1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Câu đố Vật Lý phổ thông - nơi dành cho những câu hỏi riêng lẻ không theo một chủ đề nào cả ...

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi zazu, 14/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. anhcadovn

    anhcadovn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2005
    Bài viết:
    411
    Đã được thích:
    0
    Bạn xem lại đi, khoảng cách di chuyển tỉ lệ với lực ma sát là thế nào. Đã chuyển động thì lực ma sát là ma sát trượt có môđun ko đổi. Hơn nữa cái trò quay bạn nêu tôi thấy mù mờ quá , bạn có thể nói rõ hơn ko. Về mặt trực giác thì tôi thấy 2 nam châm bình đẳng nhau như vậy sẽ ko có chuyện quay vì nếu quay thì theo chiều nào bởi vì chiều nào cũng bình đẳng mà.
    Lần sau bạn nên nói rõ tỉ lệ là tỉ lệ thuận hay nghịch, nếu chỉ nói tỉ lệ thì người ta sẽ hiểu là tỉ lệ thuận. Theo ý của bạn thì tôi nghĩ khoảng cách di chuyển tỉ lệ thuận với lực ma sát, như thế thì fải xem xét lại đấy.
  2. ghostonbox

    ghostonbox Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2004
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Trong trường hợp cậu nêu ra, không nên đưa vấn đề nam châm điện hay nam châm vĩnh cửu ra đây nữa, ta coi chúng là 2 nam châm nói chung đi. Để trả lời câu hỏi của bạn là nếu lực đẩy của 2 nam châm này đủ lớn và thắng lực ma sát (giữa nam châm và cái đế) thì cái đế có chuyển động không? Tôi xin thêm một dữ kiện: cái đế đặt trên một điểm ví dụ như đầu cây đinh vân vân...
    Xin lỗi vì đã viết thiếu nên gây ra hiểu nhầm cho các bạn. MA SÁT ở đây là ma sát giữa cái đế và cái sàn mà cái đế nằm trên nó, chứ ko phải là ma sát của nam châm với cái đế. Tức là cái đế không phải cố định mà có thể chuyển động. Còn nữa là đường tâm của từ trường của2 nam châm là thẳng với nhau.
  3. anhcadovn

    anhcadovn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2005
    Bài viết:
    411
    Đã được thích:
    0
    À, như vậy thì đơn giản : cái đế sẽ ko chuyển động vì lực tác dụng lên nam châm này đối với nam châm kia luôn bằng nhau và ngược chiều nên tổng hợp lực truyền cho đế=0.
  4. ghostonbox

    ghostonbox Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2004
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Nếu như cái đế không chuyển động vậy thì mình giả sử như thế này : Nếu như nam châm điện đặt cực từ cùng cực với nam châm vĩnh cửu và cả 2 nam châm không bị đặt cố định trên cùng một đế. KHI có dòng điện đi qua sinh ra lực đẩy giữa 2 nam châm giả sử nam châm điện bị đẩy ra xa còn nam châm vĩnh cửu vẫn đứng yên và giữa 2 nam châm có sợi dây buộc nó với nhau. Vậy thì khi nam châm điện bị đẩy đi và nam châm vĩnh cửu đứng yên thì khi di chuyển nam châm điện có kéo theo nam châm vĩnh cửu không ( Giả sử rằng lực đẩy đủ lớn)
  5. anhcadovn

    anhcadovn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2005
    Bài viết:
    411
    Đã được thích:
    0
    Ban đầu bài toán bạn đưa ra là 2 nam châm đặt cố định. Nếu 2 nam châm có thể chuyển động được thì lại khác. Cái đế lại có thể chuyển động như tôi đã nói.
    Bài toán bạn đưa ra có chỗ ko hợp lí như sau : ban đầu 2 nam châm đẩy nhau lúc đó kc giữa chúng là nhỏ nhất như vậy lực đẩy là lớn nhất nhưng nam châm vĩnh cửu vẫn đứng yên. Vậy thì khi nam châm điện chuyển động xa ra thì kc tăng nên lực đẩy giảm như vậy lực đẩy càng ko thể thắng được lực ma sát nghỉ. Do đó giả sử lực đẩy đủ lớn là vô nghĩa.
  6. ghostonbox

    ghostonbox Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2004
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Nhưng nếu thay đổi một số điều kiện khác đi thì cả 2 nam châm đều có thể cùng chuyển động được đúng không ?
    Bạn có biết gì về hiệu ứng Biefield Brơn không ? Hình như theo như những gì mình đọc được thì có vẻ nó hơi giống trường hợp 2 nam châm ở trên thì phải
  7. anhcadovn

    anhcadovn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2005
    Bài viết:
    411
    Đã được thích:
    0
    Tất nhiên.Hai nam châm có thể cùng chuyển động được khi lực đẩy lớn hơn lực ma sát trượt.
    Tôi chưa biết hiệu ứng này , bạn có thể mô tả được không. Nếu không có thể đưa re tên tiếng Anh chính xác của hiệu ứng này không (Brơn viết thế nào), để tìm trên mạng cho dễ ấy mà.
  8. ghostonbox

    ghostonbox Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2004
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Nó là hiệu ứng Biefield Brown. Hiệu ứng này là khi đặt vào 2 bản của tụ điện 1 hiệu điện thế cao từ 50kV trở lên thì trên bản tụ sẽ có 1 lực theo hướng về phía bản dương của tụ. Ví dụ nếu đặt 2 tụ trên 2 đầu của 1 cái cân xoắn thì khi có hiệu điện thế khoảng 50kV trở lên sẽ làm cho cái cân xoắn quay 1 góc. Cái này mình đọc bằng tiếng Anh nên không hiểu được phần giải thích của nó tại sao lại như thế. Có 1 số ý định áp dụng hiệu ứng này để chế tạo đĩa bay giống như của người ngoài hành tinh
  9. napduc

    napduc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2005
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    chào mọi người, tui là dân mới. Thấy diễn đàn hay hay nên tham gia ti
    Người ta làm đèn giao thông là màu đỏ thì có nhiều lý do cả vật lý sinh học, hoá học gi gi nữa. Các bạn đã muốn giải thích theo bước sóng và quang phổ thì có thể lý dải thế này. Bước sáng màu đỏ là lớn nhất trong dải bước sóng nhìn thấy của người. Với bước sóng càng lớn thì hiện tượng khúc xạ càng ít vì vậy màu đỏ có thể truyền đi xa nhất trong môi trường không khí. Đặc biệt là những hôm trời mưa hay sương thì ánh sáng đỏ dẽ nhìn thấy hơn cả. Đó là một trong số các lý do thôi, không biết đã chính xác với người hỏi chưa???

    Được napduc sửa chữa / chuyển vào 08:44 ngày 13/09/2005
    Được napduc sửa chữa / chuyển vào 08:46 ngày 13/09/2005
  10. ChienV

    ChienV Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/05/2001
    Bài viết:
    597
    Đã được thích:
    0
    Xen tí:
    Xét trên hệ quy chiếu của người không ngồi trên cái đế thì vật thể đế - các nam châm không có ngoại lực (trừ lực trọng trường) -> kiểu gì thì cái đế cũng chẳng chạy được.
    Nếu 2 cái nam châm dán chặt vào đế, và tương tác đủ mạnh (hay đế đủ yếu) -> đế bị xé -> nam châm rơi linh tinh cả.
    Nếu ma sát không đủ giữ nam châm-> nó chạy linh tinh-> hệ đế&các nam châm thay đổi trọng tâm. Đổ đế hay không trông chờ vào trọng tâm thay đổi thế nào.
    Mà đế đổ có coi là dịch chuyển khỏi vị trí bạn đầu không nhỉ???

Chia sẻ trang này