1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Câu đố Vật Lý phổ thông - nơi dành cho những câu hỏi riêng lẻ không theo một chủ đề nào cả ...

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi zazu, 14/06/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dcl202

    dcl202 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2005
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    0
    Bạn Enigmatic,
    Máy bay lên thẳng bay lên được không hề nhờ tác dụng một lực nào lên mặt đất, bằng chứng là chúng có thể bay trên mặt biển và nói chung là với độ cao vài ngàn mét thì chúng chẳng tác dụng gì lên các bề mặt phía dưới cả. Do kết cấu độ cong và độ nghiêng của các cánh quạt, khi cánh quạt quay nhanh, sẽ tạo ra sự chệnh lệch áp suất giữa phần trên và phần dưới hình tròn tạo nên do cánh quạt chuyển động. Kết quả là tạo ra lực nâng máy bay lên. Khi cánh quạt chính quay, thân máy bay lên thẳng có xu hướng quay ngược chiều (bảo toàn mô men), để chông lại chuyển động quay thân máy bay, người ta lắp thêm cánh quạt đuôi, hoặc lắp cánh quạt hai tầng quay ngược chiều nhau.
    Máy bay phản lực lên thẳng của quân đội (Pháp, Mỹ, Nga...) có cấu tạo ống phản lực đặc biệt, cho phép quay theo nhiều hướng. Lúc cất cánh, các ống này hướng xuống dưới để tạo lực nâng thẳng, khi có độ cao, các ống này quay ra sau tạo lực đẩy máy bay về phía trước.
  2. Rotor

    Rotor Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/02/2006
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Em có vấn đề này
    Chắc các bác đã cày bộ vật lí vui của ông gì người Nga rồi (em có tật đọc mà ko nhớ tên tác giả). Trong sách ấy ông có vạch ra nghịch lí về chuyện người tàng hình, rằng nếu người ấy tàng hình hoàn toàn, kể cả mắt, thì anh ta ko thể thấy được vì lúc đó chiết suất của không khí bằng chiết suất của mắt, sẽ ko xảy ra hiện tượng khúc xạ.
    Trong chương trình phổ thông, em được dạy là chiết suất của mắt (chính xác là của thuỷ dịch) là 1,333...nghĩa là 4/3. Chiết suất của nước cũng bằng 4/3. Thể có nghĩa là nếu ta nhúng mắt vào nước thì ko thấy gì sao? (cứ giả sử là nước chưa vào mắt) Sao lại mâu thuẫn vậy? Sai lầm ở đâu?
    Được Rotor sửa chữa / chuyển vào 17:27 ngày 25/02/2006
  3. dcl202

    dcl202 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2005
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    0
    Thực ra chưa có ai tàng hình thật để kiểm chứng xem liệu họ có thấy gì hay không, khi mà chiết suất của toàn bộ các cơ quan trên cơ thể, bao gồm cả mắt, bằng chiết suất không khí.
    Tuy nhiên, ta vẫn có thể suy luận được như sau: khi chiết suất của thủy tinh thể và thủy tinh dịch trong mắt mà bằng chiết suất không khí, khi đó không có khúc xạ, tức là không có hội tụ. Như vậy, chắc chắn vẫn có thể nhận biết sáng tối nhưng không thấy rõ nét cái gì cả. Việc người ta nói rằng kẻ tàng hình không nhìn thấy gì còn liên quan đến võng mạc, khi nó cũng trong suốt và không cản ánh sáng, nó sẽ không tiếp nhận được ánh sáng, và như vậy là ngay cả sáng tối, nó cũng không cảm nhận được.
    Khi ta bơi dưới nước và mở mắt, do chiết suất nước và các thể thủy tinh trong mắt xấp xỉ bằng nhau (chứ không phải tuyệt đối bằng nhau) nên các tia sáng không hội tụ đúng tại đáy võng mạc, vì thế, ta thấy mọi vật đều mờ dù rằng nước có thể trong vắt. Khi này, nếu đeo thêm kính lúp (kính hội tụ) với tiêu cự thích hợp để bù lại, ta sẽ thấy rõ như thường. Đơn giản hơn, nếu bạn đeo kính lặn để ngăn không cho nước tiếp xúc trực tiếp với mắt thì vẫn có thể thấy rõ mọi vật dưới nước.
  4. Rotor

    Rotor Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/02/2006
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Thưa bác, có phải như thế có nghĩa là khi vào nước, người mắt cận nhìn rõ nhất, rồi đến người BT, rồi đến người mắt viễn thị? Bác làm ơn giải thích cụ thể hơn vấn đề này được ko? (3 người CT, BT, VT ấy)
    Mà người ta cũng chưa kiểm chứng đuiwcj bằng thực tế là mắt nhúng nước có nhìn được không, vì lúc đó nước chui tuột cả vào mắt rồi còn đâu!
  5. dcl202

    dcl202 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2005
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    0
    Việc kiểm chứng nhìn dưới nước thì những ai bơi lội đều đã từng thực hiện, bạn cũng có thể thực nghiệm bằng cách đơn giản là nhúng mặt vào chậu ngước rồi mở mắt để nhìn.
    Người cận thị, nếu không đeo kính, tiêu điểm ảnh hội tụ phía trước võng mạc, người viễn thị có tiêu điểm ảnh rơi sau võng mạc, còn người có thị lực bình thường có tiêu điểm ảnh rơi đúng vào võng mạc.
    Trong môi trường có chiết xuất cao như là nước, tiêu cự của mọi thấu kính hội tụ đều bị tăng lên. Vì chiết xuất của nước lớn gần bằng thủy tinh thể nên tiêu cự sẽ tăng rất nhiều. Với mắt người, tiêu điểm của mọi người đều rơi ra sau võng mạc khá xa, khiến hình ảnh bị nhòe như bị viễn thị rất nặng. Tất nhiên, một cách chính xác, có thể cho là người cận sẽ ít bị ảnh hưởng hơn tí chút và người viễn bị ảnh hưởng nhiều hơn một chút (không đáng kể).
  6. enigmatic

    enigmatic Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    223
    Đã được thích:
    0
    mình lại có một théc méc nhỏ rất cần mọi người giải đáp
    một vật nặng 30 kg thả từ độ cao 20 m (rơi tự do) hỏi lực tác dụng vào mằt đất là bao nhiêu?
    rất hay đó, các bạn cứ góp ý nha
  7. dcl202

    dcl202 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2005
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    0
    Câu hỏi này còn thiếu điều kiện, đó là: khi rơi xuống đất, nó tạo một vết lún sâu bao nhiêu? vật nặng có bị biến dạng không? hoặc bạn phải cho biết modul đàn hồi hay độ cứng của cả hai đối tượng này.
    Giả sử ta đo được khi rơi xuống đất, vật nặng tạo ra vết lún trên mặt đất sâu 100 mm, vật nặng không biến dạng và để cho đơn giản, ta giả thiết đây là chuyển động chậm dần, khi đó có thể tính lực tác động lên mặt đất như sau:
    Ta cần tính tốc độ vật rơi tự do tại thời điểm chạm mặt đất: v = gt
    Ở đây, v là vận tốc tức thời lúc chạm đất, g =9.8 m/s^2 là gia tốc trọng trường và t là thời gian rơi. Như vậy, ta cần xác định thời gian rơi t trước: t^2 = 2h/g, h là độ cao 20 m.
    Thay số ta có t = 2.02 giây và tính được v = 19.8 m/s
    Vì sau khi chạm mặt đất, vật nặng còn đi tiếp một đoạn h'' = 100 mm (0.1 m) rồi mới dừng và ta đã giả thiết đây là chuyển động chậm dần (thực ra nói chung không chậm dần, do khi bắt đầu chạm đất, vật nặng chỉ tiếp xúc điểm rồi diện tích tiếp xúc tăng dần đến khi vật ngừng lún thêm xuống đất, nhưng khi đó, bài toán sẽ rất phức tạp), nên có thể tính gia tốc hãm của đất là a = v^2/2h''.
    Thay số, ta có a = 1960.2 m/s^2
    Ta có công thức tính lực F = m.a, m là khối lượng vật nặng và a là gia tốc hãm của đất vừa tính.
    Thay số ta có F = 30x1960.2 = 58806 N
    Nếu tính ra kgf, ta có 6000.6 kgf
    Như vậy, vật 30 kg khi rơi từ độ cao 20 m này tác dụng lên đất tương đương như đặt rất nhẹ nhàng lên đất một vật nặng 6 tấn.
    Cũng qua bài toán này, ta thấy: nếu một bề mặt càng mềm, vật rơi sẽ càng lún sâu nhưng tác động lực lại càng nhỏ. Điều đó cũng cho thấy: bề mặt càng cứng sẽ càng dễ vỡ khi va chạm với vật cứng khác (bạn thử thả vật nặng cứng rơi xuống mặt kính mà xem!).
  8. enigmatic

    enigmatic Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    223
    Đã được thích:
    0
    đại gia vật lý hay thật! very cám ơn you đã giải giúp mình.
    à còn bạn bảo dữ kiện thêm vào à, mình cũng quên mất đó(không phải là dân lý mà).
    mặt đất phẳng và cứng (coi như không bi lún). vật không biến dạng.
    việc nó là thế này bạn à:
    mình tuy không phải là dân lý nhưng rất thích lý, hôm đó tự nhiên nghĩ ra bài như vậy, mình có cảm giác là nó rất dễ để giải ra vậy mà mình nghĩ mãi không sao làm được. hỏi mấy người học lý năm2, năm3 mà họ lại tính lăng nhăng một lúc rồi đưa cho mình kết quả là lực tác dụng xuống mặt đất là mg chứ , thế mới điên. nói mãi mà vẫn khẳng định như vậy, tức điên người.
    đến dân vật lý mà còn trả lời như vậy thì biết hỏi ai bây giờ chứ, vì thế mình mới lên đây hỏi và thật may đã gặp đúng ngưòi.
    nếu trong trường hợp mặt đất cứng thì you sẽ tính được là bao nhiêu.
  9. dcl202

    dcl202 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2005
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    0
    Bạn dùng cụm từ "Đại gia Vật lý" làm tôi thấy xấu hổ. Thực ra đây chỉ là bài toán vật lý sơ cấp thôi!
    Phần bài giải trên là tôi đã cố ý giản lược cho dễ thực hiện chứ thực tế không phải chỉ có như vậy. Quan trọng nhất trong tính toán lực ở đây là phải xác định được gia tốc của chuyển động chậm dần khi vật nặng tiếp đất, tức là chuyển động lún sâu vào lòng đất của vật nặng đến khi dừng hẳn. Nếu vật nặng có hình trụ và rơi dọc trục xuống đất, mới có thể tạm coi khi lún là chuyển động chậm dần (với giả thiết lực ma sát giữa mặt trụ của vật nặng và đất bằng không). Nếu vật có hình dạng khác và/hoặc rơi theo tư thế bất kỳ thì rất khó, thậm chí không thể, giải chính xác. Do vậy, kết quả 6 tấn của bài giải trên chỉ là lực tối thiểu nếu vật nặng 30 kg, rơi từ độ cao 20 m và gây lún 100 mm. Nếu bạn lại đưa ra giả thiết phi thực tế là mặt đất rất cứng và cả vật nặng lẫn mặt đất không hề lún thì ta cũng sẽ có ngay kết quả phi thực tế là lực tác dụng do va chạm sẽ lớn vô cùng.
    Thực tế, những vật được chế tạo để chịu va chạm không bao giờ được làm bằng những vật liệu quá cứng, bạn cứ để ý tìm hiểu mà xem!
     
  10. enigmatic

    enigmatic Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    223
    Đã được thích:
    0

    rất cám ơn bạn.ban ơi mình rất ít khen ai như vậy nhưng mà hôm nay thì mình rất phục you.
    vội quá,xin phép anh em trong diễn đàn hôm nay mình phải về sớm một chút.

Chia sẻ trang này