1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Câu hỏi ngây thơ nhất ! nhưng cũng rất khó trả lời ( tôi chưa tìm ra các bác ạ !) : " Tại sao có đêm

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi NamTuocJacob, 21/10/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. NamTuocJacob

    NamTuocJacob Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    0
    Câu hỏi ngây thơ nhất ! nhưng cũng rất khó trả lời ( tôi chưa tìm ra các bác ạ !) : " Tại sao có đêm ??!!"

    Hm... thứ nhất, những ai có tư tưởng trả lời như sau : vì chúng ta đi vào vùng khuất bóng mặt trời, đi vào cái bóng của TĐ như chương trình VTV3 thì xin quên nó đi ngay. Đó chỉ là cách giải thích rất đơn giản, giải thích để mà có thôi. Còn về bản chất thì câu trả lời đó hoàn toàn sai. Trong vũ trụ có hàng tỉ ngôi sao đang phát sáng, kể cả khi chúng ta quay về MT hay không. Trong quyển "Từ điển nhà vật lí trẻ" có nêu ra một lý luận, như thế nào nhỉ ?... cái gì mà số ngôi sao là R3 còn độ sáng giảm theo 1/R2 ấy ..với R là bán kính cầu..quên rồi các bác ạ. Thế nhưng câu chốt lại là : đáng nhẽ cái thời gian mà chúng ta gọi là đêm ấy phải sáng nhưng được cả ngàn MT chiếu sáng ấy chứ. Thế đấy ! câu hỏi tưởng chừng dễ trả lời ( có thể bây giờ có câu trả lời rồi mà tôi không biết), xin tiết lộ thêm là nó nằm trong phần :"những nghịch lý của Vật lí" . nếu bác nào có câu trả lời chính xác thì post cho anh em xem, còn chưa có thì.... lại đưa ra giả thuyết, lại tranh luận nhỉ !!


    Dù sao thì Trái Đất vẫn quay
  2. THACHSANH

    THACHSANH Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/10/2001
    Bài viết:
    1.239
    Đã được thích:
    0
    Dễ ợt! vì chúng ta chưa ra khỏi được hệ mặt trời nên chỉ biết mỗi mặt trời thôi!
    LýThông
  3. dinosaur

    dinosaur Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/06/2001
    Bài viết:
    296
    Đã được thích:
    0
    Theo em thì đơn giản là các sao ấy nằm quá xa cho nên ánh sáng không đến được còn MT thì gần hơn. Trong đêm tối thì khi ngồi gần 1 đống lửa chắc chắn sẽ thấy nó sánh hơn khi cách đống lửa ấy vài trăm mét. Các bác chắc đã từng thấy ánh lửa trong đêm hay là ngồi trên máy bay nhình xuống thành phố vào ban đêm chứ nhỉ, các nguồn sáng lúc ấy nhỏ tí phát ra ánh sáng yếu ớt nhưng khi xuống thì mới biết chúng chẳng yếu ớt tí nào. Nguyên nhân là do ánh sáng phát ra từ 1 nguồn sáng toả rộng ra, cành xa thì số tia sáng (tạm gọi là vậy) lọt vào trong mắt càng ít đi cho nên ta mới thấy ánh sáng của chúng yếu đi...
    Đấy là chưa kể lí thuyết về vật chất tối trong vũ trụ, nếu đúng là các vật chất tối này hiện hữu thì có thể chúng cũng ngốn bớt 1 phần lớn ánh sáng phát ra từ các ngôi sao trên đường ánh sáng đến TĐ
    Các bác thấy thế nào ạ ???
    Âu Dương Lôi
  4. bigdog30784

    bigdog30784 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    em thấy câu hỏi của bác jacob rất hay. Em cũng biết chút ít về cái này,nếu có sai sót gì thì các bác thông cảm.
    Ngày xưa người ta quan niệm rằng vũ trụ là tĩnh tại,các ngôi sao là vĩnh hằng,không thay đổi.nếu như vậy thì lượng ánh sáng chúng phát ra là rất lớn,nếuvậy thì bầu trời sẽ rất sáng chứ không tối như bây giờ.Sở dĩ bầu trời của chúng ta có bóng tối như vậy vì các ngôi sao không phải tồn tại từ 1 quá khứ vô tận xa xưa.thời gian 15 tỉ năm không phải là quá dài để ánh sáng tràn ngập vũ trụ,nhất là khi vũ trụ không ngừng giản nở.hiện nay ánh sáng mà chúng ta nhận được chủ yếu từ mật trời,ngôi sao gần chúng ta nhất.Trái đất trong khi quay quanh mặt trời lại quay quanh trục của mình nên mới có hiện tượng ngày đêm như bây giờ.
    bác nào còn có thêm thông tin thì post lên tiếp nhé.
    bigdog30784
  5. ha_vy_84

    ha_vy_84 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/08/2002
    Bài viết:
    340
    Đã được thích:
    0
    Em không biết gì, múa rìu qua mắt thợ, nếu có gì sai sót các anh chỉ bảo cho em với nhé.
    Em đọc được rằng nghịch lý bầu trời đêm (còn gọi là nghịch lý Obey) được chứng minh dựa trên giả thuyết rằng vũ trụ là tĩnh. Có nghĩa rằng nó đồng nhất, đẳng hướng và không vận động. Tuy nhiên, thực tế rằng bầu trời ban đêm sáng hơn ban ngày cho thấy mô hình vũ trụ này không đúng.
    Các thuyết về vũ trụ ngày nay thừa nhận vũ trụ là đồng nhất và đẳng hướng, vậy nghịch lý bầu trời đêm chỉ co thể giải thích nếu coi vũ trụ đang giãn nở.
    Vì sao vũ trụ giãn nở thì ban đêm lại tối hơn ban ngày. Em không nghĩ rằng đó là do ánh sáng chưa tràn ngập vũ trụ. Vì tốc độ giãn nở của vũ trụ chắc chắn phải bé hơn vận tốc ánh sáng trong chân không, mà vũ trụ ban đầu thì chỉ xuất phát từ một điểm thôi. Nên chắc chắn ánh sáng từ các ngôi sao xa kia cũng đã đến được Trái Đất. Theo em vấn đề nằm ở hiện tượng dịch chuyển về phía đỏ của phổ ánh sáng.
    Ta biết rằng hiệu ứng Doppler tương đối áp dụng cho ánh sáng với nguồn chuyển động ra xa máy thu sẽ gây ra hiện tượng dịch chuyển về phía đỏ. Có nghĩa là tần số sóng ánh sáng giảm, năng lượng photon tương ứng cũng giảm. Sự dịch chuyển về phía đỏ này càng lớn nếu vận tốc chuyển động tương đối của nguồn so với máy thu càng lớn.
    Mà đối với mô hình vũ trụ giãn nở, các ngôi sao xa chuyển động ra xa trái đất với vận tốc lớn hơn, nên năng lượng ánh sáng của chúng khi đến Trái Đất cũng mất mát nhiều hơn. Do đó ánh sáng mà ta nhìn thấy hàng ngày chủ yếu đến từ mặt trời và các ngôi sao ở gần, còn ánh sáng từ các ngôi sao xa thì không đáng kể.
    Em ghi lên đây địa chỉ trang web, các anh chị vào tham khảo, em cũng chi nghe người ta nói vậy thôi chứ không biết có đúng không nữa.
    http://cmb.physics.wisc.edu/tutorial/olbers.html
    Hạ Vy
  6. Le_Plus_Beau_new

    Le_Plus_Beau_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/02/2002
    Bài viết:
    2.612
    Đã được thích:
    0
    Eo ôi, sợ quá, các bác cứ làm to tát vấn đề lên như thế để làm gì cơ chứ. Lý thuyết về ngày đêm và các mùa trên Trái Đất giờ đây đến đưa trẻ con cũng thuộc lòng, đó là do các vận động quay của Trái Đất quanh Mặt Trời và quanh chính mình. Nếu như bác dẫn giải, ở quanh Trái Đất luôn có nhiều ngôi sao sẵn sàng chiếu sáng thì rõ ràng bác đã cố tình bỏ qua khoảng cách giữa chúng ta với những ngôi sao ấy rồi. Trái Đất ở gần Mặt Trời nên chịu ảnh hưởng từ Mặt Trời và phải quay quanh Mặt Trời, nếu Trái Đất ở trong tàm chiếu sáng của một hằng tinh nào đó khác nữa thì ắt sẽ xảy ra sự tranh chấp giằng co giữa 2 hằng tinh và chúng ta cũng chả có mặt ở đây để mà cãi lí với nhau được đâu
    L'amitié, c'est le plus beau pays.
  7. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Nếu bạn chịu khó tính toán một chút, bạn sẽ thấy không đơn giản như vậy đâu. Kết quả tính toán cho thấy lượng ánh sáng nhận được ban đêm cũng bằng với ban ngày.
    Ober mà nghe nói thế chắc ông ấy buồn lắm đấy, vì kết quả nghiên cứu cả đời bị cho là đến trẻ con cũng hiểu được cơ mà.
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
    Được farmer sửa chữa / chuyển vào 11:45 ngày 26/10/2002
  8. strangerinthenite

    strangerinthenite Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2001
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    0
    oi tuyet tuyet tuyet .. cac ban minh that qua thong minh ! nhung noi ve van de khoa hoc xin ban bigdog noi 1 cach it hoa my di 1 ti chu toi cha hieu ban dinh noi cai gi hêhê
  9. Dullahan

    Dullahan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2002
    Bài viết:
    3.650
    Đã được thích:
    0
    Bác Jacob nói là ban đêm chúng ta được cả ngàn ngôi sao chiếu sáng là đúng , nhưng cũng kô thể sáng bằng một mặt trời của chúng ta được , người ta cũng hay chia các sự việc theo các cấp độ của nó mà kô nhất thiết phải khác nhau về bản chất . VD như đảo và lục địa các bác phân biệt thế nào đây <= kích thước của nó thôi . Nếu có gì sai sót mong các bác bỏ qua và đừng treo user em nhé
    Knight of the Wind
    The flesh of the weak is the food of the strong
    The strong live, the weak die
    But is being weak so wrong ?
    And there's always a sword that protects the weak, protects life...
  10. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Việc có bằng hay không, không thể chỉ lý luận mà ra được, mà phải tính toán cụ thể. Việc tính toán này cũng không khó lắm. Các nhà khoa học đã tính ra từ hồi đầu thế kỷ và được kết quả rằng: "Tổng ánh sáng từ các ngôi sao đến Trái Đất phải lớn hơn ánh sáng Mặt Trời nhiều"
    F./
    Thế giới thật rộng lớn

Chia sẻ trang này