1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Câu đố Vật Lý phổ thông - nơi dành cho những câu hỏi riêng lẻ không theo một chủ đề nào cả ...

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi zazu, 14/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MaiTrang84

    MaiTrang84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2007
    Bài viết:
    712
    Đã được thích:
    0
    MÌnh không nghĩ như vậy, không phải cầu vồng hình cung mà đa số các cầu vồng hình thành trong hình tròn. Mình đã đọc một chứng minh vật lý bên vatlyvietnam.org trong đó có nói các tia sáng mặt trời khúc xạ qua các giọt nước li ti trong khí quyển. tia khúc xạ màu đỏ hiện ra nếu góc nhìn của ta đạt khoảng 42 độ. Cầu vồng hiện ra trong khí quyển là một hình tròn, nhưng chúng ta chỉ nhìn được một phần nhỏ của nó thôi, các phi công khi bay trên cao đều thấy toàn bộ cầu vồng là một hình tròn trong không gian.
  2. ngochungarch

    ngochungarch Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2004
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    [/quote]
    MÌnh không nghĩ như vậy, không phải cầu vồng hình cung mà đa số các cầu vồng hình thành trong hình tròn. Mình đã đọc một chứng minh vật lý bên vatlyvietnam.org trong đó có nói các tia sáng mặt trời khúc xạ qua các giọt nước li ti trong khí quyển. tia khúc xạ màu đỏ hiện ra nếu góc nhìn của ta đạt khoảng 42 độ. Cầu vồng hiện ra trong khí quyển là một hình tròn, nhưng chúng ta chỉ nhìn được một phần nhỏ của nó thôi, các phi công khi bay trên cao đều thấy toàn bộ cầu vồng là một hình tròn trong không gian.
    [/quote]
    hi` tớ viết rồi mà..hình tròn chỉ có trên ly thuyết thôi môi trường không đồng nhất thì làm sao có được...cững như trường hợp cầu vồng có thể là đường thẳng nếu có 1 hiện tượng đặc biệt khi đó môi trường biến đổi đều và cho góc khúc xạ biến đổi đều thì sẽ có cầu vồng thẳng...hehe conthực tế mà có thì ...wait nhé.
  3. st3_7

    st3_7 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/02/2006
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Em học lớp 10,có bài toán thế này,e nghĩ là o khó với các a nhưng o hiểu sao e nghĩ mãi o ra hướng:
    Xe buýt chuyển động trên đường ngang,mưa rơi thẳng đứng với vận tốc o đổi.Biết rằng khi vận tốc bus v1=36 km/h thì số hạt mưa đập vào kính nghiêng phía trước trong 1s là n1=200,khi vận tốc bus v2=73km/h thì số hạt mưa rơi vào cửa kính nghiêng phía trước trong 1s là n2=300.Hỏi bao nhiêu hạt rơi vào cửa kính đó khi xe đứng yên ?
    Các anh giúp e nha.Cám ơn các a nhiều!
  4. toanchoixo

    toanchoixo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2008
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Các bác Vật lý cho hỏi tí.
    Chẳng là cái đề thi TN và đáp án Vật lý phổ thông năm nay em thấy có gì không ổn.
    Trích từ nguồn này: http://vietnamnet.vn/giaoduc/2008/06/786599/
    Chiều 4/6, Phó Cục trưởng Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) Trần Văn Nghĩa cho biết, sau khi kiểm tra đối chiếu Bộ GD-ĐT kết luận đáp án đúng môn Vật lí được điều chỉnh từ "biên độ" sang "tần số".
    Trước đó, dư luận phản ánh trong đáp án môn Vật lí của Bộ GD-ĐT công bố không đúng với nội dung câu 29, mã đề 128:
    Một sóng âm truyền trong không khí, trong số các đại lượng: biên độ sóng, tần số sóng, vận tốc truyền sóng và bước sóng, đại lượng không phụ thuộc vào các đại lượng còn lại là:
    Phương án A: vận tốc truyền sóng; B: biên độ sóng; C: tần số sóng; D: bước sóng
    Đáp án của Bộ GD-ĐT: Phương án B. Nhưng ý kiến khác lại là Phương án C.
    Sau khi kiểm tra đối chiếu đề thi và đáp án, Bộ GD-ĐT thừa nhận phương án đúng là C (Tần số), ông Nghĩa thừa nhận.
    Nhờ các bác soi giúp xem cả cách ra đề, cả đáp án xem có cái gì không ổn không ạ.
  5. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Trong 4 đại lượng kể trên, tìm ra đại lượng không phụ thuộc vào các đại lượng còn lại có nghĩa là đại lượng đó phải độc lập hoàn toàn.
    Trong 4 đại lượng là A: vận tốc, B: biên độ, C : tần số và D: bước sóng thì có thể thấy ngay 3 đại lượng A, C và D liên hệ với nhau qua công thức:
    Tần số = Vận tốc/bước sóng
    Như vậy chỉ có đại lượng B: biên độ là độc lập với 3 đại lượng kia. Đáp án là B mới đúng.
  6. toanchoixo

    toanchoixo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2008
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác đã trả lời. OK em đồng ý như vậy đã có ý kiến khác, nhưng vẫn còn vấn đề.
    Nhưng một số bô lão đầu to mắt cận trán hói giải thích thế này mới chết:
    http://dantri.com.vn/giaoduc-khuyenhoc/Ban-ra-de-thua-nhan-dap-an-mon-Vat-ly-co-sai-sot/2008/6/235478.vip
    Trích: Theo cách giải thích của thầy giáo Nguyễn Cảnh Hoè và Phạm Huy Thông, giảng viên Vật lý ĐH Khoa học Tự nhiên-ĐH Quốc gia đăng tải trên một số báo thì sự truyền sóng là sự truyền dao động cưỡng bức nên tần số sóng là tần số lực cưỡng bức (bằng tần số của nguồn). Nên tần số bất biến khi truyền sóng. Có công thức liên hệ giữa vận tốc, tần số và bước sóng là Vận tốc =tần số*bước sóng (sửa), công thức này cho ta liên hệ giữa bước sóng và vận tốc còn tần số với tư cách là một hằng số.
    Biên độ sóng là biên độ dao động cưỡng bức, nó phụ thuộc vào tương quan tần số sóng (tần số cưỡng bức) và tần số riêng của các chất điểm của môi trường. Vậy biên độ A có phụ thuộc vào tần số.
    Trao đổi với Dân trí, chiều 4/6, ông Trần Văn Nghĩa, Phó cục trưởng Cục khảo thí và kiểm định chất lượng thuộc Bộ GD-ĐT cho biết: ?oBan ra đề thi môn Vật Lý đã chính thức thừa nhận nhầm lẫn khi đưa ra đáp án. Kết quả đúng của câu hỏi trên là đáp án C?.

    Đầu tiên thấy ông Bộ GD-ĐT hình như chẳng có lập trường, 3 phải quá, có khi bỏ nghề đi dạy, làm lãnh đạo lâu rồi nên quên chăng.
    Bình luận ý kiến trên em không rõ thầy giáo Nguyễn Cảnh Hoè và Phạm Huy Thông có trình ra được cái hàm F(biên độ, tần số) trong môi trường đồng nhất không tính đến nguồn âm không, hay một cách định tính cũng được.
    Nhắc lại đề đã ra có câu: Một sóng âm truyền trong không khí, như vậy là không nói về nguồn dao động, mà nói về tính chất một sóng âm đang truyền trong không khí với các đại lượng của chính nó A: vận tốc truyền sóng; B: biên độ sóng; C: tần số sóng; D: bước sóng
    Có bác nào có SGK Vật lý thử xem hộ xem có dạy dao dộng cộng hưởng với cưỡng bức không. Như sau này ở bậc đại học, cưỡng bức, cộng hưởng được tính cho các kết cấu chứ không tính cho môi trường truyền sóng.
    Vậy nên không có cưỡng bức, cộng hưởng gì sất ở đây. Hai ông này đặt vấn đề sai hoàn toàn. Cưỡng bức, cộng hưởng có lẽ không nằm trong chương trình phổ thông. Hay nói một cách khác về một hàm truyền tổng quát N(A, B, C, D) của không khí.
    Như vậy theo em đáp án là A và B:

    A: vận tốc truyền sóng là độc lập, nói ngoài lề: nó phụ thuộc vào bản chất môi trường truyền sóng, nước khác không khí...
    B: biên độ sóng là độc lập.
    C, D có liên hệ C=V/D.
    Được toanchoixo sửa chữa / chuyển vào 18:08 ngày 05/06/2008
  7. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Theo tôi, các thầy ra đề chủ yếu muốn dựa vào công thức f = v/lamda, có nghĩa là biên độ là đại luợng độc lập. Vì đây chỉ là 1 bài thi trông khuôn khổ chương trình phổ thông.
    Nếu giải thích cộng hưởng thì e rằng đề phải thuộc chương trình sâu. Hơn nữa, đây là sóng âm, có tần số khoảng 20Hz - 20kHz, khả năng tần số cưỡng bức riêng của các phần tử khí nằm ngoài khoảng này nhiều (lớn hơn 20kHz).
    Hơn nữa đề này ra không chặt. Theo chương trình phổ thông, mọi người đều biết răng tốc độ âm thanh trong môi trường không khí là 340 m/s và không phụ thuộc vào tần số cũng như biên độ của sóng âm. Nó chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩmvà thành phần của môi trưòng k khí. Như vậy đáp án là tốc độ cũng là hợp lý.
  8. toanchoixo

    toanchoixo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2008
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Bác nói chí phải. Theo em cái câu đại lượng không phụ thuộc vào các đại lượng còn lại, làm cho đề ra không chặt chẽ. nếu chỉ nhìn vào công thức f = v/lamda thì rõ ràng 3 đại lượng này có vẻ "phụ thuộc" vào nhau một cách tường minh. Không phụ thuộc trong trường hợp này không trùng với độc lập, chỉ khi học sâu hơn mới biết vận tốc âm phụ thuộc vào môi trường truyền sóng chứ không hề phụ thuộc biên độ tần số gì cả.
    Không hiểu sao nhân tài vật lý đất Việt trên báo chí, trường đại học đi đâu cả mà chẳng ai có ý kiến gì.
    Thanks bác. Vote cho bác một phát.
  9. tungptk

    tungptk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2008
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    cha cac ban
  10. tungcmb2008

    tungcmb2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2008
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    chao cac ban

Chia sẻ trang này