1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Câu đố Vật Lý phổ thông - nơi dành cho những câu hỏi riêng lẻ không theo một chủ đề nào cả ...

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi zazu, 14/06/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. moonlight12

    moonlight12 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2007
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn. Bàn luận về nam châm sôi nổi quá nhỉ. Tuy nhiên tôi có 1 thắc mắc nhỏ muốn được chỉ giáo. Ai làm ơn cho tôi biết nhưng chất trong suốt (cho ánh sáng đi qua) nhờ đặc điểm gì mà có khả năng này. Trả lời khoa học, hợp lý tôi vote cho 5 sao.
  2. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề này đã được đề cập qua trong diễn đàn, bạn kiểm tra lại các trang 3, 4.
    Tôi xin giải thích tính trong suốt về mặt mức năng lượng. Vấn đề này mấy bác làm về vật liệu là nắm rõ lắm đây, nếu có gì góp ý cho nhé.
    Ta biết rằng điện tử trong tất cả các dạng vật chất bao gồm cả tinh thể, vô định hình, lỏng hay khí đều tồn tại ở các mức năng lượng khác nhau, khi có kích thích bên ngoài như nhiệt, tia sáng, phóng xạ... thì chúng hấp thụ năng lượng và nhẩy lên mức cao hơn. Chênh lệch giữa các mức có thể thấp hoặc cao tuỳ thuộc vào bản chất của từng nguyên tố hợp phần, tính chất của phân tử, nhóm chức hay dạng tinh thể v.v.. Ánh sáng chính là các hạt photon có mang năng lượng và năng lượng này được tính theo công thức E=hc/lamda với lamda la bước sóng. Mắt người nhìn được các tia trong khoảng bước sóng 380nm - 700nm tương ứng với mức năng lượng 1,7 và 3,2 eV. Nếu điện tử trong khối vật chất có bước nhầy năng lượng trong khoảng trên hoặc thấp hơn thì nó sẽ hấp thụ photon, do vậy ánh sáng không đi qua được. Ngược lại các điện tử trong các khối vật chất có chênh mức năng lượng cao hơn thì ánh sáng không bị hấp thụ và vật liệu trong suốt.
    Ví dụ : thuỷ tinh thường có chênh mức vào khoảng 3eV, như vậy ánh sáng nhìn thấy qua đuợc, nhưng các tia UV với bước sóng khoảng 200-380 lại bị hấp thụ. Chính vi vậy các thiết bị liên quan tới kính UV đều phải làm bằng thuỷ tinh thạch anh. Kim cương có mức chênh năng lượng khá cao, cỡ 4-5 eV (không nhớ rõ) và đương nhiên là trong suốt . Cùng là có cấu tạo từ carbon, nhưng graphit lại có các mức trống cực hẹp ( do có các điện tử pi tự do trong cấu trúc) nên không trong suốt một chút nào.
    Chính vì sự hấp thụ ánh sáng có thể mạnh ở bước sóng này và yếu ở bước sóng khác nên vật chất có nhiều mầu sắc.
    Các kim loại vì có nhiều e tự do nên không trong suốt, mặc dù có cấu tạo tinh thể.
    Các muối vô cơ thường ở dạng tinh thể và có tính trong suốt vì tồn tại các liên kết ion rất mạnh làm cho e không có nhiều cơ hội để nhẩy lên mức cao.
    Một số khí , mặc dù không có liên kết giữa các phân tử nhưng vẫn thể hiện tính không trong suốt. Đó là do chênh lệch giữa các mức năng lượng của MO phân tử khí nằm trong khoảng 1,7-3,2 eV. NO2 và hơi brôm đều có mầu và không trong suốt.
    Các chất dẫn điện nhờ điện tử không bao giờ trong suốt.
    ...
  3. ngocquy10

    ngocquy10 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    0
    tôi có nhận thấy rằng khi một vật tự quay thì khi đến tốc độ đủ lớn thì trọng lượng của nó bị giảm đi, và tốc độ quay càng lớn thì trọng lượng càng giảm, ai có thể giải thích giùm không.
  4. moonlight12

    moonlight12 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2007
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bác haidelft rất nhiều, bác đã giải thích khá rõ ràng nhưng cho tôi hỏi thêm 1 chút. Chúng ta biết khi chiếu ánh sáng trắng vào 1 vật màu trắng có nghĩa vật đó phản xạ các ánh sáng trong vùng khả kiến, vậy còn gương phản xạ thì khác ở điểm nào.
  5. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Mạn phép trả lời là gương là phản xạ, còn vật màu trắng là tán xạ.
  6. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn đã động viên. Về câu hỏi thêm, tôi nghĩ là dangiaothong đã trả lời đúng.
    Nếu mọi thứ trên thế giới này mà không tán xạ ánh sáng mà chỉ phản xạ hoặc trong suốt thì chúng ta sẽ không nhìn được cái gì khác ngoài chính các nguồn sáng. Những thứ tán xạ toàn bộ phổ ánh sáng nhìn thấy thì ta thấy nó mầu trấng. Nếu chúng chỉ tán xạ các tia sáng có bước sóng nhất định thì ta thấy chúng có mầu. Có thể thử điều này rất dễ. Nếu ta mặc một cái áo trắng vào một phòng ánh sáng đỏ (phòng rửa ành), áo ta sẽ thành mầu đỏ. Nhưng nếu ta mặc một áo xanh đậm vào phòng đó thì áo ta sẽ chở thành mầu đen, vì nó không tán xạ các tia mầu đỏ.
  7. Mrboy1989

    Mrboy1989 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    bác có thể cho ví dụ cụ thể o, tui chưa từng nghe nói cái này
  8. trietgia2006

    trietgia2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Em muốn hỏi mấy câu trắc nghiệm:
    1) Tính đâm xuyên của tia phóng xạ có phụ thuộc vào bước sóng của nó không?
    2)Lý do để sử dụng dòng điện xoay chiều là:
    A) Dễ sản xuất hơn dòng điện một chiều
    B) Có khả năng tải đi xa được
    C)Hiệu điện thế dễ tăng giảm nhờ máy biến thế
    D) Có mọi tác dụng như dòng
    3)Máy phát điện xoay chiều một pha và máy phát điện một chiều có:
    A)Nguyên tắc hoạt động của 2 máy khác nhau
    B)Cách lấy điện ra ngoài khác nhau
    C)Suất điện động xuất hiện trong mỗi máy khác nhau
    D)Tất cả A) B) C)
  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
  10. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Tớ có một câu đố:
    Cu Tí nghịch ngợm nhưng ham hiểu biết. Sau khi vụ bóng đèn, nó bèn lấy quạt điện để bàn ra để đo R bằng Ôm kế. Cu cậu đo được 100 ôm. Thế là ngồi nhẩm tính ra công suất P bằng bình phương điện áp 220 vôn chia cho R đo ở nhiệt độ phòng được 484 W. Rút kinh nghiệm bài trước, cu cậu nghĩ nhiệt độ của quạt không thay đổi nhiều nên chắc mẩm mình đúng. Hỏi cu Tí tính đúng hay sai.

Chia sẻ trang này