1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Câu đố Vật Lý phổ thông - nơi dành cho những câu hỏi riêng lẻ không theo một chủ đề nào cả ...

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi zazu, 14/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Một đại lượng liên hệ với một đại lượng khác qua một công thức, không có nghĩa là nó phụ thuộc vào đại lượng kia. Phụ thuộc ở đây có thể hiểu là sự ảnh hưởng mang tính chất nhân quả về vật lý, hay chỉ đơn thuần theo công thức toán học?
  2. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Theo quan điểm của tôi, các đại luợng vật lý khi có liên hệ với nhau thì sự liên hệ đó được biểu diễn thông qua các công thức toán học. Bản thân các công thức toán đó có mang ý nghĩa vật lý rồi ( bởi vì dựa vào tính chất hay ý nghĩa đó mà người ta mới lập ra các công thức toán) . Tôi không nghĩ có thể tồn tại các công thức vật lý mà chỉ đơn thuần mang tính toán học.
  3. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Ví dụ như là R = U/I không có nghĩa là R phụ thuộc vào U hoặc I
  4. SSX

    SSX Guest

    Đề ra sai toẹt. Đã thế vội vàng sửa lại càng sai.

    Một sóng âm truyền trong không khí, trong số các đại lượng: biên độ sóng, tần số sóng, vận tốc truyền sóng và bước sóng, đại lượng không phụ thuộc vào các đại lượng còn lại là:
    Đáng lẽ phải ra đề là
    Một sóng âm truyền trong không khí, trong số các đại lượng: biên độ sóng, tần số sóng, vận tốc truyền sóng và bước sóng, đại lượng nào không quan hệ (liên hệ) với đại lượng khác.
    Trình độ học sinh phổ thông thì dao dộng với cộng hưởng cái nỗi gì. Chán cho Bộ GĐĐT.
  5. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Trong phản ứng điện hóa, R của lớp kép phụ thuộc vào I đấy ạ.
    Tin mới nhất, Bộ GD&DT vẫn chấp nhận đáp án:
    http://www6.thanhnien.com.vn/Giaoduc/2008/6/8/244103.tno
  6. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    @ Thohry: Cậu không hiểu hay đang cố tình hiểu máy móc những điều tôi đang nói?
  7. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Nói chuyện điện hóa sợ ít người biết, ta nói chuyện sợi dây tóc bóng đèn nhớ.
    Khi ở nhiệt độ thường, nó có điện trở là R1, khi có dòng điện chạy qua, nó nóng lên và điện trở là R2. Đương nhiên là R1<R2. Vậy R phụ thuộc vào dòng điện đúng hay không?
    Khi đó ta phải xác định R2 thông qua công thức R =U/I đúng không?
  8. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Chà chà, Đó không phải là phụ thuộc vào cường độ dòng điện mà phụ thuộc vào nhiệt độ, bạn thân mến ạ!
    Bạn là con của bố mẹ bạn không có nghĩa là bố mẹ bạn sinh ra phụ thuộc vào bạn. Học mà không hiểu bản chất thì cố nhồi nhét nhiều vào cũng chỉ thành quyển sách khô khan thôi.
    Bái phục
  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Vì nhiệt độ lại phụ thuộc vào chính dòng điện nên có thể nói gián tiếp là R phụ thuộc vào dòng điện. Nếu phải tính R của một dây tóc bóng đèn ở điều kiện làm việc, không có cách nào khác là phải dùng công thức R=U/I
    Nói chuyện bố mẹ và con cái, có thể nói là nếu bố mẹ sinh ra một người con ko ra gì (trộm cướp, lừa đào), họ cũng bị ảnh hưởng cả đời, cho tới lúc già. Ngược lại, nếu người con tử tế học hành đến nới đến chốn, bố mẹ cũng tự hào và gia đình cũng tốt hơn nhiều.
  10. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Ôi trời, thế khi tôi đốt nóng sợi dây trước rồi mới cho dòng điện chạy qua thì thế nào nhỉ? (À quên, với người máy móc thì phải nêu rõ là đốt bằng củi, quẹt bằng diêm chứ không phải bằng điện nhé!) Lúc này nhiệt độ của dây phụ thuộc vào dòng điện chắc?
    Về mặt bản chất, điện trở của kim loại là do sự cản trở các electron chuyển động của các ion kim loại ở nút mạng tinh thể. Công thức thể hiện những đại lượng quyết định đến điện trở kim loại là dR = (p/S).dL, trong đó p là điện trở suất, nó phụ thuộc vào đặc tính của kim loại cũng như điều kiện môi trường (nhiệt độ), dL là chiều dài dây dẫn, S là tiết diện dây dẫn. Đến cái cỏn con cũng lơ mơ thì rõ là nói mấy cái to lớn không ai dám hiểu đâu (vì sợ hiểu nhầm).
    Còn chuyện tự hào hay xấu hổ tôi không dám bàn, một ông tướng cướp có thể tự hào nếu con mình làm tướng cướp giỏi chứ không đau lòng như một người lương thiện. Có điều chắc chắn rằng có đau hay không thì con ông ta cũng không ảnh hưởng gì đến việc ông ta có sinh ra hay không.

Chia sẻ trang này