1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Câu hỏi giời ơi đất hỡi

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi noandyes, 19/12/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. noandyes

    noandyes Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2005
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    Câu hỏi giời ơi đất hỡi

    Các bác kỹ sư cho tôi hỏi cái , hôm qua mới bị con cháu gái nó hỏi :
    1-Chú ơi tại sao quả chuối mà bỏ vào tủ lạnh thì nó bị thâm đen ?
    Chưa trả lời được thì bị thằng cháu trai hỏi
    2- Tại sao cháu sờ vào bố cháu ( bố nó làm thợ sửa tivi và đang sửa ) thì nó bị điện giật mà bố nó thì tỉnh bơ ?
    3- Một tấn sắt và một tấn gỗ bỏ lên cân thì nó lệch về phiá nào ?
    4- Một người 70 kg mà lên cung trăng thì còn mấy kilô ?

    Toàn là những câu giời ơi đất hỡi nhờ các bác giải hộ để tôi còn giả nhời cháu nó .
    Cảm ơn các bác .
  2. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Câu 1: Chịu , chắc kỹ sư thực phẩm sẽ trả lời cho bạn .
    Câu 2: Bố cậu ấy chạm mát trên chassi TV nhưng ngồi ghế và chân cách điện nên không hề biết mình đang chạm mát , cậu con trai đi chân đất chạm vào tay ông ấy thì sẽ bị điện giật truyền từ tay bố cậu vào tay cậu ấy qua thân thể xuống đất : đây là dòng nguy hiểm vì đi qua tim nên cảm giác giật rất rõ rệt . Lúc đó tay bố cậu bé cũng bị cảm giác giật nhẹ không đáng kể vì dòng không đi qua tim ông ấy . mà chỉ đi từ chassi qua tay ông rồi qua thẳng tay cậu bé từ vị trí chạm của cậu bé , vào thân thể cậu bé và xuống đất .
    Hơn nữa da ngươì lớn dày hơn và điện trở lớn hơn da ngươì trẻ . Dòng điện xuất hiện chiếm tỉ lệ lớn bề mặt da tay ngươì bố ( hiệu ứng bề mặt )
    Câu 3 : Tùy , lúc nghiêng bên này , lúc nghiêng bên kia .
    Câu 4 : Khối lượng ( mass) đặc trưng cho quán tính nên không đổi ( trong phạm vi cơ học cổ điển ) do đó lên cung trăng hay lên hành tinh nào thì cũng vẫn có mass= 70 kgs
    Tuy nhiên trọng lượng ( weight ) sẽ thay đổi do trọng lực ( gravity ) thay đổi vì lực hấp dẫn trên mặt trăng yếu hơn trái đất 6 lần .
    Do đó anh ta có trọng lượng ( trọng lượng biểu kiến ) 700 N trên trái đất thì lên mặt trăng còn 700/6 =116,66 N
    ( Chú ý là trên mặt trăng gia tốc rơi tự do cũng giảm 6 lần so vơí trái đất g (t ) = 10/6 = 1,66m/s2 nên từ P(t) = mg(t) suy ra khối lượng trên mặt trăng vẫn là m = P(t)/g(t) = 116,66/1,6 = 70 kgs )
    Được le viet ha sửa chữa / chuyển vào 20:29 ngày 20/12/2005
  3. thuyenxaxu

    thuyenxaxu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    4.201
    Đã được thích:
    1
    Cháu gái của bạn là ... trên hay là .. khoảng 8t ?
    a) Khoảng 8t hay 9t thì bạn có thể trả lời như sau :

    Có thấy con nguoi sống, già rồi da nhăn nheo chết đi không ? Trái chuối cũng vậy . Cũng giống như nguoi, tuy hái xuống từ cây chuối, nếu chua bóc vỏ ra là nó vẫn còn sống nhờ cái vỏ đó . Để bên ngoài thì nó chín từ từ, rồi thì da đen thui ruột mềm xem như là qua tuổi thành niên để đi chết vậy ! Nếu cho vô tủ lạnh, lạnh quá, nó cũng sẽ chết vì lạnh mà thôi ! Có điều hơi khác là, nếu chết vì già, trái chuối ruột bị mềm xèo . Còn chết vì lạnh thì ruột vẫn còn tốt lâu hơn 1 tí dù da bị đen . Ấy là, lạnh làm cái chết đi từ bên ngoài vào và nếu không lạnh, chết từ từ thì cái chết cho trái chuối đi từ bên trong ra .
    b) Trên 18t thì giải thích như sau :
    Các món trái cây nếu bị đen đi, nguoi ta thuong nghĩ ngay đến quá trình oxy hóa . Thí dụ như trái táo cắt ra và để ngoài không khí vậy .
    Riêng trái chuối, vỏ đen vì không phải bị oxyhóa mà vì hoá chất cấu tạo nên vỏ chuối bị tan rã (chemicals break down) và đi đến hiện tuong da bị chết mà thôi (aging process) . Nếu ta để trái chuối bên ngoài, nơi thoáng mát, trai chuối sẽ bị chết đi từ từ (age slowly). Đây là lý do mà các siêu thị bên Mỹ này bao giờ cũng để chuối riêng ra trên cái food stall nơi thoáng mát , không nóng cung không lạnh . Để làm chậm aging process của trái chuối mà thôi .
    Nguoi ta nghiên cứu quá trình aging (già đi) của trái chuối thì thấy vỏ trái chuối đóng 1 vai trò rất quan trọng . Nó giúp cho các hoá chất (chemicals) đuoc giao lưu giữa ruột chuối với không gian bên ngoài (moving chemicals back & forth) . Giống như trái chuối thở qua vỏ vậy !
    Khi ta để trái chuối trong tủ lạnh, ở nhiệt độ từ 3 độ C đến 10 độ C, các hoá chất cấu tạo nên vỏ trái chuối bị tan rã nhanh hơn . Nhiệt độ là chất xúc tác . Ngoai nhiệt độ, một số yếu tố khac cũng là chất xúc tác quan trọng (nhang khói, ánh sáng) , nhưng không xúc tác mạnh nhất là nhiệt độ 3 đến 10 độ C .
    Khi hóa chất tan rã, vỏ trái chuối bị chết . Bị đen thâm đi . Vì vỏ trái chuối chết, chúng ngăn chặn hóa chất giao lưu với bên ngoài, ruột vẫn tốt . Nhưng chỉ tốt một thời gian thôi thì bacteria từ vỏ trái chuối chết sẽ làm ruột bị hư (rotten).
    Bạn có biết, nếu bạn để trái chuối thẳng vô trong freezer cho đông đá . Vỏ trái chuối sẽ không bị t hâm đen đi . Nhưng nếu bạn lấy chúng ra và thaw (làm tan đá) trái chuối đông lạnh đó . Vỏ sẽ từ màu vàng tuoi biến thành đen trong tích tắc . Đó là vì khi bạn đông lạnh trái chuối, bạn đông lạnh luôn các hoá chất cấu tạo vỏ chuối . Khi bạn thaw trái chuối đông lạnh đó thì các hoá chất bị tan rã ngay (chemicals broke down immediately when thawing the frozen bannana).
    Hy vọng giúp bạn rõ hơn để có thể trả lời cho cháu gái bạn !
    (đính chính truoc, Thuyền hông phải là kỹ sư thực phẩm, có đọc các bài viết về nấu ăn thôi)
    Được thuyenxaxu sửa chữa / chuyển vào 00:19 ngày 21/12/2005
  4. Toni_Guy

    Toni_Guy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2003
    Bài viết:
    1.647
    Đã được thích:
    0
    Giống kiểu, 500gr với nửa ký cái nào nặng hơn quá
  5. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Cũng không hẳn bạn Tony ạ , để trả lời câu này một cách rõ ràng và đơn giản lẫn dễ hiểu thì lại là một công việc viết lách hơi phức tạp đấy .
  6. Toni_Guy

    Toni_Guy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2003
    Bài viết:
    1.647
    Đã được thích:
    0
    thế phức tạp chỗ nào, bác chỉ em sơ sơ với, ko cần chi tiết hoá đâu. Em đang muốn phổ cập thêm kiến thức Em thấy em còn bị lack of... nhiều thứ quá! Thế ko ai giải được câu này à
  7. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Một tấn sắt và một tấn gỗ khối nào nặng hơn ?
    Câu hỏi tưởng chừng khá vô lý và ngớ ngẩn nhưng thực ra ẩn chứa nhiều điều bổ ích cần bàn .
    Trước hết là chữ " nặng " và " một tấn ". Nếu phân tích đến mức rạch ròi kiểu bác học thì chữ " nặng " đặc trưng cho cái gì ? Chả là cái gì hết vì mơ hồ chưa vào một trạng thái cụ thể !
    Câu hỏi hiểu ngầm đây là sự so sánh trên bề mặt trái đất nên theo thói quen " xấu " chữ nặng hay bị coi là so sánh khối lượng trong khi thực ra là so sánh trọng lượng ( là một tên gọi trong trường hợp rất đặc biệt của trọng lực và là khái niệm khác hoàn toàn với khối lượng ) .
    Khối lượng ( mass) m mang ý nghĩa mật độ vật chất và là đại lượng vô hướng đặc trưng cho quán tính của vật thể ( định luật 2 Newton F=ma hay F/m = a ) , còn trọng lực ( gravity ) P là đại lượng vector có bởi lực hấp dẫn của hành tinh tác động vật thể P=G Mm/r^2 , nhưng theo định luật 2 Newton thì P= mg . Vậy g = GM/r^2 ( M khối lượng trái đất , m khối lượng vật , G hằng số hấp dẫn , r khoảng cách giữa chúng ) . Với biểu thức trên ta thấy g không phụ thuộc vào khối lượng của vật , do đó nếu Galile lên tháp Pisa mà thả đồng thời hai bi sắt một viên khối lượng 10kg một viên khối lượng 1kg thì chúng sẽ đáp xuống mặt đất cùng lúc ( không hề có chuyện viên 10 kg do nặng hơn sẽ đáp mặt đất trước , bạn có thể kiểm chứng dễ dàng điều này )
    Nếu xét một vật thể độc lập trong vũ trụ ở tương đối xa , đủ để không bị ràng buộc lực hấp dẫn của bất cứ hành tinh nào khác thì g = 0 m/s2 lúc này nói vật thể " nặng " hay " nhẹ " là vô nghĩa , vì vật đó đã mất trọng lực ( kéo theo mất trọng lượng ( weight ) , chú ý hai khái niệm trọng lực và trọng lượng khác xa nhau ) và chỉ tồn tại khối lượng mà thôi ( ở đây không xét đến rất nhiều các trường lực vũ trụ bí ẩn khác ) .Lúc này vật thể độc lập sẽ có P= 0 N ( vì g = 0 m/s2 ) nhưng khối lượng m đo bằng kg vẫn tồn tại , từ F/m=a ta thấy m càng lớn càng khó thay đổi vận tốc ( tức quán tính vật lớn , gia tốc nhỏ , nôm na là vật có " sức ỳ " lớn ) . Theo Lê Việt Hà thì hiện nay người biên soạn sách giáo khoa Vật Lý ở Việt Nam đã viết chương khối lượng , trọng lượng và trọng lực rất lủng củng khiến đa số học sinh VN ở phổ thông chưa phân biệt được điều này . Thậm chí cả giáo trình vật lý đại cương ở Đại Học cũng vậy . Thường là học sinh , sinh viên không tài nào phân biệt nổi trọng lượng và trọng lực , thường nhầm lẫn rất nghiêm trọng hai khái niệm này .
    Bây giờ trở về bài toán , xét hai vật thể trên trái đất
    Trường hợp 1 :
    Giả sử hai khối sắt và gỗ có trọng lượng là 10.000N đo trong môi trường không khí , nếu ta đưa cả hai khối này vào chân không và đặt chúng lên cân sẽ thấy cân lệch về phía...nào ?
    Nếu đo riêng khối sắt cũng như khối gỗ ( trong chân không ) sẽ thấy trọng lượng của nó sẽ lớn hơn cái giá trị đã đo 10.000 N trong môi trường không khí một chút ít , sở dĩ vì vậy là do lực Archimède tạo bởi thể tích mà khối sắt và khối gỗ chiếm chỗ trong không khí đã ?o nâng ? hai khối này . Bây giờ vào môi trường chân không lực Archimède không còn tồn tại để ?o nâng ? nữa , do đó trọng lượng của khối sắt và khối gỗ trong chân không sẽ lớn hơn giá trị đo 10.000 N ở không khí .
    T(s) : Trọng lượng khối sắt trong chân không
    T(g) : Trọng lượng khối gỗ trong chân không
    R : trọng lượng riêng không khí
    V(s) , V(g) :Thể tích khối sắt và khối gỗ
    T(s) = 10.000 + R . V(s) >10.000 N
    T(g) = 10.000 + R . V(g) >10.000 N
    Vì V(s) < V(g) nên T(g) > T (s) >10.000 N
    Như vậy trường hợp này cân lệch về phía ...gỗ !
    Trường hợp 2 :
    Bây giờ giả sử hai vật thể gỗ , sắt khác có trọng lượng đo ở chân không là 10.000N . Nếu ta đem hai vật thể này ra không khí và đặt lên bàn cân thì cân sẽ đứng thăng bằng hay bị lệch ?
    Ta thấy cả hai khối sắt và gỗ cùng chịu lực đẩy Archimède nhưng bên sắt chịu lực Archimède nhỏ hơn vì thể tích chiếm chỗ ít hơn ( do trọng lượng riêng lớn hơn gỗ ).
    T(s2) : Trọng lượng khối sắt trong không khí
    T(g2) : Trọng lượng khối gỗ trong không khí
    R : trọng lượng riêng không khí
    V(s2) , V(g2) :Thể tích khối sắt và khối gỗ
    T(s2) = 10.000 - R . V(s2) <10.000 N
    T(g2) = 10.000 - R . V(g2) <10.000 N
    V ì V(s2) < V(g2) nên 10.000N > T(s2) > T(g2)
    Như vậy trường hợp này sẽ thấy cân bị lệch về phía ...sắt !
    Điều cần chú ý trong bài toán so sánh này : hai khối sắt và hai khối gỗ ở hai trường hợp 1 và 2 là hoàn toàn khác nhau , đừng tưởng chúng có trọng lượng 10.000 N mà nghĩ chúng là một , vấn đề quan trọng nhất là xác định cái giá trị đo 10.000 N ấy được đo ở môi trường nào ( không khí hay chân không ) , chính vì thế mà T(s) khác T(s2) , T(g) khác T(g2) . Không thể dùng chung một ký hiệu T(s) , T(g) cho hai trường hợp được .
    Tóm lại nếu hỏi một tấn sắt và một tấn gỗ ( đo ở chân không bất cứ hành tinh nào ) , khối nào nặng hơn thì ta có thể trả lời ngay : bằng nhau vì khối lượng đặc trưng cho quán tính là không đổi .
    Còn nếu hỏi với trọng lượng 10.000 N ( đo trên trái đất ) thì khối nào có trọng lượng lớn hơn ? Điều này thì còn tùy .
    Nếu đo ở chân không : trọng lượng là bằng nhau và bằng 10.000 N
    Nếu đo ở không khí ngoài trời một khối gỗ và khối sắt khác, lực kế chỉ 10.000N mỗi khối nhưng thật ra khối gỗ và khối sắt thứ hai này có trọng lượng thực ( nếu mang hai khối vào đo lại ở chân không ) sẽ nhiều hơn một chút .
    Chúng ta tính thử khối gỗ có trọng lượng nhiều hơn khối sắt bao nhiêu và tính trọng lượng thực của từng khối .
    Các thông số ( lấy gần đúng )
    Trọng lượng riêng của sắt R(s) = 80.000 N/m3
    Trọng lượng riêng của gỗ R(g) = 5000 N/m3
    Trọng lượng riêng của không khí R = 12,266 N/m3
    Hai khối sắt và gỗ ( đo ở không khí là 10.000 N ) khi đem vào môi trường chân không sẽ có chênh lệch trọng lượng là
    C = RV(g) ?" RV(s) = R [ V(g)-V(s) ] = R [10.000/R(g) ?" 10.000/ R(s)]
    = 12,266 [ 10.000/ 5000 ?" 10.000/80000 ] = 22,998 N
    Điều đó cho thấy khối lượng khối gỗ đã nặng hơn khối sắt khoảng 2,3 kg .
    Trọng lượng thực khối sắt : 10.000 +RV(s) = 10.000 +R[10000/R(s)] = 10.0000 + 12,266[10.000/80.000]= 10.001,533N
    ( tăng 1,533 N tức 0,153 kg )
    Trọng lượng thực khối gỗ : 10.000+RV(g)= 10.000+R[10.000/R(g)]= 10.000+12,266[10.000/5000]= 10.024,532 N
    ( tăng 24,532 N tức 2,453 kg )
    Lấy hai giá trị này trừ nhau ta cũng được chênh lệch 2,3 kg
    Ghi chú thêm :
    Tại trái đất nếu xem gần đúng g =10m/s2 thì mức độ quán tính của khối gỗ khi đem vào môi trường chân không ?ođã tăng? lên , giá trị khối lượng ?o tăng ? là : 2,453 kg
    Đến đây chắc có bạn thắc mắc , ở trên đã nói khối lượng là đại lượng đặc trưng cho quán tính là giá trị không đổi . Sao bây giờ lại nói quán tính ?ođã tăng? lên 2,453 kg ( chú ý dấu ngoặc kép ) . Vậy có gì mâu thuẫn trầm trọng chăng ? Với các phân tích trên chắc các bạn trả lời được thôi vì quá dễ . Đúng không ?
    Trả lời : P = mg => m = P/g , giá trị m lúc đầu lấy bởi phép chia mà tử số là một trọng lượng giả P, trọng lượng giả này có giá trị P = P(t)- A ( A lực Archimede , P(t) là trọng lượng thực , dấu trừ do 2 vector P(t) và A ngược chiều ) , từ đó suy ra m là khối lượng giả .
    Sở dĩ khối lượng ?otăng lên? vì khi vào môi trường chân không sẽ không còn lực đẩy Archmede A nữa , trọng lượng thực của các khối lúc này là P(t) do đó khối lượng thực là m(t) = P(t)/g > ( P(t)-A) /g = m , giá trị khối lượng ?otăng? m(t) ?" m chính là tỉ số A/g của từng khối .
    Tóm lại khối lượng là một giá trị không đổi và nó chính là m(t) , không có gì mâu thuẫn cả.
    Trong trường hợp khối gỗ thì trọng lượng thực của nó P(t) là 10.024,532 N và khối lượng thực m(t) của nó là 1002,453 kg , khi đem ra môi trường không khí thì giá trị khối lượng thực của nó vẫn là 1002,453 kg và không đổi , nhưng khối gỗ bị lực Archimede nâng lên khiến lực kế chỉ ở giá trị trọng lượng giả 10.000 N từ đó gây ra một khối lượng giả 1000 kg .
    Suy luận tương tự với khối sắt.
    Và ta thấy lực đẩy A của từng khối trong môi trường không khí chính là nguyên nhân gây ra ?o rắc rối ? trên .
    P/S : Viết theo văn phong đơn giản và cụ thể như thế này không biết bạn Tony có thoả mãn chưa nhỉ ?
    Được le viet ha sửa chữa / chuyển vào 15:58 ngày 23/12/2005
  8. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Tôi được biết là con cháu gái (dùng nguyên văn từ của LevietHa) hỏi cậu những câu hỏi trong đó có câu hỏi này. Nếu cậu Levietha trả lời cháu bé như thế thì liệu cháu bé có hiểu câu trả lời hay không?
    Ở đây tôi muốn Ha suy nghĩ về cách đặt vấn đề khi lập ra cái topic này.
  9. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Bài viết này thấy bạn Tony hỏi , đang lúc rảnh thì hứng viết trả lời cho Tony chứ không phải trả lời cho cháu nào bạn ạ .
    Bạn xem lại ngươì lập topic cẩn thận chút nhé , Noandyes lập và câu hỏi này là của cháu trai anh ấy chứ không phải cháu gái .( cháu gái hỏi về quả chuối gì đó và LVH không phải chuyên ngành thực phẩm nhưng câu này bạn Thuyền đã trả lời rồi )
    Nếu chỉ hỏi về cân lệch bên nào thì để trả lời cho cháu trai của Noandyes , LVH đã chọn cách đơn giản nhất là " cân vừa lúc lệch bên này và lúc bên kia ". Chấm hết .
    Còn bạn Tony muốn tìm hiểu thêm thì câu trả lời dài dòng trên là câu trao đổi với Tony .
  10. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Mình nhầm, sorry.

Chia sẻ trang này