1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CÂU HỎI HOÁ HỌC HỮU CƠ!

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi nguoiduca, 09/08/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nguoiduca

    nguoiduca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2005
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    CÂU HỎI HOÁ HỌC HỮU CƠ!

    các bác cho em hỏi một số vấn đề hoá hữu cơ nha!thanks!
    1.trong phản ứng halogen hoá ankan,nguyên tử halogen(Cl và Br)ưu tiên cắt đứt liên kết C-H,điều đó có gì mâu thuẫn khi năng lượng liên kết C-H là 355-481kJ/mol còn năng lượng liên kết C-C chỉ là 335kJ/mol?
    2.nói về vai trò của axit sunfuric trong phản ứng nitro hoá benzen,có ý kiến cho rằng để hút nước sinh ra trong phản ứng thuận,làm chuyển dịch cân bằng theo chiều thuận,như vậy có đúng không?
    3.tại sao ankin tham gia phản ứng cộng electrophin khó hơn anken?
  2. zeroOOO

    zeroOOO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2005
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    1) Phản ứng halogen hóa ankan luôn xảy ra ở liên kết C-H của ankan do:
    + Chất tạo thành sau phản ứng là HX có năng lượng liên kết H-X lớn nên nhiệt tạo thành nó đủ để bù trừ việc sử dụng ánh sáng để phân cắt đồng li liên kết C-H
    + Nguyên tử X sinh ra không thể tấn công được vào liên kết C-C có lẽ là do sự án ngữ không gian (loại I) của các nguyên tử hydro (Gốc X lại có kích thước lớn).
    2) Phản ứng nitro hóa benzen dùng hệ chất phản ứng HNO3/H2SO4 do để tạo thành cation nitroni(NO2+) tấn công electrophin vào vòng thơm. Do H2SO4 là một axit mạnh hơn HNO3 nên HNO3 sẽ thể hiện như là một bazơ Bronsted trong H2SO4 để tạo ra cation nitroni nhiều hơn là khi HNO3 tự ion hóa
    Mặt khác thì H2SO4 đặc cũng là chất hút nước mạnh để làm chuyển dịch cân bằng về phía tạo thành sảm phẩm nhưng vai trò chính của nó là tạo ra nhiều ion nitroni để có thể tấn công electrophin vào vòng thơm để sinh ra sảm phẩm nitro hóa.
    3) Do nguyên tử cacbon mang nối ba ở ankin lai hoá sp nên obitan lai hoá ở khu vực có liên kết ba có thành phần electron s cao nên điều đó cũng khiến cho các electron pi thu về vùng giữa các nguyên tử cacbon nhiều hơn và làm cho điện tích hạt nhân ít được che chắn ở phía ngoài. Kết qủa là tác nhân nucleophin tấn công vào nối ba được thuận lợi hơn. Vì lẽ đó ở ankin khuynh hướng đi vào cộng hợp electrophin không được mạnh bằng anken song lại xuất hiện các trường hợp cộng nucleophin như các trường hợp cộng anion ancolat và amin
  3. nguoiduca

    nguoiduca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2005
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    cám ơn bác nhìu!nhưng em nghĩ rằng phản ứng nitro hoá benzen không phải là phản ứng thuận nghịch,vì vậy nếu nói ax sunfuric có tác dụng hút nước là không đúng!bằng chứng là khi thay H2SO4 bằng P2O5,cũng là một chất hút nước mạnh nhưng phản ứng trên không xảy ra,còn nếu thay bằng HClO4,không có tính chất hút ẩm thì phản ứng vẫn xảy ra.
    Vì vậy em nghĩ rằng tác dụng của H2SO4 chỉ là tạo ra ion (+)NO2
  4. zeroOOO

    zeroOOO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2005
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    Nhưng bạn vẫn không nghĩ đến việc anhydrit photphoric sẽ phản ứng với axit nitric để sinh ra nitơ pentoxit.
    Có lẽ bạn nói đúng khi axit sunfuric chỉ đóng vai trò như một axit Bronsted. Chân thành cáo lõi
  5. nguoiduca

    nguoiduca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2005
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    bác cho em hỏi chút nữa nhé!
    1.phân biệt giữa trạng thái chuyển tiếp và sản phẩm trung gian trong cơ chế phản ứng hữu cơ?
    2.các phản ứng dùng để bảo vệ nhóm chức trong tổng hợp hữu cơ?
    3.các cách chứng minh công thức phân tử chung của hợp chất hữu cơ(như chứng minh công thức phân tử của ankan là CnH2n+2...)?
    Được nguoiduca sửa chữa / chuyển vào 10:40 ngày 11/08/2005
  6. zeroOOO

    zeroOOO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2005
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    1) Sản phẩm trung gian là những chất mà ta có thể phân lập được hoặc bết nhất là có thể nhận diện được bằng các phương pháp vật lý hoặc hoá học (như phổ chẳng hạn) còn trạng thái chuyển tiếp chỉ là một trạng thái giả định không có thực để giải thích hợp lý cơ chế phản ứng.
    2) Về vấn đề này bạn nên tham khảo trong các giáo trình hữu cơ. Nó rất rộng nên không thể nói hết ở đây được.
    3) Vấn đề này đều có trong hầu hết các sách bài tập hóa học. Bạn chịu khó xem và kiểm tra lại nhé.
  7. nguoiduca

    nguoiduca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2005
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    bác cho em hỏi chút về quy tắc Cram trong phản ứng cộng nucleophin của hợp chất cacbonyl(khi nhóm cacbonyl liên kết với cacbon bất đối),tại sao quy tắc này chỉ áp dụng trong phản ứng cộng hợp chất cơ magie và cộng hiđrua kim loại?
  8. zeroOOO

    zeroOOO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2005
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    Nội dung của quy tắc Cram: Nếu ba nhóm thế ở nguyên tử cacbon bất đối đính với nhóm cacbonyl có kích thước khác nhau thì tác nhân nucleophin sẽ tấn công nhóm cacbonyl từ phía ít bị án ngữ không gian hơn, tức là phía có nhóm thế với kích thước nhỏ hơn
    Quy tắc Cram phụ thuộc vào:
    1) Thể tích của Nu và của các nhóm thế.
    2) Cấu dạng của chất ban đầu và cấu trúc của trạng thái chuyển
    Như vậy các tác nhân cơ magie và hydrua kim loại dễ dàng bị phân tích ra các tác nhân nucleophin là hydrua và cacbanion nên có khả năng cộng vào hợp chất cacbonyl theo quy tắc Cram
  9. nguoiduca

    nguoiduca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2005
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    Why??
  10. zeroOOO

    zeroOOO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2005
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    Oh. sorry, sorry. Bỏ hai chữ như vậy đi (thừa).
    Mặt khác người ta không chỉ sử dụng hợp chất cơ magiê mà người ta còn sử dụng hợp chất cơ liti (có hoạt tính mạnh hơn) để tham gia cộng nucleophin khi nhóm thế của hợp chất cacbonyl trở nên cồng kềnh (VD: diisopropyl xeton). Phản ứng của chất này chỉ có thể xảy ra với hợp chất cơ liti chứ không thể xảy ra với hợp chất cơ magie. Ta có:
    diisopropyl xeton + isopropyl liti ------> triisopropyl cacbinol
    Có lẽ quy tắc Cram còn dựa vào hoạt tính của tác nhân nucleophin.

Chia sẻ trang này