1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Câu hỏi khó nhất thế giới đây !

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi chumeocon, 26/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chumeocon

    chumeocon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Câu hỏi khó nhất thế giới đây !

    Câu hỏi này em đã đi hỏi hết các thầy cô từ PTTH lên ĐH nhưng không ai trả lời được cho em cả . Đó là : Những thực vật đa bội hoá thường có hoạt động trao đổi chất mạnh , cơ quan sinh dưỡng rất to bự ---> lợi ích kinh tế tăng . Tại sao trong thực tế , người ta không dùng conxixin nâng số lần đa bội hoá lên hàng chục , hàng trăm lần (10n , 20n , 40n ,100n ... ), tạo ra những thực vật khổng lồ ---> Lợi ích kinh tế tăng vọt . Phải chăng có những hạn chế nào đó ?
    Bác nào biết thì trả lời cho em nhá . Nếu không ai biết cả thì em đành đợi đến lúc học lên thành MSc hay PhD rồi em tự ngâm cứu vậy
  2. ConCay

    ConCay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    câu hỏi này chẳng có gì là khó trả lời cả: bạn thử suy ngẫm hai trường hợp sau nhé:
    a- Thực vật cải biến gene tức là cải biến 1 gene hay nhiều gene nào đó mà ta biết trước sẽ điều khiển 1 cái gì đó cho năng suất nâng cao ở 1 khía cạnh nào đó.
    b- cái cây thực vật bị đa bội hóa của bạn bằng thuốc cocicine (kô nhớ viết đúng không nữa) nó sẽ cho năng suất tăng cao ở mọi khía cạnh.
    lấy ví dụ:
    -bắp chuyển gene cho hàm lượng đường tăng cao, thiên hạ hay gọi là bắp mỹ, và dĩ nhiên lượng đường chỉ nằm trong trái bắp chứ chẳng chạy ra thân bắp mà nằm,nếu không chắc chúng ta ăn bắp như ... ăn mía.
    - bắp bị đa bội hóa của bạn nó bị khổng lồ cả cây, bạn hái trái bắp khổng lồ của bạn xuống chắc phải dùng ...cưa máy.Chưa nói trái bắp của bạn bự cỡ con heo, khi đó chỉ có nước nghiền nát nó ra làm bột bắp chứ chẳng thể cho vô nồi nấu bình thường. Chưa kể khi đa bội hóa lung tung,cái cần tăng là trái bắo nó không tăng,mà nhè cái thân nó phát triển,vậy ta trồng bắpđể lấy thân chụm củi à?
    điều cuối cùng: cocicine là chất gây ức chế phân bào tương đương chất gây ung thư. Kết quả tác động của nó chỉ lên 1 thế hệ của 1 dòng tế bào, tức là muốn trồng cây bắp nào ta phải đa bội hoá 1 hạt mầm duy nhất,cần nữa thì làm tiếp. Mà tiếp xúc nhiều với chất gây ưng thư thì chẳng ma nào dám. Bạn dám không?
  3. chumeocon

    chumeocon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Chumeocon nghĩ chỉ nên đa bội hoá những cây mà ta cần cơ quan sinh dưỡng của nó ( như rau , củ ...) chứ không đa bội hoá bắp và các cây trồng lấy hoa , quả khác làm gì .
    Ngoài ra , ở đây , ta sẽ dùng conxixin nhiều lần :
    lần thứ nhất thì được 2n -> 4n
    lần hai thì được 4n -> 8n
    Cứ thế tiếp tục cho đến khi được vài chục n .
    Conxixin là chất ức chế phân bào tương đương với chất gây ung thư . Trong PTN hẳn phải có dụng cụ bảo vệ chứ ?
  4. aigu

    aigu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2004
    Bài viết:
    386
    Đã được thích:
    1
    play với common sense tý,
    trong bộ gien thường có cả những gien tốt và gien xấu (nôm na là thế) khi bạn đa bội hoá 1 vài lần bạn thấy gien tốt là chính, gien xấu chưa nhiều, bạn thấy cái tốt, bạn đa bội hoá tiếp lúc đó lượng gien xấu nhiều làm cho cái thực vật bạn đa bội hoá đó chít nghẻo . . chưa kịp phát triển để cho bạn thấy được gien tốt thì đã nghẻo rồi!
    Isnt it true?
  5. weirdhobbit

    weirdhobbit Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0
    Dù có được bảo vệ tận răng đi nữa cũng không ai khoái chơi với thứ có high risk như vậy cả.
    Tôi thì tôi nghĩ khác, thiên hạ chắc là đã thử đa bội hóa nhiều lần như bạn nói nhưng chúng nó chết tiệt cả nên không ai khoe khoang gì thêm về colchicine
  6. BlueSpider

    BlueSpider Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    536
    Đã được thích:
    0
    Colcicin giúp tăng trưởng nhanh như vậy ... thứ nhất sẽ gây rắc rối cho chính sinh vật đó : tốc độ hấp thụ các chất dinh dưỡng không theo kịp tốc độ tăng trưởng ,.. mà nếu theo kịp thì cũng không kịp biến đổi các nội quan để thích nghi với việc tăng kích thước nhanh như vậy ... hoặc dẫn đến tích tụ độc tố trong thân cây.
    Thú hai : việc tăng tốc độ đa bội hoá trên dẫn đến các gen xấu cũng tăng nhanh ... cùng với gen tốt ... có khi dẫn đến chết trước khi thu hoạch !
    Thứ ba: concicin có thể vẫn còn trong cơ thể sinh vật ... con người ăn vào thì sẽ ra sao ???
    Đây là lần thứ 2 mình vào BOX sinh học ... lâu lắm rồi có gì sai xót phiền bổ sung !
  7. weirdhobbit

    weirdhobbit Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0
    Colchicine chỉ được dùng để tạo một số tb đa bội hoá ban đầu thôi, rồi từ các tb đó phát triển thành cây đa bội, chứ đâu phải nhúng nguyên cây vô colchicine để thực hiện đa bội hóa đâu. Vả lại khi tạo cây đa bội, thường khi tạo đựơc phải nuôi nó qua vài thế hệ để coi sự sinh sản, phát triển của cây thế nào mới lo đến việc trồng đại trà và tiêu thụ. Việc lo colchicine còn trong cơ thể sinh vật đa bội thì hơi bị ... lo xa.

Chia sẻ trang này