1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Câu đố Vật Lý phổ thông - nơi dành cho những câu hỏi riêng lẻ không theo một chủ đề nào cả ...

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi zazu, 14/06/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. khachxa

    khachxa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2003
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Tôi có một câu hỏi muốn nhờ các bạn giải đáp giúp. Nếu câu hỏi này đã được trả lời ở trang nào đó rồi mong các bạn chỉ chỗ luôn cho.
    Ánh sáng của các vật phát sáng nhân tạo (chẳng hạn như ánh sáng của nến (đèn cầy), đèn dầu, đèn điện... có vận tốc bằng bao nhiêu? Nó được truyền đi theo nguyên lý nào? Tại sao ta lại nhìn thấy ánh sáng đó?
    Vì tôi rất kém về vật lý nên mới có những câu hỏi ngớ ngẩn trên. Mong các bạn bỏ quá cho.
  2. BlueSpider

    BlueSpider Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    536
    Đã được thích:
    0
    Theo lý thuyết được phổ cập thì ánh sáng từ bất kỳ nguồn nào đều có vận tốc C=300000 km/s
    Không biết phải giải thích ra sao về nguyên lý truyền.... lớp 12 có phần phản ứng hạt nhân có thể giải thích 1 chút....
    Các photon ánh sáng truyền đi trong không gian ,bay đến mắt và các tế bào cảm nhận ánh sáng (hình nón, hình gậy...) hấp thụ photon đó... rồi sinh ra xung điện chạy dọc theo dây thần kinh--> não ----- > cảm giác về ánh sáng !
    Thế thôi !....
  3. khachxa

    khachxa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2003
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Cho tôi hỏi tiếp.
    Như vậy thì các photon sẵn có trong không khí làm vật truyền ánh sáng của các nguồn sáng nhân tạo nói trên?
  4. nguyenanh1906

    nguyenanh1906 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2004
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Hi
    Bạn gì ơi, không phải photon có sẵn trong tự nhiên đâu mà như anh N nói thì nó phải phát ra từ 1 nguồn nào đó. Photon bạn cứ hiểu nôm na nó là cái xe mang năng lượng chuyển năng lượng từ vật ta nhìn đến mắt ấy.
    À song mình lại thắc mắc : Vật tự phát sáng thì đúng là photon của nó rồi. Song vật không tự phát sáng (B) thì muốn nhìn B ta phải chiếu vào B một chùm sáng (A) đúng không. Vậy là ta nhìn thấy B là do photon từ A chiếu vào B, ở đây B phản xạ lại chùm p (photon) và do bề mặt của B lồi lõm khác nhau nên mức độ phản xạ khác nhau, nên ta có cảm giác B có hình dạng lồi lõm (hi em ko xét hiện tượng quang điện kẻo B hấp thụ thì chết)
  5. anhcadovn

    anhcadovn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2005
    Bài viết:
    411
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề TĐ hình gần cầu giải thích chẳng có gì khó khăn cả. Nguyên nhân là do bất cứ 1 hệ thống nào cũng phân bố sao cho nó có năng lượng nhỏ nhất vì đấy là trạng thái bền vững.
    Thế năng trên bề mặt TĐ bao gồm thế năng trọng trường(có dạng đối xứng cầu) và thế năng trong HQC quay quanh trục TĐ (thế năng này ở xích đạo lớn hơn vùng cực vì nó nằm xa trục quay hơn) vì thế mặt đẳng năng của TĐ sẽ có dạng hình cầu hơi dẹt. Đây là nguyên nhân TĐ cũng như các thiên thể khác có dạng cầu.
    Tuy nhiên đối với các thiên thể có kích thước nhỏ thì ko đúng, nói chung kích thước càng bé thì hình dạng càng méo mó.
    Mặt trời cũng tự quay quanh mình nó như trái đất vậy ,còn lực giữ cho TĐ cđ quanh MT là lực hấp dẫn.
  6. vaophong10a

    vaophong10a Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Bạn ơi, vận tốc của ánh sáng đúng là không phải lúc nào cũng bằng C. C chỉ là vận tốc ánh sáng trong chân không, nơi có thể coi chiết suất là 1. Tại môi trường chân không, tất cả các ánh sáng đơn sắc có cùng vận tốc. Còn trong mỗi môi trường khác nhau, vận tốc mỗi ánh sáng đơn sắc sẽ khác nhau, nên vụ vận tốc của ánh sáng do đèn dầu, đèn neon ... khác nhau là có xảy ra, tuỳ thuộc vào thành phần của ánh sáng! Còn cụ thể là bằng bao nhiêu chắc chả có ai tính
    Ánh sáng do bất cứ vật sáng nào phát ra đều được truyền đi như 1 sóng điện từ, mỗi "khúc dao động" như một cục năng lượng, được gọi là photon. Vì vậy ánh sáng truyền đi vừa như 1 sóng, vừa như chùm hạt (các cục năng lượng - photon) và nó mang 2 tính sóng và hạt (lưỡng tính sóng hạt)
  7. vaophong10a

    vaophong10a Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề rất đơn giản, vì bạn cao hơn cái vali (Nếu cái vali cao hơn bạn, Không lẽ cái vali to như cái tủ) nên khi bạn đẩy nó, bạn đã tác dụng 1 lực hướng xuống dưới, thành phần vuông góc với mặt đất của lực này góp phần làm gia tăng lực ma sát giữa vali với mặt đất => đẩy nặng.
    Nếu bạn kéo, bạn đã tác dụng 1 lực hướng lên, thành phần vuông góc với mặt đất chổng lên trên => áp lực tác dụng xuống đất giảm (nếu kéo mạnh còn nhấc cả vali lên ấy chứ) => giảm ma sát => kéo nhẹ!
    Nếu khó hiểu bạn lấy cái dép mà thử, nếu kéo khẽ nó thì đi băng băng, còn nếu ấn ấn đẩy đẩy thì nó cứ bấu lấy mặt đất!
  8. ghostonbox

    ghostonbox Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2004
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    EM có cái này muốn hỏi các bác : khi cho dòng điện qua một cuộn dây thì cuộn dây biến thành nam châm điện. Như vậy nếu nó được đặt gần một nam châm vĩnh cửu thì sẽ có tương tác lực giữa nam châm vĩnh cửu và nam châm điện. Nếu như trước khi cuộn dây có dòng điện đi qua, ta đặt cố định cả nam châm điện và nam châm vĩnh cửu trên cùng một đế (2 đầu cực của 2 nam châm đặt đối nhau), cho dòng điện đi qua nam châm điện. Giả sử rằng lực đẩy nhau giữa 2 nam châm này đủ lớn để thắng được lực ma sát thì cái đế có thay đổi vị trí ban đầu của nó không ?
  9. anhcadovn

    anhcadovn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2005
    Bài viết:
    411
    Đã được thích:
    0
    Câu hỏi này lằng nhằng quá nhỉ. 2 nam châm đặt cố định, rồi lại có ma sát là thế nào.
    Theo tôi hiểu thì chắc ý bạn là 2 cái nam châm này đặt lên trên một cái đế, cái đế này có thể di chuyển ngang được (nếu thế thì đừng dùng "cái đế" vì đế thì thường cố định) . ban đầu chưa có dòng, khi có dòng thì hai nam châm hút nhau, giả sử lực hút F lớn hơn lực ma sát như vậy 2 nam châm sẽ chuyển động vào nhau. Lực ma sát tác động vào 2 nam châm sẽ là lực ma sát trượt F1 và F2. F1 và F2 nói chung là khác nhau , như vậy sẽ có lực tác động lên cái đế, nếu cái đế có thể cđ được thì nó sẽ cđ
  10. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Chẳng biết bạn là trai hay gái nữa.
    Khi cho dòng điện vào cuộn dây thì nó trở thành 1 nam châm điện. Trong trường hợp cậu nêu ra, không nên đưa vấn đề nam châm điện hay nam châm vĩnh cửu ra đây nữa, ta coi chúng là 2 nam châm nói chung đi. Để trả lời câu hỏi của bạn là nếu lực đẩy của 2 nam châm này đủ lớn và thắng lực ma sát (giữa nam châm và cái đế) thì cái đế có chuyển động không? Tôi xin thêm một dữ kiện: cái đế đặt trên một điểm ví dụ như đầu cây đinh vân vân...
    Tớ trả lời nhé
    Bi giờ ta để cho 2 nam châm ở tư thế đẩy nhau (cùng cực hướng về nhau) trên cùng một cái đế. Có ba trường hợp xảy ra.
    Trường hợp 1: Nếu đường tâm của từ trường của 2 nam châm nằm trùng nhau (trên cùng một đường thẳng, hay hai cực của hai thanh nam châm nằm đối diện nhau) thì:
    a) Hai thanh nam châm sẽ lùi xa nhau, khoảng cách di chuyển của mỗi thanh thỉ lệ với lực ma sát của thanh ấy trên cái đế.
    b) Cái đế bị rách ra nếu lực ma sát lớn hơn giới hạn biến dạng dẻo của cái đế (lực đẩy vẫn lớn hơn lực ma sát)
    Trường hợp 2: Nếu đường tâm của 2 thanh nam châm song song nhau thì lực đẩy sẽ tạo một ngẫu lực (mo men) làm cho:
    a) Hai thanh nam châm sẽ xoay đi một góc nào đấy trên một quỹ đạo tròn, độ lớn của góc xoay của mỗi thanh nam châm tỉ lệ với lực ma sát của nó với cái đế.
    b) Cái đế sẽ xoay tròn trên đầu cây đinh, lúc này cậu sẽ có một đồ chơi đấy.
    Còn trường hợp 3 nữa, tức là hai đường tâm cắt nhau. Cậu có thể tưởng tượng ra kết quả như thế nào.
    Để kiểm nghiệm cậu có thể làm thí nghiệm. Không quá khó để làm thí nghiệm này, đúng không?
    Lần sau cho tớ xem cái mũi tên chỏng lên hay chúc xuống nhé.
    Chúc vui vẻ.

Chia sẻ trang này