1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CÂU HỎI VỀ CÁC NHÀ HOÁ HỌC NỔI TIẾNG!

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi kimba, 28/11/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Có một nhà hóa học nổi tiếng từng nói " Trọn đời nỗ lực cố gắng thì sẽ trở thành thiên tài " Ông là ai vậy??
  2. kimba

    kimba Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2002
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Chắc là của Robert Boyle chứ gì ?
    Hoá học muôn năm
  3. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Sai rồi người nói câu nói đó là người đã phát minh ra bảng tuần hoá học. Nhà hoá học vĩ đại người nga Mendeleev
  4. kimba

    kimba Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2002
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Thế bạn có biết Robert Boyle là ai không ?
    Hoá học muôn năm
  5. ozone

    ozone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    ROBERT BOYLE (1627-1691) ông được mệnh danh là cha đẻ của hoá học hiện đại, một người đã đưa ra danh từ hoá phân tích. Còn có một định luật mang tên ông được học ở phổ thông về chất khí.
    Còn câu hỏi nào hay hơn không
  6. McWolf

    McWolf Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/12/2001
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Ai hiểu biết cho tớ hỏi về lịch sử cái bảng tuần hoàn với, gnhe đâu boả có 3 người (trong đó có Mendeleev) đóng góp trong việc phát minh ra cái bảng tuần hoàn này hay sao ấy nhỉ ?
    ********** ​
    "Life is chemistry,chemistry is quantum mechanics,quantum mechanics is math.And math is crazy"
  7. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Dạo này bận không có thời gian viết các bài dài. Hôm nay trả lời McWolf cái. Các nhà hoá học đã tìm ra sự tuần hoàn của các nguyên tố gồm.:
    J.V Đôbraine( Đức) sắp xếp các nguyên tố dưới dạng bộ ba . Trong đó nguyên tố ở giữa có khối lượng , màu sắc ... bằng trung bình cộng của hai nguyên tố kia. Ông đã xếp được cả thảy 5 bộ ba , ví dụ Cl, Br ,I ;; Ca, Sr,Ba...các nhà hoá học khác cũng bị cuốn theo cách này nhưng đều thất bại bởi sự sắp xếp như vậy mang tính chất ngẫu nhiên.
    EB Săngcuôcta năm 1863 xắp xếp 50 nguyên tố theo trật tự khối lượng nhuyên tử tăng dần theo một đường xoắn trôn ốc quanh một hình trụ. Phân loại này còn vấp phải một số mâu thuẫn quan trọng.
    A.R. Newland nhà hoá học người Anh sắp xếp các nguyên tố theo trật tự khối lượng nguyên tử tăng dần chia thành 8 "bát tố" , nghĩa là đến nguyên tố thứ 8 thì tính chất của nguyên tố thứ nhất được lặp lại. Mỗi bát tố là một cột 7 nguyên tố , c ác nguyên tố giống nhau xếp nằm ngang. Bảng của ông vấp phải một loạt sai sót ví dụ như một chỗ chiếm bởi hai nguyên tố.
    Lortha Meyer năm 1864 dựa vào hoá trị đã xắp xếp 28 nguyên tố thành 6 nhóm điển hình có liên quan tới nhau.
    Có thể nói ông là người thành công nhất ( ở thời đó ) ông đã sơ bộ hình dung được định luật tuần hoàn vì ôgn không nhận ra mối liên hệ giữa các dãy nguyên tố giống nhau nên không nêu lên được định luật tuần hoàn.
    Mendeleev dùng khối lượng nguyên tử làm tính chất cơ bản cho nguyên tố để sắp xếp các nguyên tố theo trọng lượng nguyên tử tăng dần thành một dãy đồng thời nghiên cứu sự giống nhau về t/c hoá học và hoá trị...
    Năm 1869 ông đưa ra phiên bản 1 gồm 63 nguyên tố với tên " Thử nghiệm về hệ thống các nghuyên tố trên cơ sở khối lượng nguyên tử và sự giống nhau của chúng,"
    Năm 1870 ông cho ra đời bản thứ hai với tên " Hệ thống tự nhiên các nghuyên tố" Về cơ bản bảng mới chỉ là bảng đầu tiên quay một góc 90 độ , các cột cũ được sửa đổi một ít và trở thành chu kỳ còn các dãy ngang trở thành các nhóm ngày nay.
    Công trình của ông không phải là được chấp nhận ngay. Nhưng lần lượt các nguyên tố mới được tìm ra và điền vào bảng tuần hoàn . Và người ta đã phải công nhận tính đúng đắn của nó. Bảng tuần hoàn được hoàn thiện và giữ đến ngày nay.
    Ngày nay ta biết rằng các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng của điện tích hạt nhân . Nhưng phần cơ bản vẫn giống bảng tuần hoàn của Mendeleev trừ một số vị trí.
    Như vậy không phải là Mendeleev phát minh ra bảng tuần hoàn sao? Mc Wolf đã thoả mãn chưa?.
  8. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Xin giới thiệu tới các bạn một nhà hoá học rất nổi tiếng, nhưng có thể mọi người chưa biết nhiều về ông.
    Berzelius ​
    Vào nửa đầu thế kỷ 19, các nhà bác học Thuỵ Điển chiếm ưu thế trong ngành hoá học. Mặc dù phải tự học là chính nhưng Berzelius (1779 - 1848) vẫn là nhà hoá học lớn nhất của Thuỵ Điển và ông có uy tín lớn trong thời kì quan trọng đó. Tuy nhiên, cuộc sống và sự nghiệp của ông làm chúng ta phải suy nghĩ.
    Thoạt đầu ông là nhà khoa học luôn ủng hộ những tư tưởng mới và còn có thể giúp chúng trở thành những bộ phận của ngành khoa học chính thống. Nhưng vào những năm cuối đời, ông trở nên bảo thủ và tư tưởng của ông ngăn cản sự tiến bộ của khoa học và ngày càng không thể chấp nhận được.
    Khi còn trẻ, ông thích sưu tầm và phân loại côn trùng, đây là dấu hiệu khả năng sau này của ông trong việc hệ thống hoá ngành hoá học. Năm 1802 ông được cấp bằng tốt nghiệp y khoa đại học Uppsala.
    Ngoài y học ông còn thực hiện nhiều thực nghiệm quan trọng về hiện tượng điện phân và khoáng chất tạo tiền đề cho những nghiên cứu của ông sau này. Vào năm 1807, khi mới 28 tuổi ông đã được phong hàm giáo sư. Ông trở thành viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Hoàng gia Thuỵ Điển vào năm 1808, giữ chức chủ tịch năm 1810 và từ năm 1812 đến suốt 30 năm cuối đời ông giữ chức thư ký hội đồng khoa học.
    Mặc dù Thuỵ Điển bị tách biệt với các trung tâm hoá học lớn nhưng Berzelius thường xuyên ra nước ngoài, làm quen với các nhà khoa học lớn cùng thời và gây được uy tín lớn trên trường quốc tế.
    Là nhà phân tích bậc thầy, Berzelius đã thiết kế và xây dựng nhiều thiết bị thí nghi?m theo qui trình phân tích mới, sớm trở thành tiêu chuẩn khắp thế giới. Trong khi viết cuốn sách ?oPhòng thí nghiệm hoá học? ông đã gặp phải những vấn đề như ?oLiệu các hợp chất hoá học có thành phần và tỉ lệ xác định hay không ? ?. Đây là vấn đề trọng tâm của hoá học cho nên ông đã tiến hành tới 2000 phân tích để kiểm tra định luật ?oThành phần không đổi? của Joseph Louis Proust. Điều này đã hỗ trợ cho sự hình thành lý thuyết nguyên tử của Dalton, mà Berzelius là người ủng hộ đầu tiên.
    Năm 1811, Berzeluis đưa ra hệ thống danh pháp hoá học với những ký hiệu mới cho các nguyên tố, nó đã thay thế cho hệ thống cồng kềnh của Dalton trước đó, nó rất đơn giản, hợp lý và phổ thông. Hiện tại hệ thống này được sửa đổi nhưng vẫn còn sử dụng và được coi là sự đóng góp lớn nhất của ông cho ngành hoá học.
    Trước đó ông đã đưa ra lý thuyết nhị nguyên khi nghiên cứu về điện và điện phân, lý thuyết này coi hợp chất hoá học là tập hợp các thành phần mang điện tích âm và dương. Nó giải thích sự hình thành các hợp chất vô cơ là sự trung hoà lẫn nhau của các phần tử mang điện tích trái dấu.
    Berzelius còn tách ra được một số nguyên tố như xeri, selen, silic, zirconi, thori. Ông đã đưa ra nhiều thuật ngữ và khái niệm cơ bản trong hoá hữu cơ: hiện tượng đồng phân, sự xúc tác, protein và hiện tượng thù hình. Berzelius đã công bố bảng trọng lượng nguyên tử chuẩn xác đầu tiên vào những năm 1914- 1928.
    Berzelius đã khảo sát toàn bộ sự tiến bộ của hoá học bằng những bản báo cáo nổi tiếng đăng tải trên tạp chí ?oThông báo hàng năm? và được dịch sang tiếng Đức. Ông hay ốm yếu nhất là khi có tuổi. Vào năm 1932 ông bỏ học hàm giáo sư, dành ít thời gian cho phòng thí nghiệm hơn và ngày càng tham gia nhiều hơn vào các cuộc luận chiến. Ngày 7/8/1948 ông mất ở Stockholm để lại hình ảnh đáng kính nhưng hoàn toàn xa lạ với giới hoá học trẻ.
    Theo nhận xét của nhà sử hoá học Henry Leicester sau này thì Berzelius là người bảo thủ. Ông có khả năng thực hiện và khái quát hoá vấn đề nhưng các công trình của ông hầu như chỉ dựa vào các nguyên lý mà ông lĩnh hội được trong thập kỷ đầu sự nghiệp khoa học của mình, chủ yếu là hoá vô cơ. Hoá hữu cơ cùng với các nguyên lý mới không phải là lĩnh vực mà ông có khả năng. Ví dụ như thuyết nhị nguyên của ông đã gặp phải khó khăn trong việc giải thích sự hình thành các hợp chất hữu cơ và các hợp chất phối tử mới. Mặc dù ông là người đầu tiên ủng hộ lý thuyết gốc của Liebig và Woehler đề xuất nhưng ông cũng sớm nhận ra rằng nó ngược hẳn với thuyết nhị nguyên khi Dumas phát hiện ra rằng clo có thể thay thế hiiđro trong hợp chất hữu cơ mà không làm thay đổi những tích chất cơ bản của hợp chất. Berzelius không thừa nhận rằng Cl có thể thay thế cho vị trí của H .
    Sự công kích của ông đối với hoá học ngày càng trở nên mạnh mẽ và trong những năm cuối đời ông càng không muốn sửa đổi các ý tưởng trước đây của mình. Với tài phân tích, khả năng tổng hợp, khái quát, hệ thống hoá cùng chuyên môn tốt về xuất bản học đã làm ông có ảnh hưởng lớn cả lúc sinh thời lẫn sau khi ông mất gần nửa thế kỷ.
    (ST)
  9. Hihihahihi

    Hihihahihi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2002
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bác TNT nhé!
    Đề nghị các bác giới thiệu thêm về các nhà bác học.Em khoái mấy cái này lắm!
    Tặng bác TNT 5 * vì mấy bài viết này!
    Hì hì!

    Ít ra thì truyền thuyết nói như thế!

  10. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1

Chia sẻ trang này