1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Câu đố Vật Lý phổ thông - nơi dành cho những câu hỏi riêng lẻ không theo một chủ đề nào cả ...

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi zazu, 14/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ghostonbox

    ghostonbox Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2004
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Có ai biết có công thức nào dùng để tính lực tác dụng của 1 thanh nam châm có từ trường cho biết trước lên một tấm kim loại không ?
  2. enplus

    enplus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    tui xin góp ý vào câu số 1.các vị tính toán nhu vậy là đúng.
    nhưng chỉ đúng với mắt người thôi.
    cấu trúc mắt cá không thể đánh đồng với mắt người ta.
  3. hugobosshn

    hugobosshn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2004
    Bài viết:
    1.300
    Đã được thích:
    1
    Các bác cho em hỏi là lò vi sóng dùng sóng gì để làm thức ăn nóng lên ạ? sóng đó có hại cho sức khoẻ không ạ? có người nói là nó can thiệp vào cấu tạo vật chất của thức ăn nên có hại?!
    Em cảm ơn
  4. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Sóng trong lò vi sóng thường gọi là sóng vi ba, nó là một bức xạ điện từ có bước sóng dài hơn dải hồng ngoại 1 chút, bước sóng dùng trong lò vi sóng thường khoảng 10-20cm. Sóng trong lò dẫn vào buồng nấu và các dao động của nó gây ra điện trường làm phân tử thức ăn phải hoạt đông sinh ra chuyển động nhiệt dẫn đến chín thức ăn
    Còn tác hại thì đúng là có 1 phần do sẽ có một lượng phân tử không nhỏ của thức ăn bị xáo trộn, cụ thể ra sao thì không bít vì những người tôi quen thì nhiêu người dùng lắm mà chưa ai chết cả
  5. enigmatic

    enigmatic Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    223
    Đã được thích:
    0
    mấy bác ơi , em có điều này lâu nay vẫn chưa tìm được lời giải thích nào cảm thấy phù hợp cả, ai biết chỉ giùm em phát. kiến thức vật lý em hơi kém...
    Như ta đã biết Fms= k.N (phải vậy không nhỉ, lâu rồi em cũng không còn nhớ chính xác nữa) trong đó k - hệ số ma sat, N- phản lực của mặt tiếp xúc tác động trở lại vật.
    vậy thì tại sao khi làm lốp xe đua người ta phải làm to hơn nhiều so với thường. k - là hệ số ma sát của mặt đường với cao su, nó không đổi đúng không.
  6. fangto_mat

    fangto_mat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2004
    Bài viết:
    2.716
    Đã được thích:
    0
    vừa có một ý tưởng ngu ngốc nhất : chúng ta đã bít là một vật khi quay tròn với một vận tốc đủ lớn sẽ mất trọng lực , nếu như ta có thể làm cho tất cả các thành phần trong một phân tử quay tròn thì nó có mất trọng lực o? nếu có chúng ta thử tưởng tượng xem các phân tủ trong cơ thể đều tự xoay tròn quanh tâm của nó , như thế hình dạng bên ngoài sẽ ko hề bị thay đổi mà toàn bộ cơ thể lại ko còn trọng lượng nữa , bay đựơc ko nhỉ? ôi ngu xuẩn hết mức
  7. kid1412_nt

    kid1412_nt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/02/2006
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Theo mình biết thì nguyên tắc hoạt động của loại lò này là làm cho các lưỡng cực phân tử trong thức ăn dao động liên tục ,sinh ra nhiệt làm chín thức ăn .Nó chỉ làm nóng đối với các chất có phân tử bị phân cực ,nếu ko thì có nấu cả giờ đồng hồ thì thức ăn vẫn lạnh tanh hà ! À,nếu mình nói sai thì nhờ anh em sửa giùm nghe !
  8. dcl202

    dcl202 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2005
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    0
    Bạn RAGNAROK,
    Bạn giải thích gần đúng rồi, chỉ có điều các phân tử chuyển động ở đây là phân tử nước chứ không phải là phân tử thực phẩm, nên không làm thay đổi thành phần hóa học của thực phẩm so với việc đun nấu bằng các loại bếp thông thường.
    Tuy vậy tác hại của lò lại chính là do tần số vi ba gây ra. Một số người làm việc tại các trạm rada (cũng là sóng cỡ cm như lò vi ba) có những biểu hiện bất thường về sinh lý và sức khỏe. Tuy thế, ta cứ yên tâm dùng loại lò này, nếu nó còn tốt và nhất là toàn bộ lớp vỏ bảo vệ xung quanh cũng như cửa lò còn hoàn hảo, chúng có tác dụng ngăn chặn không cho sóng vi ba thoát ra ngoài.
    Nhân đây, xin kể về chuyện tình cờ phát minh ra lò vi ba: đó là do một chuyên gia nghiên cứu rada vô tình để thỏi chocolate trong vùng phát sóng của antenna, khiến nó bị chảy ra. Khi đó, do công nghiệp điện tử còn non trẻ, chỉ có những triệu phú mới đủ tiền mua loại lò xa xỉ này. Nhưng bây giờ thì khác rồi, lò vi ba không đắt hơn các loại dụng cụ nấu nướng thông thường bao nhiêu. Nhiều bà nội trợ phương tây đánh giá lò vi ba là loại đồ gia dụng hữu ích nhất trong căn nhà của họ.
    Bạn Enigmatic,
    Bạn viết là "Fms" làm tôi luận mãi mới hiểu đó là lực ma sát!
    Bạn nêu câu hỏi khá thú vị, đúng là công thức tính lực ma sát, mà nhà trường dạy chúng ta, bằng tích số của áp lực (tính bằng đơn vị lực, ví dụ: N) và hệ số ma sát giữa hai vật liệu mà chẳng hề đả động gì tới diện tích tiếp xúc giữa chúng. Vậy mà thực tế, ta thấy hình như diện tích tiếp xúc cũng có vai trò đáng kể trong một số trường hợp, ví dụ: ta dùng dây lạt nhỏ cắt bánh chưng thì nhẹ nhàng hơn là dùng dao rất nhiều, đó có phải là do yếu tố diện tích chứ không phải là áp lực hay hệ số ma sát quyết định lực cản?
    Vấn đề này cần được hiểu như sau: đối với vật tuyệt đối cứng hoặc rất cứng, chúng không bị biến dạng và thay đổi tính chất bề mặt như độ nhám, thì công thức ta được học là gần đúng, có thể áp dụng trong những tính toán kỹ thuật không đòi hỏi độ chính xác cao. Nếu vật liệu mềm, khi tăng áp lực lên thì thoạt đầu cũng làm cho lực ma sát tăng theo. Nhưng tới một giới hạn nhất định, nếu cứ tiếp tục tăng áp lực thì lực ma sát chia cho diện tích tiếp xúc sẽ lớn vượt khả năng chịu đựng của vật liệu, khiến bề mặt tiếp xúc của nó bị phá hủy chứ không hề làm tăng được lực ma sát. Trong trường hợp này, nếu tăng diện tích tiếp xúc, ta sẽ tăng được lực ma sát, do giảm được lực ma sát trên diện tích tiếp xúc xuống dưới khả năng chịu đựng của vật liệu.
    Các xe đua, đặc biệt là F1 có công suất rất lớn. Chúng còn có những cấu trúc hình học đặc biệt nhằm ghì chặt xe trên mặt đường khi chạy (nhằm tăng áp lực lên các bánh xe) nên lốp cần có tiết diện lớn. Điều đó không những đảm bảo tăng khả năng bám đường, làm cho mặt lốp ít bị mòn, mà còn làm cho thân lốp ít bị biến dạng nên ít sinh ra các lực kháng lăn, khiến cho lốp bon nhẹ. Nếu bạn tinh ý, sẽ thấy các lốp trước lắp hơi nghiêng so với mặt đường, tức là chúng chỉ chạy bằng các mép bánh mà thôi. Đó là do khi chạy thẳng, tải trọng đặt lên các bánh trước rất nhỏ, không cần áp cả bánh xuống để đỡ bị cản do ma sát; nhưng khi vào cua, thân lốp bị biến dạng chút ít sẽ khiến toàn bộ mặt lốp tiếp xúc với mặt đường nhằm tăng bám đường và chịu tải do ly tâm (khi vào cua, lực ly tâm làm tăng tải cho lốp tới 7~8 lần so với khi chạy thẳng).
    Như tôi đã nêu, để tăng khả năng chịu tải, lốp cần có tiết diện lớn. Nhưng nếu làm cho lốp có đường kính lớn thì những biến dạng làm "vặn vẹo" thân lốp khi xe chạy sẽ khiến cho xe khó điều khiển và kém an toàn. Vì vậy, người ta có xu hướng làm lốp có đường kính nhỏ lại nhưng mặt cắt lại rộng ra để bù lại, nhằm đảm bảo diện tích tiếp mặt đường của lốp vẫn đủ lớn. Các bánh xe của F1 cũng như các xe du lịch đời mới có lốp dạng như tang trống chứ không có hình vòng xuyến như trước đây. Ta có cảm giác các vành bánh xe loại này gần chạm mặt đường. Loại lốp này có rất nhiều ưu điểm: ít mòn, bám đường, êm ái, ổn định, dễ điều khiển, bon nhẹ...
  9. dcl202

    dcl202 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2005
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    0
    Bạn Fanto_mat,
    Khi một vật quay trong trường trọng lực, sẽ sinh ra lực ly tâm tồn tại song song với trọng lực. Nếu nó qua rất nhanh, lực ly tâm sẽ rất lớn và có thể lớn hơn trọng lực rất nhiều, tuy nhiên, trọng lực của nó vẫn tồn tại. Nếu bạn buộc một vật nặng vào đầu một sợi dây rồi quay dây thật nhanh theo một trục thẳng đứng, sơi dây bị căng ra gần theo phương nằm ngang chứ không bao giờ thật sự nằm ngang, Đó là do trọng lực là thành phần khiến cho dây bị chéo xuống.
  10. enigmatic

    enigmatic Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    223
    Đã được thích:
    0
    you trả lời rất hay, xứng đáng tặng 5*.
    mình còn một thắc mắc nữa mong các bạn giải thích giúp
    mình không hiểu nguyên lý hoạt động của máy bay lên thẳng (ở đây là lực nào tác động xuống mặt đất để máy bay có thể lên được).
    máy bay trực thăng phải chăng lực đó là lực do cánh quạt tạo ra, vậy máy bay không có cánh quạt như hiện nay mỹ vừa sản xuất thì lực nào làm cho máy bay có thể cất cánh như máy bay trực thăng.
    thanks nhiều!

Chia sẻ trang này