổ lực của nhóm nghiên cứu Florigene nhằm làm hoạt hóa chu trình delphinidin trong hoa hồng gần cả một thập kỷ nay. Chính vì thế mà các nhà khoa học của Suntory đã tạo ra một gen ?ocâm lặng? để vượt qua sự khó khăn này bằng kỹ thuật RNAi. Kỹ thuật RNAi là một hướng rất mới trong nghiên cứu y sinh khoảng 25 năm trở lại đây.
    Đội ngũ nghiên cứu của TS.Peter Waterhouse ở Viện CSIRO, Canberra, Úc đã đi tiên phong trong việc sử dụng kỹ thuật RNAi cho việc khám phá và ứng dụng các chức năng của gen trong cây trồng. Mặc dù lúc đầu hình thái của hoa hồng có màu hoa cà nhạt nhưng nó là hoa hồng đầu tiên trên thế giới có khả năng di truyền tạo ra những hoa hồng xanh thực sự làm cầu nối cho việc hình thành phổ màu trên hoa hồng từ màu xanh tái chuyển sang màu xanh vùng Địa Trung Hải hay thậm chí là màu xanh nước biển. Như vậy có thể nói rằng đây là loài hoa mang tình thương mại đầu tiên trên thế giới được hình thành bằng kỹ thuật RNAi. Hoa hồng xanh của Florigene là sự báo trước một tương lai tươi sáng cho các nhà nhân giống cây trồng trong thế kỷ 21.
    Hoa hồng xanh được tạo ra như thế nào?
    Trong cây trồng có một loại phân tử được gọi là anthocyanin được coi là sắc tố chủ đạo trên hoa, trái và các mô tế bào khác. Thông thường các màu chính của hoa bắt nguồn từ anthocyanin với sự có mặt của một ít các chất carotenoid màu vàng. Ngoài ra anthocyanin dihydrokaempferol (DHK) lại là một enzyme chi phối cho cả 3 chu trình hình thành sắc tố trên cây trồng bao gồm: cyanidin, pelargonidin và delphinidin. Gen cyanidin mã hóa một enzyme làm thay đổi enzyme DHK nhằm hình thành chu trình cyanidin dẫn đến biểu hiện các màu đỏ, hồng hay màu tím hoa cà. Trong khi đó gen delphinidin không hiện diện trong cây hoa hồng sẽ mã hóa một enzyme khá tương đồng cho việc thay đổi enzyme DHK nhằm hình thành sự tổng hợp màu theo chu trình delphinidin. Một loại enzyme khác có tến gọi là dihydroflavinol reductase (DFR) sẽ hỗ trợ các màu chỉ chị trong cả ba chu trình trên (hình 1). Enzyme này rất quan trọng vì không có nó sẽ không thể tạo màu trên các cánh hoa. Chính vì vậy mà các đột biến gen DFR đều cho ra những hoa có màu trắng. Trong hoa hồng không có gen delphinidin để hình thành màu theo chu trình của nó. Chu trình delphinidin có thể hình thành màu đỏ hoặc xanh trên hoa dưới sự tác động của DRF và pH.

    Sơ đồ chu trình tổng hợp anthocyanin chỉ ra vai trò của dihydrokaempferol và ba nhánh chu trình hình thành nên các màu khác nhau. Khung màu đỏ là chu trình delphinidin góp phần hình thành màu xanh trên hoa hồng. (Ảnh: Florigene)

    [​IMG]
    Trong suốt thế kỷ 20, các nhà lai tạo hoa hồng đã tạo ra một loạt màu hoa lạ như hoa hồng màu lilac hay hoa hồng xám được coi là bước đệm để tạo ra hoa hồng xanh. Tuy nhiên chúng là những biến thể hiếm từ chu trình cyanidin. Bơi vậy chúng ta có thể hiểu rằng tại sao việc lai tạo truyền thống không thể tạo ra hoa hồng xanh như mong muốn bởi vì hoa hồng về mặt di truyền không có gen để tạo ra chu trình delphinidin. Chính vì thế các nhà khoa học Florigene đã đi một bước rất dài bằng việc clone gen delphinidin từ loài hoa dã yến thảo vào năm 1991. Vào khoảng giữa thập niên 1990 các nhà khoa học đã có những kỹ thuật hoàn hảo cho việc lai tạo hoa hồng và tạo hoa từ các dòng tế bào nuôi cấy mô. Cũng trong khoảng thời này, công ty Florigene đã có giống hoa hồng đỏ thẩm đầu tiên được làm từ gen delphinidin có tên gọi là ?oCardinal?. Việc kết hợp gen cyanidin và gen delphinidin đã tạo ra một giống hoa hồng màu đỏ tía rất ấn tượng. Dĩ nhiên nó không phải màu xanh nhưng về mặt kỹ thuật đó là một bước tiến rất lớn.
    [​IMG]
    Chính vì thế để tạo ra một bông hồng màu xanh, các nhà nghiên cứu Florigene cần một loại bông hồng trắng trong đó gene DFR đã bị bất hoạt. Các nhà nghiên cứu của công ty Florigene thường hay tư vấn với nhóm nghiên cứu của TS. Peter Waterhouse ở Viện CSIRO, Úc Châu. Vào năm 2001 TS.Waterhouse đã thảo luận việc sử dụng kỹ thuật RNAi nhằm ức chế một gen mong muốn để sau đó có thể thay thế bằng một gen khác. Do đó các nhà khoa học của công ty Florigene ngay lập tức nhận ra được lợi ích của việc dùng kỹ thuật RNAi nhằm ức chế hoạt động của gen DFR trong hoa hồng đỏ dẫn đến ức chế chu trình cyanidin và sau đó chuyển gen delphinidin với một gen DFR hoàn toàn mới nhằm hoàn chỉnh chu trình tổng hợp delphinidin trong hoa hồng. Cùng lúc đó các nhà nghiên cứu của công ty Suntory, Nhật Bản cũng có cùng ý tưởng bằng cách dùng kỹ thuật RNAi để ức chế gen DFR sau đó họ clone một gen delphinidin mới từ loài hoa păng-xê (pansy) và gen DFR từ hoa iris. Các gen DFR của hoa hồng và iris khá tương tự nhau và chia sẽ nhiều đoạn mã DNA nhưng kỹ thuật RNAi cũng rất tinh tế bởi vì nó có thể ức chế gen DFR của hoa hồng mà không ảnh hưởng đến gen DFR của hoa iris bằng việc tạo ra một cấu trúc ức chế gen có tác dụng tạo ra các phân tử dsRNA kẹp tóc (hairpin dsRNA) với trình tự tương đồng với gen DFR của hoa hồng.
    Vì thế để tạo ra bông hồng xanh, các nhà khoa học của Suntory đã áp dụng một bộ 3 gen. Một gen nhân tạo được dùng cho kỹ thuật RNAi nhằm ức chế gen DFR của hoa hồng làm cho hoa hồng không biểu hiện màu. Sau đó chuyển gen delphinidin từ loài hoa păng-xê và gen DFR từ loài hoa iris sẽ tạo ra hoa hồng có hàm lượng delphinidin rất cao trong cánh hoa (hình 2). Tuy nhiên cũng phải lưu ý một yếu tố ảnh hưởng đến màu xanh trên cánh hoa đó chính là độ pH tế bào và đó là một trong những lý do chính là tại sao các loài hoa có cùng chu trình anthocyanin nhưng lại có màu khác nhau. Khi nồng độ pH tế bào mang tính kiềm thì sắc tố của anthocyanin thường trở nên xanh hơn. pH của đất không ảnh hưởng hay ảnh hưởng rất ít đến pH tế bào cánh hoa. Nồng độ pH tế bào cánh hoa thường mang tính di truyền. Cánh hoa hồng thông thường có nồng độ pH khoảng 4.5 chính vì vậy để tạo ra các cánh hoa hồng có nồng độ pH thấp thì rất hạn chế. Vì vậy các nhà khoa học mới nghĩ đến kỹ thuật ức chế gen bằng kỹ thuật RNAi nhằm xác định những gen ảnh hưởng đến tính axít của cánh hoa hay điều chỉnh màu của cánh hoa theo những hướng khác.
    Quy trình hình thành bông hồng xanh với sự hỗ trợ của kỹ thuật RNAi.
    [​IMG]
    Bông hồng xanh là một trong những sản phẩm được tạo ra từ việc ứng dụng kỹ thuật RNAi. Đây là một trong hàng loạt ứng dụng của RNAi trong nghiên cứu y sinh và là công cụ rất hữu ích cho việc tìm hiểu và khám phá các chức năng bí ẩn của các gen trong thời đại nghiên cứu hậu genome (post-genomic era)
    Theo sinh học Việt Nam
    Được thaonguyensm sửa chữa / chuyển vào 09:55 ngày 22/12/2006
  6. thaonguyensm

    thaonguyensm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2003
    Bài viết:
    1.792
    Đã được thích:
    0
    Dạo này bận quá! Thôi thì khi nào làm xong rồi post lên cho bà con chộ 1 lượt luôn vậy!!! Đợi tiếp hồi 2 nhá!!!
  7. thaonguyensm

    thaonguyensm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2003
    Bài viết:
    1.792
    Đã được thích:
    0
    KHI NHỮNG BÔNG HOA ẨN MÌNH DƯỚI TIA ...X!!!​
    Đành rằng con người quen nhìn hình ảnh những bông hoa rực rỡ dưới ánh nắng mặt trời, những cánh lá mềm mại nhẹ nhàng phất phơ cùng cơn gió thoảng, nhưng ở một khía cạnh nào đó vẫn còn một nét đẹp khác tiềm ẩn bấy lâu nay mà ít được ai khám phá.
    Tia X sinh ra vốn được dùng để phác họa hình ảnh bên trong cơ thể con người, có thể đó là một đụn xương của cái mũi vừa gãy, là đốt xương sườn vừa long sau một ca tai nạn? Nhưng tại một xưởng phim nhỏ ở Los Angeles (Mỹ), người ta thấy đằng sau tấm màn đen của chiếc máy quét cũ xì lại là những bông hoa đỏ thắm. Hoa bị tai nạn? Hơi trừu tượng! Vậy chắc chúng đang được nghiên cứu về nguồn gốc của mình? Gần giống thế, người ta đang đi tìm những nét đẹp tiềm ẩn bên trong chúng để phục vụ cho nghệ thuật. Và thật không ngờ, dưới ánh rọi của tia X, từng nụ hoa, cánh lá phơi bày một nét đẹp quyến rũ đến lạ lùng.
    Những bông hoa, cánh lá trở nên trong suốt như pha lê dưới ?ocái nhìn? của tia X. Đời sống nội tâm của chúng dần dần được hé mở, mỗi vẻ đẹp hiển hiện dưới mắt người xem như kể một câu chuyện nhỏ. Albert Koetsier là một bác sĩ y khoa người Hà Lan, cả đời ông chỉ có 2 niềm đam mê: hoa và nhiếp ảnh. Và có lẽ vì muốn kết hợp cho nên ông đã lột tả vẻ đẹp của hoa bằng công cụ nghề nghiệp bấy lâu nay của mình: Máy chụp X quang dưới tay nghề của nhiếp ảnh gia có hạng. Cái hay của Albert là bằng những tấm phim âm bản ông đã tôn vinh lên vẻ kiều diễm của những cánh hoa dương gian. 2 mặt đối lập tồn tại trong một tổng thể chung, nó không đơn thuần chỉ là những trò thí nghiệm để khuây khỏa trí tò mò mà nó là cả một thế giới tâm hồn của loài hoa hiển hiện dưới lăng kính của một nhà khoa học.
    Trong ảnh của ông, mỗi bông hoa mang theo bên mình một dáng vẻ riêng, một ngụ ý riêng và một sự nổi bật không hòa lẫn. Ông bảo hoa cỏ tự nhiên chỉ có thể cảm nhận được vẻ rung rinh bên ngoài mà không thể thưởng ngưỡng được thần chất bên trong. ?oChúa trời tạo ra cỏ cây và cũng không quên gắn vào nó một tâm hồn?, và bây giờ tâm hồn đó được Albert đặc tả lại qua lăng kính của mình. Những nụ hồng, thủy cúc, tulip? nhẹ nhàng đi vào ảnh của ông và hé mở một thế giới nội tâm đầy màu sắc?
    Dưới đây là những bức ảnh được rút ra từ bộ sưu tập của ông mang tên "Inner Visions, photographs that go beyond light".
    [​IMG]
    Hoa anh thảo
    [​IMG]
    Hoa dâm bụt
    [​IMG]
    Hoa đồng tiền
    [​IMG]
    Hoa giọt tuyết
    [​IMG]
    Hoa hồng
    [​IMG]
    Hoa hồng hạc
    [​IMG]
    Cây khuynh diệp
    [​IMG]
    Hoa nghệ tây
    [​IMG]
    Hoa phong lan
    [​IMG]
    Hoa phong lữ
    [​IMG]
    Hoa tulip
    [​IMG]
    Hoa thuỷ vu
    Được thaonguyensm sửa chữa / chuyển vào 17:22 ngày 01/01/2007
  8. dzung467

    dzung467 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2006
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    đố you đây là hoa gì[​IMG][​IMG]
    you mà trả lời đúng thì tui sẽ tặng một hoa
    123 dô dô dô
  9. thaonguyensm

    thaonguyensm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2003
    Bài viết:
    1.792
    Đã được thích:
    0
    Nhìn hình trên làm mình liên tưởng đến trùng đế giày hơn là 1 loài hoa! Nhưng vẫn có cảm giác quen quen! Hihi! Có lẽ bệnh nghề nghiệp thôi! nhưng để nhìn vài lần nữa thử!!!
  10. dzung467

    dzung467 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2006
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    ủa chứ em tốt nghiệp ngành ykhoa hả??????????/
    kô dám đâu, để anh bật mí cho đó là hoa KN đó
    hihihi
    123 dô dô dô

Chia sẻ trang này