1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Câu hỏi ngây thơ nhất ! nhưng cũng rất khó trả lời ( tôi chưa tìm ra các bác ạ !) : " Tại sao có đêm

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi NamTuocJacob, 21/10/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tuanbass

    tuanbass Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    0
    Đúng như bác gì nói đây, cái này được giải thích hoàn toàn trong cuốn "Nhũng bài thi học sinh giỏi Vât lý Liên xô". Cái chính không phải là cường độ sáng, mà là độ rọi. Theo tính toán thì độ rọi của mặt trời lớn hơn các ngôi sao xa khác, mặc dù cường độ sáng là không đổi theo khoảng cách.
    It's a good day to die
  2. hippo11

    hippo11 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2001
    Bài viết:
    353
    Đã được thích:
    0
    Tôi mới đọc 1 ít về Thiên Văn nên không đủ khả năng để tự trình bày cái vấn đề to lớn này. Thê nên sẽ trích 1 đoạn trong quyển Lược Sủ Thời Gian (quá quen thuộc), các bác xem xem có đúng là giải thích cho câu hỏi rất hay của Jacob không nhá:
    Trong vũ trụ vô hạn thì gần như mỗi đường ngắm đều kết thúc trên bề mặt một ngôi sao. Như thế thì toàn bộ bầu trời sẽ phait chói sáng như mặt trời, thậm chí cả ban đêm. Lý lẽ phản bác của Olebers cho rằng ánh sáng từ các ngôi sao xa sẽ bị mờ nhạt đi do sự hấp thụ của vật chất xen giữa chúng. Tuy nhiên, dù cho điều đó có xảy ra đi nữa thì vật chất xen giữa cuối cùng sẽ nóng lên cho đến khi cũng phát sáng như những ngôi sao. COn đường duy nhất có thể tránh được kết luận cho rằng toàn bộ bầu trời đêm cũng sáng chói như bề mặt mặt trời là phải giả thiết rằng các ngôi sao không phát sáng vĩnh viễn mà chỉ bật sáng ở một thời điểm hữu hạn nào đó trong quá khứ. Trong trường hợp đó, vật chất hấp thụ còn chưa thể đủ nóng hoặc ánh sáng từ các ngôi sao xa chưa kịp đến tới chúng ta.
    (trang 24-25)
    Vẫn còn điều gì đó phải thắc mắc, phải tranh luận tiếp thôi. Chắc chắn là thế rồi.

    par
  3. khoadien

    khoadien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Trước khi đặt ra câu hỏi: "vì sao đêm lại tối đen?", người hỏi hẳn đã tự hình dung rằng có một số vô hạn các vì sao - trong một vũ trụ vô tận, đồng nhất và đẳng hướng - đang chiếu sáng trái đất. Như vậy khi Mặt trời chiếu sáng nửa kia của quả đất thì nửa còn lại cũng sẽ phải sáng như ban ngày.
    Và đó chính là 'nhầm lẫn' của người hỏi!
    Theo thuyết Big bang, vũ trụ có 1 điểm khởi đầu - thời điểm diễn ra vụ nổ lớn cách đây khoảng chừng 15 tỷ năm (10 - 20 tỷ năm). Bởi vậy, chỉ có những ngôi sao nào nằm trong "chân trời ánh sáng*" - tức là những ngôi sao nằm trong bán kính 15 tỷ năm ánh sáng với trái đất là tâm - mới có thể chiếu sáng trái đất.. Như vậy số lượng các sao có thể chiếu sáng trái đất không phải là vô hạn.
    Hơn nữa, tuổi của các ngôi sao là rất nhỏ. một ngôi sao thông thường chỉ "sống" được vài triệu năm, nhiều nhất là vài tỷ năm - rất nhỏ so với tuổi của vũ trụ (không phải tất cả các ngôi sao đều có thể sống được 10 tỷ năm như mặt trời của chúng ta đâu!). Các ngôi sao - sau khi 'đốt' cạn "nhiên liệu" để tổng hợp hạt nhân đồng thời giải phóng ra năng lượng dưới dạng bức xạ sóng ánh sáng và nhiệt - tuỳ theo khối lượng của mình, sẽ biến thành: hoặc sao lùn trắng rồi thành sao lùn đen, hoặc sao neutron (pulsar), hoặc lỗ đen. Vì thế, trong cùng một thời điểm, số các sao sáng chiếu sáng trái đất lại bị giảm đi rất nhiều so với số các sao từng tồn tại.
    Bên cạnh đó, sự giãn nở của vũ trụ cũng làm cho ánh sáng từ các thiên hà khác (đang rời xa thiên hà của chúng ta) bị mất năng lượng và dịch về phía đỏ (hiệu ứng Doppler). Theo độ tăng khoảng cách giữa các thiên hà, ánh sáng ngày càng khó tới được trái đất hơn và năng lượng sáng trong "chân trời ánh sáng" sẽ giảm tương ứng.
    Tóm lại, lý do để bầu trời ban đêm lại tối đen là do vũ trụ có điểm bắt đầu và cuộc đời của các vì sao sáng là ngắn ngủi.
    *)"Chân trời ánh sáng" của trái đất (còn gọi là chân trời vũ trụ - cosmological horizon): là khoảng cách mà ngoài đó không một tín hiệu ánh sáng nào có thể có cơ hội đến được trái đất. Vì vũ trụ, theo thuyết Big bang, có tuổi xác định nên khoảng cách đến chân trời là vào cỡ tuổi đó nhân với vận tốc ánh sáng. Chân trời ánh sáng sẽ lớn dần theo độ già của vũ trụ.
    Nếu có bạn nào muốn tìm hiểu kỹ hơn nên tìm đọc cuốn "Giai điệu bí ẩn - và con người đã tạo ra vũ trụ" của GS. TS. Trịnh Xuân Thuận, dịch giả Phạm Văn Thiều dịch, NXB KH&KT, 2001.
    (Các bạn nói nhiều đến cuốn "Lược sử thời gian" của S. W. Hawking, nhưng theo ý kiến chủ quan của tôi - một người không chuyên, "Giai điệu bí ẩn" trình bày hấp dẫn, đầy đủ và rõ ràng hơn nhiều (ngay cả sau khi đã loại trừ yếu tố 'chất lượng dịch'). Tất nhiên, nếu có thể, bạn nên đọc cả 2 cuốn đó!).
    [coban]
    Khoadien
  4. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    Thực ra câu hỏi về đêm được bắt đầu không phải từ tính toán mà như thế này :
    Nếu như vũ trụ không có giới hạn và có số mặt trời phân bố đều trên từng khoảng không gian thì sẽ phải có vô số các mặt trời thì ===> một đường thẳng bất kỳ kẻ từ trái đất sớm muộn cũng sẽ gặp một mặt trời =====> ban đêm sẽ phải có số ngôi sao vô cùng nhiều chứ không phải 6974 ngôi sao quan sát được bằng mắt thường . Nguyên nhân tại sao thực tế lại như vậy ? rất đơn giản vì các sao tập hợp thành các quần tinh rồi siêu thiên hà ... cứ như thế cho nên khi một đường thẳng càng ra xa thì xác suất của nó gặp các mặt trời là càng thấp .
    ***************
    Với thế giới bạn chỉ là một người , nhưng có thể với một người bạn là cả thế giới.
  5. Larra

    Larra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    2.015
    Đã được thích:
    0
    Bạn khoaidien đã nói đủ lý do trả lời cho nghịch lý obey gì đó rồi. Điều gây ra tranh luận giữa chúng ta có lẽ là cách đặt câu hỏi của topic, trong đó đêm không được định nghĩa, một số giả thuyết bị ẩn đi nên người hỏi thì hỏi và tự trả lời theo một kiểu còn người trả lời thì trả lời theo kiểu khác không ăn khớp ----> chúng ta thấy được biết đặt câu hỏi cho đúng không hề đơn giản. Có thể nói đặt được câu hỏi một cách rõ ràng thì đã giải quyết được một nửa vấn đề.
    It's better to burn out than to fade away
  6. NamTuocJacob

    NamTuocJacob Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    0
    Okie ! Trước hết xin cảm ơn Larra vì đã góp ý về cách hỏi một câu hỏi, sau đến cảm ơn mọi người đã cho tôi câu trả lời. Vậy là tạm thời bây giờ trong đầu tôi có một câu trả lời. Nhưng theo tôi thì nền Vật Lí của Thế giới còn chưa hoàn thiện thì còn chưa có một câu trả lời nào chính xác, có thể câu trả lời này là thoả đáng với bạn nhưng nó lại là không đủ với người khác, và đó chính là động lực thúc đẩy để nền Vật Lí phát triển ngày càng đi đến sự thật , đến bản chất gần hơn. Hoan hô !! Club Thiên Văn học thật tuyệt vời

    Dù sao thì Trái Đất vẫn quay
  7. thanglong812

    thanglong812 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Ban thử xét vấn đề đơn giản hơn xem . Khoảng cách từ mặt trời đến trái đất là rất rất nhỏ so với cac khoảng cách vũ trụ (giây ánh sáng so vói năm ánh sáng) . Tác động của mặt tròi tới trái đất thông qua các luồng hạt vật chất . Các luồng hạt này chuyẻn động trong chân không tới tác dụng vào bầu khí quyẻn của trái đat và làm bầu khí quyển phat sáng .Chúng ta dang quan sat tháy hiên tuọng bầu khí quyển phát sáng cơ mà
    Đây chỉ là gợi ý thôi nhé
  8. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    Em thấy ý kiến về độ rọi không hợp lý nguyên nhân có thể vật rất sáng nhưng độ rọi gần bằng 0 thì chúng ta vẫn nhìn thấy bầu trời đêm sẽ lung linh huyền ảo nhưng dưới mặt đất tối đen như mực .
    ***************
    Với thế giới bạn chỉ là một người , nhưng có thể với một người bạn là cả thế giới.
  9. thanglong812

    thanglong812 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    tớ nói 1 ví dụ thật là dơn giản nhé : trong nhà bạn luôn sử dụng 1 chiếc đèn nêon đúng không.lớp huỳnh quang màu trắng trong đèn sáng lên được là do chùm hạt vật chất (được tạo ra bởi 2 diện cực o 2 đầu đèn ống) đập vào .Đó cũng là hiện tượng Plasma đơn giản nhất xung quanh chúng ta . Tương tự như thếđối với trường hợp chùm hạt vật chất từ mặt trời tác dụng vào bầu khí quyển trái đat ,tuy nhiên có khác 1 chút là ở dây nguồn gốc plasma là từ các phản ứng nhiệt hạch trên mặt tròi tạo ra . Bạn cũng sẽ sử dụng đuọc nhũng lý lẽ này để giải thích sự phát sáng của các cực địa cầu vào ban đêm khi trên mặt trời có các hiện tượng bùng nổ .Hoàn toàn vật lý và có thể chứng minh bằng thục nghiệm ngay tại Việt Nam .
    Một thực nghiệm nữa có thể được kiẻm chứng nhé : khi các con tàu vũ trụ rời khỏi trái đất,đầu tiên nhũng người trên tàu và các thiết bị quan sat vẫn trông thấy bầu tròi sáng nhưng chỉ cần bay qua bầu khí quyển thôi thì đã thấy nền trời đen thẫm,nhìn rõ các ngôi sao.đó chắc chắn là vì nó đã di xuyên qua vùng khí quyển phát sáng rồi .Còn nhiều nữa nhũng thí nghiệm để chứng minh , bạn có thể tìm đọc các bài báo về nghiên cứu không gian nhé. Tuy nhiên sự thật tại sao lại có ngày và đêm thì chi có các hành tinh là biết chính xác thôi phải không bạn.

Chia sẻ trang này