1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Câu đố Vật Lý phổ thông - nơi dành cho những câu hỏi riêng lẻ không theo một chủ đề nào cả ...

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi zazu, 14/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Không đơn thuần là cơ học bạn à! Khí động học cơ mà!
    Ví như bạn làm vô số cánh quạt thì sao? Khí sẽ thoát đi đâu?
    Ý mình nói là luồng gió thổi vào 1 cánh sẽ ảnh hưởng tới cánh lân cận theo chiều hướng xấu.
    Hơn nữa, nếu càng nhiều cánh thì momen quán tính của roto sẽ lớn, như vậy tuabin sẽ không hoạt động được khi có gió nhẹ, mà trời thì ... không phải lúc nào cũng bão.
  2. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Theo tôi có mấy nguyên nhân dẫn tơi số cánh quạt của tua bin gió chỉ có 3 (là chủ yếu), trong khi các máy xay, máy bơm nước có thể có 4, 8, thậm chí nhiều hơn .
    1- Khối lượng=> giá thành : loại máy xay, hoặc máy bơm (ở nông thôn châu Âu), thường nhỏ, cỡ D = 2m - 6 mét, do vậy thêm 1 cánh cũng ko nặng hơn bao nhiêu, bản thân làm thêm một cái cánh cũng ko nặng và giá thành ko cao. Với những tua bin gió, công suất 1-3MW, đường kính có thể tới 50-60m, làm thêm cánh là thêm chi phí và hơn nữa, khối lượng gia tăng làm cho tháp cùng bệ đỡ phải to hơn, khoẻ hơn => tốn kém hơn .Một tài liệu cho biết, cùng đường kính, loại 1 cánh có hiệu suất kém nhât, 2 cánh tăng được 6%, 3 cánh tăng thêm được 3%, cứ thế 4, 5 cánh độ tăng hiệu suất càng ít đi, do vậy yếu tố kinh tế đóng vai trò quyết định.
    2- Tốc độ quay : Một chong chóng càng nhiều cánh thì mô men càng lớn, nhưng tốc đô quay cành nhỏ, bỏi vậy những thiết bị như máy xay, máy bơm thì cần mô men lớn, và tốc đọ nhỏ, do chúng cần lực cơ học trực tiép, khoẻ.. Ngược lại, những máy phát điện cần tốc độ quay cho rotor lớn hơn (do đó bộ hộp sẽ có tỷ số truyền ko cần quá lớn, đỡ phức tạp).
    3-Vì cac lý do trên, các tua bin gió phát điện thường có rất ít cánh: chủ yếu là có 3 cánh, nhưng cũng có loại 2 cánh và 1 cánh (1 cánh cực ít, chỉ thấy trong ảnh, 2 cánh tôi đã từng thây, loại khá lớn). Loại 1 cánh phải có đối trọng, tuy nhiên vẫn bị rung. Loại 2 cánh ổn định hơn, nhưng vẫn bị rung hơn loại 3 cánh do có hiệu ứng che khi 1 cánh ở vị trí trùng với thân tháp.
    4- Cảnh quan, mỹ thuật công nghiệp: nếu nhìn cả một cánh đồng tua bin, nhiều người công nhận tua bin 3 cánh đẹp hơn 2 hoặc 1 cánh.
    5..?
  3. adccom

    adccom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2008
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Tình hình là thằng cháu nhờ giải giúp bài tạp vật lý.
    Mà chịu không giải đuọc, nhờ anh em giải giúp mình
    vote 5* hau tạ
    xin cảm ơn
    hình vẻ và câu hỏi đây ạh
    http://upvn.info/upload/I11/1223350238.jpg
  4. VasilyTran

    VasilyTran Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2008
    Bài viết:
    900
    Đã được thích:
    167
    Tại sao khi tính vận tốc giật lùi của khẩu pháo khi bắn ra một viên đạn, ngưòi ta lại dùng định luật bào toàn động lượng
    mà không phài là bảo toàn cơ năng ( trong trường hợp này là động năng)
    Được VasilyTran sửa chữa / chuyển vào 16:44 ngày 27/11/2008
  5. congchi1

    congchi1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/12/2006
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    1- Bài toán chỉ cho biết khối lượng viên đạn/khẩu súng, vận tốc viên đạn, nên chỉ đủ thông tin để tìm vận tốc khẩu súng theo định luật bảo toàn động lượng.
    2- Bài toán này không bảo toàn động năng vì có năng lượng gia tăng do thuốc súng (gia tăng bao nhiêu thì không biết vì còn phụ thuộc hiệu suất, nhiệt dòng khí mang theo...).
    3- Nếu biết tất tần tật các thông số yêu cầu thì giải theo cái gì cũng được, nhưng tui vẫn thích dùng bảo toàn động lượng hơn.
  6. VasilyTran

    VasilyTran Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2008
    Bài viết:
    900
    Đã được thích:
    167
    Hừm
    Ý tôi là như thế này
    Một khẩu súng nặng 1kg bắn ra 1 viên đạn nặng 1g với vận tốc
    1000m/s( coi hệ này chỉ có đạn, súng )
    Nếu áp dụng định luật bảo toàn động lượng thì khẩu súng bị giật lùi với vận tốc 1m/s
    Còn nếu dùng như kiểu bào toàn động năng thì viên đạn sẽ bị lùi với vận tốc cỡ 33.33m/s
  7. congchi1

    congchi1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/12/2006
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    Ặc, bác khai hóa cho tui bằng cách nào bác dùng định luật bảo toàn động năng để tính ra được con số 33.33m/s cái.
  8. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Trước khi áp dụng các định luật phải nắm rõ các điều kiện áp dụng, tuyệt đối không được manh động làm bừa!
  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Ý bạn là áp dụng công thức :
    m1v1^2 = m2v2^2 (1)
    nếu áp dụng công thưc trên thì kết quả ra là 31,62 m/s
    Nhưng công thức trên đâu có dùng được? Năng lượng do khối thuốc sinh ra , trừ phần mất mát do các lý do khác nhau., còn lại được truyền cho cả viên đạn và khẩu súng. Vấn đề là ở chỗ phần truyền cho 2 bên không bằng nhau, do vậy bạn không thể áp dụng công thức (1) được.
    Còn công thức bảo toàn động lượng thì luôn đúng, bởi vì nếu ta coi hệ súng+đạn là 1 hệ cô lập thì trước bắn và sau bắn, tổng động lượng phải luôn bằng constant. Trưóc bắn, động lượngbằng 0 thì sau bắn cũng phải bằng 0 và do đó ta có phương trình:
    m1v1=m2v2.
  10. VasilyTran

    VasilyTran Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2008
    Bài viết:
    900
    Đã được thích:
    167
    Nhưng nếu tính toán việc một phi hành gia (nặng 60kg) đang đi bộ ngoài không gian và ném một vật nặng 6 kg với vận tốc 10m/s thì phi hành gia sẽ bị lùi lại với v=1m/s theo định luật bảo toàn động lượng ( cái này thì đúng ).
    Nhưng nếu áp dụng kiểu ( cái kiểu thôi ) định luật bảo toàn động năng ( cái này không biết có không ) thì phi hành gia bị giật lùi với v=3.162m/s (năng lượng truyền cho 2 vật là bằng nhau đã loại trừ khả năng bác Thorhy nói) thì lại sai?


    Xin lỗi lần trước tính sai 31.62m/s theo lời bác Thorhy chứ ko phải là 33.33/ms
    Được VasilyTran sửa chữa / chuyển vào 16:29 ngày 10/12/2008

Chia sẻ trang này