1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Câu đố Vật Lý phổ thông - nơi dành cho những câu hỏi riêng lẻ không theo một chủ đề nào cả ...

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi zazu, 14/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyenanh1906

    nguyenanh1906 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2004
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn anh bien_pp, em cũng nghĩ như anh, song em vẫn còn nhiều điều thắc mắc nữa, em xin viết hoàn chỉnh để tiện hỏi.
    Trước hết xét chuyển động "đi". Khi chân 1 người đạp vào mặt đất về phía sau bởi lực F, làm xuất hiện cặp lực ma sát nghỉ Fms ở chỗ bàn chân tiếp xúc. Lực Fms cản lại chuyển động của bàn chân giữ cho chân sau không bị trượt trên mặt đất. Lực này hướng về phía trước nên là cũng là lực phát động. Điều này cũng giải thích cho nếu đi trên nền trơn thì hệ số ma sát giảm, dẫn đến Fms giảm do đó ta rất hay ngã.
    Xét khối lượng của Mặt Trăng 7,3753* 10^21 là trong khi khối lượng Trái đất là 5,974 * 10^24 (gấp 81 lần Mặt trăng), do đó trọng lực trên Mặt trăng chỉ bằng 1/6 so với Trái đất. Các nhà du hành trên vũ trụ nếu đi trên Mặt trăng thì lực ma sát nghỉ cũng chỉ bằng 1/6 so với Trái đất. Thật vậy, xét công thức:
    Fms = k.N
    với k là hệ số ma sát, với N là áp lực, khi ta đi trên Mặt đất bằng phẳng thì N=P (nếu là mặt nghiêng góc p thì là N=Pcosp) do vậy N luôn tỉ lệ thuận với P, trên mặt trăng P giảm 1/6 nên N giảm 1/6 dẫn tới F giảm 1/6. Nên đi 1 bước cần rất nhiều thời gian và khó khăn hơn (nếu 1 phút đi được 120 trên TĐ thì chỉ là 20 bước trên MT). Trong khi nếu nhảy cao và nhảy xa thì trên Mặt trăng hoàn toàn dễ dàng (cao và xa hơn tận 6 lần đó) (Cái này dễ hiểu khi phân tích lực rõ ra, ở đây tui không phân tích)
    Ngoài ra trên Mặt trăng còn có một lớp cát dày đi lại rất khó khăn, cộng với việc các nhà du hành phải vác trên mình một ba lô thật to phía sau, làm trọng tâm lệch về phía sau nên đi (xét đi thẳng) rất dễ ngã. (Cái này dễ hiểu khi xét mức vững vàng của vật).
    Trên đây là ý kiến của em, song còn nhiều chỗ có thể quan tâm, chúng ta có thể bàn luận tiếp:
    - Ở trên, thì F và Fms luôn bằng nhau vậy tại sao 2 lực này không cân bằng nhau tức làm cho ta vẫn đứng yên mà lại chuyển động? (không lẽ chúng không trực đối)
    - Xét chuyển động của người đi, nếu đi trên mặt đất trơn thì Fms nhỏ, làm cho chân sau bị trượt về phía sau tức là người ngã về phía trước! Song thực tế chúng ta lại "chới với" một lúc rồi mới ngã, và có thể ngã về phía sau?
    - Nếu bảo ít ma sát thì đi khó vậy thì nhiều ma sát (hơn bình thường) có đi dễ không? Hẳn sẽ là cũng khó phải không, bởi đi trên cát rất khó, vậy tại sao?
  2. bien_pp

    bien_pp Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    Trao đổi thế có vui vẻ cả nhà không. Đưa ra để trao đổi chứ có phải đưa ra để đố mình tớ đâu. Để nghĩ đã!
  3. bien_pp

    bien_pp Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    Trao đổi thế có vui vẻ cả nhà không. Đưa ra để trao đổi chứ có phải đưa ra để đố mình tớ đâu. Để nghĩ đã!
  4. bien_pp

    bien_pp Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    Hic, hồi mình học lớp mười làm sao mình phân tích được như tay này nhỉ.
    - vấn đề trao đổi thêm thì mình xin nói như sau:
    + Lực ma sát do người tác động lên mặt đất và phản lực ma sát do mặt đất tác đông nên người là hai lực trực đối tức là bằng nhau về độ lớn ngược chiều và quan trọng là đặt vào hai vật khác nhau do đó nó không thể cân bằng. (hai lực cân bằng thì phải đặt vào cũng một vật)
    + Ngã thì như này: Vấp thì ngã phía trước, trưọt thì hay ngã phía sau. Giải thích: vấp thì phần trên cơ thể đang chuyển động --> chuyển động tiếp. phần dưới bị tóm lại thế là ok nhào về đằng trưóc
    Khi đi một chân vào vùng trơn (băng ) nếu có ma sát thì lực ma sát này sẽ hãm chân đó lại để làm trụ nhưng tiếc là băng không có ma sát thế là ô la la cái chân phản chủ tiếp tục tién về phía trước trong khi đó cái chân kia cũng đã chót nằm trên không rồi . Hiển nhiên lúc này so với chân đế là các chân phản chủ thì trọng tâm rơi ra đằng sau. vùng vẫy làm sao dược nếu không thể tác dụng lực theo phương ngang để lấy lại thăng bằng --> uỵch. Tuy nhiên cũng có ngưòi khi đi lao đầu về phía trước và bị trưọt chân sau ---> ngã chúi về phía trước.
    + Đi vào cát mệt là do phải tốn công làm biến dạng mặt cát. còn đi xe đạp lên cát thì là do thay đổi hệ số ma sát lăn nữa. Cái mệt này ngoài tính chất do thay đổi độ lớn công cơ học nó còn có nghĩa mệt theo khai niệm mất công thông thương trong cuộc sống. Trao đổi về sự khác biệt giữa khái niệm công cơ học và mất công mất sức bạn có thể đọc thêm ở đây bấm vào đây
  5. bien_pp

    bien_pp Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    Hic, hồi mình học lớp mười làm sao mình phân tích được như tay này nhỉ.
    - vấn đề trao đổi thêm thì mình xin nói như sau:
    + Lực ma sát do người tác động lên mặt đất và phản lực ma sát do mặt đất tác đông nên người là hai lực trực đối tức là bằng nhau về độ lớn ngược chiều và quan trọng là đặt vào hai vật khác nhau do đó nó không thể cân bằng. (hai lực cân bằng thì phải đặt vào cũng một vật)
    + Ngã thì như này: Vấp thì ngã phía trước, trưọt thì hay ngã phía sau. Giải thích: vấp thì phần trên cơ thể đang chuyển động --> chuyển động tiếp. phần dưới bị tóm lại thế là ok nhào về đằng trưóc
    Khi đi một chân vào vùng trơn (băng ) nếu có ma sát thì lực ma sát này sẽ hãm chân đó lại để làm trụ nhưng tiếc là băng không có ma sát thế là ô la la cái chân phản chủ tiếp tục tién về phía trước trong khi đó cái chân kia cũng đã chót nằm trên không rồi . Hiển nhiên lúc này so với chân đế là các chân phản chủ thì trọng tâm rơi ra đằng sau. vùng vẫy làm sao dược nếu không thể tác dụng lực theo phương ngang để lấy lại thăng bằng --> uỵch. Tuy nhiên cũng có ngưòi khi đi lao đầu về phía trước và bị trưọt chân sau ---> ngã chúi về phía trước.
    + Đi vào cát mệt là do phải tốn công làm biến dạng mặt cát. còn đi xe đạp lên cát thì là do thay đổi hệ số ma sát lăn nữa. Cái mệt này ngoài tính chất do thay đổi độ lớn công cơ học nó còn có nghĩa mệt theo khai niệm mất công thông thương trong cuộc sống. Trao đổi về sự khác biệt giữa khái niệm công cơ học và mất công mất sức bạn có thể đọc thêm ở đây bấm vào đây
  6. nguyenanh1906

    nguyenanh1906 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2004
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Hi, anh gì nói rất đúng. // Hơ hơ mà cái web anh bảo có chính thức của trường Sư phạm không ấy, hay là do mấy anh yêu vật lý lập ra ha// Song hình như khi ít ma sát ta sắp ngã thì lập tức cơ thể (tay, nguời, ...) lập tức thay đổi trạng thái với thời gian rất nhanh để chống lại việc "ngã" làm cho ta chới với (theo em là vậy), như ngã ra sau thì tay vung trước, ... Em cũng còn rất nhiều câu hỏi nữa hi vọng box vật lý có thể giải đáp.
    Trong thí nghiệm của Newton về sự tán sắc ánh sáng, sau khi ánh sáng trắng qua lăng kính và được hứng trên màn thì trên màn có 1 dải màu như cầu vồng gọi là quang phổ của ánh sáng trắng, quang phổ của ánh sáng trắng là tổ hợp của rất nhiều ánh sáng đơn sắc có bước sóng biến đổi liên tục từ 0,400.10^-6m --> 0,760.10^-6m. Nếu suy rộng ra thì quang phổ của một ánh sáng bất kỳ là tổ hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc có bước sóng biến đổi liên tục từ x(m) --> y(m), điều kiện 0,400.10^-6m<= x;y <=0,760.10^-6m (thật vậy nếu không có điều kiện này thì biến thành các tia như tử, hồng ngoại mất rùi), ở đây có thể x=y (lúc này là ánh sáng đơn sắc). Hmm, theo em nên chính xác hoá câu trên bằng cách đổi "ánh sáng đơn sắc" thành "bức xạ", bời ánh sáng (thứ nhìn thấy được) là bức xạ với bước sóng xác đinh. Em chỉ hiểu quang phổ là kiểu kiểu như vậy chứ không tài nào tìm ra 1 cuốn sách nào (với khả năng của em) có 1 định nghĩa chính xác cho 2 từ "Quang phổ"? Vậy bác nào biết thì giúp nhé! À quên, mà định nghĩa cụ thể của "bức xạ" là gì? Hay đó cũng chỉ là 1 từ chung chung chỉ các tia (X, Y, hồng ngoại, ..), ánh sáng.
    Hi hi, học về quang phổ với 1 học sinh cấp III thật thú vị. Vì cũng đọc qua chút ít về các sách thiên văn em thấy mỗi vì sao đều có 1 quang phổ riêng, do đó với kiến thức nghe đâu đó mập mờ việc suy luận người ta dùng quang phổ để xác định tương đối cấu tạo chất của một ngôi sao ("Sao" ở đây bao hàm cả những khái niệm để chỉ "sao" Kim, "sao" Hoả, ... chứ không đơn thuần Sao = Quả cầu khí khổng lồ có những phản ứng hạt nhân trong nhân - theo box thiên văn bảo thế ) là lẽ dĩ nhiên! Song vấn đề không dừng ở đó, quang phổ thì được chia làm 2 loại chính quang phổ phát xạ và quang phổ hấp thụ, trong quang phổ phát xạ thì gồm quang phổ liên tục và quang phổ vạch. Tóm lại sẽ là 3 loại quang phổ (em được biết): liên tục, vạch và hấp thụ.
    Đầu tiên là học về quang phổ liên tục. Thì quang phổ liên tục không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng mà chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ, các chất bắt đầu phát quang phổ màu đỏ khi 500 độC và khi tăng nhiệt độ thì màu quang phổ cũng sẽ chuyển dần sang màu tím, quá trình này dừng khi nhiệt độ 3273 độ C (lúc này là màu tím "nhất"). Ơ, như vậy quang phổ này không thể dùng để đo cấu tạo chất sao mà chỉ đo nhiệt độ nguồn phát sáng, điều này cũng cho biết những ngôi sao có quang phổ màu xanh nhiều thì siêu nóng. Tới đây thì cũng có rất nhiều câu hỏi đặt ra rùi, ví như nếu chất đó ở dưới 500 độ C hay trên 3272 độ C thì nó có phát ra bức xạ gì không? // sau này em mới biết khi đó nó phát ra các tia. Ha ha, thế người ta đo nhiệt độ của nguồn phát thế nào khi nhiệt độ của nguồn đó ở xa ( điều kiện này giới hạn cho ta không thể bước chân đến đo được) với nhiệt độ <500 độ C hay >3273 độ C, không lẽ họ tắc sao? //
    Tiếp theo là quang phổ vạch, quang phổ vạch là quang phổ gầm một hệ thống những vạch màu riêng lẻ nằm trên một nền tối. Nguồn phát là các chất khí hoặc hơi ở áp suất thấp, khi được kích thích thì đều cho quang phổ vạch. Đặc điểm là mỗi nguyên tố hoá học ở thể khí or hơi nóng sáng dưới áp suất thấp sẽ cho quang phổ vạch riêng đặc trưng cho nguyên tố ấy. A vậy thì đây sẽ là quang phổ để đo cấu tạo chất của các ngôi sao? Đúng song chỉ với 1 số ngôi sao.
    Thực tế, ví như mặt trời, người ta sẽ không xác định kiểu như vậy. Xét quang phổ hấp thụ. Quang phổ hấp thụ được tạo ra bởi ánh sáng đi xuyên qua 1 luồng khí được đốt nóng tới mức đủ phát sáng. Tuy nhiên nhiệt độ của nguồn sáng sẽ phải lớn hơn nhiệt độ của luồng khí (không thì thành quang phổ vạch mất). Bởi, phản ứng hạt nhân trong nhân đã tạo ra ánh sáng, ánh sáng này qua lớp vỏ chứa các chất (được bắn ra từ trong nhân hoặc ở ngay vỏ) có nhiệt độ thấp hơn, phần này đóng vai trò như phần khí. Và chúng ta thu được quang phổ là quang phổ hấp thụ, dựa vào đó mà biết được cấu tạo chất của Mặt trời.
    Ok! Vậy thì người ta làm sao biết được cấu tạo chất của những ngôi sao hoặc là không phát sáng, như sao Kim chẳng hạn, nó đâu phát sáng, nó là 1 hành tinh mà, ánh sáng mà ta nhìn thấy từ nó là ánh sáng phản xạ của Mặt trời chứ? hay với những ngôi sao mà nhiệt độ của nó vượt quá mức mà có thể xảy ra quang phổ vạch (bởi các nguyên tố chỉ có thể phát ra quang phổ đặc trưng tại 1 nhiệt độ nhất định), còn các ngôi sao toàn là chất rắn thì sao? Có lẽ em hỏi hơi nhiều và cũng hơi không đúng box (lẽ ra là box thiên văn thì đúng hơn, song 1 công đôi việc bởi tiện nói về quang phổ mà). Hi, hi, nếu em mà nói sai đâu mong các bác chỉ giáo mà em biết đường đi cho đúng.
  7. nguyenanh1906

    nguyenanh1906 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2004
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Hi, anh gì nói rất đúng. // Hơ hơ mà cái web anh bảo có chính thức của trường Sư phạm không ấy, hay là do mấy anh yêu vật lý lập ra ha// Song hình như khi ít ma sát ta sắp ngã thì lập tức cơ thể (tay, nguời, ...) lập tức thay đổi trạng thái với thời gian rất nhanh để chống lại việc "ngã" làm cho ta chới với (theo em là vậy), như ngã ra sau thì tay vung trước, ... Em cũng còn rất nhiều câu hỏi nữa hi vọng box vật lý có thể giải đáp.
    Trong thí nghiệm của Newton về sự tán sắc ánh sáng, sau khi ánh sáng trắng qua lăng kính và được hứng trên màn thì trên màn có 1 dải màu như cầu vồng gọi là quang phổ của ánh sáng trắng, quang phổ của ánh sáng trắng là tổ hợp của rất nhiều ánh sáng đơn sắc có bước sóng biến đổi liên tục từ 0,400.10^-6m --> 0,760.10^-6m. Nếu suy rộng ra thì quang phổ của một ánh sáng bất kỳ là tổ hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc có bước sóng biến đổi liên tục từ x(m) --> y(m), điều kiện 0,400.10^-6m<= x;y <=0,760.10^-6m (thật vậy nếu không có điều kiện này thì biến thành các tia như tử, hồng ngoại mất rùi), ở đây có thể x=y (lúc này là ánh sáng đơn sắc). Hmm, theo em nên chính xác hoá câu trên bằng cách đổi "ánh sáng đơn sắc" thành "bức xạ", bời ánh sáng (thứ nhìn thấy được) là bức xạ với bước sóng xác đinh. Em chỉ hiểu quang phổ là kiểu kiểu như vậy chứ không tài nào tìm ra 1 cuốn sách nào (với khả năng của em) có 1 định nghĩa chính xác cho 2 từ "Quang phổ"? Vậy bác nào biết thì giúp nhé! À quên, mà định nghĩa cụ thể của "bức xạ" là gì? Hay đó cũng chỉ là 1 từ chung chung chỉ các tia (X, Y, hồng ngoại, ..), ánh sáng.
    Hi hi, học về quang phổ với 1 học sinh cấp III thật thú vị. Vì cũng đọc qua chút ít về các sách thiên văn em thấy mỗi vì sao đều có 1 quang phổ riêng, do đó với kiến thức nghe đâu đó mập mờ việc suy luận người ta dùng quang phổ để xác định tương đối cấu tạo chất của một ngôi sao ("Sao" ở đây bao hàm cả những khái niệm để chỉ "sao" Kim, "sao" Hoả, ... chứ không đơn thuần Sao = Quả cầu khí khổng lồ có những phản ứng hạt nhân trong nhân - theo box thiên văn bảo thế ) là lẽ dĩ nhiên! Song vấn đề không dừng ở đó, quang phổ thì được chia làm 2 loại chính quang phổ phát xạ và quang phổ hấp thụ, trong quang phổ phát xạ thì gồm quang phổ liên tục và quang phổ vạch. Tóm lại sẽ là 3 loại quang phổ (em được biết): liên tục, vạch và hấp thụ.
    Đầu tiên là học về quang phổ liên tục. Thì quang phổ liên tục không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng mà chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ, các chất bắt đầu phát quang phổ màu đỏ khi 500 độC và khi tăng nhiệt độ thì màu quang phổ cũng sẽ chuyển dần sang màu tím, quá trình này dừng khi nhiệt độ 3273 độ C (lúc này là màu tím "nhất"). Ơ, như vậy quang phổ này không thể dùng để đo cấu tạo chất sao mà chỉ đo nhiệt độ nguồn phát sáng, điều này cũng cho biết những ngôi sao có quang phổ màu xanh nhiều thì siêu nóng. Tới đây thì cũng có rất nhiều câu hỏi đặt ra rùi, ví như nếu chất đó ở dưới 500 độ C hay trên 3272 độ C thì nó có phát ra bức xạ gì không? // sau này em mới biết khi đó nó phát ra các tia. Ha ha, thế người ta đo nhiệt độ của nguồn phát thế nào khi nhiệt độ của nguồn đó ở xa ( điều kiện này giới hạn cho ta không thể bước chân đến đo được) với nhiệt độ <500 độ C hay >3273 độ C, không lẽ họ tắc sao? //
    Tiếp theo là quang phổ vạch, quang phổ vạch là quang phổ gầm một hệ thống những vạch màu riêng lẻ nằm trên một nền tối. Nguồn phát là các chất khí hoặc hơi ở áp suất thấp, khi được kích thích thì đều cho quang phổ vạch. Đặc điểm là mỗi nguyên tố hoá học ở thể khí or hơi nóng sáng dưới áp suất thấp sẽ cho quang phổ vạch riêng đặc trưng cho nguyên tố ấy. A vậy thì đây sẽ là quang phổ để đo cấu tạo chất của các ngôi sao? Đúng song chỉ với 1 số ngôi sao.
    Thực tế, ví như mặt trời, người ta sẽ không xác định kiểu như vậy. Xét quang phổ hấp thụ. Quang phổ hấp thụ được tạo ra bởi ánh sáng đi xuyên qua 1 luồng khí được đốt nóng tới mức đủ phát sáng. Tuy nhiên nhiệt độ của nguồn sáng sẽ phải lớn hơn nhiệt độ của luồng khí (không thì thành quang phổ vạch mất). Bởi, phản ứng hạt nhân trong nhân đã tạo ra ánh sáng, ánh sáng này qua lớp vỏ chứa các chất (được bắn ra từ trong nhân hoặc ở ngay vỏ) có nhiệt độ thấp hơn, phần này đóng vai trò như phần khí. Và chúng ta thu được quang phổ là quang phổ hấp thụ, dựa vào đó mà biết được cấu tạo chất của Mặt trời.
    Ok! Vậy thì người ta làm sao biết được cấu tạo chất của những ngôi sao hoặc là không phát sáng, như sao Kim chẳng hạn, nó đâu phát sáng, nó là 1 hành tinh mà, ánh sáng mà ta nhìn thấy từ nó là ánh sáng phản xạ của Mặt trời chứ? hay với những ngôi sao mà nhiệt độ của nó vượt quá mức mà có thể xảy ra quang phổ vạch (bởi các nguyên tố chỉ có thể phát ra quang phổ đặc trưng tại 1 nhiệt độ nhất định), còn các ngôi sao toàn là chất rắn thì sao? Có lẽ em hỏi hơi nhiều và cũng hơi không đúng box (lẽ ra là box thiên văn thì đúng hơn, song 1 công đôi việc bởi tiện nói về quang phổ mà). Hi, hi, nếu em mà nói sai đâu mong các bác chỉ giáo mà em biết đường đi cho đúng.
  8. BlueSpider

    BlueSpider Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    536
    Đã được thích:
    0

    Tôi có ý tưởng về việc tạo tia tím từ tia đỏ nhưng hôm nay muộn quá chưa nói được gì ... bạn nào biết cách tạo thì cho tôi biết nhé !
  9. BlueSpider

    BlueSpider Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    536
    Đã được thích:
    0

    Tôi có ý tưởng về việc tạo tia tím từ tia đỏ nhưng hôm nay muộn quá chưa nói được gì ... bạn nào biết cách tạo thì cho tôi biết nhé !
  10. BlueSpider

    BlueSpider Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    536
    Đã được thích:
    0

    còn đây là ý tưởng thứ 2 của tôi ... mong mọi người hiểu được tôi đang muốn nói gi` .... hẹn buổi sau !
    Được bluespider sửa chữa / chuyển vào 23:11 ngày 21/10/2004

Chia sẻ trang này